Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2) - Ngắn nhất Cánh diều

Với soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2) Ngữ văn lớp 7 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

1 989 lượt xem
Tải về


Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2)

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 12 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Đọc trước văn bản Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2); tìm hiểu thêm về những câu tục ngữ có đề tài và nội dung tương tự.

Trả lời:

Một số câu tục ngữ có nội dung và đề tài tương tự như:

- Cơn đằng đông vừa trông vừa chạy.

   Cơn đằng nam vừa làm vừa chơi

- Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước.

- Gió nam đưa xuân sang hè.

- Vàng mây thì gió, đỏ mây thì mưa.

- Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa.

- Giấy rách phải giữ lấy lề.

- Uống nước nhớ nguồn.

- Học thầy không tày học bạn.

- Muốn sang thì bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính: Các câu tục ngữ trong bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2) phản ánh những kinh nghiệm dự báo thời tiết, lao động sản xuất và răn dạy con người những bài học luân lí, đạo đức.

Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2) - Ngắn nhất Cánh diều (ảnh 1)

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu hỏi (trang 12 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Đề tài các câu tục ngữ ở đây có gì giống với các câu tục ngữ đã học ở trước?

Trả lời:

Các câu tục ngữ trong bài này và các câu tục ngữ đã học trước đó đều nói về đề tài thiên nhiên, lao động và con người, xã hội.

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 12 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Có thể chia các câu tục ngữ trong văn bản làm mấy nhóm? Đó là những nhóm nào?

Trả lời:

Có thể chia các câu tục ngữ trong văn bản ra làm 2 nhóm. Đó là các nhóm:

Nhóm tục ngữ về thiên nhiên, lao động

Nhóm tục ngữ về con người, xã hội

Câu 1, 2, 3, 4

Câu 5, 6, 7, 8

Câu 2 (trang 12 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Nêu cách hiểu của em về các câu tục ngữ trên.

Trả lời:

- Đối với các câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động: phản ánh kinh nghiệm dự báo thời tiết, lao động sản xuất.

- Đối với các câu tục ngữ về con người, xã hội: răn dạy con người những bài học luân , đạo đức.

Câu 3 (trang 12 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Những câu tục ngữ trong văn bản có ý nghĩa gì đối với đời sống thực tiễn của con người?

Trả lời:

- Những câu tục ngữ trong văn bản có ý nghĩa thực tiễn ngày trong cuộc sống đời thường của con người, đặc biệt đối với những người nông dân. Họ vẫn ghi nhớ những lời dạy của người xưa để áp dụng vào việc quan sát các hiện tượng thời tiết nhằm phục vụ cho lao động và đối nhân xử thế.

- Những lí lẽ, tri thức mà ông cha ta dạy bảo sẽ sống mãi với thời gian hôm nay và mai sau.

Câu 4 (trang 12 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Theo em, vì sao nói: Tục ngữ là kho tàng trí tuệ của nhân dân?

Trả lời:

- Những câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của người xưa đối với việc quan sát các hiện tượng tự nhiên để áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Những câu tục ngữ là bài học thiết thực, là trí tuệ của nhân dân lao động, giúp cha ông ta ngày xưa cũng như chúng ta ngày nay dự đoán thời tiết để tránh thiệt hại và nâng cao năng suất lao động.

- Tục ngữ về con người, xã hội luôn chú ý tôn vinh, đề cao giá trị con người và đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất, lối sống mà con người cần phải có.

Câu 5 (trang 12 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Hãy nêu một câu tục ngữ mà em thấy có ích đối với cuộc sống của chính mình.

Trả lời:

Đối với em câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” là một câu tục ngữ có ích với cuộc sống. Ai cùng cần phải cố gắng kiên trì trong cả công việc và cuộc sống hằng ngày. Cố gắng kiên trì trong từng việc sẽ giúp chúng ta đạt được thành quả như mong muốn.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật

Kể lại một truyện ngụ ngôn

Tự đánh giá: Thầy bói xem voi

Tự đánh giá: Tục ngữ

Hướng dẫn tự học trang 19

1 989 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: