Soạn bài Viết báo cáo kết quả của bài tập dự án (trang 28) - Ngắn nhất Ngữ văn 12 Kết nối tri thức
Với soạn bài Viết báo cáo kết quả của bài tập dự án (trang 28) Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng Soạn văn 12.
Soạn bài Viết báo cáo kết quả của bài tập dự án
* Khái niệm: Bài tập dự án là loại bài tập đòi hỏi bạn (hoặc nhóm học tập của bạn) phải dành thời gian thích đáng ngoài giờ lên lớp để nghiên cứu về một đề tài, chủ đề cụ thể. Sau khi thực hiện các yêu cầu của bài tập dự án, bạn cần viết báo cáo kết quả để trình bày, phục vụ cho việc nghiệm thu. Tùy từng bài tập dự án mà bạn chọn cho bản báo cáo một cách triển khai riêng, tuy nhiên, tất cả các báo cáo đều phải thể hiện được cảm quan nhạy bén, khả năng nghiên cứu độc lập, sự sáng tạo của người thực hiện.
* Yêu cầu:
- Xác định rõ nội dung của bài tập dự án và mục đích thực hiện bài tập dự án.
- Trình bày khái quát các yếu tố chính chi phối việc thực hiện thành công bài tập dự án.
- Miêu tả và tự đánh giá được những kết quả nổi bật của bài tập dự án, có sử dụng các phương tiện phi ngôn ngű phù hợp.
- Đề xuất được hướng sử dụng hợp lí kết quả của bài tập dự án.
- Nêu được ý nghĩa của việc thực hiện bài tập dự án đối với bản thân (cá nhân hoặc nhóm thực hiện) và đối với việc thúc đẩy sự tìm hiểu, giải quyết các vấn để có liên quan.
* Phân tích bài viết tham khảo:
Văn bản: Báo cáo kết quả bài tập dự án – Sưu tầm tài liệu hỗ trợ cho việc học tập, tìm hiểu về tác gia Hồ Chí Minh.
1. Tên bài tập dự án làm thành một phần của nhan đề bài viết.
Viết to và rõ ràng ở ngay phần đầu của dự án
2. Nêu các thông tin chung về bài tập dự án
Bao gồm: yêu cầu của bài tập dự án, thời gian thực hiện, xác định công việc cụ thể, phân công công việc, xác định các bước tiến hành
3. Trình bày kết quả chính của bài tập dự án - nội dung trọng tâm của báo cáo.
Chia kết quả ra thành từng đề mục nhỏ và khái quát chúng ở ngay đề mục, nội dung cụ thể sẽ báo cáo trong từng phần cụ thể của đề mục bao gồm: cách sưu tầm, cách xử lý,…
4. Nêu hướng sử dụng kết quả bài tập dự án - điều đóng vai trò khẳng định ý nghĩa thiết thực của hoạt động.
Hướng dẫn người đọc cách sử dụng kết quả bài tập dự án một cách chính xác, rõ ràng:
- Có thể dùng vào nhiều thời điểm với những mục đích khác nhau, tùy theo kế hoạch cụ thể của tổ chức.
- Người sử dụng có thể là cá nhân hoặc tập thể
- Việc sử dụng có thể diễn ra theo nhiều hình thức.
5. Rút kinh nghiệm về việc thực hiện bài tập dự án - điều góp phần làm nên thành công của hoạt động kiểu này ở lần sau.
Đây là điều cần thiết sau mỗi bài tập dự án, giúp giúp người thực hiện tự đánh giá bản thân, nhận diện những điểm mạnh và yếu, từ đó học hỏi và cải thiện cho các dự án tiếp theo. Đây là điều cần thiết để nâng cao chất lượng và hiệu quả của các bài tập dự án trong các lần thực hiện sau.
6. Tự đánh giá kết quả của bài tập dự án - điều cho thấy sự chủ động cao của người thực hiện khi nhìn nhận về sản phẩm hoạt động của mình.
Người viết có thể tự rút được kinh nghiệm sau mỗi lần làm bài tập dự án, từ đó cải thiện phương pháp làm việc và nâng cao chất lượng của các sản phẩm trong tương lai.
Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc bài viết tham khảo:
Câu 1 (trang 32 SGK Ngữ Văn 12 Tập 2): Nhận xét về cấu trúc của văn bản báo cáo được dùng làm bài viết tham khảo ở trên. Có nên xem kiểu cấu trúc này là một mô hình cần được áp dụng phổ biến này hay không? Vì sao?
Trả lời:
- Cấu trúc được trình bày một cách rõ ràng, mạch lạc và đầy đủ, giúp tổ chức thông tin một cách hợp lý và dễ tiếp cận.
- Việc áp dụng cấu trúc này một cách rộng rãi là rất cần thiết, vì nó không chỉ giúp người đọc nhanh chóng nắm bắt thông tin mà còn đảm bảo rằng mọi chi tiết trong bảng báo cáo đều được truyền đạt một cách chính xác và hiệu quả. Điều này nâng cao khả năng hiểu biết và tiếp nhận thông tin của người đọc, góp phần vào việc đánh giá và sử dụng dữ liệu một cách chính xác.
Câu 2 (trang 32 SGK Ngữ Văn 12 Tập 2): Trong văn bản, nội dung nào đã được ưu tiên trình bày? Sự ưu tiên đó đã hợp lí chưa?
Trả lời:
- Nội dung được ưu tiên trình bày là kết quả đạt được của dự án
- Sự ưu tiên này là cần thiết vì nội dung này sẽ giúp người đọc nắm bắt được thông tin về kết quả dự án, đồng thời khẳng định công sức lao động của người thực hiện dự án
Câu 3 (trang 32 SGK Ngữ Văn 12 Tập 2): Theo bạn, văn bản có điều gì cần điều chỉnh, bổ sung? Vì sao?
Trả lời:
Cần có thêm hình ảnh dẫn chứng, có thể là ảnh động, video minh họa hoặc bảng biểu để làm tăng tính thuyết phục cũng như sinh động cho báo cáo.
Câu 4 (trang 32 SGK Ngữ Văn 12 Tập 2): Nếu có yêu cầu văn bản báo cáo phải sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ, bạn sẽ gợi ý cho người viết báo cáo xử lí vấn đề này như thế nào?
Trả lời:
Nên sử dụng hình ảnh, bảng biểu để tăng tính chân thực và thuyết phục hoặc có thể minh họa bằng video, clip.
* Thực hành viết theo các bước:
1. Chuẩn bị viết
– Cần hình dung đầy đủ về cả quá trình thực hiện bài tập dự án, từ việc nhận đề tài hay trao đối về để tài đến việc phân công nội dung hoạt động cho từng thành viên (nếu dự án được thực hiện theo nhóm) và việc điều chỉnh, sắp xếp, tổ chức các sản phẩm cụ thể đã làm được.
– Bài viết sẽ thực hiện nhất thiết phải dựa trên kết quả đạt được của một bài tập dự án mà bạn đã làm hoặc tham gia làm. Vì vậy, ở dây, cần quay lại với bước đầu tiên: xác định đề tài của bài tập dự án – một bước hoạt động có thể đã được triển khai trước thời điểm bạn viết báo cáo này ít nhất một tuần.
– Để tài bài tập dự án có thể do giáo viên đưa ra hoặc do chính học sinh tự đề xuất. Khi đề xuất, bạn cần đọc lại phần lời dẫn đặt dưới tên kiểu bài để hình dung thế nào là một bài tập.
2. Tìm ý, lập dàn ý
* Tìm ý
Tất cả các ý được dùng cho bài viết đều mang tính chất của những thông tin khách quan, hình thành dựa trên việc miêu tả khái quát những gì bạn hoặc nhóm của bạn đã thực hiện trên thực tế. Cần bám vào các yêu cầu của kiểu bài viết để xác định những ý nào cần được triển khai:
– Nội dung bài tập dự án; mục đích, sự cần thiết của việc thực hiện bài tập dự án (Bài tập đòi hỏi phải làm gì? Tại sao cần thực hiện bài tập dự án này? Bài tập dự án giúp ích gì cho việc học tập? Bài tập yêu cầu người thực hiện phải có được kĩ năng và phẩm chất nào?...).
– Các bước triển khai bài tập dự án; sự phân công công việc cho các thành viên tham gia (nếu bài tập dự án do nhóm thực hiện); kế hoạch nghiệm thu kết quả ở từng bước (Bài tập dự án được thực hiện trong khung thời gian nào? Tính hợp lí của sự phân công công việc nhằm khai thác thế mạnh của từng thành viên được thể hiện ra sao? Việc kết nối công việc và đánh giá kết quả ở từng bước đã được quan tâm đúng mức chưa?...).
– Các kết quả đạt được nổi bật của bài tập dự án; tính sáng tạo, tính mới trong các kết quả; việc đảm bảo tinh trung thực trong việc tạo ra sản phẩm cho bài tập dự án (Kết quả đạt được đảng nói nhất của bài tập dự án là gì? Tính sáng tạo, tính mới của kết quả bài tập dự án được thể hiện như thế nào? Có hiện tượng "khai khống” kết quả và vi phạm bản quyền trong việc tạo ra sản phẩm hay không?...).
– Hướng sử dụng kết quả của bài tập dự án (Kết quả bài tập dự án có thể được sử dụng khi học bài nào hay khi thực hiện hoạt động gì trong nhà trường? Kết quả này có thể được chia sẽ như thế nào và được lưu trữ ở đâu?).
– Những việc cần làm tiếp sau khi hoàn thành bài tập dự án (Bài tập dự án đã hoàn thành có khả năng gợi mở những bài tập dự án mới không? Trong kết quả của bài tập dự án còn có vấn đề nào chưa được giải quyết trọn vẹn? Hướng giải quyết một số vấn đề nảy sinh sau quá trình thực hiện bài tập dự án là gì?).
– Bài học kinh nghiệm của người (cá nhân hoặc nhóm) thực hiện bài tập dự án (Nguyên nhân đạt được hay chưa đạt được kết quả mong muốn khi thực hiện bài tập dự án là gì? Cần chấn chỉnh hay phát huy điểm nào ở khâu tổ chức? Vấn đề tương thích giữa nội dung bài tập dự án và thời gian thực hiện cần được ý thức như thế nào?...).
* Lập dàn ý
Nghiên cứu ki phần Yêu cầu của kiểu bài vì trình tự sắp xếp các yêu cầu cụ thể trong đó đã gợi ý về cách lập dàn ý cho bài viết
3. Viết
– Cần bám theo dàn ý đã lập để viết. Các phần, đoạn cần được trình bày tách bạch, dễ theo dõi. Cuối bản báo cáo có thể ghi tên người viết báo cáo (với tư cách cá nhân hay tư cách người đại diện cho nhóm thực hiện bài tập dự án).
– Cần sử dụng ngôn ngữ khách quan cho báo cáo, hạn chế tối đa những câu văn mang tính biểu cảm. Các thông tin phải đảm bảo tính xác thực, có thể đưa kèm một số bảng, sơ đồ, hình minh hoạ,..
- Luôn quan tâm đến vấn đề bản quyền khi sử dụng các tài liệu của người khác đã công bố hay chưa công bố (ghi chú rõ ràng xuất xứ những tài liệu được sử dụng).
4. Chỉnh sửa, hoàn thiện
- Dựa theo yêu cầu của kiểu bài để bổ sung các thông tin còn thiếu; lược bỏ những đoạn miêu tả dài dòng, ít có giá trị thông tin hay những câu biểu cảm không cần thiết.
– Nếu bài tập dự án được một nhóm thực hiện, bản báo cáo cần được thông qua các thành viên trong nhóm để có những điều chỉnh phù hợp.
Bài viết tham khảo:
Báo cáo Kết quả Bài tập Dự án: "Xây dựng và Triển khai Dự án Môi trường Xanh tại Trường Trung Học Cơ Sở ABC"
I. Thông tin chung về dự án
1. Yêu cầu của bài tập dự án
Bài tập dự án yêu cầu học sinh cấp 3 thực hiện một dự án nhằm nâng cao nhận thức và cải thiện môi trường xanh tại trường. Dự án cần bao gồm các hoạt động như tổ chức các buổi tuyên truyền, thực hiện các hoạt động trồng cây, và thiết lập các biện pháp giảm thiểu rác thải. Mục tiêu chính là tạo ra một môi trường học tập sạch đẹp hơn và khuyến khích sự tham gia tích cực của toàn thể học sinh và giáo viên.
2. Thời gian thực hiện
Dự án được thực hiện trong thời gian từ ngày 1 tháng 4 năm 2024 đến ngày 30 tháng 6 năm 2024. Thời gian này bao gồm các giai đoạn chuẩn bị, triển khai, và đánh giá kết quả.
3. Xác định các công việc cụ thể
- Nghiên cứu và lập kế hoạch: Xác định các hoạt động cần thực hiện, phân tích yêu cầu và thiết lập mục tiêu cụ thể.
- Tổ chức buổi tuyên truyền: Chuẩn bị và tổ chức các buổi tuyên truyền về bảo vệ môi trường cho học sinh và giáo viên.
- Trồng cây và cải tạo cảnh quan: Lên kế hoạch trồng cây xanh và cải tạo các khu vực trong trường để tạo môi trường xanh sạch đẹp.
- Thực hiện các biện pháp giảm thiểu rác thải: Thiết lập các điểm thu gom rác, triển khai phân loại rác và nâng cao nhận thức về giảm thiểu rác thải.
- Đánh giá và báo cáo: Đánh giá kết quả của các hoạt động và lập báo cáo tổng kết.
4. Phân công công việc
- Trưởng nhóm: Nguyễn Thị Lan – Chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ dự án và phối hợp các hoạt động.
- Tuyên truyền: Trần Văn Minh – Lên kế hoạch và tổ chức các buổi tuyên truyền, tạo tài liệu thông tin.
- Trồng cây và cải tạo cảnh quan: Lê Thị Mai và Phạm Văn Hòa – Thực hiện công việc trồng cây, cải tạo và duy trì khu vực xanh trong trường.
- Giảm thiểu rác thải: Nguyễn Văn Tuấn – Đảm nhiệm việc thiết lập các điểm thu gom rác, phân loại rác và tổ chức các hoạt động giáo dục về môi trường.
- Đánh giá và báo cáo: Bùi Thị Hoa – Thực hiện đánh giá kết quả dự án và soạn thảo báo cáo tổng kết.
5. Xác định các bước tiến hành
Bước 1: Nghiên cứu và lập kế hoạch chi tiết cho từng hoạt động của dự án.
Bước 2: Tổ chức các buổi tuyên truyền về bảo vệ môi trường.
Bước 3: Tiến hành trồng cây và cải tạo cảnh quan trường học.
Bước 4: Triển khai các biện pháp giảm thiểu rác thải và phân loại rác.
Bước 5: Đánh giá hiệu quả các hoạt động và lập báo cáo tổng kết.
II. Kết quả chính của bài tập dự án
1. Tuyên truyền thành công: Đã tổ chức 3 buổi tuyên truyền với sự tham gia của học sinh và giáo viên, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường.
2. Cải tạo cảnh quan: Trồng 50 cây xanh mới và cải tạo 4 khu vực trong trường, tạo không gian học tập xanh sạch hơn.
3. Giảm thiểu rác thải: Đã thiết lập 5 điểm thu gom rác và triển khai phân loại rác tại nguồn, cải thiện tình trạng rác thải trong trường.
4. Báo cáo đánh giá: Các hoạt động được thực hiện đúng kế hoạch và đạt được hiệu quả tích cực, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng học sinh.
III. Vấn đề sử dụng, lưu trữ kết quả bài tập dự án
- Sử dụng kết quả: Kết quả của dự án sẽ được duy trì và phát huy trong trường học, bao gồm việc tiếp tục chăm sóc cây xanh và duy trì các biện pháp giảm thiểu rác thải.
- Lưu trữ kết quả: Tài liệu dự án, bao gồm báo cáo tổng kết, ảnh minh họa các hoạt động và tài liệu tuyên truyền, sẽ được lưu trữ tại văn phòng trường và trên nền tảng lưu trữ đám mây để dễ dàng truy cập và tham khảo khi cần.
IV. Một số kinh nghiệm rút ra
1. Lập kế hoạch chi tiết: Kế hoạch chi tiết giúp nhóm thực hiện dự án có cái nhìn rõ ràng về các hoạt động cần thực hiện và đảm bảo tiến độ.
2. Tăng cường phối hợp: Việc phối hợp hiệu quả giữa các thành viên trong nhóm là rất quan trọng để hoàn thành các nhiệm vụ đúng hạn.
3. Đánh giá liên tục: Đánh giá và điều chỉnh hoạt động trong quá trình thực hiện giúp cải thiện kết quả dự án và khắc phục các vấn đề phát sinh.
V. Tự đánh giá về kết quả bài tập dự án
1. Đánh giá chung: Dự án đã hoàn thành thành công với các mục tiêu đạt được. Các hoạt động được thực hiện đúng kế hoạch và có tác động tích cực đến môi trường học tập.
2. Những điểm mạnh: Nhóm thực hiện đã thể hiện khả năng làm việc nhóm tốt, quản lý thời gian hiệu quả và hoàn thành các mục tiêu của dự án.
3. Những điểm cần cải thiện: Cần cải thiện quy trình tổ chức tuyên truyền và mở rộng các hoạt động môi trường để đạt được tác động lâu dài hơn.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:
Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu
Viết báo cáo kết quả của bài tập dự án
Xem thêm các chương trình khác:
- Góp ý sgk lớp 12 tất cả các môn năm 2024 - 2025 (3 bộ sách)
- Đề thi chính thức các môn THPT Quốc Gia các năm
- (3000+) Đề thi thử THPT Quốc Gia (các năm) từ các trường, sở trên cả nước
- Đề minh họa THPT quốc gia các năm
- Đề thi Đánh giá năng lực năm 2023 | Thông tin | Cấu trúc ĐGNL ĐHQG Hà Nội, HCM, ĐHBK, Bộ Công an
- TOP 100 Đề thi Tiếng Anh lớp 12 Học kì 1, Học kì 2 năm 2022 - 2023 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Hóa học lớp 12 Học kì 1, Học kì 2 năm 2023 - 2024 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Toán lớp 12 Học kì 1, Học kì 2 năm 2023 - 2024 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Lịch sử lớp 12 Học kì 1, Học kì 2 năm 2023 - 2024 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Vật lí lớp 12 Học kì 1, Học kì 2 năm 2023 - 2024 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Giáo dục công dân lớp 12 Học kì 1, Học kì 2 năm 2023 - 2024 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Địa lí lớp 12 Học kì 1, Học kì 2 năm 2023 - 2024 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Ngữ Văn lớp 12 Học kì 1, Học kì 2 năm 2023 - 2024 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Sinh học lớp 12 Học kì 1, Học kì 2 năm 2023 - 2024 có đáp án