Soạn bài Giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi - Ngắn nhất Cánh diều

Với soạn bài Giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi Ngữ văn lớp 7 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

1 4113 lượt xem


Soạn bài Giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi

1. Định hướng

a) Giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi là trình bày cho người nghe những quy định mà các thành viên tham gia hoạt động hay trò chơi ấy cần tôn trọng và chấp hành.

b) Để giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi, cần chú ý:

- Lựa chọn một hoạt động hay trò chơi

- Tìm hiểu các quy tắc, luật lệ của hoạt động hay trò chơi đã chọn.

- Lập dàn ý cho bài nói của mình.

- Trình bày ý kiến theo dàn ý; chú ý đến giọng nói, tư thế, nét mặt, cử chỉ…

- Bảo đảm thời gian trình bày, biết nhường lời và lắng nghe ý kiến của người khác…

2. Thực hành

Bài tập (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Dựa vào văn bản “Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang”, giới thiệu một số quy tắc, luật lệ cho hoạt động đấu vật ở Bắc Giang hoặc ở địa phương em.

a. Chuẩn bị

- Xem lại nội dung đọc hiểu văn bản Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang, tìm hiểu các thông tin liên quan đến quy định của hoạt động đấu vật.

- Xem lại nội dung, yêu cầu thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động đã nêu ở phần Viết.

- Chuẩn bị các phương tiện như tranh, ảnh, video, … và máy chiếu, màn hình nếu có.

b. Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý cho bài nói bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:

Soạn bài Giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi - Ngắn nhất Cánh diều (ảnh 1)

- Lập dàn ý cho bài nói bằng cách lựa chọn sắp xếp các ý theo bố cục 3 phần (ví dụ về hoạt động đấu vật ở Bắc Giang)

Mở đầu:

- Giới thiệu hoạt động. Ví dụ: Đấu vật là một trong những hoạt động văn hóa rất đặc sắc của vùng đất Bắc Giang. Có nhiều quy định mà người tham gia cần tôn trọng, tuân thủ trong đấu vật.

Nội dung chính:

- Giới thiệu cụ thể các quy tắc, luật lệ của hoạt động đấu vật theo một trật tự nhất định. Chẳng hạn:

+ Đối tượng tham gia gồm những ai (các đô vật, người cầm trống chầu, người xem,…)?

+ Hoạt động đấu vật cần phải tuân thủ những quy định gì? Ví dụ quy cách về không gian diễn ra hoạt động: sới vật phải hình tròn, sân đặt sới vật hình vuông.

+ Trình tự của trận đấu vật phải như thế nào? Nghi lễ bái tổ phải tiến hành ra sao? Keo vật thờ có những quy định gì? Động tác xe đài phải thực hiện như thế nào?

Kết thúc

- Nêu giá trị và ý nghĩa của hoạt động đấu vật ở Bắc Giang nói riêng và đấu vật của truyền thống nói chung. Ví dụ: Đấu vật thể hiện tinh thần thượng võ; đồng thời thông qua đấu vật, người ta thể hiện ước mong có mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu.

c. Nói và nghe

Người nói

Người nghe

- Dựa vào dàn ý để trình bày, giải thích về quy tắc luật lệ của hoạt động đấu vật ở Bắc Giang.

- Trình bày bằng lời, tránh viết thành văn để đọc; sử dụng điệu bộ, cử chỉ và các phương tiện hỗ trợ phù hợp.

- Tập trung lắng nghe ý kiến của người khác.

- Nhận xét được những điểm mạnh và điểm yếu về cách thức trình bày của người nói.

- Đưa ra ý kiến để trao đổi, thảo luận.

* Bài nói mẫu tham khảo:

Vật dân tộc là một trò chơi thể thao, vui khỏe thi tài của nam giới, giàu tinh thần thượng võ. Cuộc thi tài này có tên là đấu vật. Nhiều địa phương thường tổ chức đấu vật trong các hội xuân như: Hà Tây, Nam Định, Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phú, Hải Phòng... Đặc biệt ở làng Liễu Đôi, xã Liêm Túc, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, có truyền thống tổ chức hội vật rất quy mô, diễn ra trong 5 ngày vào thượng tuần tháng giêng âm lịch; miền Trung có hội vật làng Sình, thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế, hằng năm tổ chức vào ngày 10 tháng giêng âm lịch.

Nơi diễn ra cuộc đấu vật thường là sân rộng trước đình, trên bãi cỏ mịn, được gọi là “sới vật”. Các đô vật thường đóng khố màu, thân trần, đầu trần hoặc quấn khăn đầu rìu. Hội thường mở đầu bằng lễ rước Thánh vào đúng sáng ngày đấu. Từng đôi đô vật đi song song vào đình làm lễ trước hương án. Sau đó là màn “vật lễ” giữa các đô vật nhà mang tính chất mở hội, rồi mới đến màn đấu vật chính thức. Tại sới vật có một Ban Giám khảo ngồi trên hàng ghế để làm trọng tài và trao thưởng. Ngoài ra còn có hai người theo dõi trên sân vật: một người đánh trống, một người phất cờ. Khi ba tiếng trống được đánh lên là hiệu lệnh gọi đô vật tiến vào sới vật thi đấu. Trước cổng dẫn vào sới vật bao giờ cũng có một thiếu nữ xinh đẹp cầm một bó hương đang cháy để tặng cho mỗi đô vật trước khi vào thi đấu. Vào sới vật, bao giờ cũng để các thanh niên thi vật trước, sau đó mới đến các đô vật lớn tuổi dự đấu. Các đô vật tài hoa thường đi những “miếng” vừa đẹp mắt vừa quyết liệt, nghiêm túc.

Hội vật ở Liễu Đôi có nét độc đáo riêng biệt. Bởi các hội khác trên đất nước, vật và võ chỉ là một trong những trò chơi của hội, còn ở Liễu Đôi thì vật và võ là toàn bộ nội dung của ngày hội. Nhiều miếng võ truyền thống của địa phương trong môn thi đấu này là: xốc nách, vạch sườn, miếng bò, miếng háng, miếng gồng... thật bí hiểm và ngoạn mục, khiến người xem hồi hộp theo dõi và cổ vũ. Tiếng chiêng, tiếng trống nổi lên rền vang. Trong đấu vật có những miếng hiểm bị cấm vì mang tính chất ăn thua, thù địch, sát hại lẫn nhau ảnh hưởng đến tính mạng của đô vật. Ví dụ luật vật cấm móc hàm, bóp hạ bộ. Đô vật nào cố ý vi phạm sẽ bị Ban Giám khảo đuổi ra ngoài, cảnh cáo, bị phạt treo đấu một thời gian. Người thắng cuộc phải làm cho đối phương “lấm lưng, trắng bụng” (nằm ngửa ra đất) hoặc bị nhấc bổng khỏi mặt đất.

Giải thưởng cho các đô vật có nhiều loại, có giải chính, giải phụ, giải cho từng hiệp đấu và giải chung cuộc dành cho người thắng suốt trong những ngày Hội.

d) Kiểm tra và chỉnh sửa

Soạn bài Giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi - Ngắn nhất Cánh diều (ảnh 1)

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Tự đánh giá: Trò chơi dân gian của người Khmer Nam Bộ

Hướng dẫn tự học trang 118

Nội dung ôn tập

Định hướng đánh giá

Tự đánh giá cuối học kì 1

1 4113 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: