Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì 2 - Ngắn nhất Cánh diều

Với soạn bài Tự đánh giá cuối học kì 2 Ngữ văn lớp 7 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

1 1,052 16/09/2022
Tải về


Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì 2

I. Đọc hiểu

a) Đọc câu chuyện sau và lựa chọn phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 6)

Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì 2 - Ngắn nhất Cánh diều (ảnh 1)

Câu 1 (trang 98 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Phương án nào nêu đúng đặc điểm thể loại của văn bản Lừa đội lốt sư tử?

A. Là loại truyện các nhà văn viết cho thiếu nhi nhiều nước trên thế giới.

B. Là loại truyện lấy loài vật để nói lên bài học đối với con người.

C. Là loại truyện ngắn hiện đại được viết nhằm tạo ra tiếng cười cho bạn đọc.

D. Là loại truyện dịch do các nhà văn nước ngoài viết về động vật.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B. Là loại truyện lấy loài vật để nói lên bài học đối với con người.

Câu 2 (trang 98 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Câu chuyện trên được kể theo ngôi kể nào?

A. Ngôi thứ ba

B. Ngôi thứ nhất

C. Ngôi thứ nhất số nhiều

D. Ngôi thứ hai.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A. Ngôi thứ ba

Câu 3 (trang 98 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Câu nào sau đây gợi ra bài học cho con người?

A. Một hôm, lừa lấy được bộ lông sư tử do thợ săn quẳng ra ngoài để phơi.

B. Khi nó đến gần thì tất cả, người cũng như thú, đều bỏ chạy.

C. “Cái mã bề ngoài có thể che mắt được người đời, còn lời nói sẽ bộc lộ kẻ ngốc”.

D. Ngay sau đó, cáo chạy lại bảo với nó rằng: “A, ta nhận ra nhà người!”

Trả lời:

Đáp án đúng là: C. “Cái mã bề ngoài có thể che mắt được người đời, còn lời nói sẽ bộc lộ kẻ ngốc”.

Câu 4 (trang 98 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Câu nào sau đây có chứa từ Hán Việt?

A. …Trong ngày hôm ấy, nó là một chú lừa đầy kiêu hãnh.

B. Khi nó đến gần thì tất cả, người cũng như thú, đều bỏ chạy….

C. Nó khoác vào và tiến về làng.

A. “A, ta nhận ra nhà ngươi!”

Trả lời:

Đáp án đúng là: A. Trong ngày hôm ấy, nó là một chú lừa đầy kiêu hãnh.

Câu 5 (trang 99 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Câu nào nêu đúng nội dung của văn bản Lừa đội lốt sư tử?

A. Nhân vật “tôi” kể về chuyện con lừa đội lốt sư tử.

B. Ai đó kể chuyện về con lừa đội lốt sư tử.

C. Con lừa kể về chuyện mình đã mượn lốt sư tử.

D. Con cáo kể chuyện về con lừa đội lốt sư tử.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B. Ai đó kể chuyện về con lừa đội lốt sư tử.

Câu 6 (trang 99 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Phương án nào nêu đúng ý nghĩa (bài học) rút ra từ câu chuyện trên?

A. Cáo luôn luôn là con vật tinh khôn, cần cảnh giác với nó.

B. Nên làm bạn thân với mọi người để tránh tai họa.

C. Cần tránh xa những con vật hung dữ như sư tử.

D. Mượn danh tiếng của người khác sẽ chuốc vạ vào thân.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D. Mượn danh tiếng của người khác sẽ chuốc vạ vào thân.

b) Đọc đoạn trích sau và chọn phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 7 đến câu 9):

Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì 2 - Ngắn nhất Cánh diều (ảnh 1)Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì 2 - Ngắn nhất Cánh diều (ảnh 1)

Câu 7 (trang 100 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Phương án nào nêu đúng căn cứ chủ yếu để xác định đoạn trích trên là văn bản nghị luận?

A. Nêu lí lẽ nhằm thuyết phục học sinh cần có trách nhiệm với chính mình.

B. Nêu lên các ví dụ về sự đam mê học tập, có chí tiến thủ làm những việc lớn.

C. Nêu lên tầm quan trọng của việc xác định ngành nghề trong tương lai

D. Nêu lên ý nghĩa của các phương pháp học tập giúp học sinh học giỏi hơn.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A. Nêu lí lẽ nhằm thuyết phục học sinh cần có trách nhiệm với chính mình.

Câu 8 (trang 100 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Trong các câu sau, câu nào nêu lí lẽ?

