Soạn bài Trưa tha hương - Ngắn nhất Cánh diều

Với soạn bài Trưa tha hương Ngữ văn lớp 7 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

1 1823 lượt xem
Tải về


Soạn bài Trưa tha hương

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 63 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

 - Đọc trước tùy bút Trưa tha hương và tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Trần Cư.

- Tìm hiểu điệu hát ru của miền Bắc.

Trả lời:

- Thông tin về tác giả Trần Cư:

Trần Cư (1918-2002) tại Huế Lăng - Thủy Nguyên - Hải Phòng nhưng quê gốc ở Bát Tràng, Hà Nội. Ông có cả thảy 7 anh chị em nhưng 3 người trong số đó mất sớm. Trần Cư là anh cả, và cũng là người được ăn học đến nơi đến chốn nhất.

Sau khi tốt nghiệp tiểu học CEPFI, Trần Cư thi đậu bằng Thành chung. Trải qua 4 năm ăn học vất vả, Trần Cư tốt nghiệp Cao đẳng tiểu học và thi trúng tuyển vào trường Bảo hộ học bậc tú tài trường Bưởi. Với bao nỗ lực của bản thân và gia đình, Trần Cư lấy được tấm bằng tú tài triết học phần một (năm 1938). Không muốn là gánh nặng thêm cho người thân, ông quyết định thi vào ngành bưu điện Đông Dương, đi làm lấy tiền phụ giúp gia đình, đồng thời học nốt phần hai.

Năm 1941, Trần Cư mới hoàn thành chương trình tú tài toàn phần tại Phnôm Pênh. Sống xa gia đình, bạn bè, cuộc đời của viên thư ký bưu điện ở Kom-phom-chan (Campuchia) thật tẻ nhạt. Ông quyết định xin thôi việc trở về nước, xin dạy môn văn cho trường tư thục Lê Lợi (Hải Phòng).

Được bạn bè mách bảo, Trần Cư tìm đến với báo chí.

Không chỉ sáng tác văn chương, trong năm đầu độc lập (1945-1946), Trần Cư còn viết phóng sự, xã luận, ghi chép, đưa tin về nhiều mảng của đời sống xã hội, từ phong trào diệt giặc dốt, giặc đói, giặc ngoại xâm, đến việc phản ánh không khí cách mạng trong các tầng lớp nhân dân. Ông thường xuyên có bài trên báo Dân chủ (Việt Minh duyên hải Hải Phòng), tạp chí Tiền phong (Hội văn hóa cứu quốc),…

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Trần Cư theo báo QĐND chuyển về Hà Nội, làm Thư ký tòa soạn. Từ tháng 9-1955, sau chuyến đi Trung Quốc về, ông chuyển sang làm Trưởng phòng Bạn đọc kiêm thêm phòng Văn hóa văn nghệ.

Thấy Trần Cư có “máu” văn nghệ, năm 1965, đồng chí Tổng Biên tập Nhà xuất bản QĐND mời ông về phụ trách phòng Văn nghệ của nhà xuất bản. ở cương vị mới, ông làm tốt chức trách của mình, được đồng đội và đồng nghiệp hết sức kính trọng, nể phục.

Ông tiếp tục chứng tỏ là người có nhiều sáng kiến, đã đứng ra tổ chức, biên soạn nhiều cuốn sách có giá trị, đặc biệt là loại sách Người tốt việc tốt. Không dừng lại ở đó, ông liên tục viết bài cho nhiều tờ báo khác nhau như tạp chí Văn học, Văn nghệ quân đội…

Sau này, khi nghỉ hưu, ông còn mở rộng phạm vi hoạt động hơn, trở thành cộng tác viên quen thuộc của các báo… Cùng với Hội cựu chiến binh, ông góp sức mình tham gia thành lập Thư viện Quân đội.

- Về điệu hát ru miền Bắc:

Hát ru là thể hát dân gian có mặt hầu hết ở mọi tộc người, đó là một trong những giai điệu âm nhạc đầu tiên mà con người được nghe trong khởi điểm vòng đời của mình.

Như mọi miền đất khác trên thế giới, dân tộc nào cũng có loại hình văn học dân gian bao gồm nhiều thể loại: huyền thoại, huyền tích, tục ngữ, câu đố, truyện tiếu lâm, tuồng, hài, ca dao, hò, vè… mà trong đó Hát ru, hay còn gọi là “Hát ru em”, “Hò ru con” là hình thức diễn xướng mà bất cứ ở làng quê nào trên dải đất Việt Nam cũng có.

Ví dụ:

À ơi… Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa

Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh

Ai lên xứ Lạng cùng anh

Tiếc công bác mẹ sinh thành ra em… à…ơi…

 

À ơi… Tay cầm bầu rượu lấm lem

Mải vui quên hết lời em dặn dò… à…ơi…

 

À ơi… Gánh vàng đi đổ sông Thương

Đêm ngày mơ tưởng đi mò sông Thương… à…ơi…

 

À ơi… Chú cuội ngồi gốc cây đa

Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời

Cha thời cắt cỏ trên giời

Mẹ thời phóng ngựa đi mời quan viên… à…ơi…

 

À ơi… Muốn sang thì bắc cầu Kiều

Muốn con hay chữ mẹ yêu lấy thầy… à…ơi…

 

À ơi… Bồng bồng chõng chồng đi chơi

Đi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng

Ai thương cho tôi mượn cái gầu xòng

Để tôi tát nước cho chồng tôi lên… à…ơi…

 

À ơi… Cái cò mà đi ăn đêm

Đầu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

Ông thương ông vớt tôi vào

Ông có lòng nào ông lại xáo măng

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xào nước đục đau lòng cò con… à…ơi…

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính: Bài “Trưa tha hương” nói lên những suy nghĩ và cảm xúc của tác giả về điệu hát ru nói riêng, nỗi lòng người xa xứ nói chung nhân nghe tiếng hát ru của một người phụ nữ miền Bắc.

Soạn bài Trưa tha hương - Ngắn nhất Cánh diều (ảnh 1)

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 63 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chú ý tình huống, địa điểm, thời gian, … của câu chuyện.

Trả lời:

Tình huống là một buổi trưa lung linh nắng làm nhân vật nhớ quê hương vô hạn. Một buổi trưa ở Chúp.

Câu 2 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Từ “nạo” trong câu: “Tiếng võng đưa kẽo kẹt như nạo vào hồn.” diễn tả được những điều gì?

Trả lời:

Diễn tả tâm trạng buồn nhớ da diết quê nhà của tác giả.

Câu 3 (trang 65 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tại sao tiếng hát ru lại khiến nhân vật “tôi” nhớ nhà?

Trả lời:

Vì tiếng hát ru gợi lại những buổi trưa oi ả với tiếng võng đều đều ở ngôi nhà của mình. Nơi đó có thầy, mẹ, vú em, …

Câu 4 (trang 65 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tiếng hát ru đã giúp “tôi” nhận ra điều gì?

Trả lời:

Tiếng hát ru đã giúp “tôi” nhận ra ở giữa gia đình người cái hạnh phúc hằng ngày vẫn có ở chính trong gia đình “tôi”.

Câu 5 (trang 65 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chú ý địa điểm và thời gian được nói tới trong các câu hát ru.

Trả lời:

Địa điểm: xa quê.

Thời gian: buổi trưa

Câu 6 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Nhân vật “tôi” thấy hình ảnh gì của quê hương qua tiếng hát ru?

Trả lời:

Những làng tre xanh trên ruộng lúa, với các cô thôn nữ khăn mỏ quạ, những đêm trăng trai gái hát trống quân, những đêm chèo ngày vào đám của quê hương.

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Bài tùy bút Trưa tha hương viết về chuyện gì? Đề tài và bối cảnh của câu chuyện có gì đặc biệt?

Trả lời:

Bài Trưa tha hương nói lên những suy nghĩ và cảm xúc của tác giả về điệu hát ru nói riêng, nỗi lòng người xa xứ nói chung nhân nghe tiếng hát ru của một người phụ nữ miền Bắc.

- Bối cảnh diễn ra câu chuyện nêu ngay ở phần mở đầu: “Một buổi trưa ở Chúp.  Nguyên hôm đó là một ngày nghỉ. Tôi đạp xe sang thăm Chúp ở bên kia bờ Cửu Long Giang. Tôi nghỉ chân ở một gia đình người bạn Nam Kỳ. Sau bữa cơm, ai nấy đều sửa soạn đi nghỉ… Bỗng nhiên, ở bên trái, ngoài hiên rộng, nổi lên tiếng võng đưa…Rồi một giọng ru em nổi lên - một giọng người Bắc…”

Câu 2 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tiếng hát ru đã làm nhân vật “tôi” nhớ đến những gì?

Trả lời:

Tiếng hát ru đã làm nhân vật “tôi” nhớ nhà, nhớ về những ngày thơ ấu ở xứ Bắc với biết bao kỉ niệm hiện về: “Tự nhiên tôi nhớ nhà. Phải chăng tôi đã gặp linh hồn của đất nước…tiếng võng đều đều.”

Câu 3 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Dẫn ra một số câu văn, đoạn văn thể hiện rõ tình cảm xúc động và những suy nghĩ sâu lắng của tác giả khi nghe tiếng hát ru.

Trả lời:

Một số câu văn, đoạn văn thể hiện rõ tình cảm xúc động và những suy nghĩ sâu lắng của tác giả khi nghe hát ru:

+ “Tiếng ru đều đều hòa với tiếng võng kẽo kẹt có một cái gì đặc biệt Việt Nam – nhất là một buổi trưa ở chốn xa xôi, nghe một câu hát ru của quê hương mình, thấm thía và buồn mang mang quá! Qua bao thế kỉ, tâm hồn người nhà quê Việt Nam vẫn còn nguyên vẹn trong câu hát ru em.”

+ “Rồi một lúc lâu, lại tiếp giọng thiết tha, man mác một niềm nhớ tiếc: Khi đi trúc mới mọc măng/ Khi về trúc đã cao bằng ngọn tre… Tôi bỗng thấy tâm hồn bớt cô đơn hơn một chút. Bởi vì ở chốn xa lạ này, bên vách kia còn có một linh hồn cô đơn hơn, lạnh lùng hơn, nhưng âm thầm, tăm tối hơn, cho nên tha hương hơn nữa …”.

Câu 4 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Qua một số câu văn cụ thể trong văn bản, phân tích đặc điểm của tùy bút: ngôn ngữ rất giàu hình ảnh và cảm xúc.

Trả lời:

Một số câu văn cụ thể trong văn bản cho thấy: ngôn ngữ tùy bút rất giàu hình ảnh và cảm xúc:

+ “Rồi xứ Bắc, với những làng tre xanh trên ruộng lúa, với các cô thôn nữ khăn mỏ quạ, những đêm trăng trai gái hát trống quân, những đêm chèo ngày vào đám, tất cả cuộc sống nhịp nhàng, đơn sơ, đầy thi vị ngoài đồng ruộng, trong thôn xóm, tất cả những cái gì rất đẹp của quê hương đều lần lượt hiện về lòng tôi vì câu hát …”.

+ “Ngoài vườn, nắng đẹp vô ngần. Khung cửa sổ đen xanh cắt lên vườn chuối một bức tranh màu hạ nên thơ. Nắng sưởi trên tàu chuối xanh non, chỗ xanh trong, chỗ láng bóng như mạ bạc, phản chiếu lên trần bếp một thứ ánh sáng rất dịu, xanh mướt và thái bình. Một con chim nào hót lảnh lót trong rừng cao su xa xa … rồi lại im lặng. Mọi vật, dưới nắng, thiu thiu sắp chìm trong một giấc ngủ nặng nề. Thỉnh thoảng có hơi gió nhẹ lay động tàu chuối ngoài cửa sổ làm biến đổi, chập chờn cái màu xanh dịu trên rèm cửa.”.

→ Hai đoạn văn trên, tác giả rất chú trọng tái hiện nội tâm, cảm xúc và miêu tả thiên nhiên thơ mộng; sử dụng nhiều biện pháp tu từ, từ ngữ giàu hình ảnh và nhịp điệu, … nên ngôn ngữ giàu chất thơ, chất trữ tình.

Câu 5 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Bài tùy bút cho em hiểu thêm được gì về điệu hát ru miền Bắc?

Trả lời:

Điệu hát ru miền Bắc mang cả vẻ đẹp của cả dân tộc chứ không chỉ đơn thuần là câu hát ru con ngủ, nó chứa đựng văn hóa dân tộc nhắc ta nhớ tới cội nguồn cùng những điều thân yêu và gắn bó sâu sắc, làm đậm nét hơn hai chứ “quê hương”.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc

Trao đổi về một vấn đề

Tự đánh giá: Tiếng chim trong thành phố

Hướng dẫn tự học trang 74

Kiến thức ngữ văn trang 75- 76

1 1823 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: