Toán 7 Bài 3 (Chân trời sáng tạo): Làm tròn số và ước lượng kết quả
Với giải bài tập Toán lớp 7 Bài 3: Làm tròn số và ước lượng kết quả sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 7 Bài 3.
Giải bài tập Toán 7 Bài 3: Làm tròn số và ước lượng kết quả
Video giảng bài tập Toán 7 Bài 3: Làm tròn số và ước lượng kết quả
Hoạt động khởi động
Khởi động trang 39 Toán lớp 7 Tập 1: Làm tròn số thực có giống làm tròn số thập phân không?
Lời giải:
Sau bài học này chúng ta sẽ giải quyết được câu hỏi trên như sau:
Cách làm tròn số thực giống cách làm tròn số thập phân.
1. Làm tròn số
Khám phá 1 trang 39 Toán lớp 7 Tập 1: Hãy viết các số sau dưới dạng số thập phân theo yêu cầu.
a) Làm tròn 3,1415 và số π đến hàng phần mười.
b) Làm tròn số đến hàng phần trăm.
c) Làm tròn số đến hàng phần nghìn.
Lời giải:
a) +) Làm tròn số 3,1415:
Gạch chân dưới chữ số hàng phần mười của số 3,1415 được 3,1415.
Chữ số liền kề bên phải của chữ số 1 vừa gạch chân là chữ số 4 < 5 nên giữ nguyên chữ số vừa gạch chân và bỏ đi các chữ số phía sau.
Khi đó ta được số 3,1.
Vậy làm tròn số 3,1415 đến hàng phần mười ta được 3,1.
+) Làm tròn số π:
π ≈ 3,141592654…
Gạch chân dưới chữ số hàng phần mười của số 3,141592654… được 3,141592654…
Chữ số liền kề bên phải của chữ số 1 vừa gạch chân là chữ số 4 < 5 nên giữ nguyên chữ số vừa gạch chân và bỏ đi các chữ số phía sau.
Khi đó ta được số 3,1.
Vậy làm tròn π đến hàng phần mười ta được 3,1.
b) Ta có = -3,3333...
Gạch chân dưới chữ số hàng phần trăm của số -3,3333... được -3,3333...
Chữ số liền kề bên phải của chữ số 3 vừa gạch chân là chữ số 3 < 5 nên giữ nguyên chữ số vừa gạch chân và bỏ đi các chữ số phía sau.
Khi đó ta được số -3,33.
Vậy làm tròn số đến hàng phần trăm được kết quả là -3,33.
c) Ta có = 1,414213562…;
Gạch chân dưới chữ số phần nghìn của số 1,414213562… được 1,414213562…
Chữ số liền kề bên phải của chữ số 4 vừa gạch chân là chữ số 2 < 5 nên giữ nguyên chữ số vừa gạch chân và bỏ đi các chữ số phía sau.
Khi đó ta được số 1,414.
Vậy làm tròn số đến hàng phần nghìn ta được 1,414.
b) Làm tròn đến hàng phần nghìn: .
Lời giải:
a) +) Làm tròn số 1 000π:
Ta có π ≈ 3,141592654… nên 1 000π ≈ 3141,592654…
Gạch chân dưới chữ số hàng trăm của 3141,592654… được 3141,592654…
Chữ số liền kề bên phải của chữ số 1 vừa gạch chân là chữ số 4 < 5 nên giữ nguyên chữ số vừa gạch chân, đồng thời các chữ số ở hàng chục, hàng đơn vị thay bằng các số 0 và bỏ đi phần thập phân.
Khi đó ta được số 3 100.
Vậy làm tròn số 1 000π đến hàng trăm ta được 3100.
+) Làm tròn số
Ta có ≈ 1,414213562… nên ≈ -141,4213562…
Gạch chân dưới chữ số hàng trăm của -141,4213562… được -141,4213562…
Chữ số liền kề bên phải của chữ số 1 vừa gạch chân là chữ số 4 < 5 nên giữ nguyên chữ số vừa gạch chân, đồng thời các chữ số ở hàng chục, hàng đơn vị thay bằng các số 0 và bỏ đi phần thập phân.
Khi đó ta được số -100.
Vậy làm tròn số đến hàng trăm ta được -100.
b) +) Làm tròn số
≈ -2,236067977…
Gạch chân dưới chữ số hàng phần nghìn của -2,236067977… được -2,236067977…
Chữ số liền kề bên phải của chữ số 6 vừa gạch chân là chữ số 0 < 5 nên giữ nguyên chữ số vừa gạch chân và bỏ đi các chữ số phía sau.
Khi đó ta được số -2,236.
Vậy làm tròn số đến hàng phần nghìn ta được -2,236.
+) Làm tròn số 6,(234):
6,(234) = 6,234234…
Gạch chân dưới chữ số hàng phần nghìn của 6,234234… được 6,234234…
Chữ số liền kề bên phải của chữ số 4 vừa gạch chân là chữ số 2 < 5 nên giữ nguyên chữ số vừa gạch chân và bỏ đi các chữ số phía sau.
Khi đó ta được số 6,234.
Vậy làm tròn số 6,(234) đến hàng phần nghìn ta được 6,234.
Lời giải:
Chu vi của chiếc bánh xe đó là: 2.π.65 = 408,407045… (cm).
Gạch chân dưới chữ số hàng đơn vị của 408,407045… được 408,407045…
Chữ số liền kề bên phải của chữ số 8 vừa gạch chân là chữ số 4 < 5 nên giữ nguyên chữ số vừa gạch chân và bỏ đi phần thập phân.
Khi đó ta được số 408.
Vậy chu vi của chiếc bánh xe đó làm tròn kết quả đến hàng đơn vị là 408 cm.
2. Làm tròn số căn cứ vào độ chính xác cho trước
Khám phá 2 trang 40 Toán lớp 7 Tập 1:
a) Gọi x là số làm tròn đến hàng chục của số a = 3128. Hãy chứng tỏ:
b) Gọi y là số làm tròn đến hàng phần trăm của . Hãy chứng tỏ .
Lời giải:
a) Gạch chân dưới chữ số hàng chục của số a được 3128.
Chữ số liền kề bên phải của chữ số 2 vừa gạch chân là chữ số 8 > 5 nên thực hiện cộng 1 vào số vừa gạch chân và thay chữ số hàng đơn vị bằng 0.
Suy ra x = 3130.
Khi đó
Do đó ≤ 5.
Ta có: x - 5 = 3130 - 5 = 3125.
x + 5 = 3130 + 5 = 3135.
Vậy x - 5 ≤ a ≤ x + 5.
b) Ta có = 0,3333…
Gạch chân dưới chữ số hàng phần trăm của số được 0,3333…
Chữ số liền kề bên phải của chữ số 3 vừa gạch chân là chữ số 3 < 5 nên giữ nguyên chữ số vừa gạch chân và bỏ đi các chữ số phía sau.
Khi đó y = 0,33.
Khi đó = 0,00(3).
Do 0,00(3) < 0,005 nên ≤ 0,005.
Thực hành 2 trang 41 Toán lớp 7 Tập 1:
a) Hãy làm tròn số với độ chính xác d = 0,005.
b) Hãy làm tròn số -634 755 với độ chính xác d = 70.
Lời giải:
a) Do độ chính xác đến hàng phần nghìn nên ta làm tròn x đến hàng phần trăm.
Gạch chân dưới chữ số hàng phần trăm của số 1,73205… được 1,73205…
Chữ số liền kề bên phải của chữ số 3 vừa gạch chân là chữ số 2 < 5 nên giữ nguyên chữ số vừa gạch chân và bỏ đi các chữ số phía sau.
Khi đó ta được số 1,73.
Vậy x ≈ 1,73.
b) Do độ chính xác đến hàng chục nên ta làm tròn số -634 755 đến hàng trăm.
Gạch chân dưới chữ số hàng trăm của số -634 755 được -634 755.
Chữ số liền kề bên phải của chữ số 7 vừa gạch chân là chữ số 5 nên thực hiện cộng thêm 1 vào chữ số vừa gạch chân và thay các chữ số hàng chục và hàng đơn vị bằng các chữ số 0.
Khi đó ta được số -634 800.
Vậy làm tròn số -634 755 với độ chính xác d = 70 được -634 800.
Vận dụng 2 trang 41 Toán lớp 7 Tập 1: Dân số quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh tính đến ngày 12/06/2021 là 635 988 người (nguồn: https://www.shareheartbeat.com/dan-so-tphcm).
Hãy làm tròn số này với độ chính xác d = 50.
Lời giải:
Do độ chính xác đến hàng chục nên ta làm tròn số 635 988 đến hàng trăm.
Gạch chân dưới chữ số hàng trăm của số 635 988 được số 635 988.
Chữ số liền kề bên phải của số 9 vừa gạch chân là chữ số 8 > 5 nên thực hiện cộng thêm 1 vào chữ số vừa gạch chân và thay các chữ số hàng chục và hàng đơn vị bằng các chữ số 0.
Khi đó ta được số 636 000.
Vậy dân số quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh tính đến ngày 12/06/2021 xấp xỉ 636 000 người.
Lời giải:
Độ dài đường chéo của chiếc ti vi theo đơn vị cm là: 32 . 2,54 = 81,28 (cm).
Do độ chính xác đến hàng phần trăm nên ta làm tròn số 81,28 đến hàng phần mười.
Gạch chân dưới chữ số hàng phần mười của số 81,28 được 81,28.
Chữ số liền kề bên phải của chữ số 2 vừa gạch chân là chữ số 8 > 5 nên cộng thêm 1 vào chữ số vừa gạch chân và bỏ đi các chữ số phía sau.
Khi đó ta được số 81,3.
Vậy độ dài đường chéo của chiếc ti vi này xấp xỉ 81,3 cm.
3. Ước lượng các phép tính
Thực hành 3 trang 41 Toán lớp 7 Tập 1: Hãy ước lượng kết quả các phép tính sau:
Lời giải:
a) - Làm tròn số đến hàng chục ta có:
6121 ≈ 6120 và 99 ≈ 100.
- Nhân các số đã được làm tròn: 6120 . 100 = 612 000.
Vậy 6121 . 99 xấp xỉ bằng 612 000.
b) - Làm tròn số đến hàng chục ta có:
922,11 ≈ 920 và 59,38 ≈ 60.
- Nhân các số đã được làm tròn: 920 . 60 = 55 200.
Vậy 922,11 . 59,38 xấp xỉ bằng 55 200.
c) - Làm tròn số đến hàng chục ta có:
-551 ≈ -550 và 8 314 ≈ 8 310.
- Nhân các số đã được làm tròn: (-550) . 8 310 = –4 570 500.
Vậy (-551) . 8 314 xấp xỉ bằng –4 570 500.
Em hãy kiểm tra lại bằng cách ước lượng.
Lời giải:
Ta có: = 3,16227766…; = 1,414213562…
Khi đó = 14,14213562…
- Làm tròn số đến chữ số hàng đơn vị của mỗi thừa số:
3,16227766… ≈ 3 và 14,14213562… ≈ 14.
- Cộng các số đã được làm tròn: 3 + 14 = 17.
Ta thấy 17 và 27,304 có sự chênh lệch lớn nên bạn học sinh đã tính sai.
Bài tập
Bài 1 trang 42 Toán lớp 7 Tập 1: Làm tròn các số sau đây đến hàng phần nghìn: 12,(91).
Lời giải:
Ta có: ≈ 2,828427125…; 12,(91) = 12,919191…
+) Làm tròn số
Gạch chân dưới chữ số hàng phần nghìn của số được 2,828427125…
Chữ số liền kề bên phải của chữ số 8 vừa gạch chân là chữ số 4 < 5 nên giữ nguyên chữ số vừa gạch chân và bỏ đi các chữ số phía sau.
Khi đó ta được số 2,828.
Vậy số làm tròn đến hàng phần nghìn là 2,828.
+) Làm tròn số 12,(91):
Ta có 12,(91) = 12,919191…
Gạch chân dưới chữ số hàng phần nghìn của số 12,919191… được 12,919191…
Chữ số liền kề bên phải của chữ số 9 vừa gạch chân là chữ số 1 < 5 nên giữ nguyên chữ số vừa gạch chân và bỏ đi các chữ số phía sau.
Khi đó ta được số 12,919.
Vậy số 12,(91) làm tròn đến hàng phần nghìn là 12,919.
Bài 2 trang 42 Toán lớp 7 Tập 1:
a) Cho biết Hãy làm tròn a đến hàng phần nghìn.
b) Hãy làm tròn số b = 6 547,12 đến hàng trăm.
Lời giải:
a) Gạch chân dưới chữ số hàng phần nghìn của số a được 2,23606…
Chữ số liền kề bên phải của chữ số 6 vừa gạch chân là chữ số 0 < 5 nên giữ nguyên chữ số vừa gạch chân và bỏ đi các chữ số phía sau.
Khi đó ta được số 2,236.
Vậy số a làm tròn đến hàng phần nghìn là 2,236.
b) Gạch chân dưới chữ số hàng trăm của số b được 6 547,12.
Chữ số liền kề bên phải của chữ số 5 vừa gạch chân là chữ số 4 < 5 nên giữ nguyên chữ số vừa gạch chân, các chữ số hàng chục và đơn vị thay bằng các chữ số 0 và bỏ đi phần thập phân.
Khi đó ta được số 6 500.
Vậy số b khi làm tròn đến hàng trăm là 6 500.
Bài 3 trang 42 Toán lớp 7 Tập 1:
a) Hãy làm tròn số với độ chính xác d = 0,005.
b) Hãy làm tròn số 9 214 235 vưới độ chính xác d = 500.
Lời giải:
a) Do độ chính xác đến hàng phần nghìn nên ta làm tròn số x đến hàng phần trăm.
Gạch chân dưới chữ số hàng phần trăm của số x được 3,741657…
Chữ số liền kề bên phải của chữ số 4 vừa gạch chân là chữ số 1 < 5 nên giữ nguyên chữ số vừa gạch chân và bỏ đi các chữ số phía sau.
Khi đó ta được số 3,74.
Vậy làm tròn số x với độ chính xác d = 0,005 ta được 3,74.
b) Do độ chính xác đến hàng trăm nên ta làm tròn số 9 214 235 đến hàng nghìn.
Gạch chân dưới chữ số hàng nghìn của số 9 214 235 được 9 214 235.
Chữ số liền kề bên phải của chữ số 4 vừa gạch chân là chữ số 2 < 5 nên giữ nguyên chữ số vừa gạch chân và thay các chữ số phía sau bằng các chữ số 0.
Khi đó ta được số 9 214 000.
Vậy làm tròn số 9 214 235 với độ chính xác d = 500 ta được 9 214 000.
Bài 4 trang 42 Toán lớp 7 Tập 1: Dân số của Việt Nam tính đến ngày 20/01/2021 là 97 800 744 người (nguồn: https://danso.org/viet-nam/). Hãy làm tròn số này đến hàng triệu.
Lời giải:
Gạch chân dưới chữ số hàng triệu của số 97 800 744 được 97 800 744.
Chữ số liền kề bên phải của chữ số 7 vừa gạch chân là chữ số 8 > 5 nên cộng thêm 1 vào chữ số vừa gạch chân và thay các chữ số phía sau bằng các chữ số 0.
Khi đó ta được số 98 000 000.
Vậy dân số Việt Nam tính đến ngày 20/01/2021 xấp xỉ 98 000 000 người.
Bài 5 trang 42 Toán lớp 7 Tập 1: Tính chung 9 tháng đầu năm 2019, tổng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt 12 870 506 lượt khách (nguồn https://vietnamtourism.gov.vn/). Hãy làm tròn số này đến hàng trăm.
Lời giải:
Gạch chân dưới chữ số hàng trăm của số 12 870 506 được 12 870 506.
Chữ số liền kề bên phải của chữ số 5 vừa gạch chân là chữ số 0 < 5 nên giữ nguyên chữ số vừa gạch chân và thay các chữ số phía sau bằng các chữ số 0.
Khi đó ta được số 12 870 500.
Vậy tổng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2019 xấp xỉ 12 870 500 lượt khách.
Bài 6 trang 42 Toán lớp 7 Tập 1: Cho biết 1 inch ≈ 2,54 cm. Tính độ dài đường chéo bằng đơn vị cm một màn hình 48 inch và làm tròn đến hàng phần mười.
Lời giải:
Độ dài đường chéo một màn hình 48 inch theo đơn vị cm là: 48 . 2,54 = 121,92 (cm).
Gạch chân dưới chữ số hàng phần mười của số 121,92 được 121,92.
Chữ số liền kề bên phải của chữ số 9 vừa gạch chân là chữ số 2 < 5 nên giữ nguyên chữ số vừa gạch chân và bỏ đi các chữ số phía sau.
Khi đó ta được số 121,9.
Vậy độ dài đường chéo của một màn hình 48 inch xấp xỉ 121,9 cm.
Lời giải:
Cân nặng của vali là: 50,99 . 0,45359237 = 23,1286749463 (kg)
Gạch chân dưới chữ số hàng đơn vị của số 23,1286749463 được 23,1286749463.
Chữ số liền kề bên phải của chữ số 3 vừa gạch chân là chữ số 1 < 5 nên giữ nguyên chữ số vừa gạch chân và bỏ đi phần thập phân.
Khi đó cân nặng của va li xấp xỉ bằng 23 kg.
Vậy cân nặng của va li đó không vượt quá quy định về khối lượng.
Lý thuyết Làm tròn và ước lượng kết quả
1. Làm tròn số
– Khi làm tròn một số thập phân đến hàng nào thì hàng đó gọi là hàng quy tròn.
– Muốn làm tròn số thập phân đến một hàng quy tròn nào đó, ta thực hiện các bước sau:
+ Gạch dưới chữ số thập phân của hàng quy tròn.
+ Nhìn sang chữ số ngay bên phải:
• Nếu chữ số đó lớn hơn hoặc bằng 5 thì tăng chữ số gạch dưới lên một đơn vị rồi thay tất cả các chữ số bên phải bằng số 0 hoặc bỏ đi nếu chúng ở phần thập phân.
• Nếu chữ số đó nhỏ hơn 5 thì giữ nguyên chữ số gạch dưới và thay tất cả các chữ số bên phải bằng số 0 hoặc bỏ đi nếu chúng ở phần thập phân.
Ví dụ :
a) Làm tròn số 32,506 đến hàng chục.
b) Làm tròn số –1,4257 đến hàng phần trăm.
Hướng dẫn giải
a) Làm tròn 32,506 đến hàng chục, ta có hàng quy tròn là chữ số 3.
Ta gạch dưới số 3: 32,506; nhìn sang chữ số ngay bên phải là chữ số 2 ở hàng đơn vị.
Mà 2 < 5.
Do đó ta giữ nguyên chữ số 3 đã gạch chân; thay chữ số 2 bởi số 0 và bỏ đi các chữ số 5, 0, 6 ở phần thập phân.
Vậy số 32,506 được làm tròn đến hàng chục là 30.
b) Làm tròn –1,4257 đến hàng phần trăm, ta có hàng quy tròn là chữ số 2.
Ta gạch dưới số 2: –1,4257; nhìn sang chữ số ngay bên phải là chữ số 5 ở hàng phần nghìn.
Mà 5 = 5.
Do đó ta tăng thêm 1 đơn vị vào chữ số 2 đã gạch chân; bỏ đi các chữ số 5, 7 ở phần thập phân.
Vậy số –1,4257 được làm tròn đến hàng phần trăm là –1,43.
– Do mọi số thực đều có thể viết dưới dạng số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn nên để dễ nhớ, dễ ước lượng, dễ tính toán với các số thực có nhiều chữ số, người ta thường làm tròn số.
– Chú ý:
+ Ta phải viết một số dưới dạng thập phân trước khi làm tròn.
+ Khi làm tròn số thập phân ta không quan tâm đến dấu của nó.
Ví dụ:
a) Làm tròn số đến hàng phần nghìn.
Ta viết biểu diễn thập phân của số là = 1,414213562…
Áp dụng quy tắc làm tròn số ta có:
Số = 1,414213562… được làm tròn đến hàng phần nghìn là 1,414.
b) Làm tròn số đến hàng phần mười.
Ta viết biểu diễn thập phân của là
Áp dụng quy tắc làm tròn số ta được:
Số được làm tròn đến hàng phần mười là –0,3.
2. Làm tròn số căn cứ vào độ chính xác cho trước
– Cho số thực d, nếu khi làm tròn số a ta thu được số x thỏa mãn |a – x| ≤ d thì ta nói x là số làm tròn của số a với độ chính xác d.
– Chú ý:
+ Nếu độ chính xác d là số chục thì ta thường làm tròn a đến hàng trăm.
+ Nếu độ chính xác d là số phần nghìn thì ta thường làm tròn a đến hàng phần trăm, …
Ví dụ: Hãy làm tròn số:
a) Số 2,541 với độ chính xác d = 0,006;
b) Số –24 661 với độ chính xác d = 50;
c) Số với độ chính xác d = 0,0005.
Hướng dẫn giải
a) Do độ chính xác đến hàng phần nghìn nên ta làm tròn số 2,541 đến hàng phần trăm và có kết quả là 2,54.
b) Do độ chính xác đến hàng chục nên ta làm tròn số –24 661 đến hàng trăm và có kết quả là –24 700.
c) Do độ chính xác đến hàng phần chục nghìn nên ta làm tròn số đến hàng phần nghìn. Số =1,414213562… được làm tròn đến hàng phần nghìn là 1,414.
3. Ước lượng các phép tính
Ta có thể áp dụng quy tắc làm tròn số để ước lượng kết quả các phép tính. Nhờ đó có thể dễ dàng phát hiện ra những đáp số không hợp lí, đặc biệt là những sai sót do bấm nhầm nút khi sử dụng máy tính cầm tay.
Ví dụ: Áp dụng quy tắc làm tròn để ước lượng kết quả của các phép tính sau:
a) 6,23 + 5,76;
b) 50,1 . 49,8.
Hướng dẫn giải
a) Làm tròn đến hàng phần mười của mỗi số hạng ta được:
6,23 ≈ 6,2; 5,76 ≈ 5,8.
Khi đó 6,23 + 5,76 ≈ 6,2 + 5,8 = 12.
Vậy 6,23 + 5,76 ≈ 12.
b) Làm tròn đến hàng đơn vị mỗi thừa số ta có:
50,1 ≈ 50; 49,8 ≈ 50.
Khi đó 50,1 . 49,8 ≈ 50 . 50 = 2500.
Vậy 50,1 . 49,8 ≈ 2500.
Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 1: Số vô tỉ. Căn bậc hai số học
Bài 2: Số thực. Giá trị tuyệt đối của một số thực
Bài 4: Hoạt động thực hành và trải nghiệm: Tính chỉ số đánh giá thể trạng BMI (Body mass index)
Xem thêm tài liệu Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 7 (hay nhất) – Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Chân trời sáng tạo
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Chân trời sáng tạo
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Chân trời sáng tạo
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Chân trời sáng tạo
- Soạn văn lớp 7 (ngắn nhất) – Chân trời sáng tạo
- Văn mẫu lớp 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Lịch Sử 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Địa Lí 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Friend plus – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tiếng Anh 7 Friend plus– Chân trời sáng tạo
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 7 Friends plus đầy đủ nhất
- Bài tập Tiếng Anh 7 Friends plus theo Unit có đáp án
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Giáo dục công dân 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Giáo dục công dân 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Công nghệ 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Công nghệ 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Công nghệ 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tin học 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Tin học 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tin học 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục thể chất 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Âm nhạc 7 – Chân trời sáng tạo