TOP 15 câu Trắc nghiệm Tính chất ba đường cao của tam giác (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án - Toán 7

Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Toán lớp 7 Bài 8: Tính chất ba đường cao của tam giác có đáp án đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Toán 7 Bài 8.

1 433 05/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ 150k mua trọn bộ Trắc nghiệm Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo bản word (cả năm) có đáp án chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 033000255833 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Trắc nghiệm Toán 7 Bài 8: Tính chất ba đường cao của tam giác - Chân trời sáng tạo

Câu 1. Điền vào chỗ trống sau: “Ba đường cao của một tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm này được gọi là … của tam giác”.

A. Trọng tâm;

B. Trực tâm;

C. Trung điểm;

D. Trung trực.

Đáp án đúng là: B

Ba đường cao của một tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm này được gọi là trực tâm của tam giác.

Câu 2. Cho ΔABC, hai đường cao AM và BN cắt nhau tại H. Em chọn phát biểu đúng.

A.H là trực tâm của ∆ABC;

B. CH là đường cao của ∆ABC;

C. H là trọng tâm của ∆ABC;

D.Phát biểu A, B đều đúng.

Đáp án đúng là: D

15 Bài tập Tính chất ba đường cao của tam giác (có đáp án) | Chân trời sáng tạo Trắc nghiệm Toán 7 (ảnh 1)

Vì hai đường cao AM và BN cắt nhau tại H nên H là trực tâm của ΔABC và CH là đường cao của ΔABC.

Do đó hai câu A và B đều đúng.

Câu 3. Cho ΔABC có đường cao AM và BN cắt nhau tại H. Chọn câu đúng.

A. CH // AB;

B. CH HB;

C. CH AB;

D.Tất cả đáp án trên đều sai.

Đáp án đúng là: C

15 Bài tập Tính chất ba đường cao của tam giác (có đáp án) | Chân trời sáng tạo Trắc nghiệm Toán 7 (ảnh 2)

Xét ΔABC có:

AM là đường cao (gt);

BN là đường cao (gt);

AM và BN cắt nhau tại H.

Do đó H là trực tâm của ΔABC.

Suy ra CH là đường cao của ΔABC.

Vậy CH AB.

Câu 4. Điền vào chỗ trống sau: “Đoạn thẳng vuông góc kẻ từ một đỉnh của một tam giác đến đường thẳng chứa cạnh đối diện gọi là … của tam giác đó”.

A. Đường trung trực;

B. Đường cao;

C. Đường trung tuyến;

D. Đường phân giác.

Đáp án đúng là: B

Đoạn thẳng vuông góc kẻ từ một đỉnh của một tam giác đến đường thẳng chứa cạnh đối diện gọi là đường cao của tam giác đó.

Câu 5. Cho tam giác ABC vuông tại A. Lấy điểm O thuộc AB. Vẽ OM vuông góc với BC tại M. Tia MO cắt AC tại N. Chọn câu đúng.

A. O là trực tâm của ΔABC;

B. O là trực tâm của ΔMBC;

C. CO vuông góc với NB;

D. Hai đáp án B và C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

15 Bài tập Tính chất ba đường cao của tam giác (có đáp án) | Chân trời sáng tạo Trắc nghiệm Toán 7 (ảnh 3)

Xét ∆NBC có:

NM là đường cao (OM BC, N OM);

BA là đường cao (BA NC);

NM cắt BA tại O.

Do đó O là trực tâm của ∆ABC.

Suy ra CO là đường cao của ∆ABC.

Do vậy CO vuông góc với NB.

Vậy đáp án B và C đều đúng.

Câu 6. Cho tam giác ABC có đường cao BE và trực tâm O .AO cắt BC tại H. Số đo AHC^ là:

A. 30°;

B. 45°;

C. 60°;

D. 90°.

Đáp án đúng là: B

15 Bài tập Tính chất ba đường cao của tam giác (có đáp án) | Chân trời sáng tạo Trắc nghiệm Toán 7 (ảnh 4)

Xét ∆ABC có:

BE là đường cao (gt);

O là trực tâm(gt)

AH cắt BE tại O (gt).

Do đó AH là đường cao của ∆ABC.

Suy ra AH BC.

Vậy AHC^ = 90°.

Câu 7. Cho tam giác ABC có đường cao AH và BE cắt nhau tại O. Cho ACH^ = 50°. Số đo góc BOH^ bằng :

A. 30°

B. 50°

C. 40°

D. 45°.

Đáp án đúng là: D

15 Bài tập Tính chất ba đường cao của tam giác (có đáp án) | Chân trời sáng tạo Trắc nghiệm Toán 7 (ảnh 5)

Ta có: OBH^ + ECB^ = 90°.

Suy ra OBH^ = 90° − ECB^ = 90° − 50° = 40°.

Ta có: OBH^ + BOH^ = 90°.

Suy ra BOH^ = 90° − OBH^ = 90° − 40° = 50°.

Vậy BOH^ = 50°.

Câu 8. Cho tam giác ABC có đường cao AH và BE cắt nhau tại O. Cho OAE^ = 30°. Số đo BOH^ bằng :

A. 30;

B. 50°;

C. 60°;

D. 90°.

Đáp án đúng là: C

15 Bài tập Tính chất ba đường cao của tam giác (có đáp án) | Chân trời sáng tạo Trắc nghiệm Toán 7 (ảnh 7)

Ta có : OAE^ + AOE^ = 90°

Suy ra AOE^ = 90° − OAE^ = 90° − 30° = 60°

BOH^ = AOE^

Nên BOH^ = 60°.

Câu 9. Vị trí trực tâm của tam giác tù:

A. Nằm bên trong tam giác;

B. Nằm bên ngoài tam giác;

C. Nằm trùng với đỉnh bất kì;

D. Tất cả đáp án trên đều sai.

Đáp án đúng là: B

Vị trí trực tâm của tam giác tù nằm bên ngoài tam giác.

Câu 10. Vị trí trực tâm của tam giác vuông:

A. Nằm bên trong tam giác;

B. Nằm bên ngoài tam giác;

C. Nằm trùng với đỉnh góc vuông;

D. Tất cả đáp án trên đều sai.

Đáp án đúng là: C
Vị trí trực tâm của tam giác tù nằm trùng với đỉnh góc vuông.

15 Bài tập Tính chất ba đường cao của tam giác (có đáp án) | Chân trời sáng tạo Trắc nghiệm Toán 7 (ảnh 9)

Câu 11. Cho tam giác ABC nhọn có ba đường cao AM, BN, CP. Biết AM = BN = CP. Khi đó tam giác ABC là:

A.Tam giác vuông;

B. Tam giác vuông cân;

C.Tam giác đều;

D.Tam giác cân.

Đáp án đúng là: C

15 Bài tập Tính chất ba đường cao của tam giác (có đáp án) | Chân trời sáng tạo Trắc nghiệm Toán 7 (ảnh 10)

Gọi H là giao điểm của ba đường cao.

Ta có: PAH^ + PHA^ = 90°;

MHC^ + HCM^ = 90°;

PHA^ = MHC^ (hai góc đối đỉnh).

Do đó PAH^ = HCM^ .

Xét ∆ABM vuông tại M và ∆CBP vuông tại P ta có:

PAH^ = HCM^ (cmt).

AM = CP (gt).

Do đó ∆ABM = ∆CBP (cạnh góc vuông - góc nhọn).

Suy ra AB = BC (hai cạnh tương ứng) (1)

Chứng minh tương tự ta được ∆BNC = ∆AMC (cạnh góc vuông - góc nhọn)

Suy ra BC = AC (hai cạnh tương ứng) (2)

Từ (1) và (2) suy ra AB = BC = AC.

Vậy ∆ABC là tam giác đều.

Câu 12. Tam giác nhọn có trực tâm:

A. Nằm bên trong của tam giác;

B. Năm bên ngoài của tam giác;

C. Nằm trên đỉnh của tam giác;

D. Nằm trên cạnh của tam giác.

Đáp án đúng là: A

Tam giác nhọn có trực tâmnằm bên trong của tam giác.

Câu 13. Cho ΔABC vuông cân tại B. Trên cạnh AB lấy điểm H. Trên tia đối của tia BC lấy điểm D sao cho BH = BD. Chọn câu đúng.

A. DH AB;

B. DH AC;

C. ΔHBD đều;

D. CDI^ = 60°.

Đáp án đúng là: B

15 Bài tập Tính chất ba đường cao của tam giác (có đáp án) | Chân trời sáng tạo Trắc nghiệm Toán 7 (ảnh 12)

Gọi I là giao điểm của DH và AC.

Ta có: ∆ABC vuông cân tại B (gt).

Suy ra C^ = 45°.

Xét ∆HBD có:

HBD^= 90°;

BH = BD (gt).

Do đó ∆HBD vuông cân tại B.

Suy ra BDH^ = 45° hay CDI^ = 45°.

Xét ∆DCI có:

C^ = CDI^ = 45° (cmt)

Do đó DIC^ = 180° − ( C^+CDI^ ) = 180° − (45° + 45°) = 90°.

Vậy DH AC.

Câu 14. Cho ∆ABC cân tại A có đường cao AK. Biết BAC^ = 40°. Số đo ACK^ bằng:

A. 40°;

B. 50°;

C. 60°;

D. 70°.

Đáp án đúng là: D

15 Bài tập Tính chất ba đường cao của tam giác (có đáp án) | Chân trời sáng tạo Trắc nghiệm Toán 7 (ảnh 13)

Xét ΔABK và ΔACK cùng vuông tại K có:

AK là cạnh chung;

AB = AC (vì ΔABC cân tại A).

Do đó ΔABK = ΔACK (cạnh huyền - cạnh góc vuông).

Suy ra KAC^ = BAK^ (hai cạnh tương ứng).

Do đó KAC^ = BAK^ = BAC^2 = 40o2 = 20°

KAC^ + ACK^ = 90°.

Nên ACK^ = 90° − KAC^ = 90° − 20° = 70°

Vậy ACK^ = 70°.

Câu 15. Ba đường cao của một tam giác tù:

A. Đồng quy tại một điểm nằm ngoài tam giác;

B. Đồng quy tại một điểm nằm trog tam giác;

C. Đồng quy tại một điểm nằm trên đỉnh tam giác;

D. Đồng quy tại một điểm nằm tại trọng tâm tam giác.

Đáp án đúng là: A

Ba đường cao của một tam giác tù đồng quy tại một điểm nằm ngoài tam giác.

Xem thêm bài tập trắc nghiệm Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:

Trắc nghiệm Toán 7 Bài 8: Tính chất ba đường cao của tam giác

Trắc nghiệm Toán 7 Bài 9: Tính chất ba đường phân giác của tam giác

Trắc nghiệm Ôn tập chương 8

Trắc nghiệm Toán 7 Bài 1: Làm quen với biến cố ngẫu nhiên

Trắc nghiệm Toán 7 Bài 2: Làm quen với xác suất của biến cố ngẫu nhiên

1 433 05/01/2024
Mua tài liệu