TOP 15 câu Trắc nghiệm Toán lớp 7 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án: Biểu đồ hình quạt tròn
Bộ 15 bài tập trắc nghiệm Toán lớp 7 Bài 2. Biểu đồ hình quạt tròn có đáp án đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Toán 7 Bài 2.
Chỉ 150k mua trọn bộ Trắc nghiệm Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo bản word (cả năm) có đáp án chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 033000255833 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Trắc nghiệm Toán 7 Bài 2. Biểu đồ hình quạt tròn - Chân trời sáng tạo
I. Nhận biết
Sử dụng biểu đồ biểu diễn tỉ lệ phần trăm của các loại huy chương được trao trong một cuộc thi dưới đây để trả lời Câu 1, Câu 2, Câu 3, Câu 4 và Câu 5.
Câu 1. Biểu đồ biểu diễn thông tin về vấn đề gì?
A. Tỉ lệ phần trăm huy chương vàng;
B. Tỉ lệ phần trăm huy chương bạc;
C. Tỉ lệ phần trăm huy chương đồng;
D. Tỉ lệ phần trăm các loại huy chương được trao trong một cuộc thi.
Đáp án: D
Giải thích:
Biểu đồ biểu diễn các thông tin về tỉ lệ phần trăm các loại huy chương được trao trong một cuộc thi.
Câu 2. Số đối tượng được biểu diễn trong biểu đồ là
A. 1;
B. 2;
C. 3;
D. 4.
Đáp án: D
Giải thích:
Có 4 đối tượng được biểu diễn trong biểu đồ (huy chương vàng, huy chương bạc, huy chương đồng, không có huy chương).
Câu 3. Bảng thống kê nào dưới đây là đúng?
A.
B.
C.
D.
Đáp án: A
Giải thích:
Quan sát biểu đồ ta thấy:
Tỉ lệ phần trăm của các loại huy chương vàng, huy chương bạc, huy chương đồng, không có huy chương lần lượt là: 10%, 20%, 20%, 50%.
Do đó ta có bảng sau:
Câu 4. Đối tượng nào chiếm tỉ lệ phần trăm cao nhất?
A. Huy chương vàng;
B. Huy chương bạc;
C. Không có huy chương;
D. Huy chương đồng.
Đáp án: C
Giải thích:
Tỉ lệ phần trăm của các loại huy chương vàng, huy chương bạc, huy chương đồng, không có huy chương lần lượt là: 10%, 20%, 20%, 50%.
Do đó tỉ lệ phần trăm của đối tượng không có huy chương nào chiếm nhiều nhất là 50%.
Câu 5. Tỉ lệ phần trăm của các đối tượng nào tương đương nhau?
A. Huy chương vàng, huy chương bạc;
B. Huy chương bạc, huy chương đồng;
C. Huy chương vàng, huy chương đồng;
D. Huy chương bạc, không có huy chương.
Đáp án: B
Giải thích:
Tỉ lệ phần trăm của các loại huy chương vàng, huy chương bạc, huy chương đồng, không có huy chương lần lượt là: 10%, 20%, 20%, 50%.
Do đó hai loại huy chương bạc, huy chương đồng có tỉ lệ phần trăm tương đương nhau đều là 20%.
II. Thông hiểu
Sử dụng biểu đồ biểu diễn tỉ lệ phần trăm diện tích đất trồng các loại hoa trong một khu vườn để trả lời Câu 1 và Câu 2.
Câu 1. Tỉ lệ phần trăm diện tích đất trồng hoa hồng là:
A. 24%;
B. 36%;
C. 40%;
D. 60%.
Đáp án: C
Giải thích:
Tỉ lệ phần trăm diện tích đất trồng hoa loa kèn là: 24%
Tỉ lệ phần trăm diện tích đất trồng hoa huệ là: 36%
Vậy tỉ lệ phần trăm diện tích đất trồng hoa hồng là:
100% - 24% - 36% = 40%.
Câu 2. Khẳng định nào sau đây là sai?
A. Diện tích đất trồng hoa huệ nhiều hơn diện tích đất trồng hoa loa kèn;
B. Diện tích đất trồng hoa huệ ít hơn diện tích đất trồng hoa hồng;
C. Diện tích đất trồng hoa hồng lớn nhất;
D. Diện tích đất trồng hoa huệ gấp 2 lần diện tích đất trồng hoa hồng.
Đáp án: D
Giải thích:
Tỉ lệ phần trăm diện tích đất trồng hoa loa kèn là: 24%.
Tỉ lệ phần trăm diện tích đất trồng hoa huệ là: 36%.
Tỉ lệ phần trăm diện tích đất trồng hoa hồng là: 40%.
Mà 24% < 36% < 40%.
Vậy diện tích đất trồng hoa huệ ít hơn diện tích đất trồng hoa hồng và nhiều hơn diện tích trồng hoa loa kèn.
Và diện tích trồng hoa hồng là lớn nhất.
Do đó phương án D là sai.
Câu 3. Tỉ lệ phần trăm của các loại nước uống yêu thích của học sinh lớp 7C được biểu diễn trong biểu đồ sau:
Số học sinh yêu thích loại nước uống coca cola và trà sữa chiếm bao nhiêu phần trăm?
A. 29%;
B. 67%;
C. 44%;
D. 82%.
Đáp án: B
Giải thích:
Số học sinh yêu thích coca cola chiếm 29%.
Số học sinh yêu thích trà sữa chiếm 38%.
Số học sinh yêu thích 2 loại nước uống coca cola và trà sữa chiếm:
29% + 38% = 67%
Vậy số học sinh yêu thích 2 loại nước uống coca cola và trà sữa chiếm 67%.
Câu 4. Tỉ lệ phần trăm các loại sách trong tủ sách của lớp 7C được thống kê trong bảng sau:
Trong các biểu đồ dưới đây, biểu đồ nào biểu diễn các thành phần của các loại sách trong tủ sách của lớp 7C?
A.
B.
C.
D.
Đáp án: A
Giải thích:
Vì tủ sách của lớp 7C gồm 4 loại sách nên loại phương án B, D vì biểu đồ được biểu diễn bởi ba hình quạt tròn.
Tỉ lệ phần trăm của các loại sách khác nhau nên chỉ có đáp án A là thích hợp để biểu diễn các số liệu trên.
Vậy biểu đồ biểu đồ biểu diễn các loại sách trong tủ đồ của lớp 7C như sau:
Câu 5. Lượng bánh ngọt bán ra của một cửa hàng được biểu diễn qua biểu đồ hình quạt tròn sau:
Cho các khẳng định sau:
(I) Cửa hàng bán được lượng bánh mì Donut tương đương với tổng lượng bánh mì bơ tỏi và bánh kem chuối.
(II) Cửa hàng bán được ít bánh lưỡi mèo nhất.
(III) Cửa hàng bán được lượng bánh Gato gấp 5 lần lượng bánh lưỡi mèo.
Có bao nhiêu khẳng định đúng?
A. 0;
B. 1;
C. 2;
D. 3.
Đáp án: C
Giải thích:
+ Quan sát biểu đồ quạt tròn ta thấy:
• Lượng bánh mì bơ tỏi cửa hàng bán được chiếm 12%;
• Lượng bánh mì Donut cửa hàng bán được chiếm 25%;
• Lượng bánh Gato cửa hàng bán được chiếm 43%;
• Lượng bánh kem chuối cửa hàng bán được chiếm 13%;
• Lượng bánh lưỡi mèo cửa hàng bán được chiếm 7%.
+ Ta có: tổng lượng bánh mì bơ tỏi và bánh kem chuối chiếm 12% + 13% = 25%.
Vậy lượng bánh mì Donut bán được tương đương với tổng lượng bánh mì bơ tỏi và bánh kem chuối. Do đó (I) đúng.
+ Vì 7% < 12% < 13% < 25% < 43%
Nên cửa hàng bán được ít bánh lưỡi mèo nhất. Do đó (II) đúng.
+ Cửa hàng bán được lượng bánh Gato gấp lượng bánh lưỡi mèo là:
43% : 7% ≈ 6,14 (lần).
Do đó (III) sai.
Vậy có 2 khẳng định đúng.
Câu 6. Biểu đồ sau cho biết tỉ số phần trăm các mặt hàng bán chạy trong một cửa hàng đồ chơi.
Nhận xét nào sau đây là sai?
A. Số lượng búp bê bán ra bằng lần số lượng bộ lắp ghép;
B. Số lượng bộ tô màu bán ra gấp 2 lần số lượng búp bê;
C. Số lượng bộ lắp ghép bằng lần số lượng bộ tô màu;
D. Tổng số lượng búp bê, bộ lắp ghép và các mặt hàng khác bằng số lượng bộ tô màu.
Đáp án: A
Giải thích:
• Số lượng bộ tô màu bán ra là 50%, số lượng búp bê là 25% nên số lượng bộ tô màu bán ra gấp 2 lần số lượng búp bê. Do đó phương án B đúng.
• Số lượng bộ lắp ghép là 5%, số lượng bộ tô màu là 50% nên số lượng bộ lắp ghép bằng lần số lượng bộ tô màu. Do đó phương án C đúng.
• Tổng số lượng búp bê, bộ lắp ghép, các mặt hàng khác là: 25% + 5% + 20% = 50% bằng với số lượng bộ tô màu (50%) nên phương án D đúng.
Số lượng búp bê là 25%, số lượng bộ lắp ghép là 5% nên số lượng búp bê bán ra gấp 5 lần số lượng bộ lắp ghép. Do đó phương án A sai.
Câu 7. Số học sinh đăng kí học các Câu lạc bộ (CLB) Toán , CLB Ngữ văn, CLB Tiếng anh của lớp 7 trường THCS Lê Quý Đôn được biểu diễn qua biểu đồ hình quạt tròn sau:
Chọn khẳng định đúng:
A. Số học sinh đăng kí CLB Tiếng Anh nhiều nhất;
B. Số học sinh đăng kí CLB Toán ít hơn CLB Ngữ văn;
C. Tỉ lệ số học sinh đăng kí CLB Tiếng Anh nhiều hơn CLB Toán 7%.
D. Số học sinh đăng kí CLB Ngữ văn ít nhất.
Đáp án: D
Giải thích:
Tỉ lệ phần trăm học sinh đăng kí CLB Ngữ văn là: 30%.
Tỉ lệ phần trăm học sinh đăng kí CLB Tiếng Anh là: 33%.
Số phần trăm học sinh đăng kí CLB Toán là:
100% - 30% - 33% = 37%.
Ta có: 30% < 33% < 37%.
Do đó:
• Số học sinh đăng kí CLB Ngữ văn ít nhất. Phương án D là khẳng định đúng.
• Số học sinh đăng kí CLB Toán nhiều nhất. Phương án A là khẳng định sai.
Khi đó phương án B là khẳng định sai.
• Tỉ lệ số học sinh đăng kí CLB Toán nhiều hơn CLB Tiếng Anh là:
37% – 33% = 4%. Do đó phương án C là khẳng định sai.
III. Vận dụng
Câu 1. Biểu đồ hình quạt tròn sau biểu diễn lượng bánh bán ra của một cửa hàng:
Biết rằng số lượng bánh Socola và số lượng bánh quẩy bán ra của cửa hàng là bằng nhau. Số phần trăm lượng bánh quẩy bán ra là:
A. 34%;
B. 12%;
C. 17%;
D. 54%.
Đáp án: C
Giải thích:
Gọi tỉ số phần trăm lượng bánh quẩy bán ra là x% .
Ta có: x% + x% + 12% + 54% = 100%
Suy ra 2x% + 66% = 100%
Hay 2x% = 34%
Do đó x = 17%
Vậy lượng bánh quẩy bán ra chiếm 17%.
Câu 2. Cho biểu đồ biểu diễn tỉ lệ các loại rau bán được trong một ngày của một cửa hàng như dưới đây.
Biết rằng cửa hàng đó một ngày bán được tất cả 200 bó rau. Số lượng rau ngót một ngày bán được là
A. 20 bó;
B. 60 bó;
C. 21 bó;
D. 30 bó.
Đáp án: C
Giải thích:
Số lượng rau ngót được bán trong 1 ngày là:
(bó)
Vậy của hàng bán được 21 bó rau ngót trong một ngày.
Câu 3. Biểu đồ sau cho biết việc chi tiêu hàng tháng của một gia đình.
Số tiền dành cho việc tiết kiệm chiếm bao nhiêu phần trăm?
A. 25%;
B. 18%;
C. 12%;
D. 30%.
Đáp án: C
Giải thích:
Quan sát biểu đồ hình quạt tròn ta thấy hình quạt tròn biểu diễn tỉ số phần trăm của học hành chiếm hình tròn nên số tiền dành cho việc học hành chiếm 25%;
Số tiền dành cho việc ăn uống chiếm 30%;
Số tiền dành cho việc mua sắm chiếm 15%;
Số tiền dành cho việc đi lại chiếm 18%;
Vậy số tiền dành cho việc tiết kiệm chiếm:
100% - 25% -30% -15% -18% = 12%.
Các câu hỏi trắc nghiệm Toán lớp 7 sách Chân trời sáng tạo có đáp án, chọn lọc khác:
Trắc nghiệm Bài 3. Biểu đồ đoạn thẳng
Trắc nghiệm Bài 1. Thu thập và phân loại dữ liệu
Xem thêm các chương trình khác: