Bài 7 trang 84 Toán 7 Tập 2 | Chân trời sáng tạo Giải Toán lớp 7

Lời giải Bài 7 trang 84 Toán 7 Tập 2 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 7.

1 563 28/02/2023


Giải Toán 7 Chân trời sáng tạo Bài tập cuối chương 8 

Bài 7 trang 84 Toán 7 Tập 2:

Cho tam giác ABC vuông tại A có AB=12AC, AD là tia phân giác BAC^ (D  BC). Gọi E là trung điểm của AC.

a) Chứng minh rằng DE = DB.

b) AB cắt DE tại K. Chứng minh rằng tam giác DCK cân và B là trung điểm của đoạn thẳng AK.

c) AD cắt CK tại H. Chứng minh rằng AH  KC.

Lời giải:

GT

ABC vuông tại A, AB=12AC,

AD là tia phân giác BAC^ (D  BC).

E là trung điểm của AC.

b) AB cắt DE tại K.

c) AD cắt CK tại H.

KL

a) DE = DB.

b) ∆DCK cân và B là trung điểm của đoạn thẳng AK.

c) AH  KC.

 

Giải Toán 7  (Chân trời sáng tạo): Bài tập cuối chương 8 (ảnh 1) 

a) Do E là trung điểm của AC (giả thiết) nên AE = 12AC.

Mà AB = 12AC (giả thiết) nên AE = AB.

Vì AD là tia phân giác của BAC^ (giả thiết) nên BAD^=EAD^.

Xét ∆ABD và ∆AED có:

AB = AE (chứng minh trên);

BAD^=EAD^ (chứng minh trên);

AD là cạnh chung.

Do đó ∆ABD = ∆AED (c.g.c)

Suy ra DB = DE (hai cạnh tương ứng).

Vậy DE = DB.

b)

+) Vì ∆ABD = ∆AED (chứng minh câu a)

Suy ra ADB^=ADE^ (hai góc tương ứng).

KDB^=CDE^ (hai góc đối đỉnh)

Do đó ADB^+KDB^=ADE^+CDE^ 

Hay ADK^=ADC^.

Xét ∆ADK và ∆ADC có:

DAK^=DAC^ (do AD là tia phân giác của góc BAC);

AD là cạnh chung;

ADK^=ADC^ (chứng minh trên)

Do đó ∆ADK = ∆ADC (g.c.g)

Suy ra DK = DC (hai cạnh tương ứng)

Do đó tam giác DCK cân tại D.

+) Vì ∆ADK = ∆ADC (chứng minh trên)

Suy ra AK = AC (hai cạnh tương ứng)

AB=12AC (giả thiết) nên AB=12AK 

Mà A, B, K thẳng hàng nên B là trung điểm của AK.

Vậy B là trung điểm của AK.

c) Ta có AK = AC (chứng minh câu b) nên A nằm trên đường trung trực của KC.

Lại có DK = DC (chứng minh câu b) nên D nằm trên đường trung trực của KC.

Do đó AD là đường trung trực của KC

Suy ra AD  KC hay AH  KC

Vậy AH  KC.

1 563 28/02/2023


Xem thêm các chương trình khác: