Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 48 Tập 1 - Ngắn nhất Cánh diều

Với soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 48 Tập 1 Ngữ văn lớp 7 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

1 5,916 16/09/2022
Tải về


Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 48 Tập 1

Câu 1 (trang 48 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Trong hai khổ thơ đầu của bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai), các dòng thơ được bố trí thành từng cặp có sự đối lập (trái ngược) nhau về nghĩa. Hãy chỉ ra điều đó và cho biết cách bố trí như vậy có tác dụng gì.

Trả lời:

- Trong hai khổ thơ đầu của bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai), các dòng thơ được bố trí thành từng cặp (1-2, 3-4, 5-6, 7-8), có sự đối lập tương phản (trái ngược) nhau về nghĩa. Sự tương phản về nghĩa này được thể hiện ở cả bộ phận chủ ngữ (các sự vật đối lập: mẹ/ lưng mẹ - cau) lẫn bộ phận vị ngữ (các đặc điểm đối lập: còng – thẳng, xanh rờn – bạc trắng, cao – thấp, gần với giời – gần với đất).

- Tác dụng của cách bố trí các dòng thơ:

+ Vừa có tác dụng miêu tả, vừa biểu cảm.

+ Thể hiện 1 cách chân thực, đậm nét hình ảnh người mẹ đã cao tuổi của mình, đồng thời bộc lộ nỗi xót xa, thương cảm sâu sắc khi nhận thấy sức khỏe ngày càng hao mòn, suy kiệt của người mẹ.

Câu 2 (trang 48 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Nêu tác dụng miêu tả, biểu cảm của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong khổ thơ dưới đây:

Một miếng cau khô

Khô gầy như mẹ

Con nâng trên tay

Không cầm được lệ

(Đỗ Trung Lai)

Trả lời:

- Tác dụng miêu tả: Việc so sánh miếng cau khô (đã kiệt nước, quắt lại) với mẹ đã làm nổi rõ thể trạng của người mẹ: gầy đến mức người nhỏ hẳn lại, sức sống đã suy kiệt.

- Tác dụng biểu cảm: Bộc lộ sự xúc động, niềm thương cảm sâu sắc đối với người mẹ đã cao tuổi và rất gầy yếu của mình. Điều này biểu hiện qua những dòng nước mắt không sao kìm nén được.

Câu 3 (trang 49 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Câu hỏi “Sao mẹ ta già?” trong bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai) có tác dụng như thế nào đối với việc thể hiện tình cảm của tác giả?

Trả lời:

Câu hỏi “Sao mẹ ta già?” trong bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai) là một câu hỏi tu từ mặc dù có đặc điểm hình thức của câu hỏi nhưng không được dùng để hỏi mà được dùng với mục đích biểu cảm. Qua câu hỏi này, tác giả muốn biểu lộ tình cảm đau đớn, xót xa của người con trước hình ảnh người mẹ đã cao tuổi, gần đất xa trời của mình.

Câu 4 (trang 49 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tìm các câu hỏi trong bài thơ Ông đồ (Vũ Đình Liên). Tác giả sử dụng những câu hỏi đó để biểu đạt điều gì?

Trả lời:

- Các câu hỏi trong bài thơ Ông đồ (Vũ Đình Liên):

 “Người thuê viết nay đâu?”

 “Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ?”

- Các câu hỏi mặc dù có đặc điểm hình thức của câu hỏi nhưng không được dùng với mục đích tìm kiếm thông tin mà nhằm thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả: nỗi buồn trước tình cảnh của nền Nho học đã tàn lụi và sự cảm thương sâu sắc đối với lớp người cũ (những “ông đồ”) trước tình cảnh đó.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Tiếng gà trưa

Tập làm thơ bốn chữ, năm chữ

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ

Trao đổi về một vấn đề

Tự đánh giá: Một mình trong mưa

1 5,916 16/09/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: