Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (1) - Ngắn nhất Cánh diều

Với soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (1) Ngữ văn lớp 7 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

1 1215 lượt xem
Tải về


Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (1)

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 7 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Xem lại khái niệm tục ngữ ở phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

- Khi đọc tục ngữ, các em cần chú:

+ Tìm hiểu các từ ngữ khó (nghĩa đen, nghĩa bóng); từ đó, hiểu nội dung, ý nghĩa chung của câu tục ngữ.

+ Nhận biết được những yếu tố hình thức (số lượng tiếng, vần, nhịp, biện pháp tu từ…) của tục ngữ và tác dụng của các yếu tố đó.

- Đọc trước văn bản Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (1) tìm hiểu thêm về tục ngữ từ sách, báo, Internet…

Trả lời:       

- Khái niệm tục ngữ: Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, hàm súc, thường có vần điệu, có hình ảnh, nhằm đúc kết kinh nghiệm về thế giới tự nhiên và đời sống con người.

- Chú ý đọc các chú thích về các từ ngữ khó để hiểu được nội dung, ý nghĩa của các câu tục ngữ.

- Nhận biết những yếu tố về hình thức của các câu tục ngữ và tác dụng của nó.

- Khi đọc, giọng điệu chậm rãi, rõ ràng; chú ý các vần lưng, ngắt nhịp ở vế đối trong câu hoặc phép đối giữa hai câu.

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính: Những câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội đã thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân ta về thiên nhiên, lao động và về con người, xã hội.

Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (1) - Ngắn nhất Cánh diều (ảnh 1)

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 8 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chú ý hình thức các câu tục ngữ.

Trả lời:

- Hình thức tục ngữ: Ngắn gọn, rõ ràng, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh.

- Mỗi câu thường chỉ có 6 đến 8 tiếng, có câu chỉ có 4 tiếng.

Câu 2 (trang 8 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):  Nhận biết sự khác biệt về đề tài của các câu tục ngữ trong văn bản.

Trả lời:

- Đề tài của các câu tục ngữ trong văn bản:

+ Câu tục ngữ về thiên nhiên: 1, 2

+ Câu tục ngữ về lao động sản xuất: 3, 4, 5

+ Câu tục ngữ về con người: 6, 7, 8

+ Câu tục ngữ về xã hội: 9, 10

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 9 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Nhận xét về số lượng tiếng, vần, nhịp, ... của các câu tục ngữ trong văn bản.

Trả lời:

- Về số lượng tiếng. Mỗi câu tục ngữ có số lượng tiếng không nhiều. Có câu chỉ có 6 đến 8 tiếng, có những câu chỉ có 4 tiếng thể hiện sự đúc kết cô đọng, hàm súc, dễ nhớ.

- Vần, nhịp trong các câu tục ngữ có tác dụng như một chất keo gắn chặt các thành phần trong câu thành một khối vững chắc, tạo nên tính ổn định về hình thức, phù hợp với tính ổn định về nội dung của tục ngữ. Cụ thể:

Câu

Đặc điểm

1

8 tiếng, vần lưng “nắng, vắng”, nhịp 4/4

2

10 tiếng, vần lưng “ba, hoa”, “tư, hư”, nhịp 5/5

3

8 tiếng, vần cách “phân, cần”, nhịp 2/2/2/2

4

4 tiếng, vần cách “tấc, tấc”, nhịp 2/2

5

10 tiếng, vần cách “nằm, tằm”, nhịp 5/5

6

8 tiếng, vần cách “tóc, góc”, nhịp 2/2/4

7

7 tiếng, vần cách “người, mười”, nhịp 3/4

8

6 tiếng, vần cách “thương, thương”, nhịp 2/2/2

9

14 tiếng, vần cách “non, hòn”, nhịp 6/8

10

8 tiếng, vần cách “nói, gói”, nhịp 2/2/2/2

Câu 2 (trang 9 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Nhận biết và chỉ ra tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu tục ngữ trên.

Trả lời:

Câu

Biện pháp tu từ

Tác dụng

1

Phép đối

giúp dễ nhớ với kinh nghiệm quan sát về nắng mưa qua hiện tượng thiên nhiên

2

Phép đối

nhấn mạnh cơn mưa tháng Ba và tháng Tư có ảnh hưởng lớn tới nông vụ.

3

Liệt kê

nhằm nhấn mạnh bốn yếu tố quan trọng theo trình tự trong việc trồng lúa nước để có vụ mùa bội thu.

4

So sánh

nhằm đề cao giá trị của đất, khuyên nhủ mọi người phải biết quý trọng đất.

5

Phép đối

có tác dụng làm rõ sự vất vả của nghề nuôi tằm, đối nghịch lại với sự nhàn hạ của việc nuôi lợn.

6

So sánh

nhấn mạnh việc giữ gìn hình thức bên ngoài sẽ góp phần thể hiện phần nào tính cách con người.

7

So sánh và nói quá

nhấn mạnh tầm quan trọng của tính mạng con người, đồng thời khuyên nhủ mọi người hãy biết trân trọng tính mạng của bản thân.

8

So sánh

khuyên răn mọi người phải có lòng thương người, yêu thương đồng loại như chính bản thân mình.

9

Ẩn dụ

dùng hình ảnh thiên nhiên để khuyên răn con người về bài học đoàn kết một cách sinh động và sâu sắc.

10

Liệt kê, điệp từ

nhằm khuyên bảo mọi người phải biết cách ăn uống cho thanh lịch, học cách nói năng cho nhã nhặn và học cách ứng xử cho khôn khéo, đúng mực.

Câu 3 (trang 9 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Các câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động đã phản ánh những kinh nghiệm gì? Những kinh nghiệm ấy có vai trò như thế nào đối với người lao động?

Trả lời:

- Ý nghĩa cụ thể của các câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động:

Câu 1: Kinh nghiệm nhìn sao dự đoán thời tiết nắng mưa.

Câu 2: Kinh nghiệm trồng trọt được ông cha đúc kết qua câu tục ngữ: Thường thì đến tháng Ba âm lịch, hoa màu rất cần nước nên cơn mưa lúc này rất có ích nhưng đến tháng Tư, cây trồng đang trong quá trình phát triển, ít cần nước nên những cơn mưa lớn tháng Tư sẽ làm hư đất, hư cây trồng.

Câu 3: Kinh nghiệm trồng lúa nước được người xưa đúc kết gồm 4 yếu tố cần thiết để đạt năng suất cao.

Câu 4: Khẳng định một chân lí. Đất quý như vàng, đất đai trồng trọt có giá trị đặc biệt; khuyên mọi người quý trọng và có ý thức bảo vệ, giữ gìn, không được phá hoại, lãng phí đất đai.

Câu 5: Thông qua sự vất vả của nghề nuôi tằm, đối nghịch lại với sự nhàn hạ của việc nuôi lợn nhằm phản ánh cho mọi người thấu hiểu nỗi vất vả của người nông dân và trân trọng những sản phẩm nông nghiệp do chính công sức lao động của họ tạo nên.

- Những kinh nghiệm ấy có vai trò rất quan trọng đối với người lao động trong việc xác định, dự đoán được thời tiết, thời vụ thích hợp để nuôi trồng, cũng như bảo vệ, quý trọng đất đai.

Câu 4 (trang 9 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Các câu tục ngữ về con người, xã hội muốn nhắn gửi mọi người điều gì?

Trả lời:

Các câu tục ngữ về con người, xã hội đề cao giá trị con người và khuyên răn mọi người biết thương yêu, giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau, đồng thời khuyên nhủ chúng ta cần có tinh thần vượt khó, giữ vững ý chí, quyết tâm trong mọi công việc thì ắt sẽ thành công.

Câu 5 (trang 9 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Trong những câu tục ngữ trên, em thích câu nào nhất? Vì sao?

Trả lời:

Trong những câu tục ngữ trên, em thích câu “Thương người như thể thương thân” nhất vì nó khuyên nhủ chúng ta thương yêu người khác như chính bản thân mình; giáo dục con người biết yêu thương, vị tha để sống tốt đẹp hơn, chan hòa với mọi người xung quanh.

Câu 6 (trang 9 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Theo em, các câu tục ngữ trên có còn hữu ích với cuộc sống ngày nay không? Hãy nêu một câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động và một câu tục ngữ về con người, xã hội mà em thấy vẫn có ích với cuộc sống ngày nay.

Trả lời:

- Những câu tục ngữ trên luôn hữu ích với cuộc sống ngày nay trong việc quan sát hiện tượng tự nhiên, lao động sản xuất cũng như bảo vệ, quý trọng đất đai và đề cao giá trị con người.

- Những câu tục ngữ vẫn còn có ích với cuộc sống ngày nay như:

+ Tấc đất tấc vàng.

+ Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Thực hành tiếng Việt trang 9

Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân

Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2)

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật

Kể lại một truyện ngụ ngôn

1 1215 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: