TOP 15 câu Trắc nghiệm Tam giác bằng nhau (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án - Toán 7

Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Toán lớp 7 Bài 2: Tam giác bằng nhau có đáp án đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Toán 7 Bài 2.

1 715 05/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ 150k mua trọn bộ Trắc nghiệm Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo bản word (cả năm) có đáp án chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 033000255833 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Trắc nghiệm Toán 7 Bài 2: Tam giác bằng nhau - Chân trời sáng tạo

Câu 1: Cho hình vẽ sau. Biết PM = PQ, MPN^=QPN^ . Hỏi tam giác nào bằng với tam giác MPN?

15 Bài tập Tam giác bằng nhau (có đáp án) | Chân trời sáng tạo Trắc nghiệm Toán 7 (ảnh 2)

A. ∆MPN = ∆QPN;

B. ∆MPN= ∆NPQ;

C. ∆MPN = ∆PNQ;

D. ∆MPN = ∆PQN.

Đáp án đúng là: A

Xét ∆MPN và ∆QPN, có:

PM = PQ (gt)

MPN^=QPN^ (gt)

PN là cạnh chung

Nên ∆MPN = ∆QPN (c.g.c).

Vậy đáp án A đúng.

Câu 2: Cho ∆ABC = ∆MNP. Khẳng định nào sau đây là sai?

A. AB = MN;

B. AC = NP;

C. A^=M^ ;

D. P^=C^ ;

Đáp án đúng là: B

Ta có: ∆ABC = ∆MNP Nên A^=M^ ; P^=C^ ; AB = MN; AC = MP; BC = NP

Nên đáp án A, C, D đúng, B sai.

Câu 3: Cho ∆ABC = ∆DEF. Biết A^ = 23°. Khi đó:

A. D^ = 23°;

B. D^ = 32°;

C. E^ = 23°;

D. E^ = 32°.

Đáp án đúng là: A

Ta có: ∆ABC = ∆DEF nên D^=A^ (hai góc tương ứng)

Nên D^ = 23°

Câu 4: Cho hình vẽ sau. Tam giác nào bằng với tam giác ABC?

15 Bài tập Tam giác bằng nhau (có đáp án) | Chân trời sáng tạo Trắc nghiệm Toán 7 (ảnh 1)

A. ∆ABC = ∆EDA;

B. ∆ABC = ∆EAD;

C. ∆ABC = ∆AED;

D. ∆ABC = ∆ADE.

Đáp án đúng là: C

Xét ∆ABC và ∆AED, có:

AB = AE (gt)

BC = DE (gt)

AC = AD (gt)

Nên ∆ABC = ∆AED (c.c.c).

Vậy đáp án C đúng.

Câu 5: Hai tam giác bằng nhau là:

A. Hai tam giác có ba cặp cạnh tương ứng bằng nhau;

B. Hai tam giác có ba cặp góc tương ứng bằng nhau;

C. Hai tam giác có ba cặp cạnh, ba cặp góc tương ứng bằng nhau;

D. Hai tam giác có hai cạnh bằng nhau.

Đáp án đúng là: C

Hai tam giác có ba cặp cạnh, ba cặp góc tương ứng bằng nhau.

Câu 6: Cho ∆ABC = ∆DEF. Biết A^ = 32°, F^ = 78°. Tính B^;E^ .

15 Bài tập Tam giác bằng nhau (có đáp án) | Chân trời sáng tạo Trắc nghiệm Toán 7 (ảnh 3)

Đáp án đúng là: D

15 Bài tập Tam giác bằng nhau (có đáp án) | Chân trời sáng tạo Trắc nghiệm Toán 7 (ảnh 4)

Ta có: ∆ABC = ∆DEF nên D^=A^=32°, B^=E^ , C^=F^=78°(các cặp góc tương ứng bằng nhau)

Xét ∆ABC có A^+B^+C^=180° (định lý tổng ba góc trong tam giác)

Suy ra B^=180°(A^+C^)

= 180° - ( 32° + 78°)

= 180° - 110° = 70°

Vậy B^=E^= 70°

Câu 7: Cho hai tam giác MNP và IKJ có: MN = IK; NP = KJ; MP = JI; M^=I^; J^=P^; N^=K^ .Khi đó:

A. ∆MNP = ∆IJK;

B. ∆MNP = ∆IKJ;

C. ∆MNP = ∆KIJ;

D. ∆MNP = ∆JKL.

Đáp án đúng là: B

15 Bài tập Tam giác bằng nhau (có đáp án) | Chân trời sáng tạo Trắc nghiệm Toán 7 (ảnh 8)

Xét ∆MNP và ∆IKJ có:

MN = IK; NP = KJ; MP = JI; M^=I^; J^=P^; N^=K^.

Nên ∆MNP và ∆IKJ.

Câu 8: Cho ∆IHK = ∆DEF. Biết I^ = 40°, E^ = 68°. Tính .

15 Bài tập Tam giác bằng nhau (có đáp án) | Chân trời sáng tạo Trắc nghiệm Toán 7 (ảnh 10)

Đáp án đúng là: D

15 Bài tập Tam giác bằng nhau (có đáp án) | Chân trời sáng tạo Trắc nghiệm Toán 7 (ảnh 11)

Ta có: ∆IHK = ∆DEF nên D^=I^=32°, H^=E^=60°(các cặp góc tương ứng bằng nhau)

Xét ∆IHK có I^+H^+K^=180° (định lý tổng ba góc trong tam giác)

Suy ra:

K^=180°(I^+H^) = 180°-(40°+60°)=180°-100°=80°

Vậy D^=40°;K^=80^°

Câu 9: Cho ∆ABC = ∆MNP. Biết AB = 5 cm, MP = 7 cm và chu vi của ∆ABC bằng 22 cm. Tính các cạnh còn lại của mỗi tam giác.

A. NP = BC = 9 cm;

B. NP = BC = 11 cm;

C. NP = BC = 10 cm;

D. NP = 9 cm; BC = 10 cm.

Đáp án đúng là: C

15 Bài tập Tam giác bằng nhau (có đáp án) | Chân trời sáng tạo Trắc nghiệm Toán 7 (ảnh 13)

Ta có ∆ABC = ∆MNP nên AB = MN = 5cm, AC = MP = 7cm, BC = NP (các cạnh tương ứng bằng nhau)

Chu vi tam giác ABC là: AB + AC + BC = 22cm

Nên BC = 22 – (AB + AC)

= 22 – (5 + 7) = 22 – 12 = 10 (cm).

Vậy NP = BC = 10 cm.

Câu 10: Cho ∆ABC = ∆MNP. Biết AB = 7 cm, MP = 10 cm và chu vi của tam giác 24 cm. Tính các cạnh còn lại của mỗi tam giác.

A. MN = AC = 7 cm; BC = NP = 10 cm;

B. MN = AC = 10 cm; BC = NP = 7 cm;

C. MN = 7 cm; AC = 10 cm; BC = NP = 7 cm;

D. MN = 10 cm; AC = 7 cm; BC = NP = 7 cm.

Đáp án đúng là: C

Ta có ∆ABC = ∆MNP nên AB = MN = 7cm, AC = MP = 10cm, BC = NP (các cạnh tương ứng bằng nhau)

Chu vi tam giác ABC là: AB + AC + BC = 24 (cm).

Nên BC = 24 – (AB + AC)

= 24 – (7 + 10) = 24 – 17 = 7 (cm).

Suy ra NP = BC = 7 cm.

Vậy MN = 7 cm; AC = 10 cm; BC = NP = 7 cm.

Câu 11: Cho ∆ABC = ∆DEF. Biết rằng AB = 6 cm; AC = 8 cm; EF = 10 cm. Tính chu vi ∆DEF là:

A. 24 cm;

B. 20 cm;

C. 18 cm;

D. 30 cm.

Đáp án đúng là: A

Ta có: ∆ABC = ∆DEF nên AB = DE = 6 cm; AC = DF = 8 cm, BC = EF = 10 cm (các cạnh tương ứng bằng nhau).

Chu vi tam giác DEF là:

DE + DF + EF = 6 + 8 + 10 = 24 (cm).

Vậy chu vi tam giác DEF là 24 cm.

Câu 12: Cho ∆ABC = ∆DEF. Biết rằng AB = 5 cm; AC = 12 cm; EF = 13 cm. Tính chu vi ∆DEF là:

A. 30 cm;

B. 22 cm;

C. 18 cm;

D. 20 cm.

Đáp án đúng là: A

Ta có: ∆ABC = ∆DEF nên AB = DE = 5 cm; AC = DF = 12 cm, BC = EF = 13 cm (các cạnh tương ứng bằng nhau).

Chu vi tam giác DEF là:

DE + DF + EF = 5 + 12 + 13 = 30 (cm).

Câu 13: Cho ∆ABC = ∆DEF. Biết A^+B^=130°; E^=55°. Tính A^,C^,D^,F^.

15 Bài tập Tam giác bằng nhau (có đáp án) | Chân trời sáng tạo Trắc nghiệm Toán 7 (ảnh 15)

Đáp án đúng là: C

Ta có ∆ABC = ∆DEF nên: A^=D^;F^=C^;B^=E^ = 55°

Xét tam giác ABC có:

A^+B^=130° (gt)

Suy ra A^=130°-B^=130°-55°=75°

Lại có A^+B^+C^=180°

Suy ra C^=180°-(A^+B^) = 180°-130°=50°

Vậy A^=D^=75°; F^=C^=50°

Câu 14: Cho ∆ABC = ∆MNP, trong đó A^=110°;P^=30°. So sánh các góc A; B; C.

15 Bài tập Tam giác bằng nhau (có đáp án) | Chân trời sáng tạo Trắc nghiệm Toán 7 (ảnh 20)

Đáp án đúng là: C

Ta có ∆ABC = ∆MNP nên C^=P^=30° (hai góc tương ứng)

Xét tam giác ABC có A^+B^+C^=180°

Nên B^=180°-A^-C^=180°-110°-30°=40°

A^=110°;B^=40°;C^=40°nênA^>B^>C^

Câu 15: Cho ∆ABC = ∆MNP, trong đó A^=30°;P^=60°. So sánh các góc N; M; P.

15 Bài tập Tam giác bằng nhau (có đáp án) | Chân trời sáng tạo Trắc nghiệm Toán 7 (ảnh 22)

Đáp án đúng là: C

Vì ∆ABC = ∆MNP nên: A^=M^ = 30°; C^=P^ = 60°; B^=N^ .

Xét tam giác MNP có: M^+N^+P^ = 180°.

Nên N^ = 180° − M^P^ = 180° – 30° – 60° = 90°

Vậy N^>P^>M^ .

Xem thêm bài tập trắc nghiệm Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:

Trắc nghiệm Toán 7 Bài 1: Góc và cạnh của một tam giác

Trắc nghiệm Toán 7 Bài 3: Tam giác cân

Trắc nghiệm Toán 7 Bài 4: Đường vuông góc và đường xiên

Trắc nghiệm Toán 7 Bài 5: Đường trung trực của một đoạn thẳng

Trắc nghiệm Toán 7 Bài 6: Tính chất ba đường trung trực của tam giác

1 715 05/01/2024
Mua tài liệu