Giải Toán 7 (Chân trời sáng tạo): Bài tập cuối chương 8

Với giải bài tập Toán lớp 7 Bài tập cuối chương 8 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 7 .

1 1,674 18/01/2023


Giải bài tập Toán 7 : Bài tập cuối chương 8 

Giải Toán 7 trang 84 Tập 2

Bài 1 trang 84 Toán 7 Tập 2:

Cho tam giác ABC cân tại A (A^<90°). Hai đường cao BE và CF cắt nhau tại H.

a) Chứng minh rằng ∆BEC = ∆CFB.

b) Chứng minh rằng ∆AHF = ∆AHE.

c) Gọi I là trung điểm của BC. Chứng minh rằng ba điểm A, H, I thẳng hàng.

Lời giải:

GT

ABC cân tại A, A^<90°;

Hai đường cao BE và CF cắt nhau tại H;

c) I là trung điểm của BC.

KL

a) ∆BEC = ∆CFB.

b) ∆AHF = ∆AHE.

c) Ba điểm A, H, I thẳng hàng.

Giải Toán 7  (Chân trời sáng tạo): Bài tập cuối chương 8 (ảnh 1) 

a) Tam giác ABC cân tại A (giả thiết) nên ABC^=ACB^ và AB = AC.

Xét ∆BEC (vuông tại E) và ∆CFB (vuông tại F) có:

ECB^=FBC^ (do ABC^=ACB^);

BC là cạnh chung.

Do đó ∆BEC = ∆CFB (cạnh huyền - góc nhọn).

Vậy ∆BEC = ∆CFB.

b) Vì ∆BEC = ∆CFB (chứng minh câu a)

Suy ra EC = FB (hai cạnh tương ứng).

Mà AB = AC (chứng minh câu a) nên AB - FB = AC - EC hay AF = AE.

Xét ∆AHF (vuông tại F) và ∆AHE (vuông tại E) có:

AF = AE (chứng minh trên);

AH là cạnh chung.

Do đó ∆AHF = ∆AHE (cạnh huyền - cạnh góc vuông).

Vậy ∆AHF = ∆AHE.

c) Vì ∆AHF = ∆AHE (chứng minh câu b)

Suy ra HAF^=HAE^ (hai góc tương ứng).

Do đó AH là tia phân giác của BAC^  (1).

Xét ABI và ACI có:

AB = AC (chứng minh câu a);

AI là cạnh chung;

IB = IC (do I là trung điểm của BC).

Do đó ∆ABI = ∆ACI (c.c.c)

Suy ra BAI^=CAI^ (hai góc tương ứng)

Do đó AI là tia phân giác của BAC^  (2)

Từ (1) và (2) suy ra AH trùng AI hay A, H, I thẳng hàng.

Bài 2 trang 84 Toán 7 Tập 2:

Cho tam giác ABC vuông tại A, vẽ đường cao AH. Trên tia đối của tia HA lấy điểm M sao cho H là trung điểm của AM.

a) Chứng minh rằng tam giác ABM cân.

b) Chứng minh rằng ∆ABC = ∆MBC.

Lời giải:

GT

ABC vuông tại A, đường cao AH,

M thuộc tia đối của tia HA,

H là trung điểm của AM.

KL

a) ∆ABM cân.

b) ∆ABC = ∆MBC.

Giải Toán 7  (Chân trời sáng tạo): Bài tập cuối chương 8 (ảnh 1) 

a) Ta có AH  BC tại H (giả thiết) do đó BC  AM tại H

Mà H là trung điểm của AM (giả thiết)

Suy ra BC là đường trung trực của AM.

Suy ra BA = BM (tính chất đường trung trực)

Do đó tam giác ABM cân tại B.

Vậy tam giác ABM cân tại B.

b) Vì BC là đường trung trực của đoạn thẳng AM (chứng minh câu a)

Nên CA = CM (tính chất đường trung trực)

Xét ∆ABC và ∆MBC có:

BA = BM (chứng minh câu a),

CA = CM (chứng minh trên)

BC là cạnh chung.

Do đó ∆ABC = ∆MBC (c.c.c)

Vậy ∆ABC = ∆MBC.

Bài 3 trang 84 Toán 7 Tập 2:

Cho tam giác ABC vuông tại A (AB < AC), vẽ đường cao AH. Trên tia đối của tia HC lấy điểm D sao cho HD = HC.

a) Chứng minh rằng AC = AD.

b) Chứng minh rằng ADB^=BAH^.

Lời giải:

GT

ABC vuông tại A, AB < AC,

đường cao AH,

H  tia đối của tia HC, HD = HC

KL

a) AC = AD.

b) ADB^=BAH^.

Giải Toán 7  (Chân trời sáng tạo): Bài tập cuối chương 8 (ảnh 1) 

a) Vì H thuộc tia đối của tia HC sao cho HD = HC (giả thiết) nên H là trung điểm của CD.

Ta có: AH  CD tại trung điểm H của CD

Nên AH là đường trung trực của đoạn thẳng CD.

Suy ra AC = AD (tính chất trung trực của một đoạn thẳng)

Vậy AC = AD.

b) Tam giác ACD có AC = AD (chứng minh câu a) nên tam giác ACD cân tại A.

Do đó ADB^=ACB^ (tính chất tam giác cân)

Xét ∆ABC vuông tại A có:

ACB^+ABC^=90° (trong tam giác vuông, hai góc nhọn phụ nhau)

Suy ra ACB^=90°ABC^  (1)

Xét ∆ABH vuông tại H có:

BAH^+ABH^=90°(trong tam giác vuông, hai góc nhọn phụ nhau)

Suy ra BAH^=90°ABH^  (2)

Từ (1) và (2) suy ra ACB^=BAH^.

ACB^=ADB^ (chứng minh trên) nên ADB^=BAH^.

Vậy ADB^=BAH^.

Bài 4 trang 84 Toán 7 Tập 2:

Cho tam giác ABC vuông tại A (AB < AC). Trên cạnh BC lấy điểm N sao cho BA = BN. Kẻ BE  AN (E  AN).

a) Chứng minh BE là tia phân giác của góc ABN.

b) Kẻ đường cao AH của tam giác ABC. Gọi K là giao điểm của AH với BE. Chứng minh rằng NK // CA.

c) Đường thẳng BK cắt AC tại F. Gọi G là giao điểm của đường thẳng AB với NF. Chứng minh rằng tam giác GBC cân.

Lời giải:

GT

ABC vuông tại A, AB < AC,

N  BC, BA = BN, BE  AN (E  AN).

b) AH là đường cao, K là giao điểm của AH với BE.

c) BK cắt AC tại F, G là giao điểm của AB với NF.

KL

a) BE là tia phân giác của góc ABN.

b) NK // CA.

c) GBC cân.

Giải Toán 7  (Chân trời sáng tạo): Bài tập cuối chương 8 (ảnh 1) 

a) Xét ∆ABE (vuông tại E) và ∆NBE (vuông tại E) có:

BA = BN (giả thiết);

AE là cạnh chung.

Do đó ∆ABE = ∆NBE (cạnh huyền – cạnh góc vuông)

Suy ra ABE^=NBE^ (hai góc tương ứng)

Do đó BE là tia phân giác của góc ABN.

Vậy BE là tia phân giác của góc ABN.

b) Ta có ∆ABN có BE  AN, AH  BN (giả thiết)

Suy ra ∆ABN có hai đường cao AH và BE cắt nhau tại K.

Do đó K là trực tâm của tam giác ABN.

Suy ra NK  AB.

Mà CA  AB (do ∆ABC vuông tại A)

Do đó NK // AC.

Vậy NK // AC.

c) Vì BE là tia phân giác của ABN^ (chứng minh câu a) nên ABF^=NBF^.

Xét ∆ABF và ∆NBF có:

BA = BN (giả thiết),

ABF^=NBF^ (chứng minh trên),

BF là cạnh chung

Do đó ∆ABF = ∆NBF (c.g.c)

Suy ra AF = NF (hai cạnh tương ứng) và BAF^=BNF^=90° (hai góc tương ứng).

Do đó FN  BC.

Xét ∆AFG (vuông tại A) và ∆NFC (vuông tại N) có:

AF = NF (chứng minh trên),

AFG^=NFC^ (hai góc đối đỉnh),

Do đó ∆AFG = ∆NFC (cạnh góc vuông – góc nhọn kề).

Suy ra AG = NC (hai cạnh tương ứng).

Lại có BA = BN (giả thiết)

Do đó BA + AG = BN + NC

Hay BG = BC.

Tam giác BGC có BG = BC nên tam giác BGC cân tại B.

Vậy tam giác BGC cân tại B.

Bài 5 trang 84 Toán 7 Tập 2:

Cho tam giác ABC nhọn (AB < AC), vẽ đường cao AH. Đường trung trực của cạnh BC cắt AC tại M, cắt BC tại N.

a) Chứng minh rằng BMN^=HAC^.

b) Kẻ MI  AH (I  AH), gọi K là giao điểm của AH với BM. Chứng minh rằng I là trung điểm của AK.

Lời giải:

GT

ABC nhọn, AB < AC, đường cao AH,

MN là đường trung trực của BC, M  AC, N  BC,

b) MI  AH (I  AH), K là giao điểm của AH với BM

KL

a) BMN^=HAC^

b) I là trung điểm của AK.

 

Giải Toán 7  (Chân trời sáng tạo): Bài tập cuối chương 8 (ảnh 1) 

a) Vì M, N nằm trên đường trung trực của BC (giả thiết) nên MN là đường trung trực của BC

Suy ra MN  BC tại trung điểm N của BC và MB = MC (tính chất đường trung trực)

Xét ∆BMN (vuông tại N) và ∆CMN (vuông tại N) có:

MB = MC (chứng minh trên),

MN là cạnh chung.

Do đó ∆BMN = ∆CMN (cạnh huyền - cạnh góc vuông).

Suy ra BMN^=CMN^ (hai góc tương ứng) (1).

Mặt khác: MN  BC (chứng minh trên),

AH  BC (giả thiết)

Do đó MN // AH.

Suy ra CMN^=CAH^ (hai góc đồng vị) (2).

Từ (1) và (2) suy ra BMN^=CAH^.

Vậy BMN^=HAC^.

b) Ta có MN // AH (chứng minh câu a)

Suy ra BMN^=AKM^ (hai góc so le trong)

BMN^=HAC^ (chứng minh câu a)

Suy ra AKM^=HAC^ hay AKM^=KAM^ 

Do đó tam giác AMK cân tại M

Suy ra MA = MB nên M nằm trên đường trung trực của AK.

Lại có MI  AK tại I nên MI là đường trung trực của AK.

Do đó I là trung điểm của AK.

Vậy I là trung điểm của AK.

Bài 6 trang 84 Toán 7 Tập 2:

Cho tam giác nhọn MNP. Các trung tuyến ME và NF cắt nhau tại G. Trên tia đối của tia FN lấy điểm D sao cho FD = FN.

a) Chứng minh rằng ∆MFN = ∆PFD.

b) Trên đoạn thẳng FD lấy điểm H sao cho F là trung điểm của GH. Gọi K là trung điểm của DP. Chứng minh rằng ba điểm M, H, K thẳng hàng.

Lời giải:

GT

MNP nhọn, trung tuyến ME và NF cắt nhau tại G,

D thuộc tia đối của tia FN, FD = FN.

b) H  FD, F là trung điểm của GH,

K là trung điểm của DP.

KL

a) ∆MFN = ∆PFD.

b) Ba điểm M, H, K thẳng hàng.

 

Giải Toán 7  (Chân trời sáng tạo): Bài tập cuối chương 8 (ảnh 1) 

a) Xét ∆MFN và ∆PFD có:

MF = PF (do F là trung điểm của MP);

MFN^=PFD^ (hai góc đối đỉnh);

FN = FD (giả thiết).

Do đó ∆MFN = ∆PFD (c.g.c)

Vậy ∆MFN = ∆PFD.

b) Ta có: F là trung điểm của GH (giả thiết) nên FH = FG.

Mà FD = FN (giả thiết)

Do đó FD – FH = FN – FG hay DH = NG.

Mặt khác: tam giác MNP có hai trung tuyến ME và NF cắt nhau tại G (giả thiết)

Do đó G là trọng tâm tam giác MNP

Suy ra NG=23NF (tính chất trọng tâm của tam giác)

Mà DH = NG (chứng minh trên) và NF = DF (giả thiết)

Do đó DH=23DF

Tam giác MDP có đường trung tuyến DF và DH = 23DF nên H là trọng tâm của tam giác MDP.

Lại có K là trung điểm của DP (giả thiết) nên MK là đường trung tuyến của tam giác MDP

Do đó trung tuyến MK đi qua trọng tâm H

Suy ra M, H, K thẳng hàng.

Vậy M, H, K thẳng hàng.

Bài 7 trang 84 Toán 7 Tập 2:

Cho tam giác ABC vuông tại A có AB=12AC, AD là tia phân giác BAC^ (D  BC). Gọi E là trung điểm của AC.

a) Chứng minh rằng DE = DB.

b) AB cắt DE tại K. Chứng minh rằng tam giác DCK cân và B là trung điểm của đoạn thẳng AK.

c) AD cắt CK tại H. Chứng minh rằng AH  KC.

Lời giải:

GT

ABC vuông tại A, AB=12AC,

AD là tia phân giác BAC^ (D  BC).

E là trung điểm của AC.

b) AB cắt DE tại K.

c) AD cắt CK tại H.

KL

a) DE = DB.

b) ∆DCK cân và B là trung điểm của đoạn thẳng AK.

c) AH  KC.

 

Giải Toán 7  (Chân trời sáng tạo): Bài tập cuối chương 8 (ảnh 1) 

a) Do E là trung điểm của AC (giả thiết) nên AE = 12AC.

Mà AB = 12AC (giả thiết) nên AE = AB.

Vì AD là tia phân giác của BAC^ (giả thiết) nên BAD^=EAD^.

Xét ∆ABD và ∆AED có:

AB = AE (chứng minh trên);

BAD^=EAD^ (chứng minh trên);

AD là cạnh chung.

Do đó ∆ABD = ∆AED (c.g.c)

Suy ra DB = DE (hai cạnh tương ứng).

Vậy DE = DB.

b)

+) Vì ∆ABD = ∆AED (chứng minh câu a)

Suy ra ADB^=ADE^ (hai góc tương ứng).

KDB^=CDE^ (hai góc đối đỉnh)

Do đó ADB^+KDB^=ADE^+CDE^ 

Hay ADK^=ADC^.

Xét ∆ADK và ∆ADC có:

DAK^=DAC^ (do AD là tia phân giác của góc BAC);

AD là cạnh chung;

ADK^=ADC^ (chứng minh trên)

Do đó ∆ADK = ∆ADC (g.c.g)

Suy ra DK = DC (hai cạnh tương ứng)

Do đó tam giác DCK cân tại D.

+) Vì ∆ADK = ∆ADC (chứng minh trên)

Suy ra AK = AC (hai cạnh tương ứng)

AB=12AC (giả thiết) nên AB=12AK 

Mà A, B, K thẳng hàng nên B là trung điểm của AK.

Vậy B là trung điểm của AK.

c) Ta có AK = AC (chứng minh câu b) nên A nằm trên đường trung trực của KC.

Lại có DK = DC (chứng minh câu b) nên D nằm trên đường trung trực của KC.

Do đó AD là đường trung trực của KC

Suy ra AD  KC hay AH  KC

Vậy AH  KC.

Bài 8 trang 84 Toán 7 Tập 2:

Ở Hình 1, cho biết AE = AF và ABC^=ACB^. Chứng minh rằng AH là đường trung trực của BC.

Giải Toán 7  (Chân trời sáng tạo): Bài tập cuối chương 8 (ảnh 1) 

Lời giải:

GT

ABC, AE = AF, ABC^=ACB^.

KL

AH là đường trung trực của BC.

 

Giải Toán 7  (Chân trời sáng tạo): Bài tập cuối chương 8 (ảnh 1) 

Tam giác ABC có ABC^=ACB^ (giả thiết) nên tam giác ABC cân tại A.

Do đó AB = AC.

Mà AE = AF (giả thiết)

Nên AB - AE = AC - AF

Hay BE = CF.

Xét ∆EBC và ∆FCB có:

BE = CF (chứng minh trên);

EBC^=FCB^ (do ABC^=ACB^);

BC là cạnh chung

Do đó ∆EBC = ∆FCB (c.g.c)

Suy ra ECB^=FBC^ (hai góc tương ứng)

Hay HCB^=HBC^.

Do đó tam giác HBC cân tại H.

Suy ra HB = HC, từ đó ta có H thuộc trung trực của BC.

Lại có AB = AC (chứng minh trên)

Suy ra A thuộc trung trực của BC

Do đó AH là đường trung trực của BC.

Vậy AH là đường trung trực của BC.

Bài 9 trang 84 Toán 7 Tập 2:

Cho tam giác ABC vuông tại A. Tia phân giác của góc C cắt AB ở M. Từ B kẻ BH vuông góc với đường thẳng CM (H  CM). Trên tia đối của tia HC lấy điểm E sao cho HE = HM.

a) Chứng minh rằng tam giác MBE cân.

b) Chứng minh rằng EBH^=ACM^.

c) Chứng minh rằng EB  BC.

Lời giải:

GT

ABC vuông tại A,

Tia phân giác của góc C cắt AB ở M,

BH  CM (H  CM).

E thuộc tia đối của tia HC, HE = HM

KL

a) MBE cân.

b) EBH^=ACM^

c) EB  BC.

 

Giải Toán 7  (Chân trời sáng tạo): Bài tập cuối chương 8 (ảnh 1) 

a) Vì E thuộc tia đối của tia HC và HE = HM (giả thiết) nên H là trung điểm của ME.

Mà BH  CM tại H (giả thiết)

Do đó BH là đường trung trực của EM

Suy ra BM = BE.

Tam giác MBE có BM = BE nên tam giác MBE cân tại B.

Vậy tam giác MBE cân tại B.

b)

+) Xét ∆BEH (vuông tại H) và ∆BMH (vuông tại H) có:

BH là cạnh chung,

BE = BM (chứng minh câu a)

Do đó ∆BEH = ∆BMH (cạnh huyền – cạnh góc vuông)

Suy ra HBE^=HBM^ (hai góc tương ứng) (1).

+) Xét ∆BHM vuông tại H có:

HBM^+BMH^=90° (trong tam giác vuông, hai góc nhọn phụ nhau)

Suy ra HBM^=90°BMH^  (2)

Xét ∆ACM vuông tại A có:

ACM^+CMA^=90° (trong tam giác vuông, hai góc nhọn phụ nhau)

Suy ra ACM^=90°CMA^  (3)

BMH^=CMA^ (hai góc đối đỉnh) (4)

Từ (2), (3), (4) suy ra HBM^=ACM^  (5).

Từ (1) và (5) suy ra HBE^=ACM^.

Vậy EBH^=ACM^

c) Vì CM là tia phân giác của BCA^ (giả thiết) nên ACM^=12BCA^  (6)

Lại có HBE^=HBM^ (chứng minh câu b)

Nên BH là tia phân giác của EBM^ do đó EBH^=12EBM^  (7)

EBH^=ACM^ (chứng minh câu b) (8)

Từ (6), (7) và (8) ta có BCA^=EBM^ 

Xét tam giác ACB vuông tại A có:

ABC^+BCA^=90° (trong tam giác vuông, hai góc nhọn phụ nhau)

Do đó ABC^+EBM^=90°

Hay EBC^=90°, từ đó ta có EB  BC.

Vậy EB  BC.

Bài 10 trang 84 Toán 7 Tập 2:

Trên đường thẳng a lấy ba điểm phân biệt I, J, K (J ở giữa I và K). Kẻ đường thẳng b vuông góc với a tại J, trên b lấy điểm M khác điểm J. Đường thẳng qua I vuông góc với MK cắt b tại N. Chứng minh rằng KN vuông góc với MI.

Lời giải

GT

I, J, K  a (J ở giữa I và K),

b  a tại J, M  b, M ≠ J,

IN  MK, N  b

KL

KN  MI.

 

Giải Toán 7  (Chân trời sáng tạo): Bài tập cuối chương 8 (ảnh 1) 

Nối IM.

Xét tam giác MIK có MJ  IK, IN  MK.

Mà MJ cắt IN tại N nên N là trực tâm của tam giác MIK.

Do đó NK  MI.

Vậy NK  MI.

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: 

Bài 10: Hoạt động thực hành và trải nghiệm. Làm giàn hoa tam giác để trang trí lớp học

Bài tập cuối chương 8

Câu hỏi trang 85 Toán 7 Tập 2

Bài 1: Làm quen với biến cố ngẫu nhiên

Bài 2: Làm quen với xác suất của biến cố ngẫu nhiên

 

1 1,674 18/01/2023


Xem thêm các chương trình khác: