Bài 5 trang 84 Toán 7 Tập 2 | Chân trời sáng tạo Giải Toán lớp 7

Lời giải Bài 5 trang 84 Toán 7 Tập 2 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 7.

1 521 lượt xem


Giải Toán 7 Chân trời sáng tạo Bài tập cuối chương 8 

Bài 5 trang 84 Toán 7 Tập 2:

Cho tam giác ABC nhọn (AB < AC), vẽ đường cao AH. Đường trung trực của cạnh BC cắt AC tại M, cắt BC tại N.

a) Chứng minh rằng BMN^=HAC^.

b) Kẻ MI  AH (I  AH), gọi K là giao điểm của AH với BM. Chứng minh rằng I là trung điểm của AK.

Lời giải:

GT

ABC nhọn, AB < AC, đường cao AH,

MN là đường trung trực của BC, M  AC, N  BC,

b) MI  AH (I  AH), K là giao điểm của AH với BM

KL

a) BMN^=HAC^

b) I là trung điểm của AK.

 

Giải Toán 7  (Chân trời sáng tạo): Bài tập cuối chương 8 (ảnh 1) 

a) Vì M, N nằm trên đường trung trực của BC (giả thiết) nên MN là đường trung trực của BC

Suy ra MN  BC tại trung điểm N của BC và MB = MC (tính chất đường trung trực)

Xét ∆BMN (vuông tại N) và ∆CMN (vuông tại N) có:

MB = MC (chứng minh trên),

MN là cạnh chung.

Do đó ∆BMN = ∆CMN (cạnh huyền - cạnh góc vuông).

Suy ra BMN^=CMN^ (hai góc tương ứng) (1).

Mặt khác: MN  BC (chứng minh trên),

AH  BC (giả thiết)

Do đó MN // AH.

Suy ra CMN^=CAH^ (hai góc đồng vị) (2).

Từ (1) và (2) suy ra BMN^=CAH^.

Vậy BMN^=HAC^.

b) Ta có MN // AH (chứng minh câu a)

Suy ra BMN^=AKM^ (hai góc so le trong)

BMN^=HAC^ (chứng minh câu a)

Suy ra AKM^=HAC^ hay AKM^=KAM^ 

Do đó tam giác AMK cân tại M

Suy ra MA = MB nên M nằm trên đường trung trực của AK.

Lại có MI  AK tại I nên MI là đường trung trực của AK.

Do đó I là trung điểm của AK.

Vậy I là trung điểm của AK.

1 521 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: