Giải Toán 7 (Chân trời sáng tạo): Bài tập cuối chương 9
Với giải bài tập Toán lớp 7: Bài tập cuối chương 9 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 7 .
Giải bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 9
A: “An chọn được 2 quyển truyện tranh”;
B: “An chọn được ít nhất 1 quyển truyện tranh”;
C: “An chọn được 2 quyển sách giáo khoa”.
Lời giải:
• Xét biến cố A: “An chọn được 2 quyển truyện tranh”.
Biến cố A xảy ra nếu trong 2 quyển được chọn có 2 quyển truyện tranh, biến cố A không xảy ra nếu chẳng hạn trong 2 quyển được chọn có 1 quyển sách giáo khoa.
Do đó biến cố A là biến cố ngẫu nhiên.
• Xét biến cố B: “An chọn được ít nhất 1 quyển truyện tranh”.
Vì chỉ có 1 quyển sách giáo khoa nên trong 2 quyển sách lấy ra từ giá thì có nhiều nhất 1 quyển sách giáo khoa.
Khi đó, An luôn chọn được ít nhất 1 quyển truyện tranh.
Do đó biến cố B là biến cố chắc chắn.
• Xét biến cố C: “An chọn được 2 quyển sách giáo khoa”.
Vì chỉ có 1 quyển sách giáo khoa nên không thể lấy ra 2 quyển sách giáo khoa từ giá.
Do đó biến cố C là biến cố không thể.
Vậy trong các biến cố trên, biến cố B là chắc chắn; biến cố C là không thể; biến cố A là ngẫu nhiên.
Gieo hai con xúc xắc cân đối. Hãy so sánh xác suất xảy ra của các biến cố sau:
A: “Tổng số chấm xuất hiện ở mặt trên hai con xúc xắc là số chẵn”;
B: “Số chấm xuất hiện ở mặt trên hai con xúc xắc đều bằng 6”;
C: “Số chấm xuất hiện ở mặt trên hai con xúc xắc bằng nhau”.
Lời giải:
Một con xúc xắc cân đối có 6 mặt với số chấm là: 1 chấm; 2 chấm; 3 chấm; 4 chấm; 5 chấm; 6 chấm.
Kí hiệu (i; j) là kết quả con xúc xắc thứ nhất xuất hiện i chấm, con xúc xắc thứ hai xuất hiện j chấm, trong đó i, j ∈ {1; 2; 3; 4; 5; 6}.
Khi đó tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra khi gieo hai con xúc xắc là:
M = {(1; 1); (1; 2); (1; 3); (1; 4); (1; 5); (1; 6); (2; 1); (2; 2); …; (6; 5); (6; 6)}.
Vậy có tất cả 6 . 6 = 36 kết quả có thể xảy ra.
• Xét biến cố A: “Tổng số chấm xuất hiện ở mặt trên hai con xúc xắc là số chẵn”.
Tổng số chấm xuất hiện ở mặt trên hai con xúc xắc là số chẵn khi số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc cùng chẵn hoặc cùng lẻ.
Tập hợp A các kết quả làm cho biến cố A xảy ra là:
A = {(1; 1); (1; 3); (1; 5); (2; 2); (2; 4); (2; 6); …; (6; 4); (6; 6)}.
Có tất cả 3 . 6 = 18 kết quả làm cho biến cố A xảy ra.
Do đó .
• Xét biến cố B: “Số chấm xuất hiện ở mặt trên hai con xúc xắc đều bằng 6”.
Số chấm xuất hiện ở mặt trên hai con xúc xắc đều bằng 6 khi i = 6 và j = 6.
Khi đó chỉ có 1 kết quả làm cho biến cố B xảy ra là (6; 6).
Do đó .
• Xét biến cố C: “Số chấm xuất hiện ở mặt trên hai con xúc xắc bằng nhau”.
Số chấm xuất hiện ở mặt trên hai con xúc xắc bằng nhau khi hai con xúc xắc cùng xuất hiện 1 chấm hoặc 2 chấm hoặc 3 chấm hoặc 4 chấm hoặc 5 chấm hoặc 6 chấm.
Tập hợp C các kết quả làm cho biến cố C xảy ra là:
C = {(1; 1); (2; 2); (3; 3); (4; 4); (5; 5); (6; 6)}.
Có 6 kết quả làm cho biến cố C xảy ra.
Do đó
Ta thấy nên P(A) > P(B) > P(C).
Vậy xác suất xảy ra của các biến cố B nhỏ hơn biến cố A và lớn hơn biến cố C.
A: “Lấy được thẻ ghi số nguyên tố”;
C: “Lấy được thẻ ghi số chẵn”.
Lời giải:
Lấy ngẫu nhiên 1 thẻ từ hộp có 4 tấm thẻ có kích thước giống nhau và được đánh số lần lượt là 2, 4, 6, 8 nên có tất cả 4 kết quả có thể xảy ra và 4 kết quả này có cùng khả năng xảy ra.
• Xét biến cố A: “Lấy được thẻ ghi số nguyên tố”.
Trong các số 2; 4; 6; 8 chỉ có số 2 là số nguyên tố.
Do đó xác suất lấy được thẻ ghi số nguyên tố là: P(A) = .
Vậy xác suất của biến cố A bằng .
• Xét biến cố B: “Lấy được thẻ ghi số lẻ”.
Trong các số 2; 4; 6; 8 không có số nào là số lẻ.
Do đó biến cố B là biến cố không thể nên P(B) = 0.
Vậy xác suất của biến cố B bằng 0.
• Xét biến cố C: “Lấy được thẻ ghi số chẵn”.
Tất cả các số 2; 4; 6; 8 đều là các số chẵn.
Do đó biến cố C là biến cố chắc chắn nên P(C) = 1.
Vậy xác suất của biến cố C bằng 1.
A: “Quả cầu lấy ra có màu vàng”;
B: “Quả cầu lấy ra có màu xanh”.
Lời giải:
Lấy ngẫu nhiên 1 quả cầu từ hộp kín chứa 5 quả cầu có kích thước và khối lượng bằng nhau nên có 5 kết quả có thể xảy ra và 5 kết quả này có cùng khả năng xảy ra.
• Xét biến cố A: “Quả cầu lấy ra có màu vàng”.
Trong 5 quả cầu, không có quả nào có màu vàng.
Do đó biến cố A là biến cố không thể nên P(A) = 0.
Vậy xác suất của biến cố A bằng 0.
• Xét biến cố B: “Quả cầu lấy ra có màu xanh”.
Trong 5 quả cầu, chỉ có 1 quả cầu màu xanh nên P(B) = .
Vậy xác suất của biến cố B bằng .
Chọn ngẫu nhiên một năm trong giai đoạn đó. Biết khả năng chọn mỗi năm là như nhau.
a) Nêu tập hợp các kết quả có thể xảy ra với năm được chọn.
Lời giải:
a) Năm được chọn có thể là một trong các năm: 2010; 2011; 2012; 2013; 2014; 2015; 2016; 2017; 2018; 2019.
Vậy tập hợp các kết quả có thể xảy ra với năm được chọn là {2010; 2011; 2012; 2013; 2014; 2015; 2016; 2017; 2018; 2019}.
b) Dựa vào biểu đồ trên, trong các năm từ năm 2010 - 2019, chỉ có năm 2019 số học sinh Trung học cơ sở của tỉnh Phú Thọ có trên 85 000.
Do đó xác suất của biến cố “Tỉnh Phú Thọ có trên 85 000 học sinh Trung học cơ sở trong năm được chọn” là P(B) = .
Vậy xác suất của biến cố B là .
Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 3: Hoạt động thực hành và trải nghiệm. Nhảy theo xúc xắc
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 7 (hay nhất) – Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Chân trời sáng tạo
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Chân trời sáng tạo
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Chân trời sáng tạo
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Chân trời sáng tạo
- Soạn văn lớp 7 (ngắn nhất) – Chân trời sáng tạo
- Văn mẫu lớp 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Lịch Sử 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Địa Lí 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Friend plus – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tiếng Anh 7 Friend plus– Chân trời sáng tạo
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 7 Friends plus đầy đủ nhất
- Bài tập Tiếng Anh 7 Friends plus theo Unit có đáp án
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Giáo dục công dân 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Giáo dục công dân 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Công nghệ 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Công nghệ 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Công nghệ 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tin học 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Tin học 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tin học 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục thể chất 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Âm nhạc 7 – Chân trời sáng tạo