A. Các bạn có thể là một tác giả có tài-thậm chí tài đến mức viết được sách hay báo…

B. Dù bạn muốn làm gì với cuộc đời mình thì tôi cùng cam đoan rằng bạn phải học rồi mới làm được.

C. Các bạn có thể là một nhà cải cách hay phát minh có tài-thậm chí tài đến mức có thể khám phá ra một loại iPhone mới…

D. Các bạn có thể trở thành thị trưởng hoặc thượng nghị sĩ…

Trả lời:

Đáp án đúng là: B. Dù bạn muốn làm gì với cuộc đời mình thì tôi cùng cam đoan rằng bạn phải học rồi mới làm được.

Câu 9 (trang 100 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Câu nào thể hiện rõ lời khuyên của Tổng thống Ô-ba-ma đối với học sinh?

A. Mỗi người trong các bạn đều giỏi một việc gì đó.

B. Đấy chính là cơ hội mà nền giáo dục có thể cung cấp cho các bạn.

C. Bạn phải làm việc, phải rèn luyện và phải học thì mới có công việc tốt được.

D. Các bạn có thể trở thành thị trưởng hoặc thượng nghị sĩ.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C. Bạn phải làm việc, phải rèn luyện và phải học thì mới có công việc tốt được.

Câu 10 (trang 100 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tại sao có thể nói: “Kết quả học tập của các bạn quyết định chính tương lai của đất nước này.”? Viết vào vở câu trả lời ngắn gọn của em.

Trả lời:

         Tương lai của đất nước phụ thuộc rất nhiều vào tài năng của những con người ở đất nước đó mà cụ thể nhất là các bạn học sinh. Có chăm chỉ học tập và phấn đấu mới mong có được một xã hội tốt đẹp hơn với những con người tài trí. Đất nước chỉ mạnh khi những con người ở đất nước đó tài giỏi và mạnh mẽ.

II. Viết

Chọn một trong hai đề sau để viết thành bài văn ngắn:

Đề 1: Em hãy nêu suy nghĩ, cảm xúc và lí do yêu thích của bản thân đối với một bài thơ đã học ở sách Ngữ văn 7, tập hai.

Đề 2: Có ý kiến cho rằng ăn mặc, sinh hoạt hằng ngày giản dị là biểu hiện của lối sống lạc hậu, quê mùa. Em có tán thành suy nghĩ này không? Hãy nêu ý kiến của mình và đưa ra các lí lẽ, bằng chứng đề làm sáng tỏ ý kiến ấy.

Trả lời:

Đề 1:

Văn học muôn đời vẫn đầy ắp tình yêu thương. Nhiệm vụ của nó là thể hiện và ngợi ca những tình cảm đẹp đẽ trong cuộc sống con người. Chính vì vậy mà tình mẫu tử được đưa vào thơ ca và trở thành một chủ đề không bao giờ vơi cạn. Mây và sóng của Ta-go là một trong những bài thơ đó. Với thi pháp độc đáo, thi phẩm đã ca ngợi tình cảm của đứa con dành cho mẹ. Sức gợi cảm của bài thơ không chỉ là nghệ thuật đặc sắc mà còn là chiều sâu ý nghĩa của một vẻ đẹp chan chứa tình cảm thiêng liêng của con người.

Bài thơ là lời kể của em bé, được chia thành hai phần có nhịp điệu giống nhau nhưng các từ ngữ, hình ảnh có sự khác biệt mới mẻ và mức độ tình cảm của em bé dành cho mẹ phát triển ngày càng sâu sắc, mạnh mẽ hơn. Chính điều này làm nên sự hấp dẫn cho bài thơ.

Phần thứ nhất của bài thơ, em bé kể việc mình được rủ đì chơi và em đã từ chối; phần thứ hai là sự sáng tạo ra trò chơi của em bé. Tinh yêu quý cha mẹ là điều không mới mẻ nhưng ở đây, tình cảm đó bộc lộ một cách không giống lẽ thường mà nó vượt qua mọi thử thách, vượt qua mọi cám dỗ ở đời. Hai phần của bài thơ đứng cạnh nhau, giúp chúng ta hiểu rõ về tình mẫu tử sâu sắc và trọn vẹn của em bé đã dành cho mẹ.

Những trò chơi trên mây, dưới sóng được mời chào rất lí thú và hấp dẫn trên nền của bức tranh thiên nhiên tươi đẹp và thơ mộng đã gợi nên trong lòng con người sự ham mê khó có thể cưỡng lại được… Chúng ta tưởng như những trò chơi đó chỉ có thể có ở những xứ sở thần tiên hay ở cõi thiên đường huyền bí:

Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà.

Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc.

Trẻ em ai chẳng thích đi chơi, nhất là khi trò chơi lại thú vị và lôi cuốn như thê. Vậy mà những lạc thú vui chơi nào đã dừng lại! Càng về sau chúng càng rủ rê, chèo kéo tha thiết hơn, sôi nổi hơn, hết lần này đến lần khác, mỗi lần một lí thú hơn, hấp dẫn hơn:

Bọn tớ cơ hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn.

Bọn tớ ngao du từ nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao.

Thật là những thú vui đến trong mơ cũng khó thú vị hơn được. Lời mời ngọt ngàò, lôi cuốn ngay cả người lớn chắc cũng khó cưỡng nổi nữa là trẻ. Chúng ta nghe lời hỏi của đứa bé để thấy Ta-go am hiểu tâm lí các em như thế nào:

Nhưng làm thế nào mình lên đó được?

Nhưng lảm thế nào mình ra ngoài đó được?

Những lời hỏi thể hiện mong muốn được đi chơi của em bé. Vậy mà bỗng chốc nó đã từ chối tất cả chỉ vì một lí do đơn giản nhưng tràn ngập tình yêu thương:

Mẹ mình đang đợi ở nhà

Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?

Hoặc:

Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?

Lời khước từ ngây thơ nhưng chân thật đó như một minh chứng cao đẹp cho tình mẫu tử thiêng liêng và sâu sắc của nhân vật trữ tỉnh trong tác phẩm của Ta-go. Những thú vui dù hấp dẫn, dù đáng mơ ước đến đâu cũng không thể vượt qua hình ảnh ấm áp của mẹ trong trái tim em bé. Dường như em bé hiểu rằng, khi được ở bên mẹ thì cuộc sống sẽ đẹp đẽ hơn bất kì thế giới thần tiên nào. Em hiểu được niềm hạnh phúc của tình yêu thương và sự nâng niu chiều chuộng của mẹ sẽ đem lại cho em những điều cần thiết hơn tất cả những thú vui hấp dẫn khác trên cõi đời này. Em bé đã sớm nhận thức được những trò chơi trên mây, dưới sóng với bạn bè trong chốc lát làm sao thay thế được những giây phút được cận kề bên mẹ. Được gần gũi bên người mẹ thân yêu thay vì những thú vui chốc lát chính là niềm hạnh phúc của sự hi sinh.

Nếu bài thơ chỉ dừng ở đó thì thơ Ta-go cũng không thể vượt biên giới mà đến với chúng ta, với năm châu bạn bè được. Ớ phần thứ hai, với trí tưởng tượng và tình cảm tha thiết, em bé đã nghĩ ra trò chơi hết sức thú vị, Dựa trên những thú vui thần tiên mà em vừa được nghe kể để sáng tạo ra trò chơi cho riêng mình, ở đó cũng có mây và trăng, lại không hề thiếu sóng và bến bờ kì lạ… nhưng điều quý giá nhất trong những trò chơi của em bé là có cả mẹ nữa.

Từ chối niềm vui riêng của mình để vui cùng mẹ là cả một quá trình diễn biến tâm lí sinh động và thú vị. Bằng trí thông minh và trái tim yêu thương, em bé tự tạo ra những niềm vui cho mình, đặc biệt là cho cả hai mẹ con. Em hiểu sâu sắc rằng niềm vui của mìrih chỉ trở nên trọn vẹn khi có mẹ ở bên và ngược lại. Hai mẹ con không chỉ chơi với mây và sóng mà chính họ đã hoá thân vào mây và sóng:

Con là mây và mẹ sẽ là trăng

Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ.

Đây không còn là những trò chơi bình thường nữa mà là trò chơi muôn đời bền vững và trường tồn, không bao giờ nhàm chán. Bởi lẽ trong đó là hình ảnh đẹp tuyệt vời của hai mẹ con quấn quýt bên nhau trong tình yêu lớn lao và cao cả:

Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.

Dư âm của tiếng cười như những giọt pha lê ngân mãi trong lòng chúng ta bởi niềm vui bất tận của tình mẫu tử thiêng liêng và kì diệu. Niềm vui đó như được ủ kín, như của chỉ riêng hai mẹ con mà người ngoài không ai tìm được:

Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.

Tình mẫu tử thiêng liêng và cao quý đã hoà vào vũ trụ và cuộc sống xung quanh. Nó hiện hữu ở mọi nơi trên thế gian để khẳng định tình yêu thương có sức mạnh biến đổi khôn lường.

Qua câu chuyện thần tiên giản dị đó, bài thơ còn gửi gắm nhiều ý nghĩa sâu sắc. Nó không chỉ là lời ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng mà còn gửi gắm nhiều suy ngẫm về cuộc sống. Cũng như những trò chơi trên mây dưới sóng, cuộc sống có rất nhiều cám dỗ mà mỗi con người rất khó vượt qua. Nhưng người ta hoàn toàn có thể vượt qua những thử thách ấy bằng sức mạnh của những tình cảm tốt đẹp trong cuộc đời. Tình mẹ con là một trong những chỗ dựa ấm áp nhất, vững chắc nhất của con người. Nó là ngọn lửa khơi nguồn sáng tạo, nó làm thăng hoa vẻ đẹp tinh thần muôn đời bất diệt của nhân loại. Cũng như em bé đã hướng lòng mình vào sự vĩnh cửu của tình mẫu tử, chúng ta luôn tin tưởng vào sức trường tổn của tình cảm con người. Nhờ đó con người có đủ dũng cảm để đối mặt với mọi cám dỗ, mọi thử thách trong cuộc sống bộn bề gian khó hôm nay.

Ta-go đã lựa chọn được một đề tài rất độc đáo cho thị phẩm của mình: tình yêu thương đầy hi sinh và sáng tạo của đứa con đối với mẹ – điều mà từ trước đến nay rất ít người đề cập. Và ông đã thành công trong việc miêu tả, ngợi ca nộ bằng hình thức đối thoại trong lời kể của em bé, lồng vào bức tranh thiên nhiên thơ mộng đầy sức sống. Bài thơ đá thành công khi thể hiện những suy ngẫm sâu sắc, tâm hồn và trái tím mơ mộng của con người.

Đề 2:

Dân tộc ta từ xưa đến nay luôn đề cao đức tính giản dị của con người. Nó không những là một phẩm chất cao quý mà còn là lối sống, lối ứng xử in đậm trong văn hóa của người Việt.

Giản dị là một lối sống không trọng vật chất của con người. Giản dị biểu hiện ở lối sống đơn giản, không cầu kì, xa hoa, không phô trương hay lãng phí của cải vật chất. Giản dị còn thể hiện ở tinh thần yêu chuộng cuộc sống bình dị, gần gũi với thiên nhiên. Giản dị còn biểu hiện ở lời ăn tiếng nói hiền hòa, điềm đạm, có tình, có nghĩa của con người.

Người giản dị thường xây dựng một cuộc sống kín đáo, hiền hòa. Họ thích ở làng quê hơn ở phố. Người giản dị cũng yêu thích những cái gì nhỏ nhắn, mộc mạc, đơn sơ. Họ không thích cầu kì một cách hình thức hay lãng phí một cách không cần thiết.

Người giản dị không những giản dị trong cách xây dựng không gian sống. Họ còn giản dị cả trong lời nói, ăn mặc, công việc và ứng xử. Người giản dị thường ăn nói điềm đạm, ứng xử lịch sự, nhã nhặn. Họ ít khi có lời gắt gỏng hay xung đột với ai. Họ lấy nghĩa tình làm nguyên tắc ứng xử của mình. Những bất đồng ít khi trở thành xung đột, dĩ hòa vi quý. Một người giản dị thường không khoa trương, không dùng lời lẽ xa hoa, bóng bẩy. Lời nói của họ đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu, truyền đạt đúng và đầy đủ thông tin mà họ muốn nói. Trong ăn mặc, họ ít khi cầu kì. Cuộc sống giản đơn như đồng quê cây cỏ. Ăn uống đối với họ cũng hết sức đạm bạc. Họ cũng không thích những bộ trang phục lòe loẹt, kiểu cách. Trang phục của họ thường rất bình dị, hòa hợp với hoàn cảnh xung quanh. Trong công việc, họ cầu tiến nhưng không quá tham vọng. Họ sẵn sàng đối đầu với khó khăn thử thách để hoàn thành tốt công việc. Ít khi nào ta thấy họ bỏ cuộc hãy chấp nhận thất bại một cách dễ dàng.

Sống giản dị là sống như cha ông ta đã từng sống. Đó không phải là cách ứng xử của con người khi nghèo khổ mà đó là cách sống cao cả, nhằm hướng đến xây dựng một lối sống thắm đượm nghĩa tình, thể hiện sự quý trọng của con người đối với vật chất và sức lao động con người.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Nghe và tóm tắt ý chính của bài nói

Tự đánh giá: Một số phương tiện giao thông của tương lai

Hướng dẫn tự học trang 94

Nội dung ôn tập

Định hướng đánh giá

1 1,052 16/09/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: