Soạn bài Hội thi thổi cơm - Ngắn nhất Cánh diều

Với soạn bài Hội thi thổi cơm Ngữ văn lớp 7 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

1 996 lượt xem
Tải về


Soạn bài Hội thi thổi cơm

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 106 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Đọc trước văn bản Hội thi thổi cơm; tìm hiểu thêm thông tin (qua sách, báo, Internet, thực tế, ...) về các hội thi dân gian khác trong đời sống.

- Kể tên một số hội thi dân gian và hiện đại mà em biết. Tìm hiểu tại sao lại phải có quy tắc, luật lệ trong các hội thi, trò chơi.  

Trả lời:

- Một số hội thi dân gian mà em biết: Đánh đu, đấu vật, đi cà kheo, tung còn, cờ người, nấu cơm, …

- Một số hội thi hiện đại mà em biết: hội thi sáng tác thơ văn, hùng biện, rung chuông vàng, ...

- Phải có quy tắc, luật lệ trong các hội thi, trò chơi vì để đảm bảo tính cạnh tranh công bằng cho trò chơi.

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính: Văn bản cung cấp thông tin về nguồn gốc, những qui tắc, luật lệ hội thi thổi cơm ở một số địa phương trên đất nước ta.

Soạn bài Hội thi thổi cơm - Ngắn nhất Cánh diều (ảnh 1)

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 106 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tại sao đoạn mở đầu được in đậm? Nội dung chính của đoạn này là gì?

Trả lời:

Đoạn mở đầu được in đậm vì đó là phần sa pô nằm dưới tiêu đề và trên đầu bài viết nhằm thu hút người đọc. Nội dung chính của đoạn này là giới thiệu về hội thi thổi cơm.

Câu 2 (trang 106 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Bức ảnh minh họa cho nội dung gì?

Trả lời:

Bức ảnh minh họa cho hội thi thổi cơm dân gian.

Câu 3 (trang 106 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chú ý các tiêu đề nhỏ được in đậm.

Trả lời:

Học sinh chú ý các tiêu đề nhỏ được in đậm:

- Thi nấu cơm ở hội Thị Cấm (Từ Liêm – Hà Nội)

- Thi nấu cơm ở hội làng Chuông (Hà Nội)

- Thi nấu cơm ở hội Từ Trọng (Hoằng Hóa – Thanh Hóa)

- Thi nấu cơm ở hội Hành Thiện (Nam Định) 

Câu 4 (trang 107 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chú ý quy định trong mỗi bước của cuộc thi.

Trả lời:

Học sinh chú ý quy định trong mỗi bước.

+ Bước 1: Thi làm gạo: Đội nào có được gạo trắng trước nhất là thắng cuộc.

+ Bước 2: Tạo lửa và lấy nước: Đội nào tạo được lửa và lấy được nước về đích trước thì đội đó thắng cuộc.

+ Bước 3: Nấu cơm: Đội nào thổi được cơm chín dẻo, ngon và xong trước thì thắng cuộc.

Câu 5 (trang 107 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chú ý điểm giống nhau và khác nhau của hội thi ở làng Chuông với các nơi khác.

Trả lời:

- Điểm giống nhau và khác nhau của hội thi ở làng Chuông với các nơi khác:

+ Điểm giống: Yêu cầu đội nào nấu được nồi cơm chín dẻo, ngon, xong trước là thắng cuộc.

+ Điểm khác: Hội thi ở làng chuông được chia ra làm cuộc thi của nữ và cuộc thi của nam.

Câu 6 (trang 107 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Địa điểm hội thi ở Từ Trọng có gì đặc biệt?

Trả lời:

Địa điểm hội thi ở Từ Trọng đặc biệt ở chỗ người dự thi ngồi trên thuyền thúng tại một đầm rộng, lộng gió

Câu 7 (trang 108 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Người dự thi và cách thi ở Hành Thiện có gì đặc biệt?

Trả lời:

Người dự thi và cách thi ở Hành Thiện đặc biệt ở chỗ:

- Người dự thi là nam giới

- Cách thi: Mỗi nhóm hai người, xếp thành hàng ngang. Một người buộc cành tre dẻo, dai vào lưng, ngọn tre cao hơn đầu. Trên ngọn tre đeo sẵn một niêu cơm, người kia có nhiệm vụ đun nấu. Cả hai người vừa nấu vừa bước quanh sân đình.

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 108 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chỉ ra bố cục của văn bản Hội thi thổi cơm. Mỗi phần của văn bản cung cấp cho người đọc thông tin gì? Theo em, thông tin nào là quan trọng nhất? Vì sao?

Trả lời:

- Bố cục của văn bản: 5 phần

+ Phần 1 (từ đầu đến “vừa đi vừa nấu cơm”): Phần in đậm sa pô giới thiệu về hội thi thổi cơm.

+ Phần 2 (tiếp đến “dùng để cúng thần”): Thi nấu cơm ở hội Thị Cấm (Từ Liêm - Hà Nội)

+ Phần 3 (tiếp đến “Ai thổi được nồi cơm thơm dẻo, ngon, xong trước là người thắng cuộc”): Thi nấu cơm ở hội làng Chuông (Hà Nội)

+ Phần 4 (tiếp đến “Kết thúc cuộc thi, ai có nồi cơm hoặc chõ xôi chín dẻo, ngon là người thắng cuộc”): Thi nấu cơm ở hộ Từ Trọng (Hoằng Hóa - Thanh Hóa)

+ Phần 5 (phần còn lại): Thi nấu cơm ở hội Hành Thiện (Nam Định)

- Mặc dù cách trình bày có khác nhau nhưng nhìn chung các mục đều nhằm cung cấp cho người đọc:

+ Nội dung các cuộc thi thổi cơm.

+ Thông tin quan trọng nhất là các quy định về (thể lệ) cuộc thi.

Câu 2 (trang 108 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Các thông tin trong văn bản được sắp xếp theo trật tự nào? (Gợi ý: trật tự thời gian, quan hệ nguyên nhân - kết quả, mức độ quan trọng hoặc các đối tượng được phân loại). Cách sắp xếp thông tin đó tạo ra hiệu quả như thế nào?

Trả lời:

- Có thể thấy, nhìn chung các mục trong văn bản triển khai, trình bày thông tin theo đối tượng được phân loại. Cụ thể, mỗi cuộc thi phân loại đối tượng dự thi và cách thi.

- Cách trình bày này giúp người đọc dễ nắm được các thông tin chính một cách dễ dàng, đồng thời biết được yêu cầu chung của văn bản giới thiệu quy tắc, luật lệ của một trò chơi; cũng từ đó, biết cách viết kiểu văn bản này.

Câu 3 (trang 108 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chỉ ra những điểm giống và khác nhau trong hội thi thổi cơm của các địa phương được nói tới trong văn bản.

Trả lời:

Hội thi thổi cơm của các địa phương

Thi nấu cơm ở hội Thị Cấm (Từ Liêm – Hà Nội)

Thi nấu cơm ở hội làng Chuông (Hà Nội)

Thi nấu cơm ở hội Từ Trọng (Hoằng Hóa – Thanh Hóa)

Thi nấu cơm ở hội Hành Thiện (Nam Định)

Giống nhau

- Đều có các quy định, luật lệ về cách thức tiến hành.

- Quy định phân loại thắng – thua.

Khác nhau

- Địa điểm: Từ Liêm - Hà Nội

- Nguồn gốc: diễn lại tích của Phan Tây Nhạc.

- Thể lệ, cách thức: mỗi nhóm 10 người tự xay thóc giã gạo nấu cơm. Đội nào nấu được cơm chín ngon trước là thắng, cơm dùng để cúng thần.

- Địa điểm: làng Chuông (Hà Nội)

- Thể lệ, cách thức: chia ra làm cuộc thi của nam và cuộc thi của nữ. 

- Địa điểm: Hoằng Hóa – Thanh Hóa

 

- Thể lệ, cách thức: nấu cơm trên thuyền.

- Địa điểm: Nam Định

- Thể lệ, cách thức: cuộc thi dành cho nam, mỗi đội 2 người, nấu cơm trong thời gian một tuần hương.

Câu 4 (trang 108 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Mục đích của văn bản Hội thi thổi cơm là gì? Phân tích một số nội dung cụ thể trong văn bản để thấy người viết đã đạt được mục đích đó.

Trả lời:

- Mục đích của văn bản Hội thi thổi cơm là nêu lên nét đặc sắc của hội thi thổi cơm của một số địa phương miền Bắc. 

- Nội dung cụ thể đã làm sáng tỏ được các quy định, thể lệ rất độc đáo của mỗi hội thi.

Câu 5 (trang 108 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Văn bản trên giúp em hiểu thêm điều gì về hội thi thổi cơm? Hãy chỉ ra luật thi và cách thi thổi cơm của một địa phương được nêu trong văn bản mà em thấy thú vị.

Trả lời:

- Văn bản giúp em hiểu thêm về quy tắc, luật lệ của hội thi thổi cơm.

- Luật thi và cách thi thổi cơm của địa phương mà em thấy thú vị là: hội Từ Trọng (Hoằng Hóa - Thanh Hóa)

+ Luật thi: người dự thi ngồi trên thuyền thúng tại một đầm lầy, lộng gió; mỗi người một thuyền, kiềng, rơm ẩm, bã mía tươi và trang bị khác giống nhau

+ Cách thi: sau hiệu lệnh, các thí sinh đưa thuyền rời bờ ra giữa đầm; thuyền bồng bềnh, gió lộng, củi lửa lại khó cháy, thậm chí gặp mưa phùn gió bấc. Kết thúc cuộc thi, ai có nồi cơm hoặc chõ xôi chín dẻo, ngon là người thắng cuộc.

Câu 6 (trang 108 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Văn bản chỉ có một ảnh minh họa. Nếu vẽ minh họa thêm cho bài viết, em sẽ chọn nội dung nào? Vì sao em lại chọn nội dung đó để vẽ?

Trả lời:

- Nếu vẽ minh họa thêm cho bài viết, em sẽ chọn nội dung cuộc thi của nữ của hội thi nấu cơm ở làng Chuông (Hà Nội) vì quy định của cuộc thi thể hiện sự tháo vát, tần tảo, đảm đang của người phụ nữ khi họ phải vừa nấu cơm vừa giữ trẻ vừa trông chừng một con vật.

- Nếu vẽ minh họa thêm cho bài viết, em sẽ chọn nội dung người cổ vũ hoặc ban giám khảo để minh họa để có thể hình dung rõ hơn về không khí của hội thi.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Thực hành tiếng Việt trang 108

Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang

Viết bài văn thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi

Giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi

Tự đánh giá: Trò chơi dân gian của người Khmer Nam Bộ

1 996 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: