Toán 7 Bài 2 (Chân trời sáng tạo): Biểu đồ hình quạt tròn
Với giải bài tập Toán lớp 7 Bài 2: Biểu đồ hình quạt tròn sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 7 Bài 2.
Giải bài tập Toán 7 Bài 2: Biểu đồ hình quạt tròn
Hoạt động khởi động
Lời giải:
Biểu đồ hình quạt tròn thích hợp để biểu diễn bảng số liệu thống kê trên.
1. Ôn tập về biểu đồ hình quạt tròn
Khám phá 1 trang 96 Toán lớp 7 Tập 1: Biểu đồ bên cho ta biết các thông tin gì?
Lời giải:
Biểu đồ trên cho ta biết tỉ lệ phần trăm thành phần của đất tốt cho cây trồng, trong đó không khí chiếm 30%, nước chiếm 30%, chất khoáng chiếm 35%, chất mùn chiếm 5%.
Lời giải:
Biểu đồ trên cho ta biết tỉ lệ phần trăm học sinh tham gia các môn thể thao của khối 7, trong đó có 15% học sinh tham gia cầu lông, 25% học sinh tham gia đá cầu, 30% tham gia bóng đá, 10% tham gia bóng bàn, 20% tham gia bơi lội.
Ta có bảng thống kê:
Tỉ lệ phần trăm học sinh tham gia các môn thể thao của khối 7 |
|||||
Môn |
Cầu lông |
Đá cầu |
Bóng đá |
Bóng bàn |
Bơi lội |
Tỉ lệ |
15% |
25% |
30% |
10% |
20% |
2. Biểu diễn dữ liệu vào biểu đồ hình quạt tròn
Lời giải:
Tổng số học sinh của khối 7 là: 36 + 162 + 90 + 72 = 360 học sinh.
Số học sinh học lực tốt bằng: = 10% tổng số học sinh.
Số học sinh học lực khá bằng: = 45% tổng số học sinh.
Số học sinh học lực đạt bằng: = 25% tổng số học sinh.
Số học sinh học lực chưa đạt bằng: 100% - 10% - 45% - 25% = 20% tổng số học sinh.
Kết quả vừa tính được giống với giá trị tương ứng ghi trên biểu đồ.
Thực hành 2 trang 98 Toán lớp 7 Tập 1: Hãy biểu diễn dữ liệu từ bảng thống kê sau đây vào biểu đồ 1.
Lời giải:
Tổng chi phí sinh hoạt một tháng của gia đình bạn A là:
4 000 000 + 2 500 000 + 1 500 000 + 2 000 000 = 10 000 000 đồng.
Chi phí ăn uống chiếm: = 40% tổng chi phí.
Chi phí giáo dục chiếm: = 25% tổng chi phí.
Chi phí điện nước chiếm: = 15% tổng chi phí.
Chi phí các khoản khác: 100% - 40% - 25% - 15% = 20% tổng chi phí.
Ta thấy 40% > 25% > 20% > 15% nên hình quạt biểu diễn chi phí ăn uống lớn nhất, sau đó đến hình quạt biểu diễn chi phí giáo dục, sau đó đến hình quạt biểu diễn chi phí các khoản khác và cuối cùng là hình quạt biểu diễn chi phí điện nước nhỏ nhất.
Do đó hình quạt màu xanh dương biểu diễn chi phí ăn uống, hình quạt màu cam biểu diễn chi phí giáo dục, hình quạt màu xám biểu diễn chi phí điện nước, hình quạt màu vàng biểu diễn các khoản khác.
Ta có biểu đồ sau:
Vận dụng 1 trang 99 Toán lớp 7 Tập 1: Hãy biểu diễn dữ liệu từ bảng thống kê sau đây vào biểu đồ 2.
Lời giải:
Tổng số tiết học của môn Toán lớp 7 là: 60 + 50 + 20 + 10 = 140 tiết.
Phần “Số và Đại số” chiếm: ≈ 42,9% tổng số tiết.
Phần “Hình học và Đo lường” chiếm: ≈ 35,7% tổng số tiết.
Phần “Một số yếu tố Thống kê và Xác suất” chiếm: ≈ 14,3% tổng số tiết.
Phần “Hoạt động thực hành và trải nghiệm” chiếm: ≈ 7,1% tổng số tiết.
Ta thấy 60 > 50 > 20 > 10 nên hình quạt biểu diễn phần “Số và Đại số” lớn nhất, sau đó là hình quạt biểu diễn phần “Hình học và Đo lường”, sau đó là hình quạt biểu diễn “Một số yếu tố Thống kê và Xác suất”, cuối cùng là hình quạt biểu diễn “Hoạt động thực hành và trải nghiệm” nhỏ nhất.
Do đó hình quạt màu xanh dương biểu diễn “Số và Đại số”, hình quạt màu cam biểu diễn “Hình học và Đo lường”, hình quạt màu xám biểu diễn “Một số yếu tố Thống kê và Xác suất”, hình quạt màu vàng biểu diễn “Hoạt động thực hành và trải nghiệm”.
Ta có biểu đồ như sau:
3. Phân tích dữ liệu trên biểu đồ hình quạt tròn
Thực hành 3 trang 100 Toán lớp 7 Tập 1: Hãy phân tích dữ liệu được biểu diễn trên biểu đồ sau:
Lời giải:
Phân tích biểu đồ trên ta nhận thấy:
- Biểu đồ trên biểu diễn thông tin về loại nước yêu thích của học sinh lớp 7A.
- Có 5 loại nước được các học sinh lựa chọn: Nước chanh, Nước cam, Nước suối, Trà sữa, Sinh tố.
- Trà sữa là loại nước có tỉ lệ học sinh yêu thích cao nhất;
- Nước chanh và Nước cam là hai loại nước có tỉ lệ học sinh yêu thích như nhau và thấp nhất.
- Sinh tố và Nước suối là hai loại nước có tỉ lệ yêu thích như nhau và cùng ở mức khá cao.
Lời giải:
Dựa sự phân tích biểu đồ trên, trong buổi liên hoan cuối năm, lớp 7A nên mua những loại nước như Nước suối, Sinh tố, Trà sữa, Nước cam, Nước chanh; trong đó Trà sữa nên mua nhiều nhất.
Bài tập
Bài 1 trang 100 Toán lớp 7 Tập 1: Sử dụng các thông tin từ biểu đồ sau để trả lời các câu hỏi.
a) Biểu đồ biểu diễn các thông tin về vấn đề gì?
b) Có bao nhiêu đối tượng được biểu diễn?
c) Tỉ lệ phần trăm của mỗi đối tượng so với toàn thể là bao nhiêu?
Lời giải:
a) Biểu đồ biểu diễn thông tin về loại trái cây yêu thích của học sinh lớp 7A.
b) Có 4 đối tượng được biểu diễn là: Chuối, Xoài, Cóc, Ổi.
c) Chuối chiếm 25%, Xoài chiếm 35%, Cóc chiếm 20%, Ổi chiếm 20% so với tổng thể trái cây yêu thích.
Bài 2 trang 101 Toán lớp 7 Tập 1: Hãy biểu diễn dữ liệu từ bảng thống kê sau đây vào biểu đồ 3.
Lời giải:
Do 50% > 40% > 10% nên hình quạt màu xanh lá biểu diễn “Xử lí chất thải sinh hoạt”, hình quạt màu xanh dương biểu diễn “Xử lí chất thải công nghiệp và nguy hại”, hình quạt màu vàng biểu diễn “Phương tiện thu gom và vận chuyển chất thải”.
Ta có biểu đồ như sau:
Bài 3 trang 101 Toán lớp 7 Tập 1: Hãy phân tích dữ liệu được biểu diễn trên biểu đồ sau:
Lời giải:
Phân tích biểu đồ trên ta nhận thấy:
- Biểu đồ trên cho biết tỉ lệ phần trăm xếp loại học lực học sinh lớp 7A.
- Có 4 loại học lực được biểu diễn: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt.
- Số học sinh Khá đạt tỉ lệ cao nhất, số học sinh Đạt và Chưa đạt tỉ lệ tương đương nhau và thấp nhất.
- Tỉ lệ số học sinh Khá bằng tổng tỉ lệ số học sinh thuộc ba xếp loại còn lại, số học sinh loại Tốt chênh lệch không nhiều so với số học sinh Đạt và Chưa đạt.
Lý thuyết Toán 7 Bài 2: Biểu đồ hình quạt tròn - Chân trời sáng tạo
1. Ôn tập về biểu đồ hình quạt tròn
- Để biểu thị tỉ lệ phần trăm của từng loại số liệu so với toàn thể, ta thường sử dụng biểu đồ hình quạt tròn. Đó là biểu đồ có dạng hình tròn được chia thành các hình quạt. Tỉ số diện tích của tường hình quạt so với cả hình tròn biểu thị tỉ lệ phần trăm của từng số liệu tương ứng.
- Để đọc một biểu đồ hình quạt tròn, ta cần thực hiện như sau:
+ Xác định số đối tượng được biểu thị bằng cách đếm số hình quạt có trong hình tròn.
+ Đọc ghi chú của biểu đồ để biết tên các đối tượng.
+ Xác định tỉ lệ phần trăm của từng đối tượng so với toàn thể bằng cách đọc số ghi trên biểu đồ.
Ví dụ:
Từ biểu đồ trên cho ta biết được thông tin ghi trong bảng dữ liệu sau:
Từ biểu đồ trên, ta có tỉ số phần trăm học sinh tham gia môn thể thao của khối 7:
- Cầu lông chiếm 15%.
- Đá cầu chiếm 25%.
- Bóng đá chiếm 30%.
- Bóng bàn chiếm 10%.
- Bơi lội chiếm 20%.
2. Biểu diễn dữ liệu vào biểu đồ hình quạt tròn
Để biểu diễn thông tin từ bảng thống kê vào biểu đồ hình quạt tròn, ta thực hiện các bước sau:
Bước 1: Xử lý số liệu
- Tính tổng các số liệu.
- Tính tỉ lệ phần trăm của từng số liệu so với toàn thể.
Bước 2: Biểu diễn số liệu
- Ghi tên biểu đồ.
- Ghi chú tên các đối tượng.
- Ghi chú các tỉ lệ phần trăm trên biểu đồ.
Ví dụ: Bảng dữ liệu sau cho biết tình hình xếp loại học lực học kì 1 của học sinh khối 7 trường THCS Hoa Mai như sau:
Để biểu diễn dữ liệu từ bảng thống kê vào biểu đồ hình quạt ta thực hiện các bước sau:
Bước 1: Xử lý số liệu:
- Tính tổng các số liệu: 36 + 162 + 90 + 72 = 360.
- Tính tỉ lệ phần trăm của từng số liệu so với toàn thể:
; ; ; .
Bước 2: Biểu diễn số liệu
- Ghi tên biểu đồ: Tỉ lệ phần trăm xếp loại học lực của học sinh khối 7
- Ghi chú tên các đối tượng và các tỉ lệ phần trăm trên biểu đồ.
Tốt: 10%; Khá: 45%; Đạt: 25%; Chưa đạt 20%.
Ta có biểu đồ như sau :
3. Phân tích dữ liệu trên biểu đồ hình quạt tròn
Muốn phân tích dữ liệu được biểu diễn trên biểu đồ hình quạt tròn, ta nên chú ý các đặc điểm sau :
- Biểu đồ biểu diễn các thông tin về vấn đề gì ?
- Có bao nhiêu đối tượng được biểu diễn ?
- Đối tượng nào chiếm tỉ lệ phần trăm cao nhất ?
- Đối tượng nào chiếm tỉ lệ phần trăm thấp nhất ?
- Tương quan về tỉ lệ phần trăm giữa các đối tượng.
Ví dụ :
Phân tích biểu đồ trên ta nhận thấy :
- Biểu đồ biểu diễn các thông tin về thể loại phim yêu thích của 80 học sinh khối lớp 7.
- Có bốn thể loại phim được học sinh chọn : phim hài, phim phiêu lưu, mạo hiểm, phim hình sự, phim hoạt hình.
- Phim hài có tỉ lệ yêu thích cao nhất.
- Phim hoạt hình có tỉ lệ yêu thích thấp nhất.
- Hai thể loại phiêu lưu, mạo hiểm và hình sự được yêu thích tương đương nhau.
Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 1: Thu thập và phân loại dữ liệu
Xem thêm tài liệu Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 7 (hay nhất) – Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Chân trời sáng tạo
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Chân trời sáng tạo
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Chân trời sáng tạo
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Chân trời sáng tạo
- Soạn văn lớp 7 (ngắn nhất) – Chân trời sáng tạo
- Văn mẫu lớp 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Lịch Sử 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Địa Lí 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Friend plus – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tiếng Anh 7 Friend plus– Chân trời sáng tạo
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 7 Friends plus đầy đủ nhất
- Bài tập Tiếng Anh 7 Friends plus theo Unit có đáp án
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Giáo dục công dân 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Giáo dục công dân 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Công nghệ 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Công nghệ 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Công nghệ 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tin học 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Tin học 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tin học 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục thể chất 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Âm nhạc 7 – Chân trời sáng tạo