Giải Toán 7 trang 63 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Với giải bài tập Toán lớp 7 trang 63 Tập 2 trong Bài 3: Tam giác cân sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 7 trang 63 Tập 2.

1 1,074 18/01/2023


Giải Toán 7 trang 63 Tập 2

Bài 3 trang 63 Toán 7 Tập 2:

Cho tam giác ABC cân tại A có A^=56° (Hình 15).

Giải Toán 7 Bài 3 (Chân trời sáng tạo): Tam giác cân (ảnh 1) 

a) Tính B^,  C^.

b) Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AB, AC. Chứng minh rằng tam giác AMN cân.

c) Chứng minh rằng MN // BC.

Lời giải:

a) Theo đề bài: ∆ABC cân tại A nên B^=C^.

Xét ∆ABC có: A^+B^+C^=180° (định lí tổng số đo ba góc của một tam giác)

Suy ra B^+C^=180°A^.

Do đó 2B^=180°56°=124° (vì B^=C^) nên B^=124°2=62°

Vậy B^=C^=62°.

b) Vì M là trung điểm của AB nên:

AM = 12AB hay AB = 2AM.

Vì N là trung điểm của AC nên:

AN = 12AC hay AC = 2AN.

Mà ∆ABC cân tại A nên AB = AC hay 2AM = 2AN.

Do đó AM = AN.

Tam giác AMN có AM = AN nên tam giác AMN cân tại A.

Vậy tam giác AMN cân tại A.

c) Vì ∆AMN cân tại A nên AMN^=ANM^.

Xét ∆AMN có A^+AMN^+ANM^=180° (định lí tổng số đo ba góc của một tam giác)

Suy ra AMN^+ANM^=180°A^.

Hay 2AMN^=180°56°=124°.

Do đó AMN^=ANM^=62°.

Khi đó ABC^=AMN^=62°.

Mà hai góc này ở vị trí đồng vị nên MN // BC.

Vậy MN // BC.

Bài 4 trang 63 Toán 7 Tập 2:

Cho tam giác ABC cân tại A (Hình 16). Tia phân giác của góc B cắt AC tại F, tia phân giác của góc C cắt AB tại E.

Giải Toán 7 Bài 3 (Chân trời sáng tạo): Tam giác cân (ảnh 1) 

a) Chứng minh rằng ABF^=ACE^.

b) Chứng minh rằng tam giác AEF cân.

c) Gọi I là giao điểm của BF và CE. Chứng minh rằng tam giác IBC và tam giác IEF là những tam giác cân.

Lời giải:

a) Theo đề bài, tam giác ABC cân tại A nên:

AB = AC và ABC^=ACB^.

Vì BF là tia phân giác của ABC^ nên: ABF^=FBC^=12ABC^ 

Vì CE là tia phân giác của ACB^ nên: ACE^=ECB^=12ACB^ 

ABC^=ACB^ nên ABF^=FBC^=ACE^=ECB^

Vậy ABF^=ACE^.

b) Xét ∆ABF và ∆ACE có:

ABF^=ACE^ (chứng minh câu a);

AB = AC (chứng minh trên);

A^ là góc chung.

Do đó ∆ABF = ∆ACE (g.c.g).

Suy ra AF = AE (hai cạnh tương ứng).

Tam giác AEF có AF = AE nên tam giác AEF cân tại A.

c) Ta có FBC^=ECB^ (chứng minh câu a) nên IBC^=ICB^.

Tam giác IBC có IBC^=ICB^ nên tam giác IBC cân tại I.

Do đó IB = IC.

Xét ∆EIB và ∆FIC có:

EIB^=FIC^ (hai góc đối đỉnh);

IB = IC (chứng minh trên);

EBI^=FCI^ (do ABF^=ACE^).

Do đó ∆EIB = ∆FIC (g.c.g).

Suy ra IE = IF (hai cạnh tương ứng).

Tam giác IEF có IE = IF nên tam giác IEF cân tại I.

Bài 5 trang 63 Toán 7 Tập 2:

Phần thân của một móc treo quần áo có dạng hình tam giác cân (Hình 17a) được vẽ lại như Hình 17b. Cho biết AB = 20 cm; BC = 28 cm và B^=35°. Tìm số đo các góc còn lại và chu vi của tam giác ABC.

Giải Toán 7 Bài 3 (Chân trời sáng tạo): Tam giác cân (ảnh 1)  

Lời giải:

Phần thân của một móc treo quần áo có dạng hình tam giác cân nên:

Trong Hình 17b: tam giác ABC cân tại A.

Suy ra AB = AC và B^=C^.

Do đó AB = AC = 20 cm; B^=C^=35°.

Xét ∆ABC có: A^+B^+C^=180° (định lí tổng số đo ba góc của một tam giác)

Suy ra A^=180°B^C^

Do đó A^=180°35°35°=110°.

Chu vi tam giác ABC là:

AB + BC + AC = 20 + 28 + 20 = 68 (cm).

Vậy số đo các góc còn lại là: A^=110°, C^=35° và chu vi tam giác ABC là 68 cm.

Bài 6 trang 63 Toán 7 Tập 2:

Một khung cửa sổ hình tam giác có thiết kế như Hình 18a được vẽ lại như Hình 18b.

Giải Toán 7 Bài 3 (Chân trời sáng tạo): Tam giác cân (ảnh 1) 

a) Cho biết A^1=42°. Tính số đo của M^1,  B^1,  M^2.

b) Chứng minh MN // BC, MP // AC.

c) Chứng minh bốn tam giác cân AMN, MBP, PMN, NPC bằng nhau.

Lời giải:

a) ∆AMN có AM = AN nên ∆AMN cân tại A.

Suy ra M^1=ANM^.

Xét ∆AMN có: A^1+M^1+ANM^=180° (định lí tổng số đo ba góc của một tam giác)

Suy ra M^1+ANM^=180°A^1.

Hay 2M^1=180°A^1=180°42°=138°.

Do đó M^1=69°.

Ta có: AB = AM + MB; AC = AN + NC.

Mà AM = AN, MB = NC nên AB = AC.

Do đó ∆ABC cân tại A.

Suy ra B^1=C^.

Xét ∆ABC có: A^1+B^1+C^=180° (định lí tổng số đo ba góc của một tam giác)

Suy ra B^1+C^=180°A^1.

Hay 2B^1=180°A^1=180°42°=138°.

Do đó B^1=69°.

∆MBP có MB = MP nên ∆MBP cân tại M.

Suy ra MBP^=MPB^.

Xét ∆MBP có: M^2+B^1+MPB^=180° (định lí tổng số đo ba góc của một tam giác)

Suy ra M^2=180°B^1MPB^.

Hay M^2=180°2B^1=180°2.69°=42°.

Vậy M^1=69°; B^1=69°; M^2=42°.

b) Ta có: M^1=B^1=69°.

M^1 và B^1 ở vị trí đồng vị nên MN // BC.

Lại có: M^2=A^1=42°.

M^2 và A^1 ở vị trí đồng vị nên MP // AC.

c) • Xét ∆AMN và ∆MBP có:

AM = MB (giả thiết).

A^1=M^2 (chứng minh trên).

AN = MP (giả thiết).

Do đó ∆AMN = ∆MBP (c.g.c).

Suy ra MN = BP (hai cạnh tương ứng).

• Xét ∆MBP và ∆PMN có:

MP = PN (giả thiết).

MB = PM (giả thiết).

BP = MN (chứng minh trên).

Do đó ∆MBP = ∆PMN (c.c.c).

• Do MP // AC nên MPN^=PNC^ (hai góc so le trong).

Xét ∆PMN và ∆NPC có:

PM = NP (giả thiết).

MPN^=PNC^ (chứng minh trên).

PN = NC (giả thiết).

Do đó ∆PMN = ∆NPC (c.g.c).

Vậy bốn tam giác cân AMN, MBP, PMN, NPC bằng nhau.

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: 

Giải Toán 7 trang 59 Tập 2

Giải Toán 7 trang 60 Tập 2

Giải Toán 7 trang 61 Tập 2

Giải Toán 7 trang 62 Tập 2

Giải Toán 7 trang 63 Tập 2

1 1,074 18/01/2023


Xem thêm các chương trình khác: