Soạn bài II. Luyện tập và vận dụng (trang 160) - Ngắn nhất Ngữ văn 12 Kết nối tri thức
Với soạn bài II. Luyện tập và vận dụng (trang 160) Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng Soạn văn 12.
Soạn bài II. Luyện tập và vận dụng
1. Đọc
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Bình đựng lệ
(Chế Lan Viên)
Từ sâu thẳm không tên
Vớt lên bình đựng lệ
Người xưa ném nỗi đau vào bể
Nhờ sóng triều vạn kỉ
Lấp vùi trong lãng quên
Dẫu không chu kì
Như Tua Rua, sao Chổi
Chiếc bình tuột khỏi tay nhân loại
Lại về trở lại
Nằm kia
Cùng với hoa trúc đào đỏ chói
Và sóng triều vào bãi
Ném thia lia
Tôi từ xứ lắm bom
Giáp mặt nghìn lần cùng cái chết
Đứng trước chiếc bình con
Vẫn cứ bàng hoàng
Ồ! Ta đã nghe rao giảng về hư vô
Tro tàn, gió rét
Ăn miếng buồn trong thơ
Uống nỗi đau ở triết
Ờ, thế mà chả có gì mất hết
Chiếc bình kia vẫn còn
Vỏ ốc hoá vôi
Rễ cây bám bình hoá thạch
Nét hoa văn vẫn cười
Dù hoa chỉ một ngày
Dù sóng kia vạn tuổi
Dù đời nhiều chuyện rủi
Mà rất nghèo cơ may
Chiếc bình xưa vẫn đó
Người này vứt để quên
Người kia cầm lại nhớ
Thời này dù vứt bỏ
Thì thời kia nhặt lên.
1988
(Di cảo thơ Chế Lan Viên, tập 1, NXB Thuận Hóa, Thừa Thiên Huế, 1992, tr.79-80)
Câu 1 (trang 160 SGK Ngữ Văn 12 Tập 1): Có thể xếp bài thơ Bình đựng lệ vào loại thơ tượng trưng được không? Vì sao?
Trả lời:
Có thể xếp bài thơ Bình đựng lệ vào loại thơ tượng trưng vì:
+ Bài thơ thể hiện suy tư về những vấn đề mang tính phổ quát của con người, của đời sống nhân loại.
+ Hình tượng trung tâm của bài thơ là một biểu tượng đa nghĩa: bình đựng lệ.
+ Các chi tiết mang tính miêu tả, tạo hình về đối tượng được khai thác từ vốn tri thức văn hoá phong phú của tác giả (về thần thoại, tôn giáo, triết học, văn học,...) hơn là từ những quan sát trực tiếp.
+ Bài thơ luôn mở rộng liên tưởng về những điều vượt ngoài tri giác thông thường, gắn với các đại lượng hay đơn vị thời gian, không gian dài rộng, vượt khỏi tầm kiểm soát của con người.
Câu 2 (trang 160 SGK Ngữ Văn 12 Tập 1): Theo hiểu biết của bạn, hình ảnh “Bình đựng lệ” có thể gợi nhớ đến những câu chuyện cổ nào?
Trả lời:
Hình ảnh “Bình đựng lệ” có thể gợi nhớ đến những câu chuyện cổ:
- Nàng tiên cá
- Truyện Kiều
- Tấm Cám
Câu 3 (trang 160 SGK Ngữ Văn 12 Tập 1): “Bình đựng lệ” là biểu tượng của cái gì? Căn cứ vào đâu để xác định những hàm nghĩa của biểu tượng này?
Trả lời:
- “Bình đựng lệ” là biểu tượng của nỗi đau muôn thuở của loài người, được người xưa “khóa lại”, ném xuống biển quên lãng. Bình đựng lệ cũng nhắc chúng ta luôn nhớ đến sự hữu hạn của cuộc sống và của những cái biết mà nhân loại đã đạt tới.
- Căn cứ xác định:
+ Chi tiết nói về sự xuất hiện trở lại của chiếc bình trước đôi mắt ngỡ ngàng của hậu thế. Hoá ra, nỗi đau là một đại lượng bất biến, gắn với cuộc sống của nhân loại. Người ta tưởng nó đã bị ném đi biệt tích và bị quên lãng, kì thực, nó “vẫn đó”, “vẫn cười", mãi song hành với con người và thường hiện ra như một ám ảnh, mỗi khi chúng ta đối diện với cái "sâu thẳm không tên" của thời gian đồng thời biết gạt bỏ thái độ quá tự tin trước những gì đang diễn ra ở thời hiện tại.
Câu 4 (trang 160 SGK Ngữ Văn 12 Tập 1): Tìm những câu thơ thể hiện nhận thức của tác giả về sự tồn tại vĩnh cửu của “bình đựng lệ”. Tác giả phát biểu nhận thức này dựa trên những trải nghiệm cá nhân nào?
Trả lời:
- Những câu thơ thể hiện nhận thức của tác giả về sự tồn tại vĩnh cửu của “bình đựng lệ”:
+ “Chiếc bình tuột khỏi tay nhân loại/ Lại về trở lại/ Nằm kia.”
+ “Ỡ, thế mà chẳng có gì mất hết/ Chiếc bình kia vẫn còn”;
+ “Nét hoa văn vẫn cười.”;
+ “Chiếc bình xưa vẫn đó/ Người này vứt để quên/ Người kia cầm lại nhớ/ Thời này dù vứt bỏ/ Thì thời kia nhặt lên.”
- Tác giả phát biểu nhận thức này dựa trên những trải nghiệm cá nhân: Nhân vật trữ tình thực sự “bàng hoàng" khi “đứng trước chiếc bình con, mặc dù trước đó anh ta ngỡ bản thân đã tìm hiểu đến tận ngọn nguồn của nỗi đau nhờ vào sự hỗ trợ của thơ ca và triết học. Thì ra, nỗi đau vẫn luôn là cái gì khó giải thích, khó cảm nhận hết. Chỉ có thể chạm được vào bản chất của nó một khi ta biết đánh giá nghiêm túc sự hạn hẹp về kiến thức của mình (không phải cứ miệt mài "nghe rao giảng về hư vô" là có thể hiểu được, thậm chí, cả việc từng vào sống ra chết “nghìn lần” vẫn chưa cung cấp đủ điều kiện để ta thấu tỏ vấn đề). Nói tóm lại, con người cần hiểu đúng và trân trọng nỗi đau bởi vì nó dường như là một phần tất yếu của đời sống nhân loại.
Câu 5 (trang 160 SGK Ngữ Văn 12 Tập 1): Thủ pháp đối lập đã được tác giả vận dụng như thế nào và đạt hiệu quả nghệ thuật gì?
Trả lời:
- Thủ pháp đối lập được vận dụng:
+ Đối lập về hình ảnh: sáng - tối, cao - thấp, rộng - hẹp, xa - gần,...
+ Đối lập về cảm xúc: vui - buồn, yêu - ghét, hy vọng - tuyệt vọng,...
+ Đối lập về ý tưởng: sống - chết, hiện tại - quá khứ, thực tại - ảo mộng,...
- Hiệu quả:
+ Nhấn mạnh nội dung: làm nổi bật những ý tưởng, quan điểm của tác giả.
+ Tăng cường tính biểu cảm: thể hiện những cảm xúc mãnh liệt, dồn nén.
+ Gây ấn tượng mạnh mẽ: thu hút sự chú ý của người đọc, khơi gợi suy tư.
+ Làm cho tứ thơ đa chiều, sâu sắc: thể hiện nhiều khía cạnh của cuộc sống.
Câu 6 (trang 160 SGK Ngữ Văn 12 Tập 1): Nêu nhận xét về màu sắc nghị luận của bài thơ thông qua một số dấu hiệu hình thức mang tính đặc trưng.
Trả lời:
Nhận xét về màu sắc nghị luận trong bài thơ "Bình đựng lệ" - Chế Lan Viên:
* Dấu hiệu hình thức:
- Giọng điệu:
+ Giọng điệu chủ đạo: bi tráng, thống thiết, phẫn uất.
+ Giọng điệu thay đổi theo từng đoạn thơ:
Đoạn 1: Giọng điệu buồn bã, xót xa.
Đoạn 2: Giọng điệu phẫn uất, căm phẫn.
Đoạn 3: Giọng điệu bi tráng, hào hùng.
- Hình ảnh:
+ Hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng: bình đựng lệ, nước mắt, máu, lửa,...
+ Hình ảnh tương phản: bình đựng lệ - bầu trời, nước mắt - lửa,...
- Ngôn ngữ:
+ Sử dụng nhiều từ ngữ có tính biểu cảm cao: "chan hòa", "thấm ướt", "rực cháy",...
+ Sử dụng nhiều phép tu từ: ẩn dụ, so sánh, nhân hóa,...
* Nhận xét:
+ Bài thơ "Bình đựng lệ" là một bài thơ mang đậm màu sắc nghị luận.
+ Tác giả đã sử dụng nhiều dấu hiệu hình thức để thể hiện quan điểm, tư tưởng của mình về cuộc đời, về con người.
+ Giọng điệu bi tráng, thống thiết, phẫn uất cùng với những hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng, tương phản đã góp phần thể hiện nội dung tư tưởng của bài thơ.
+ Ngôn ngữ giàu sức gợi cảm, sử dụng nhiều phép tu từ đã làm cho bài thơ thêm sinh động, hấp dẫn.
Câu 7 (trang 160 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ thái độ đồng cảm hay không đồng cảm của bạn đối với nỗi niềm và nhận thức của tác giả được bộc lộ qua bài thơ.
Đoạn văn tham khảo
Đồng hành cùng Chế Lan Viên trong "Bình đựng lệ", ta chìm đắm trong dòng chảy cảm xúc mãnh liệt, nơi những giọt lệ đắng cay như những minh chứng cho những vết thương lòng dai dẳng, không thể phai mờ theo thời gian. Nỗi đau như những bình đựng lệ mãi mãi không biến mất, khơi gợi trong chúng ta sự đồng cảm sâu sắc và những suy ngẫm về bản chất của nỗi đau trong cuộc sống. Nỗi đau như những "bình đựng lệ" - hình ảnh ẩn dụ đầy sức gợi, ẩn chứa triết lý về sự tồn tại vĩnh cửu của những vết thương lòng. Con người trong cuộc sống, không ai có thể tránh khỏi những thăng trầm, thử thách, những mất mát và tổn thương. Nỗi đau ấy như những giọt lệ âm thầm chảy, len lỏi vào tâm hồn, hằn sâu thành những vết sẹo khó phai. Nó là minh chứng cho những trải nghiệm khắc nghiệt, những mất mát to lớn, những tổn thương sâu sắc. Con người giấu diếm, gói ghém nỗi đau thành những chiếc bình đựng lệ rời ném ra biển khơi. Như cách con người muốn chạy trốn nỗi đau, hoặc khiến nó trở ra biển nhằm trốn tránh hiện thực phũ phàng.
2. Viết
Chọn một trong những đề sau:
Đề 1. Viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện cùng sáng tác về một đề tài hoặc cùng nói về một loại nhân vật
Đề 2. So sánh hai tác phẩm thơ cùng thể hiện chủ đề thiên nhiên, đất nước hoặc tình yêu đôi lứa được sáng tác theo những phong cách nghệ thuật khác nhau
Đề 3. Phân tích, đánh giá việc khai thác các chủ đề, hình tượng, mô típ của sáng tác dân gian (ca dao, thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích) trong 1 tác phẩm văn học hiện đại.
Đề 4. Viết bài nghị luận về vấn đề: Thanh niên và việc xác lập giá trị sống.
Đề 5. Xây dựng đề cương cho báo cáo nghiên cứu về một vấn đề liên quan đến sinh hoạt học đường.
Trả lời:
Đề 1
Trong giai đoạn văn học trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, Thạch Lam và Kim Lân là hai tác giả văn học tiêu biểu. Cả hai đều sử dụng chủ nghĩa hiện thực để phản ánh chính xác về đời sống khó khăn của người nông dân trong hoàn cảnh của một cổ hai tròng bị thực dân và phong kiến áp bức. Hình ảnh phố huyện nghèo xơ xác được phản ánh rõ nhất trong hai tác phẩm của họ, đó là "Vợ Nhặt" của Kim Lân và "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam. Trong tác phẩm, tình yêu thương giữa con người với con người thể hiện một cách chi tiết và đầy xúc động, nó không chỉ thể hiện sự rung động sâu sắc giữa con người với con người mà còn thể hiện sự yêu thương, tình cảm, sự đùm bọc với những cảm xúc trong những cung bậc của con người.
Trong tác phẩm Hai đứa trẻ khung cảnh phố huyện nghèo hiện lên ở những câu văn đầu tiên "Tiếng trống thu không trên cái chợ của huyện nhỏ, từng tiếng một vang xa để gọi buổi chiều...". Một tiếng trống vang lên trong một buổi chiều sắp tàn, và có lẽ cảnh vật và con người đang đắm chìm vào trong trạng thái lơ đãng. Hình ảnh hai đứa trẻ xuất hiện với những công việc thường ngày "thắp đèn" rồi "đóng quan" và ngắm nhìn đoàn tàu chạy từ Hà Nội trở về, vụt sáng lên và rồi lại rơi vào hụt hẫng. Hình ảnh phố huyện buổi chiều tà được tác giả phác họa qua những chi tiết "Chợ họp giữa phố vãn từ lâu. Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và bã mía. Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá khiến chị em Liên tường là mùi riêng của đất, của quê hương này. Một vài người bán hàng về muộn đang thu xếp hàng hóa, đòn gánh đã xỏ sẵn vào quang rồi, họ còn đứng nói chuyện với nhau ít câu". Đó chính là khung cảnh của khu phố nghèo lúc ngày đã tàn, một sự héo úa, tàn phai và cả sự tiêu điều hiu quạnh hiện lên trước mắt người đọc. Có lẽ đây chính là hiện thực thời bấy giờ ở miền bắc nước ta. Mọi thứ dường như chông chênh, không điểm nhấn, không sức hút và dường như không có sự sống. Tất cả chỉ là những điều bình dị, gần gũi nhưng lại phảng phất nghèo đói.
Cả Thạch Lam và Kim Lân đều sử dụng chủ nghĩa hiện thực để vẽ nên bức tranh phố huyện. Trong đó, bức tranh của Kim Lân được vẽ bằng những màu sắc và đường nét đậm hơn, dữ dội hơn, do cảm hứng từ nạn đói năm 1945 của dân tộc ta. Trong bức tranh đó, Kim Lân đã mô tả hình ảnh người chết như ngả rạ, nằm ngổn ngang khắp chợ, những cái xác nằm còng queo chất đầy đường. Tuy nhiên, trong cái khung cảnh chết chóc đó, nhân vật Tràng, bà cụ Tứ và Thị lại tỏa sáng với phẩm chất đẹp và tình yêu thương con người, trách nhiệm với gia đình. Trong bài Vợ Nhặt tình yêu thương giữa con người với con người thể hiện ngay trong chi tiết Tràng nhặt được vợ, trong cảnh nghèo đói đó đáng lẽ Tràng phải tự lo cho mình và gia đình, và không có khả năng đùm bọc thêm ai nữa, nhưng Trang vẫn quyết định lấy và dành tình yêu thương của mình đối với người con gái này, Tràng không nghĩ rằng mình có thể lấy được vợ. Bức tranh của Kim Lân cũng thể hiện sự giác ngộ lý tưởng và quyết tâm vùng lên đấu tranh của người dân lao động để thoát khỏi cảnh nghèo đói, áp bức và bóc lột. Cuối tác phẩm, phố huyện được vẽ hiện lên với hình ảnh của cờ Việt Minh, là báo hiệu cho sự giải phóng và hy vọng của người dân. Như vậy, trong bức tranh phố huyện của Kim Lân, bên cạnh những cảnh nghèo khó, vẫn tồn tại những giá trị đạo đức và tình yêu thương con người.
Hai bức tranh phố huyện nhưng một cuộc đời người dân. Điểm nhìn chung của hai bức tranh ấy chính là đứng trên góc độ hiện thực của cuộc sống, số phận của người dân lao động bần cùng khổ hạnh của xã hội Việt nam xưa. Bức tranh ấy điều được vẽ nên qua lắng kính giàu tình yêu thương con người của từng tác giả. Tuy nhiên, mỗi bức tranh đều có những nét vẽ đặc sắc khác biệt riêng. Nếu Thạch Lam khắc họa bức tranh bằng khung cảnh ngày tàn, cảnh chợ tàn và những kiếp người tàn tạ bằng những màu sắc đường nét nhẹ nhàng nhưng thấy rõ sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối nhằm cho người đọc nhìn nhận rõ nhất về cuộc đời số phận của những người dân lao động nghèo khổ đang phải sống một cuộc đời đơn điệu, nhàm chán, bế tắc thì bức tranh phố huyện của Kim Lân lại miêu tả về khung cảnh nạn đói năm 1945, về cuộc đời số phận nghèo khổ của người dân lao động đan xen cùng những diễn biến kịch tính về câu chuyện tình của Tràng và thị trong cảnh đói ấy.
Bức tranh phố huyện trong tác phẩm Vợ nhặt, ta có thể cảm nhận được toàn bộ sự khổ cực của phố huyện nghèo khổ thông qua cảnh quan rộng và sâu sắc chân thực hơn. Khung cảnh xóm ngụ cư chúng ta có thể nhìn thấy đám đông vật vờ, lay lắt và héo mòn vì đói. Nạn đói năm 1945 đã bao trùm lên không gian phố huyện và các cuộc đời số phận của những con người trong đó. Người chết chất thành đống, người sống vật vờ như thây ma. Hình ảnh phố huyện nghèo trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam được khắc họa nhẹ nhàng hơn so với Vợ nhặt. Bức tranh phố huyện đó có mùi ẩm mốc khơi lên từ bãi rác. Âm thanh của phố huyện được vang lên qua tiếng trống thu không báo hiệu buổi chiều về. Con người trong phố huyện của Thạch Lam thưa thớt ít ỏi. Hai chị em Liên, gia đình nhà bác hát xẩm, bà cụ Thi điên, bác Siêu bán phở, hai mẹ con nhà chị Tý, vài anh lính canh đi tuần đêm. Tuy nhiên, không gian ấy vẫn tĩnh lặng đến đáng sợ bởi lẽ sự xuất hiện của con người chẳng hề náo nhiệt mà tẻ nhạt bởi chính bản thân họ đang phải sống một cuộc đời nhàm chán, tăm tối.
Từ những chi tiết miêu tả trên, ta có thể thấy sự tương đồng giữa khung cảnh phố huyện của xóm ngụ cư và phố huyện của hai chị em Liên. Cả hai đều thể hiện được nghèo đói xác xơ của những người dân sinh sống tại đây. Tuy nhiên, trong văn của Thạch Lam, đó là những cuộc đời tàn tạ, quanh quẩn trong sự đơn điệu tẻ nhạt. Trái lại, ước mơ của hai chị em Liên là có một cuộc sống tinh thần phong phú hơn. Cách khắc họa nhân vật hai nhà văn tuy gần gũi, thân thuộc người dân lao động nhưng có điểm khác biệt riêng. Thạch Lam sử dụng những hình ảnh, màu sắc và từ ngữ nhẹ nhàng, giàu chất thơ, chất chữ tình để miêu tả cuộc đời và số phận của người dân lao động. Tác phẩm của ông không có cao trào nhưng đầy tình cảm và sự nhẹ nhàng. Trong khi đó, Kim Lân lại khắc họa bức tranh phố huyện một cách mạnh mẽ, sắc nét hơn.
Trong hai truyện ngắn này, các nhân vật được Kim Lân và Thạch Lam tập trung miêu tả khung cảnh phố huyện nghèo và đời sống sinh hoạt người nông dân nghèo khổ. Thông qua tình huống, các nhân vật được hai nhà văn thành công xây dựng đều khắc họa nên phẩm chất cao quý, tình yêu thương giữa con người với con người. Tình yêu thương con người đã được Kim Lân và Thạch Lam thể hiện một cách sâu sắc, đó là tình cảm chân thành và tình cảm da diết mà con người dành cho con người. Tính nhân đạo được thể hiện sâu sắc trong tác phẩm qua đó ta thấy được và trân trọng hơn tình yêu thương của tác giả đối với những người dân nghèo khổ trong xã hội xưa.
Đề 2. So sánh hai tác phẩm thơ cùng thể hiện chủ đề thiên nhiên, đất nước hoặc tình yêu đôi lứa được sáng tác theo những phong cách nghệ thuật khác nhau
"Tây Tiến” của Quang Dũng và "Đồng chí” của Chính Hữu là hai bài thơ đã làm nổi bật hình tượng người lính hiên ngang, kiên cường nhưng cũng rất đỗi mơ mộng, lạc quan, yêu đời.
"Tây Tiến" và "Đồng chí" là hai tác phẩm thơ tiêu biểu cho hình ảnh người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Tuy nhiên, mỗi tác phẩm lại thể hiện những nét riêng biệt về vẻ đẹp của người lính.
Về đề tài: "Tây Tiến" miêu tả hình ảnh đoàn binh Tây Tiến và con người Tây Bắc trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp. Bài thơ tập trung khắc họa vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn và bi tráng của đoàn binh Tây Tiến."Đồng chí" tập trung miêu tả chân dung người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp với những phẩm chất cao đẹp. Bài thơ thể hiện tình đồng chí, đồng đội keo sơn gắn bó giữa những người lính.
Về cảm hứng: "Tây Tiến" thể hiện cảm hứng lãng mạn, bi tráng. Lãng mạn thể hiện qua vẻ đẹp thiên nhiên, con người Tây Bắc và vẻ đẹp hào hùng của người lính Tây Tiến. Bi tráng thể hiện qua bi kịch hy sinh của đoàn binh Tây Tiến. "Đồng chí" thể hiện cảm hứng hiện thực kết hợp với lãng mạn. Hiện thực thể hiện qua việc khắc họa chân dung người lính giản dị, mộc mạc. Lãng mạn thể hiện qua tình đồng chí, đồng đội keo sơn gắn bó.
Bên cạnh đó về giọng điệu: "Tây Tiến" có giọng điệu đa dạng, khi bi tráng, hào hùng, khi trữ tình, bâng khuâng. "Đồng chí" có giọng điệu chủ yếu là bình dị, mộc mạc, gần gũi. Về ngôn ngữ được sử dụng trong thơ: "Tây Tiến" sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, thể hiện cảm xúc mãnh liệt của tác giả."Đồng chí" sử dụng ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, gần gũi với đời sống của người lính. Trong "Tây Tiến" nhà thơ Quang Dũng sử dụng nhiều hình ảnh thơ hùng vĩ, tráng lệ, thể hiện vẻ đẹp lãng mạn, bi tráng của đoàn binh Tây Tiến. "Đồng chí" thì sử dụng những hình ảnh thơ bình dị, gần gũi, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người lính.
Cả hai tác phẩm đều thể hiện tình cảm yêu mến, trân trọng đối với người lính. Cả hai tác phẩm đều sử dụng ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, thể hiện cảm xúc mãnh liệt của tác giả. "Tây Tiến" tập trung miêu tả vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn và bi tráng của đoàn binh Tây Tiến. "Đồng chí" tập trung miêu tả chân dung người lính giản dị, mộc mạc với những phẩm chất cao đẹp.
"Tây Tiến" và "Đồng chí" là hai tác phẩm thơ xuất sắc của văn học Việt Nam, thể hiện tình cảm yêu mến, trân trọng đối với người lính. Mỗi tác phẩm có những nét đặc sắc riêng, góp phần tô điểm thêm cho bức tranh về người lính trong thơ ca Việt Nam.
Đề 3. Phân tích, đánh giá việc khai thác các chủ đề, hình tượng, mô típ của sáng tác dân gian (ca dao, thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích) trong 1 tác phẩm văn học hiện đại.
Văn học dân gian chính là nền tảng, là nguồn cảm hứng dồi dào, tiếp thêm chất liệu sáng tạo cho văn học viết. Trong văn học dân gian, cổ tích là một trong những thể loại đặc trưng. Sang thời kì hiện đại, truyện cổ tích không mất đi hoàn toàn, nó vẫn tồn tại và phát triển ở nhiều dạng khác nhau và dấu vết của truyện cổ tích đã được tìm thấy trong sáng tác của rất nhiều nhà văn hiện đại Việt Nam, trong đó có Tô Hoài với các truyện Đảo hoang, Truyện nỏ thần, Nhà Chử, 101 truyện ngày xưa, Dế mèn phiêu lưu ký có tương quan, đối sánh với các truyện cổ tích của Nguyễn Đổng Chi.
Con người trong truyện cổ tích thường sống hồn nhiên, tự nhiên cảm tính đến thụ động, không có tác động vào hoàn cảnh, không đấu tranh vươn lên. Con người được miêu tả với tâm tính hồn nhiên, đơn giản, ít thấy ở họ sự đấu tranh nội tâm hay ý thức đổi thay. Mặc dù có phương thức sáng tác khác nhau nhưng giữa truyện cổ tích và sáng tác của Tô Hoài vẫn có những điểm tương đồng về quan niệm nghệ thuật về con người. Đó là, các tác giả dân gian và Tô Hoài đều muốn khẳng định đề cao con người, đó là những con người có đạo đức, có nhân nghĩa. Nhưng cái mới của Tô Hoài ở đây đó là con người không chỉ được nhìn nhận trên bình diện đạo đức hay bình diện giai cấp – xã hội với hai tuyến đối lập: thiện – ác, giàu – nghèo, mà là con người bình thường đa chiều như trong đời sống thực tại. Những con người đó không hề được lí tưởng hóa, họ có đấu tranh tư tưởng, có đời sống nội tâm.
Nếu Truyện cổ tích cho thấy sự bế tắc của tầng lớp nghèo khổ trong xã hội cũ. Tác giả dân gian , trong cổ tích , đã giải quyết vấn đề bằng tưởng tượng. Thì Tô Hoài lại đặc biệt quan tâm và có niềm say mê khám phá cuộc sống đời thường, chú ý nhiều tới phong tục tập quán, cảm quan hiện thực đời sống thường biểu hiện qua việc ông đã “đời thường hóa” những sự kiện lịch sử.
Điểm chung giữa truyện loài vật của Tô Hoài và truyện cổ tích loài vật là nội dung giải thích đặc điểm tự nhiên của các vật. Về dung lượng: Truyện cổ tích loài vật thường ngắn gọn, súc tích của ngôn ngữ và chi tiết. Truyện cổ tích nhà văn thường có dung lượng lớn hơn. Về phương pháp truyền đạt, cả truyện cổ tích và truyện loài vật của Tô Hoài đều lấy loài vật và đều nhân cách hóa chúng. Tuy nhiên, ở truyện của Tô Hoài , nhân vật tồn tại trên hai tư cách: vừa là đối tượng nhận thức phản ánh, vừa là phương tiện chuyển tải bài học giáo dục. Còn nhân vật của truyện cổ tích thì ngược lại, chỉ là phương tiện truyền tải nội dung giáo dục.Là phương tiện nên nhân vật truyện cổ tích được thay thế một cách dễ dàng.Truyện cổ tích không đặt mục tiêu miêu tả nhân vật. Ngược lại, khi xây dựng nhân vật, Tô Hoài thường chú ý khắc họa về ngoại hình, hành động, đời sống nội tâm , nhân vật hiện ra trọn vẹn hơn, có hình, có tâm trạng hơn. Biện pháp nghệ thuật của truyện cổ tích và đồng thoại có sự giống nhau là cùng lấy loài vật làm nhân vật.Điểm khác là, truyện cổ tích dùng lối ẩn dụ, kín đáo, còn truyện của Tô Hoài lại là sự cách điệu. Truyện cổ tích chủ trương nêu ra các bài học kinh nghiệm, còn truyện loài vật của Tô Hoài cung cấp kiến thức từ đơn giản đến phức tạp để chúng ta học tập, trưởng thành.
Những sáng tác của Văn học dân gian và sáng tác của Tô Hoài đều có ý thức sử dụng thiên nhiên để phản ánh những thăng trầm trong cuộc đời số phận của nhân vật. Tuy nhiên, điểm khác biệt so với những sáng tác dân gian đó là trong những sáng tác của nhà văn Tô Hoài, thiên nhiên hóa thân thành một nhân vật, đồng hành soi chiếu từng chặng đường đời của con người. Ông đã sử dụng thiên nhiên như một phương tiện đắc lực để đi vào khám phá, phản ánh thế giới nội tâm .Tô Hoài đã chuyển dịch điểm nhìn, tức miêu tả thiên nhiên không phải dưới góc độ người trần thuật mà dưới góc độ của nhân vật. Kế thừa truyền thống với phương thức mượn cảnh ngụ tình, lấy thiên nhiên làm giá đỡ tâm trạng, làm phiên bản của tâm trạng trở thành mô típ nghệ thuật của nhiều sáng tác của Tô Hoài.
Nhân vật trong truyện cổ tích thường có tính cách bất biến.Còn ở Tô Hoài, chúng tôi cho rằng nhân vật có dấu hiệu của sự vận động và phát triển tính cách. Nhân vật được Tô Hoài miêu tả theo quá trình vận động phát triển rõ ràng, những mâu thuẫn, những đấu tranh nội tại. Thường những câu chuyện cổ tích kết thúc có hậu nhằm giải quyết yếu tố tâm lý và giá trị giáo dục. Trong trường hợp này, có thể xem Tô Hoài đã sáng tác một kiểu “Cổ tích hiện đại” ở phần kết không có hậu. So với truyền thuyết An Dương Vương, kết thúc của Chuyện nỏ thần có phần bi thảm hơn, nhưng lại gần gũi với sự thực cay nghiệt của lịch sử. Trong truyền thuyết, người anh hùng không bao giờ chết.
Nhà văn Tô Hoài, khi sử dụng các nguồn chất liệu truyện cổ dân gian để phát triển thành những tiểu thuyết, ông cũng lưu ý loại bỏ bớt các yếu tố thần linh, ma thuật, phù phép (loại bỏ bớt chứ không phải là vứt bỏ hoàn toàn). Mục đích của nhà văn là muốn cho câu chuyện thật hơn, gần gũi hơn, giảm bớt sức mạnh của thần linh, ma thuật tức là nâng cao tầm vóc, sức mạnh của con người. Tô Hoài đã cố gắng không thần thánh hoá nhân vật. Nhân vật của ông gần gũi đời thường hơn, suy nghĩ và hành động chẳng khác gì đời thường.
Dựa trên cốt truyện cổ tích dân gian, Tô Hoài đã “mượn” một số chi tiết hoặc chỉ lấy tên nhân vật, từ đó xây dựng câu chuyện của riêng mình thông qua các thể loại như: giả cổ tích, truyện cổ viết lại hoặc truyện lồng truyện.
Điểm khác biệt lớn nhất là truyện dân gian không cần quan tâm đến lô gíc hoặc tính xác thực của câu chuyện.Ý nghĩa của truyện đã được định hướng sẵn và sẽ đạt tới mục đích như ý muốn. Đặc biệt, yếu tố huyền thoại kỳ ảo tham gia như một nhân tố chính, nếu không nói là bắt buộc của quá trình sáng tạo truyện. Khảo sát tiểu thuyết của Tô Hoài, chúng tôi nhận thấy tác giả thiên về việc sử dụng kiểu cốt truyện truyền thống là cốt truyện sự kiện và tác giả đã sử dụng một cách linh hoạt loại hình cốt truyện này để tạo nên sự hấp dẫn riêng cho mỗi tác phẩm.
Tô Hoài có sự chú ý đặc biệt đến việc khắc họa hình tượng nhân vật qua ngôn ngữ. Các nhân vật đều có ngôn ngữ riêng, thể hiện được dấu ấn cá nhân qua từng lời ăn tiếng nói. Về mặt từ ngữ, khi xây dựng nhân vật huyền thoại, tác giả dân gian có hệ từ riêng thể hiện sự phi thường, kỳ ảo như lớp từ giàu ý nghĩa biểu tượng, phóng đại. Kể lại truyền thuyết, Tô Hoài không sử dụng lớp từ giàu tính chất sử thi bay bổng, tráng lệ mà vẫn sử dụng vốn từ của đời sống hàng ngày giản dị, gần gũi. Ngôn từ cổ xưa tạo giọng hoài niệm đậm nét trong sáng tác của Tô Hoài. Ông nhớ và kể chuyện của đời mình, đời người bằng giọng xưa mà không cũ bởi trong “tự truyện” đã khái quát bao chuyện đời, chuyện của đất nước, dân tộc.
Qua đó, thông qua các tác phẩm của Tô Hoài, ta có thể thấy lịch sử phát triển của văn hóa, văn học một dân tộc không chỉ đơn thuần có nghĩa là quá trình sáng tạo ra những cái hoàn toàn mới, mà còn là quá trình phát hiện ra những giá trị mới trong cái cũ, là sự chuyển hóa những giá trị của quá khứ trong những điều kiện, hoàn cảnh mới vì mục tiêu thực tế của con người. Sự kết hợp giữa yếu tố truyền thống và hiện đại trong sự thống nhất giữa phong cách chung của thời đại với cá tính sáng tạo ở mỗi nhà văn đã tạo ra những tiếng nói vừa mới mẻ vừa đậm đà màu sắc truyền thống.
Đề 4. Viết bài nghị luận về vấn đề: Thanh niên và việc xác lập giá trị sống.
Văn học dân gian chính là nền tảng, là nguồn cảm hứng dồi dào, tiếp thêm chất liệu sáng tạo cho văn học viết. Trong văn học dân gian, cổ tích là một trong những thể loại đặc trưng. Sang thời kì hiện đại, truyện cổ tích không mất đi hoàn toàn, nó vẫn tồn tại và phát triển ở nhiều dạng khác nhau và dấu vết của truyện cổ tích đã được tìm thấy trong sáng tác của rất nhiều nhà văn hiện đại Việt Nam, trong đó có Tô Hoài với các truyện Đảo hoang, Truyện nỏ thần, Nhà Chử, 101 truyện ngày xưa, Dế mèn phiêu lưu ký có tương quan, đối sánh với các truyện cổ tích của Nguyễn Đổng Chi.
Con người trong truyện cổ tích thường sống hồn nhiên, tự nhiên cảm tính đến thụ động, không có tác động vào hoàn cảnh, không đấu tranh vươn lên. Con người được miêu tả với tâm tính hồn nhiên, đơn giản, ít thấy ở họ sự đấu tranh nội tâm hay ý thức đổi thay. Mặc dù có phương thức sáng tác khác nhau nhưng giữa truyện cổ tích và sáng tác của Tô Hoài vẫn có những điểm tương đồng về quan niệm nghệ thuật về con người. Đó là, các tác giả dân gian và Tô Hoài đều muốn khẳng định đề cao con người, đó là những con người có đạo đức, có nhân nghĩa. Nhưng cái mới của Tô Hoài ở đây đó là con người không chỉ được nhìn nhận trên bình diện đạo đức hay bình diện giai cấp – xã hội với hai tuyến đối lập: thiện – ác, giàu – nghèo, mà là con người bình thường đa chiều như trong đời sống thực tại. Những con người đó không hề được lí tưởng hóa, họ có đấu tranh tư tưởng, có đời sống nội tâm.
Nếu Truyện cổ tích cho thấy sự bế tắc của tầng lớp nghèo khổ trong xã hội cũ. Tác giả dân gian , trong cổ tích , đã giải quyết vấn đề bằng tưởng tượng. Thì Tô Hoài lại đặc biệt quan tâm và có niềm say mê khám phá cuộc sống đời thường, chú ý nhiều tới phong tục tập quán, cảm quan hiện thực đời sống thường biểu hiện qua việc ông đã “đời thường hóa” những sự kiện lịch sử.
Điểm chung giữa truyện loài vật của Tô Hoài và truyện cổ tích loài vật là nội dung giải thích đặc điểm tự nhiên của các vật. Về dung lượng: Truyện cổ tích loài vật thường ngắn ngọn, súc tích của ngôn ngữ và chi tiết. Truyện cổ tích nhà văn thường có dung lượng lớn hơn. Về phương pháp truyền đạt, cả truyện cổ tích và truyện loài vật của Tô Hoài đều lấy loài vật và đều nhân cách hóa chúng. Tuy nhiên, ở truyện của Tô Hoài , nhân vật tồn tại trên hai tư cách: vừa là đối tượng nhận thức phản ánh, vừa là phương tiện chuyển tải bài học giáo dục. Còn nhân vật của truyện cổ tích thì ngược lại, chỉ là phương tiện truyền tải nội dung giáo dục.Là phương tiện nên nhân vật truyện cổ tích được thay thế một cách dễ dàng.Truyện cổ tích không đặt mục tiêu miêu tả nhân vật. Ngược lại, khi xây dựng nhân vật, Tô Hoài thường chú ý khắc họa về ngoại hình, hành động, đời sống nội tâm , nhân vật hiện ra trọn vẹn hơn, có hình, có tâm trạng hơn. Biện pháp nghệ thuật của truyện cổ tích và đồng thoại có sự giống nhau là cùng lấy loài vật làm nhân vật.Điểm khác là, truyện cổ tích dùng lối ẩn dụ, kín đáo, còn truyện của Tô Hoài lại là sự cách điệu. Truyện cổ tích chủ trương nêu ra các bài học kinh nghiệm, còn truyện loài vật của Tô Hoài cung cấp kiến thức từ đơn giản đến phức tạp để chúng ta học tập, trưởng thành.
Những sáng tác của Văn học dân gian và sáng tác của Tô Hoài đều có ý thức sử dụng thiên nhiên để phản ánh những thăng trầm trong cuộc đời số phận của nhân vật. Tuy nhiên, điểm khác biệt so với những sáng tác dân gian đó là trong những sáng tác của nhà văn Tô Hoài, thiên nhiên hóa thân thành một nhân vật, đồng hành soi chiếu từng chặng đường đời của con người. Ông đã sử dụng thiên nhiên như một phương tiện đắc lực để đi vào khám phá, phản ánh thế giới nội tâm .Tô Hoài đã chuyển dịch điểm nhìn, tức miêu tả thiên nhiên không phải dưới góc độ người trần thuật mà dưới góc độ của nhân vật. Kế thừa truyền thống với phương thức mượn cảnh ngụ tình, lấy thiên nhiên làm giá đỡ tâm trạng, làm phiên bản của tâm trạng trở thành mô típ nghệ thuật của nhiều sáng tác của Tô Hoài.
Nhân vật trong truyện cổ tích thường có tính cách bất biến.Còn ở Tô Hoài, chúng tôi cho rằng nhân vật có dấu hiệu của sự vận động và phát triển tính cách. Nhân vật được Tô Hoài miêu tả theo quá trình vận động phát triển rõ ràng, những mâu thuẫn, những đấu tranh nội tại. Thường những câu chuyện cổ tích kết thúc có hậu nhằm giải quyết yếu tố tâm lý và giá trị giáo dục. Trong trường hợp này, có thể xem Tô Hoài đã sáng tác một kiểu “Cổ tích hiện đại” ở phần kết không có hậu. So với truyền thuyết An Dương Vương, kết thúc của Chuyện nỏ thần có phần bi thảm hơn, nhưng lại gần gũi với sự thực cay nghiệt của lịch sử. Trong truyền thuyết, người anh hùng không bao giờ chết.
Nhà văn Tô Hoài, khi sử dụng các nguồn chất liệu truyện cổ dân gian để phát triển thành những tiểu thuyết, ông cũng lưu ý loại bỏ bớt các yếu tố thần linh, ma thuật, phù phép (loại bỏ bớt chứ không phải là vứt bỏ hoàn toàn). Mục đích của nhà văn là muốn cho câu chuyện thật hơn, gần gũi hơn, giảm bớt sức mạnh của thần linh, ma thuật tức là nâng cao tầm vóc, sức mạnh của con người. Tô Hoài đã cố gắng không thần thánh hoá nhân vật. Nhân vật của ông gần gũi đời thường hơn, suy nghĩ và hành động chẳng khác gì đời thường.
Dựa trên cốt truyện cổ tích dân gian, Tô Hoài đã “mượn” một số chi tiết hoặc chỉ lấy tên nhân vật, từ đó xây dựng câu chuyện của riêng mình thông qua các thể loại như: giả cổ tích, truyện cổ viết lại hoặc truyện lồng truyện.
Điểm khác biệt lớn nhất là truyện dân gian không cần quan tâm đến lô gíc hoặc tính xác thực của câu chuyện.Ý nghĩa của truyện đã được định hướng sẵn và sẽ đạt tới mục đích như ý muốn. Đặc biệt, yếu tố huyền thoại kỳ ảo tham gia như một nhân tố chính, nếu không nói là bắt buộc của quá trình sáng tạo truyện. Khảo sát tiểu thuyết của Tô Hoài, chúng tôi nhận thấy tác giả thiên về việc sử dụng kiểu cốt truyện truyền thống là cốt truyện sự kiện và tác giả đã sử dụng một cách linh hoạt loại hình cốt truyện này để tạo nên sự hấp dẫn riêng cho mỗi tác phẩm.
Tô Hoài có sự chú ý đặc biệt đến việc khắc họa hình tượng nhân vật qua ngôn ngữ. Các nhân vật đều có ngôn ngữ riêng, thể hiện được dấu ấn cá nhân qua từng lời ăn tiếng nói. Về mặt từ ngữ, khi xây dựng nhân vật huyền thoại, tác giả dân gian có hệ từ riêng thể hiện sự phi thường, kỳ ảo như lớp từ giàu ý nghĩa biểu tượng, phóng đại. Kể lại truyền thuyết, Tô Hoài không sử dụng lớp từ giàu tính chất sử thi bay bổng, tráng lệ mà vẫn sử dụng vốn từ của đời sống hàng ngày giản dị, gần gũi. Ngôn từ cổ xưa tạo giọng hoài niệm đậm nét trong sáng tác của Tô Hoài. Ông nhớ và kể chuyện của đời mình, đời người bằng giọng xưa mà không cũ bởi trong “tự truyện” đã khái quát bao chuyện đời, chuyện của đất nước, dân tộc.
Qua đó, thông qua các tác phẩm của Tô Hoài, ta có thể thấy lịch sử phát triển của văn hóa, văn học một dân tộc không chỉ đơn thuần có nghĩa là quá trình sáng tạo ra những cái hoàn toàn mới, mà còn là quá trình phát hiện ra những giá trị mới trong cái cũ, là sự chuyển hóa những giá trị của quá khứ trong những điều kiện, hoàn cảnh mới vì mục tiêu thực tế của con người. Sự kết hợp giữa yếu tố truyền thống và hiện đại trong sự thống nhất giữa phong cách chung của thời đại với cá tính sáng tạo ở mỗi nhà văn đã tạo ra những tiếng nói vừa mới mẻ vừa đậm đà màu sắc truyền thống.
Đề 5. Xây dựng đề cương cho báo cáo nghiên cứu về một vấn đề liên quan đến sinh hoạt học đường.
Đề Cương Báo Cáo Nghiên Cứu
Nghiên cứu về vai trò của hoạt động ngoại khóa trong phát triển kỹ năng mềm cho học sinh trung học
I. Giới thiệu
A. Bối cảnh nghiên cứu
- Tình hình hoạt động ngoại khóa tại các trường trung học.
- Tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong giáo dục hiện đại.
B. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định những kỹ năng mềm được phát triển qua hoạt động ngoại khóa.
- Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động ngoại khóa đến sự phát triển cá nhân của học sinh.
II. Cơ sở lý thuyết
A. Khái niệm về hoạt động ngoại khóa
- Định nghĩa và các loại hình hoạt động ngoại khóa (thể thao, nghệ thuật, tình nguyện).
B. Kỹ năng mềm
- Định nghĩa và tầm quan trọng của kỹ năng mềm (giao tiếp, làm việc nhóm, lãnh đạo).
III. Phương pháp nghiên cứu
A. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh trung học tại một số trường trên địa bàn Hà Nội.
B. Phương pháp thu thập dữ liệu
- Khảo sát (bảng hỏi) và phỏng vấn học sinh, giáo viên.
C. Phương pháp phân tích dữ liệu
- Phân tích định lượng và định tính.
IV. Kết quả nghiên cứu
A. Thông tin chung về đối tượng khảo sát
- Đặc điểm nhân khẩu học (tuổi, giới tính, lớp học).
B. Mức độ tham gia vào hoạt động ngoại khóa
- Tỷ lệ học sinh tham gia và các loại hình phổ biến.
C. Kỹ năng mềm được phát triển
- Các kỹ năng cụ thể và tỷ lệ học sinh đánh giá sự cải thiện.
V. Thảo luận
A. Giải thích kết quả
- So sánh với các nghiên cứu trước đây về lợi ích của hoạt động ngoại khóa.
B. Những yếu tố ảnh hưởng
- Vai trò của giáo viên và môi trường học tập.
VI. Đề xuất giải pháp
A. Khuyến khích tham gia hoạt động ngoại khóa
- Cách thức để tăng cường sự tham gia của học sinh.
B. Tổ chức các hoạt động đa dạng
- Đề xuất các loại hình hoạt động mới phù hợp với nhu cầu học sinh.
VII. Kết luận
- Tóm tắt kết quả nghiên cứu.
- Nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa trong giáo dục.
VIII. Tài liệu tham khảo
- Liệt kê các tài liệu đã sử dụng trong nghiên cứu
3. Nói và nghe
Chọn thực hiện theo nhóm học tập một trong các nội dung sau:
Nội dung 1. Thuyết trình về một tác phẩm truyện có cách tiếp cận và thể hiện mới mẻ đối với đời sống, khát vọng của tuổi 20.
Nội dung 2. Thuyết trình về mối quan hệ giữa vay mượn và sáng tạo trong sáng tác văn học qua phân tích một số tác phẩm cụ thể lấy từ văn học Việt Nam (thơ, truyện, kịch)
Nội dung 3. Thảo luận về đề tài tôn trọng và bảo vệ quyền được phát biểu chủ kiến trước các vấn đề đời sống
Trả lời
Nội dung 1. Thuyết trình về một tác phẩm truyện có cách tiếp cận và thể hiện mới mẻ đối với đời sống, khát vọng của tuổi 20.
Xin chào các bạn! Hôm nay, tôi muốn giới thiệu với các bạn tác phẩm "Mắt biếc" của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Đây là một tác phẩm có cách tiếp cận và thể hiện mới mẻ đối với đời sống, khát vọng của tuổi 20.
I. Giới thiệu tác giả và tác phẩm
A. Tác giả:
- Nguyễn Nhật Ánh là một trong những cây bút nổi bật của văn học Việt Nam, đặc biệt trong thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết dành cho thanh thiếu niên.
B. Tác phẩm
- "Mắt Biếc" được xuất bản vào năm 1990, kể về tình yêu và khát vọng của tuổi trẻ thông qua nhân vật Ngạn và Hà Lan.
II. Nội dung tác phẩm
A. Cốt truyện
- Câu chuyện xoay quanh tình yêu đơn phương của Ngạn dành cho Hà Lan từ thuở nhỏ đến khi trưởng thành.
B. Chủ đề
- Khát vọng yêu đương, sự trưởng thành, và những đau khổ trong tình yêu.
III. Cách tiếp cận và thể hiện mới mẻ
A. Nhân vật đa chiều
- Các nhân vật không chỉ đơn giản là hình mẫu lý tưởng mà còn thể hiện sự mâu thuẫn, yếu đuối của tuổi 20.
B. Ngôn ngữ và phong cách
- Lối viết nhẹ nhàng, gần gũi, nhưng chứa đựng nhiều suy tư sâu sắc về cuộc sống.
- Sử dụng hình ảnh thiên nhiên để phản ánh tâm trạng nhân vật.
IV. Khát vọng và đời sống của tuổi 20
A. Khát vọng yêu thương
- Tình yêu trong "Mắt Biếc" không chỉ là tình cảm đôi lứa mà còn là sự khám phá bản thân và ước mơ.
B. Những áp lực và thử thách
- Nhân vật Ngạn phải đối mặt với sự kỳ vọng từ gia đình và xã hội, phản ánh những lo toan mà người trẻ thường gặp.
V. Ý nghĩa tác phẩm
A. Sự kết nối giữa các thế hệ
- “Mắt Biếc" không chỉ chạm đến trái tim của thế hệ 20 tuổi mà còn khiến những người lớn tuổi nhớ lại tuổi trẻ của họ.
B. Khuyến khích sự dũng cảm
- Tác phẩm khuyến khích người trẻ dám sống với ước mơ, khát vọng của bản thân, dù có gặp phải khó khăn.
VI. Kết luận
- "Mắt Biếc" là một tác phẩm thể hiện sâu sắc và mới mẻ về khát vọng, tình yêu và những thách thức trong cuộc sống của tuổi 20.
- Tác phẩm không chỉ là câu chuyện tình yêu mà còn là hành trình tìm kiếm bản thân và khát vọng sống, mang đến cho độc giả nhiều suy ngẫm về cuộc đời.
Trên đây là phần trình bày của tôi về tác phẩm "Mắt biếc" của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Mong rằng bài thuyết trình này giúp mọi người hiểu thêm về "Mắt Biếc" và những thông điệp ý nghĩa mà tác phẩm mang lại. Rất cảm ơn mọi người đã lắng nghe.
Nội dung 2. Thuyết trình về mối quan hệ giữa vay mượn và sáng tạo trong sáng tác văn học qua phân tích một số tác phẩm cụ thể lấy từ văn học Việt Nam (thơ, truyện, kịch)
Xin chào thầy cô và các bạn. Sau đây em sẽ thuyết trình về mối quan hệ giữa vay mượn và sáng tạo trong sáng tác văn học qua tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Truyện Kiều, kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du, không chỉ vang danh bởi giá trị nhân đạo sâu sắc mà còn bởi tài năng nghệ thuật xuất chúng của tác giả, thể hiện qua việc vay mượn, cải biến và sáng tạo một cách độc đáo.
Nguyễn Du đã vay mượn cốt truyện từ Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, một tác phẩm văn học Trung Quốc. Tuy nhiên, ông không đơn thuần sao chép mà đã biến hóa, sáng tạo trên cơ sở tiếp thu những giá trị văn hóa, nghệ thuật của tác phẩm gốc.
Trên nền tảng cốt truyện vay mượn, Nguyễn Du đã thổi hồn vào Truyện Kiều bằng những cải biến độc đáo. Ông thay đổi tính cách, số phận của một số nhân vật, đặc biệt là Thúy Kiều. Kiều trong Truyện Kiều không chỉ là một người con gái tài sắc vẹn toàn mà còn là một người phụ nữ có tâm hồn cao đẹp, giàu lòng nhân ái, luôn khao khát tự do và hạnh phúc. Những nhân vật khác như Từ Hải, Thúy Vân, Hoạn Thư... cũng được xây dựng với những nét tính cách mới, độc đáo hơn so với nguyên tác.
Cùng với việc thay đổi nhân vật, Nguyễn Du còn bổ sung thêm nhiều chi tiết, tình tiết mới, làm cho cốt truyện thêm sinh động, hấp dẫn. Ông cũng thay đổi kết thúc của tác phẩm, thể hiện niềm tin vào con người và tương lai tươi sáng.
Về nghệ thuật, Nguyễn Du sử dụng thể thơ lục bát một cách linh hoạt, sáng tạo, tạo nên nhịp điệu thơ vừa du dương, êm dịu, vừa bi ai, thê lương. Ngôn ngữ thơ trau chuốt, giàu sức gợi cảm, thể hiện tài năng nghệ thuật xuất chúng của Nguyễn Du.
Sự sáng tạo của Nguyễn Du còn thể hiện ở giá trị tư tưởng và nghệ thuật của Truyện Kiều. Tác phẩm thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc, đề cao vẻ đẹp tâm hồn con người, đặc biệt là người phụ nữ. Truyện Kiều cũng thể hiện lòng yêu nước, thương dân của tác giả.
Nhờ sự vay mượn, cải biến và sáng tạo độc đáo, Truyện Kiều đã trở thành một kiệt tác văn học Việt Nam, được nhiều thế hệ độc giả yêu thích và trân trọng. Tác phẩm là minh chứng cho tài năng nghệ thuật phi thường của đại thi hào Nguyễn Du.
Trên đây là phần thuyết trình của em. Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe.
Nội dung 3. Thảo luận về đề tài tôn trọng và bảo vệ quyền được phát biểu chủ kiến trước các vấn đề đời sống.
Xin chào mọi người, hôm nay mình sẽ thảo luận cùng mọi người một số vấn đề về việc tôn trọng và và bảo vệ quyền được phát biểu chủ kiến trước các vấn đề đời sống.
I. Giới thiệu
A. Khái niệm quyền phát biểu chủ kiến
- Quyền được bày tỏ ý kiến cá nhân về các vấn đề xã hội, chính trị, văn hóa, và đời sống.
B. Tầm quan trọng của quyền phát biểu
- Là biểu hiện của tự do tư tưởng và dân chủ.
- Góp phần xây dựng xã hội cởi mở và phát triển.
II. Lợi ích của việc tôn trọng quyền phát biểu
A. Khuyến khích sáng tạo và đổi mới
- Khi mọi người cảm thấy tự do để phát biểu, sẽ thúc đẩy sự sáng tạo và những ý tưởng mới.
B. Cải thiện quyết định
- Ý kiến đa dạng giúp tạo ra quyết định tốt hơn trong các vấn đề xã hội và chính trị.
C. Tăng cường trách nhiệm
- Công dân tham gia vào các vấn đề xã hội sẽ cảm thấy có trách nhiệm hơn với cộng đồng.
III. Thách thức trong việc bảo vệ quyền phát biểu
A. Kiểm duyệt
- Nhiều quốc gia áp dụng kiểm duyệt thông tin, hạn chế quyền phát biểu của công dân.
B. Áp lực xã hội
- Người phát biểu có thể đối mặt với sự phản đối hoặc chỉ trích từ xã hội, dẫn đến sự e ngại.
C. Khủng bố tinh thần
- Các hình thức đe dọa và áp lực tâm lý có thể ngăn cản người dân bày tỏ ý kiến.
IV. Giải pháp bảo vệ quyền phát biểu
-A. Giáo dục và nâng cao nhận thức
- Đẩy mạnh giáo dục về quyền con người và tự do ngôn luận trong trường học và cộng đồng.
B. Tạo ra môi trường an toàn
- Khuyến khích các diễn đàn công khai, nơi mọi người có thể thoải mái bày tỏ quan điểm mà không lo ngại bị phản ứng tiêu cực.
C. Thực thi pháp luật
- Cần có những quy định pháp luật bảo vệ quyền phát biểu và trừng phạt những hành vi xâm phạm quyền này.
V. Kết luận
- Quyền phát biểu chủ kiến là một trong những quyền cơ bản của con người và cần được tôn trọng và bảo vệ.
- Việc tạo ra môi trường thuận lợi cho mọi người bày tỏ quan điểm không chỉ thúc đẩy sự phát triển cá nhân mà còn góp phần xây dựng một xã hội dân chủ, cởi mở và tiến bộ.
Thảo luận mở
- Mọi người có thể chia sẻ ý kiến của mình về quyền phát biểu trong bối cảnh hiện nay hoặc cho mình xin những đóng góp về phần thảo luận của mình nhé.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Góp ý sgk lớp 12 tất cả các môn năm 2024 - 2025 (3 bộ sách)
- Đề thi chính thức các môn THPT Quốc Gia các năm
- (3000+) Đề thi thử THPT Quốc Gia (các năm) từ các trường, sở trên cả nước
- Đề minh họa THPT quốc gia các năm
- Đề thi Đánh giá năng lực năm 2023 | Thông tin | Cấu trúc ĐGNL ĐHQG Hà Nội, HCM, ĐHBK, Bộ Công an
- TOP 100 Đề thi Tiếng Anh lớp 12 Học kì 1, Học kì 2 năm 2022 - 2023 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Hóa học lớp 12 Học kì 1, Học kì 2 năm 2023 - 2024 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Toán lớp 12 Học kì 1, Học kì 2 năm 2023 - 2024 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Lịch sử lớp 12 Học kì 1, Học kì 2 năm 2023 - 2024 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Vật lí lớp 12 Học kì 1, Học kì 2 năm 2023 - 2024 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Giáo dục công dân lớp 12 Học kì 1, Học kì 2 năm 2023 - 2024 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Địa lí lớp 12 Học kì 1, Học kì 2 năm 2023 - 2024 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Ngữ Văn lớp 12 Học kì 1, Học kì 2 năm 2023 - 2024 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Sinh học lớp 12 Học kì 1, Học kì 2 năm 2023 - 2024 có đáp án