Giải Toán 7 trang 32 Tập 2 Kết nối tri thức

Với giải bài tập Toán lớp 7 trang 32 Tập 2 trong Bài 26: Phép cộng và phép trừ đa thức một biến sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 7 trang 32 Tập 2.

1 235 07/01/2023


Giải Toán 7 trang 32 Tập 2

Câu hỏi trang 32 Toán 7 Tập 2:

Tìm tổng của hai đa thức: x3 - 5x + 2 và x3 - x2 + 6x - 4.

Lời giải:

Ta có:

(x3 - 5x + 2) + (x3 - x2 + 6x - 4)

= x3 - 5x + 2 + x3 - x2 + 6x - 4

= (x3 + x3) - x2 + (- 5x + 6x) + (2 - 4)

= 2x3 - x2 + x + (-2)

= 2x3 - x2 + x - 2.

Luyện tập 1 trang 32 Toán 7 Tập 2:

Cho hai đa thức M = 0,5x4 - 4x3 + 2x - 2,5 và N = 2x3 + x2 + 1,5.

Hãy tính tổng M + N (trình bày theo hai cách).

Lời giải:

Cách 1. Đặt tính cộng:

Giải Toán 7 Bài 26 (Kết nối tri thức): Phép cộng và phép trừ đa thức một biến (ảnh 1)

Cách 2. Bỏ dấu ngoặc rồi nhóm các hạng tử cùng bậc:

M + N = (0,5x4 – 4x3 + 2x – 2,5) + (2x3 + x2 + 1,5)

           = 0,5x4 – 4x3 + 2x – 2,5 + 2x3 + x2 + 1,5

           = 0,5x4 + (– 4x3 + 2x3) + x2 + 2x + (– 2,5 + 1,5)

           = 0,5x4 + (– 2x3) + x2 + 2x + (–1)

           = 0,5x4 – 2x3 + x2 + 2x – 1.

Vậy M + N = 0,5x4 - 2x3 + x2 + 2x - 1.

Vận dụng 1 trang 32 Toán 7 Tập 2:

Đặt tính cộng để tìm tổng của ba đa thức sau:

A = 2x3 - 5x2 + x - 7;

B = x2 - 2x + 6;

C = -x3 + 4x2 - 1.

Lời giải:

Ta có: A + B + C = (A + B) + C

Đặt tính A + B như sau:

Giải Toán 7 Bài 26 (Kết nối tri thức): Phép cộng và phép trừ đa thức một biến (ảnh 1)

Đặt tính (A + B) + C như sau:

Giải Toán 7 Bài 26 (Kết nối tri thức): Phép cộng và phép trừ đa thức một biến (ảnh 1)

Vậy A + B + C = x3 - x - 2.

Hoạt động 1 trang 32 Toán 7 Tập 2:

Cho hai đa thức P = x4 + 3x3 - 5x2 + 7x và Q = -x3 + 4x2 - 2x + 1.

Đối với phép trừ: P - Q = (x4 + 3x3 - 5x2 + 7x) - (-x3 + 4x2 - 2x + 1), ta cũng có hai cách trình bày, tương tự như phép cộng hai đa thức.

Tìm hiệu P - Q bằng cách bỏ dấu ngoặc rồi nhóm các hạng tử cùng bậc và thu gọn.

Lời giải:

P – Q = (x4 + 3x3 – 5x2 + 7x) – (–x3 + 4x2 – 2x + 1)

          = x4 + 3x3 – 5x2 + 7x + x3 – 4x2 + 2x – 1

          = x4 + (3x3 + x3) + (– 5x2 – 4x2) + (7x + 2x) – 1

          = x4 + 4x3 + (– 9x2) + 9x – 1

          = x4+ 4x3 – 9x2 + 9x – 1.

Vậy P – Q = x4 + 4x3 – 9x2 + 9x – 1.

Hoạt động 2 trang 32 Toán 7 Tập 2:

Cho hai đa thức P = x4 + 3x3 - 5x2 + 7x và Q = -x3 + 4x2 - 2x + 1.

Đối với phép trừ: P - Q = (x4 + 3x3 - 5x2 + 7x) - (-x3 + 4x2 - 2x + 1), ta cũng có hai cách trình bày, tương tự như phép cộng hai đa thức.

Tìm hiệu P - Q bằng cách đặt tính trừ: đặt đa thức Q dưới đa thức P sao cho các hạng tử cùng bậc thẳng cột với nhau rồi trừ theo từng cột.

Lời giải:

Đặt tính trừ P - Q như sau:

Giải Toán 7 Bài 26 (Kết nối tri thức): Phép cộng và phép trừ đa thức một biến (ảnh 1)

Vậy P – Q = x4 + 4x3 – 9x2 + 9x – 1.

Luyện tập 2 trang 32 Toán 7 Tập 2:

Cho hai đa thức:

M = 0,5x4 - 4x3 + 2x - 2,5 và N = 2x3 + x2 + 1,5.

Hãy tính hiệu M - N (trình bày theo hai cách).

Lời giải:

Cách 1. Đặt tính trừ:

Giải Toán 7 Bài 26 (Kết nối tri thức): Phép cộng và phép trừ đa thức một biến (ảnh 1)

Cách 2. Bỏ dấu ngoặc rồi nhóm các hạng tử cùng bậc và thu gọn.

M - N = (0,5x4 - 4x3 + 2x - 2,5) - (2x3 + x2 + 1,5)

           = 0,5x4 - 4x3 + 2x - 2,5 - 2x3 - x2 - 1,5

           = 0,5x4 + (-4x3 - 2x3) - x2 + 2x + (-2,5 - 1,5)

           = 0,5x4 + (-6x3) - x2 + 2x + (-4)

           = 0,5x4 - 6x3 - x2 + 2x - 4

Vậy M - N = 0,5x4 - 6x3 - x2 + 2x - 4.

Xem thêm các bài giải sách giáo khoa Toán 7 bộ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giải Toán 7 trang 32 Tập 2

Giải Toán 7 trang 33 Tập 2

Xem thêm các bài giải sách giáo khoa Toán 7 bộ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Luyện tập chung trang 35

Bài 27: Phép nhân đa thức một biến

Bài 28: Phép chia đa thức một biến

Luyện tập chung trang 45

Bài tập cuối chương 7

1 235 07/01/2023


Xem thêm các chương trình khác: