Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 9 Tập 2 - Ngắn nhất Cánh diều

Với soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 9 Tập 2 Ngữ văn lớp 7 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

1 1,233 16/09/2022
Tải về


Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 9 Tập 2

Câu 1 (trang 9 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Xác định biện pháp tu từ nói quá trong những câu dưới đây. Cách nói quá trong mỗi trường hợp đó biểu thị điều gì? Chỉ ra tác dụng của chúng.

a)                                  Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng,

                                     Ngày tháng Mười chưa cười đã tối.

(Tục ngữ)

b)                                 Thuận vợ thuận chồng, tát Biển Đông cũng cạn.

(Tục ngữ)

c)                                                   

Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần!

(Ca dao)

Trả lời:

a.

- Nói “chưa nằm đã sáng - chưa cười đã tối” là cách nói quá biểu thị ý được nhấn mạnh, phóng đại: Đêm tháng Năm và ngày tháng Mười (âm lịch) ngắn đến nỗi chưa kịp làm gì thì đã hết.

- Tác dụng: Tạo được ấn tượng sâu sắc về thời gian quá ngắn của đêm tháng Năm và ngày tháng Mười (âm lịch). Vì vậy con người cần biết và có cách ứng xử phù hợp với quy luật của thời gian.

b.

- Nói “tát Biển Đông cũng cạn” là cách nói quá sự thật biểu thị sức mạnh của sự đồng thuận, đoàn kết sẽ tạo sức mạnh to lớn giúp thực hiện thành công bất kì việc gì dù khó khăn to lớn đến đâu.

- Tác dụng: Tạo được ấn tượng sâu sắc khi nói về sức mạnh của sự đoàn kết. Qua đó nhằm khuyên nhủ mọi người: Hãy luôn coi trọng, giữ gìn, xây dựng tinh thần đoàn kết, sự đồng thuận trong gia đình, cộng đồng.

c.

- Nói “Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” là nói quá.

- Tác dụng: hình ảnh cảm động, gây ấn tượng hết sức sâu sắc về công việc vất vả, cực nhọc của người nông dân (phải đổ rất nhiều mồ hôi, công sức trên đồng ruộng trong điều kiện thời tiết nóng bức của buổi trưa mùa hè) để tạo ra sản phẩm quý giá là lúa gạo, qua đó nhắc nhở mỗi người cần biết quý trọng người lao động và những sản phẩm họ tạo ra.

Câu 2 (trang 9 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tìm cách nói quá tương ứng với cách nói thông thường:

Cách nói quá

Cách nói thông thường

1) nghìn cân treo sợi tóc

a) rất hiền lành

2) trăm công nghìn việc

b) yếu quá, không quen lao động chân tay

3) hiền như đất

c) rất bận

4) trói gà không chặt

d) ở tình thế vô cùng nguy hiểm

Trả lời:

1 – d;

2 – c;

3 – a;

4 – b;

Câu 3 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Xác định biện pháp tu từ nói giảm - nói tránh trong những câu sau. Cách nói giảm - nói tránh trong mỗi trường hợp đó biểu thị điều gì? Chỉ ra tác dụng của chúng.

a)

Có người thợ dựng thành đồng

Đã yên nghỉ tận sông Hồng, mẹ ơi!

(Thu Bồn)

b)

Ông mất năm nao, ngày độc lập

Buồm cao đỏ sóng bóng cờ sao

Bà “về” năm đói, làng treo lưới

Biển động: Hòn Mê, giặc bắn vào...

(Tố Hữu)

c) Năm ngoái, cụ Bọ Ngựa già yếu đã khuất núi. (Tô Hoài)

Trả lời:

a.

- Đã yên nghỉ: là cụm từ sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh, tác giả sử dụng từ yên nghỉ để nói về việc chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần.

- Tác dụng: Nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, đồng thời thể hiện lòng kính yêu của tác giả đối với Bác Hồ và niềm tiếc thương sâu sắc trước sự ra đi của Người.

b.

- mất năm nào“về” năm đói: mất về đều là từ chỉ cái chết của các nhân vật.

- Tác dụng: nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn đồng thời thể hiện tình cảm yêu thương của tác giả đối với hai ông bà đã nuôi giấu mình trong những năm tháng hoạt động bí mật.

c.

- Đã khuất núi: là một cách nói giảm nói tránh nhằm biểu thị cái chết của nhân vật.

- Tác dụng: cách nói thể hiện sự kính trọng của nhân vật Dế Mèn đối với nhân vật cụ Bọ Ngựa.

Câu 4 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) về một chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng biện pháp tu từ nói quá hoặc nói giảm - nói tránh.

Trả lời:

Đọc câu ca dao: “Cày đồng đang buổi ban trưa/ Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”, em hình dung ra cảnh lao động vô cùng vất vả, cực nhọc của người nông dân trên đồng ruộng. Giữa buổi trưa hè nắng như đổ lửa, họ đã phải đổ không biết bao nhiêu mồ hôi trên những luống cày để mong sẽ có được mùa màng bội thu. Có thể nói, mỗi bát cơm trắng, dẻo thơm mà chúng ta ăn hằng ngày đã phải đổi bằng một bát mồ hôi rơi trên đồng ruộng. Câu ca dao trên giúp em càng trân trọng, yêu quý người lao động và những sản phẩm quý giá mà họ làm ra.”.

- Trong đoạn văn trên, các cụm từ in đậm “nắng như đổ lửa”, “một bát mồ hôi rơi trên đồng ruộng” là những cách nói quá để miêu tả nỗi vất vả của người lao động và giá trị của sản phẩm họ làm ra.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân

Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2)

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật

Kể lại một truyện ngụ ngôn

Tự đánh giá: Thầy bói xem voi

1 1,233 16/09/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: