TOP 15 câu Trắc nghiệm Góc và cạnh của một tam giác (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án - Toán 7

Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Toán lớp 7 Bài 1: Góc và cạnh của một tam giác có đáp án đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Toán 7 Bài 1.

1 600 lượt xem
Mua tài liệu


Chỉ 150k mua trọn bộ Trắc nghiệm Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo bản word (cả năm) có đáp án chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 033000255833 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Trắc nghiệm Toán 7 Bài 1: Góc và cạnh của một tam giác - Chân trời sáng tạo

Câu 1. Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai?

A. Tam giác vuông là tam giác có một góc vuông;

B. Tam giác nhọn là tam giác có ba góc nhọn;

C. Tam giác tù là tam giác có ba góc tù;

D. Trong tam giác vuông, tổng hai góc nhọn bằng 90°.

Đáp án đúng là: C

Tam giác tù là tam giác có một góc tù.

Suy ra khẳng định C sai.

Câu 2. Cho tam giác ABC có A^=45o, B^=55o. Số đo góc C là:

A. 45°;

B. 100°;

C. 90°;

D. 80°.

Đáp án đúng là: D

Áp dụng định lý về tổng số đo ba góc của tam giác ta có:

A^+B^+C^=180°

Suy ra C^=180°-A^-B^=180°-45°-55°=80°

Câu 3. Cho tam giác ABC vuông tại A. Khi đó B^ + C^ bằng

A. 180°;

B. 90°;

C. 100°;

D. 120°.

Đáp án đúng là: B

Vì tam giác ABC vuông tại A nên tổng hai góc nhọn bằng 90° hay B^ + C^ = 90°.

Câu 4. Trong một tam giác, tổng số đo ba góc bằng

A. 180°;

B. 90°;

C. 240°;

D. 120°.

Đáp án đúng là: A

Trong một tam giác, tổng số đo ba góc bằng 180°.

Câu 5. Cho tam giác MNP có số đo như hình vẽ:

15 Bài tập Góc và cạnh của một tam giác (có đáp án) | Chân trời sáng tạo Trắc nghiệm Toán 7 (ảnh 3)

Có bao nhiêu khẳng định đúng trong các khẳng định sau:

(I). M^ = 80°.

(II). Tam giác MNP là tam giác nhọn.

(III). Tam giác MNP là tam giác vuông.

(IV). NP là cạnh huyền của tam giác MNP.

A. 1;

B. 2;

C. 3;

D. 4.

Đáp án đúng là: B

Áp dụng định lý về tổng số đo ba góc của tam giác ta có:

M^+N^+P^=180°

Suy ra M^=180°-N^-P^ = 180°-37°-53°=90°

Suy ra tam giác MNP vuông tại M

Ta có cạnh NP là cạnh đối diện với góc vuông M nên NP là cạnh huyền

Suy ra các khẳng định (III), (IV) đúng. Các khẳng định (I), (II) sai.

Vậy có 2 khẳng định đúng.

Câu 6. Cho hình vẽ sau:

15 Bài tập Góc và cạnh của một tam giác (có đáp án) | Chân trời sáng tạo Trắc nghiệm Toán 7 (ảnh 5)

Số đo x là:

A. 45°;

B. 40°;

C. 35°;

D. 30°.

Đáp án đúng là: C

Vì tam giác DEF vuông tại F nên D^ + E^ = 90°

Suy ra D^ = 90° − E^ = 90° − 55° = 35°

Vậy x = 35°.

Câu 7. Cho hình vẽ sau:

15 Bài tập Góc và cạnh của một tam giác (có đáp án) | Chân trời sáng tạo Trắc nghiệm Toán 7 (ảnh 6)

Số đo x là:

A. 72°;

B. 73°;

C. 74°;

D. 75°.

Đáp án đúng là: A

Áp dụng định lý về tổng số đo ba góc của tam giác ta có:

D^+E^+F^=180°

Suy ra x + x + 36° = 180°

Suy ra 2x = 144°

Suy ra x = 72°.

Câu 8. Tính số đo x trong hình sau:

15 Bài tập Góc và cạnh của một tam giác (có đáp án) | Chân trời sáng tạo Trắc nghiệm Toán 7 (ảnh 8)

A. 38°;

B. 52°;

C. 36°;

D. 62°.

Đáp án đúng là: A

Ta có: HGK^ + KGI^ = HGI^

Suy ra KGI^ = HGI^ - HGK^ = 90°-38°=52°

Vì tam giác GKI vuông tại K nên KGI^ + GIK^ = 90°

Suy ra GIK^ = 90° - KGI^ = 90° - 52° = 38°

Vậy x = 38°.

Câu 9. Điền vào chỗ trống:

“Trong một tam giác, tổng độ dài hai cạnh bất kì bao giờ cũng … độ dài cạnh còn lại”

A. lớn hơn;

B. nhỏ hơn;

C. bằng;

D. lớn hơn hoặc bằng.

Đáp án đúng là: A

Trong một tam giác, tổng độ dài hai cạnh bất kì bao giờ cũng lớn hơn độ dài cạnh còn lại.

Câu 10. Cho tam giác MNP. Khẳng định nào sau đây đúng?

A. MN − NP = MP = MN + NP;

B. MN + NP < MP < MN – NP;

C. MN + NP > MP > MN – NP;

D. MN – NP > MP > MN + NP.

Đáp án đúng là: C

Từ bất đẳng thức trong tam giác, ta có: MN + NP > MP; MN – NP < MP

Suy ra MN + NP > MP > MN – NP

Suy ra khẳng định C đúng. Các khẳng định A, B, D sai.

Câu 11. Trong các bộ ba đoạn thẳng dưới đây, bộ ba nào có thể là độ dài ba cạnh của một tam giác?

A. 2 cm; 3 cm; 6 cm;

B. 3 cm; 6 cm; 3 cm;

C. 3 cm; 4 cm; 5 cm;

D. 5 cm; 6 cm; 7 dm.

Đáp án đúng là: C

+ Xét bộ ba: 2 cm; 3 cm; 6 cm

Ta có 2 cm + 3 cm = 5 cm < 6 cm

Suy ra bộ ba đoạn thẳng có độ dài: 2 cm; 3 cm; 6 cm không lập thành một tam giác.

+ Xét bộ ba: 3 cm; 6 cm; 3 cm

Ta có 3 cm + 3 cm = 6 cm

Suy ra bộ ba đoạn thẳng có độ dài: 3 cm; 6 cm; 3 cm không lập thành một tam giác.

+ Xét bộ ba: 3 cm; 4 cm; 5 cm

Ta có: 4 cm – 3 cm < 5 cm < 4 cm + 3 cm

Suy ra bộ ba đoạn thẳng có độ dài: 3 cm; 4 cm; 5 cm lập thành một tam giác.

+ Xét bộ ba: 5 cm; 6 cm; 7 dm

Ta có 7 dm = 70 cm

Vì 5 cm + 6 cm < 70 cm

Suy ra bộ ba đoạn thẳng có độ dài: 5 cm; 6 cm; 7 dm không lập thành một tam giác.

Câu 12. Cho tam giác ABC có độ dài ba cạnh là ba số nguyên. Biết AB = 3 cm; AC = 7 cm. Khi đó độ dài cạnh BC không thể bằng

A. 4 cm;

B. 5 cm;

C. 6 cm;

D. 7 cm.

Đáp án đúng là: A

Từ bất đẳng thức trong tam giác, ta có:

AC – AB < BC < AC + AB.

Suy ra 7 cm – 3 cm < BC < 7 cm + 3 cm.

Suy ra 4 cm < BC < 10 cm.

Suy ra BC không thể có độ dài bằng 4 cm.

Câu 13. Cho tam giác ABC có AB = 2, BC = 8 cm. Biết độ dài cạnh AC là một số nguyên tố. Chu vi tam giác ABC là:

A. 18 cm;

B. 7 cm;

C. 17 cm;

D. 19 cm.

Đáp án đúng là: C

Gọi độ dài cạnh AC là x (x > 0) (cm)

Từ bất đẳng thức trong tam giác, ta có: BC – AB < AC < BC + AB

Suy ra 8 – 2 < x < 8 + 2

Suy ra 6 < x < 10

Suy ra x ∈ {7; 8; 9}

Vì x là một số nguyên tố

Suy ra x = 7

Suy ra AC = 7 (cm)

Chu vi tam giác ABC bằng:

AB + AC + BC = 2 + 7 + 8 = 17 (cm).

Câu 14. Cho tam giác ABC có A^=40o; B^ - C^ = 30°. Tính B^C^ .

A.B^ = 70°;C^ = 40°;

B.B^ = 65°;C^ = 35°;

C.B^ = 85°;C^ = 55°;

D.B^ = 75°;C^ = 45°.

Đáp án đúng là: C

Áp dụng định lý về tổng số đo ba góc của tam giác ta có:

A^+B^+C^=180°

Suy ra B^=180°-A^-C^=180°-40°-C^=140°-C^

Ta có: B^-C^=30°

Suy ra 140°-C^-C^=30°

Suy ra 140°-2C^=30°

Suy ra 2C^ = 110°

Suy ra C^ = 55°

Suy ra B^=140°-C^=85°

Vậy B^=85°; C^ = 55°

Câu 15. Cho tam giác MNP có M^ = 2N^ = 13P^ . Tia phân giác góc P cắt MN tại Q. Số đo MPQ^ là:

A. 20°;

B. 60°;

C. 80°;

D. 120°.

Đáp án đúng là: B

Vì 2 N^ = 13P^ nên P^ = 6 N^

Áp dụng định lý về tổng số đo ba góc của tam giác ta có:

M^+N^+P^=180°

Suy ra 2N^ + N^ + 6N^ = 180°

Suy ra 9N^ = 180°

Suy ra N^ = 20°

Suy ra P^ = 6 N^ = 6.20° = 120°

15 Bài tập Góc và cạnh của một tam giác (có đáp án) | Chân trời sáng tạo Trắc nghiệm Toán 7 (ảnh 14)

Vì PQ là tia phân giác của MPN^ nên:

MPQ^ = 12MPN^ = 12.120°=60°

Xem thêm bài tập trắc nghiệm Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:

Trắc nghiệm Toán 7 Bài 2: Tam giác bằng nhau

Trắc nghiệm Toán 7 Bài 3: Tam giác cân

Trắc nghiệm Toán 7 Bài 4: Đường vuông góc và đường xiên

Trắc nghiệm Toán 7 Bài 5: Đường trung trực của một đoạn thẳng

Trắc nghiệm Toán 7 Bài 6: Tính chất ba đường trung trực của tam giác

1 600 lượt xem
Mua tài liệu