Giải Toán 7 trang 50 Tập 2 Kết nối tri thức

Với giải bài tập Toán lớp 7 trang 50 Tập 2 trong Bài 29: Làm quen với biến cố sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 7 trang 50 Tập 2.

1 324 lượt xem


Giải Toán 7 trang 50 Tập 2

Thử thách nhỏ trang 50 Toán 7 Tập 2:

Cho hai chiếc túi kín I, II đựng một số viên bi có cùng kích thước, trong đó tất cả các viên bi ở túi I có màu đen. Người chơi lấy ngẫu nhiên từ mỗi túi một viên bi và sẽ thắng cuộc nếu trong hai viên bi lấy ra có viên bi màu đỏ. Trong túi II cần có những viên bi màu gì để biến cố “Người chơi thắng” là:

a) Biến cố chắc chắn;

b) Biến cố không thể;

c) Biến cố ngẫu nhiên?

Lời giải:

Túi I chỉ đựng các viên bi màu đen nên trong hai viên bi lấy ra đã có một viên bi màu đen.

Do đó người chơi sẽ thắng nếu lấy được viên bi màu đỏ trong túi II.

a) Để biến cố “Người chơi thắng” là biến cố chắc chắn thì người chơi luôn lấy được viên bi màu đỏ từ túi II.

Vậy trong túi II chỉ đựng các viên bi màu đỏ.

b) Để biến cố “Người chơi thắng” là biến cố không thể thì người chơi không thể lấy được viên bi màu đỏ từ túi II.

Vậy trong túi II không đựng viên bi màu đỏ nào.

c) Để biến cố “Người chơi thắng” là biến cố ngẫu nhiên tức người chơi có thể thắng hoặc người chơi không thắng thì người chơi có thể lấy được hoặc không lấy được viên bi màu đỏ từ túi II.

Vậy trong túi II đựng một số viên bi màu đỏ và một số viên bi khác màu đỏ.

B. Bài tập

Bài 8.1 trang 50 Toán 7 Tập 2:

Minh lấy ngẫu nhiên một viên bi trong một túi đựng 5 viên bi trắng và 5 viên bi đen có cùng kích thước. Trong các biến cố sau, biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể hay biến cố ngẫu nhiên?

A: “Minh lấy được viên bi màu trắng”.

B: “Minh lấy được viên bi màu đen”.

C: “Minh lấy được viên bi màu trắng hoặc màu đen”.

D: “Minh lấy được viên bi màu đỏ”.

Lời giải:

A: “Minh lấy được viên bi màu trắng”. Đây là biến cố ngẫu nhiên vì khi lấy một viên bi thì viên bi đó có thể là màu trắng hoặc màu đen.

B: “Minh lấy được viên bi màu đen”. Đây là biến cố ngẫu nhiên vì khi lấy một viên bi thì viên bi đó có thể là màu trắng hoặc màu đen.

C: “Minh lấy được viên bi màu trắng hoặc màu đen”. Đây là biến cố chắc chắn vì trong túi chỉ có hai màu trắng và đen, vì vậy khi lấy một viên bi ra thì viên bi đó sẽ có màu trắng hoặc màu đen.

D: “Minh lấy được viên bi màu đỏ”. Đây là biến cố không thể vì trong túi không có viên bi màu đỏ nào.

Bài 8.2 trang 50 Toán 7 Tập 2:

Có hai chiếc hộp, mỗi hộp đựng 6 tấm thẻ ghi các số 1; 2; 3; 4; 5; 6. Rút ngẫu nhiên một tấm thẻ từ mỗi hộp. Thay dấu “?” bằng các từ thích hợp trong các từ sau: chắc chắn, không thể, ngẫu nhiên.

Giải Toán 7 Bài 29 (Kết nối tri thức): Làm quen với biến cố (ảnh 1) 

Lời giải:

Biến cố “Chênh lệch giữa hai số ghi trên hai tấm thẻ bé hơn 3” và biến cố “Tổng các số ghi trên hai tấm thẻ bằng 7” là hai biến cố ngẫu nhiên vì ta không chắc chắn sẽ rút được các tấm thẻ nào.

Biến cố “Tổng các số ghi trên hai tấm thẻ lớn hơn 1” là biến cố chắc chắn vì số ghi trên một tấm thẻ nhỏ nhất bằng 1 nên tổng các số ghi trên hai tấm thẻ lớn hơn 1.

Biến cố “Chênh lệch giữa hai số ghi trên hai tấm thẻ bằng 6” là biến cố không thể vì số ghi trên tấm thẻ lớn nhất bằng 6 và nhỏ nhất bằng 1 nên chênh lệch giữa hai số ghi trên hai tấm thẻ lớn nhất bằng 5, không thể bằng 6.

Ta có bảng sau:

Biến cố

Loại biến cố

Chênh lệch giữa hai số ghi trên hai tấm thẻ bé hơn 3

ngẫu nhiên

Tổng các số ghi trên hai tấm thẻ bằng 7

ngẫu nhiên

Tổng các số ghi trên hai tấm thẻ lớn hơn 1

chắc chắn

Chênh lệch giữa hai số ghi trên hai tấm thẻ bằng 6

không thể

Bài 8.3 trang 50 Toán 7 Tập 2:

Chọn ngẫu nhiên một số trong tập hợp {2; 3; 5; 6; 7; 8; 10}. Trong các biến cố sau, biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể hay biến cố ngẫu nhiên?

A: “Số được chọn là số nguyên tố”.

B: “Số được chọn là số bé hơn 11”.

C: “Số được chọn là số chính phương”.

D: “Số được chọn là số chẵn”.

E: “Số được chọn là số lớn hơn 1”.

Lời giải:

A: “Số được chọn là số nguyên tố”. Đây là biến cố ngẫu nhiên vì các số trong tập hợp có cả số nguyên tố và hợp số.

B: “Số được chọn là số bé hơn 11”. Đây là biến cố chắn chắn vì các số trong tập hợp đều bé hơn 11.

C: “Số được chọn là số chính phương”. Đây là biến cố không thể vì các số trong tập hợp không có số chính phương.

D: “Số được chọn là số chẵn”. Đây là một biến cố ngẫu nhiên vì các số trong tập hợp có cả số chẵn và số lẻ.

E: “Số được chọn là số lớn hơn 1”. Đây là biến cố chắc chắn vì các số trong tập hợp đều lớn hơn 1.

Xem thêm các bài giải sách giáo khoa Toán 7 bộ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giải Toán 7 trang 47 Tập 2

Giải Toán 7 trang 48 Tập 2

Giải Toán 7 trang 49 Tập 2

Giải Toán 7 trang 50 Tập 2

Xem thêm các bài giải sách giáo khoa Toán 7 bộ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 30: Làm quen với xác suất của biến cố

Luyện tập chung trang 57

Bài tập cuối chương 8

Bài 31: Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác

Bài 32: Quan hệ đường giữa đường vuông góc và đường xiên

1 324 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: