Trên đường tròn lượng giác, xác định điểm M biểu diễn các góc lượng giác có số đo

Lời giải Bài 1.51 trang 28 SBT Toán 11 Tập 1 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 11.

1 1,700 17/11/2024


Giải SBT Toán 11 Bài tập cuối chương 1 trang 25

Bài 1.51 trang 28 SBT Toán 11 Tập 1: Trên đường tròn lượng giác, xác định điểm M biểu diễn các góc lượng giác có số đo sau và tính các giá trị lượng giác của chúng.

a) 23π4; b) 31π6; c) – 1 380°.

*Lời giải:

a) Ta có 23π4=6ππ4. Góc 23π4 được biểu diễn bởi điểm M22;22 trên đường tròn lượng giác (hình dưới).

 Trên đường tròn lượng giác xác định điểm M biểu diễn các góc lượng giác có số đo sau

Vậy sin23π4=22;  cos23π4=22tan23π4=cot23π4=1.

b) Ta có 31π6=7π6+4π. Góс 31π6 được biểu diễn bởi điểm M32;12> trên đường tròn lượng giác (hình dưới).

 Trên đường tròn lượng giác xác định điểm M biểu diễn các góc lượng giác có số đo sau

Vậy sin31π6=12;  cos31π6=32; tan31π6=13cot31π6=3.

c) Ta có – 1 380° = − 4 . 360° + 60°. Góc –1 380° được biểu diễn bởi điểm M12;  32 trên đường tròn lượng giác (hình dưới).

 Trên đường tròn lượng giác xác định điểm M biểu diễn các góc lượng giác có số đo sau

Vậy sin(– 1 380°) = 32; cos(– 1 380°) = 12; tan(– 1 380°) = 3 và cot(– 1 380°) = 13.

*Phương pháp giải

- Sử dụng các góc lượng giác đặc biệt. Biến đổi các giá trị đề bài cho, rồi vẽ trên đường tròn lượng giác

* Lý thuyết cần nắm và một số dạng toán về hàm số lượng giác:

- Quy tắc đặt tương ứng mỗi số thực x với số thực sinx được gọi là hàm số sin, kí hiệu y = sinx. Tập xác định của hàm số sin là R.

- Quy tắc đặt tương ứng mỗi số thực x với số thực cosx được gọi là hàm số cos, kí hiệu y = cosx. Tập xác định của hàm số côsin là R.

- Hàm số cho bằng công thức y=sinαcosαđược gọi là hàm số tang, kí hiệu là y = tanx. Tập xác định của hàm số tang là R{π2+kπ|kZ}.

- Hàm số cho bằng công thức y=cosαsinαđược gọi là hàm số tang, kí hiệu là y = tanx. Tập xác định của hàm số tang là R{kπ|kZ}.

Hàm số tuần hoàn

Hàm số y = f(x) có tập xác định D được gọi là hàm số tuần hoàn nếu tồn tại số T 0 sao cho với mọi xDta có:

+) x+TD xTD

+) f(x+T)=f(x)

Số T dương nhỏ nhất thỏa mãn cách điều kiện trên (nêu có) được gọi là chu kì của hàm số tuần hoàn đó.

* Nhận xét:

Các hàm số y = sinx, y=cosx tuần hoàn chu kì 2π.

Các hàm số y = tanx, y=cotx tuần hoàn chu kì π.

Đồ thị và tính chất của hàm số y = sinx

- Tập xác định là R.

- Tập giá trị là [-1;1].

- Là hàm số lẻ và tuần hoàn chu kì 2π.

- Đồng biến trên mỗi khoảng (π2+k2π;π2+k2π) và nghịch biến trên mỗi khoảng (π2+k2π;3π2+k2π).

- Có đồ thị đối xứng qua gốc tọa độ và gọi là một đường hình sin.

Đồ thị và tính chất của hàm số y = cosx

Tập xác định là R.

Tập giá trị là [-1;1].

Là hàm số chẵn và tuần hoàn chu kì 2π.

Đồng biến trên mỗi khoảng (π+k2π;k2π) và nghịch biến trên mỗi khoảng (k2π;π+k2π).

Có đồ thị là một đường hình sin đối xứng qua trục tung.

Đồ thị và tính chất của hàm số y = tanx

Tập xác định là R{π2+kπ|kZ}.

Tập giá trị là R.

Là hàm số lẻ và tuần hoàn chu kì π.

Đồng biến trên mỗi khoảng (π2+kπ;π2+kπ), kZ.

Có đồ thị đối xứng qua gốc tọa độ.

Đồ thị và tính chất của hàm số y = cotx

Tập xác định là R{kπ|kZ}.

Tập giá trị là R.

Là hàm số lẻ và tuần hoàn chu kì π.

Đồng biến trên mỗi khoảng (kπ;π+kπ), kZ.

Có đồ thị đối xứng qua gốc tọa độ.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:

Lý thuyết Hàm số lượng giác – Toán 11 Kết nối tri thức

Toán 11 giải vở bài tập (Kết nối tri thức) Bài tập cuối chương 1

1 1,700 17/11/2024


Xem thêm các chương trình khác: