Giải Toán 7 trang 105 Tập 1 Kết nối tri thức
Với giải bài tập Toán lớp 7 trang 105 Tập 1 trong Bài 19: Biểu đồ đoạn thẳng sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 7 trang 105 Tập 1.
Giải Toán 7 trang 105 Tập 1
a) Kỷ lục thế giới về chạy cự li 100 m đạt được ở năm 1991 là bao nhiêu giây?
b) Từ năm 1912 đến 2009, kỉ lục thế giới về chạy cự li 100 m đã giảm được bao nhiêu giây?
Lời giải:
a) Quan sát biểu đồ Hình 5.32 ta thấy kỉ lục thế giới về chạy cự li 100 m đạt được ở năm 1991 là 9,86 giây.
b) Kỉ lục thế giới về chạy cự li 100 m đạt được ở năm 1912 là 10,6 giây và ở năm 2009 là 9,58 giây.
Do đó từ năm 1912 đến 2009, kỉ lục thế giới về chạy cự li 100 m đã giảm được số giây là:
10,6 – 9,58 = 1,02 (giây).
Vậy từ năm 1912 đến năm 2009, kỉ lục thế giới về chạy cự li 100 m đã giảm được 1,02 giây.
Bài 5.11 trang 105 Toán 7 Tập 1: Biểu đồ Hình 5.33 cho biết số dân của ba châu lục gồm châu Phi, châu Mĩ và châu Âu trong một số năm.
a) Cho biết xu hướng tăng, giảm về số dân của mỗi châu lục theo thời gian.
c) Từ năm 1950 đến 1980, số dân của châu lục nào tăng chậm nhất?
Lời giải:
a) Quan sát biểu đồ Hình 5.33 ta thấy từ năm 1950 đến năm 1980, số dân của cả ba châu lục châu Phi, châu Mĩ, châu Âu đều có xu hướng tăng.
b) Trong ba châu lục, từ năm 1950 đến năm 1980:
- Châu lục có số dân cao nhất là châu Âu;
- Châu lục có số dân thấp nhất là châu Phi.
c) Quan sát Hình 5.33 ta thấy độ dốc của đường thẳng biểu diễn số dân của châu Âu là nhỏ nhất, thể hiện sự tăng chậm nhất.
Vậy số dân của châu Âu tăng chậm nhất.
Bài 5.12 trang 105 Toán 7 Tập 1: Bảng sau cho biết nhiệt độ tại thủ đô Hà Nội vào một ngày mùa thu.
Vẽ biểu đồ đoạn thẳng biểu diễn bảng thống kê trên.
Lời giải:
Để vẽ biểu đồ đoạn thẳng biểu diễn bảng số liệu về nhiệt độ tại thủ đô Hà Nội vào một ngày mùa thu, ta thực hiện theo các bước sau:
Bước 1. Vẽ trục ngang biểu diễn thời điểm (đơn vị là giờ), trục đứng biểu diễn nhiệt độ (đơn vị là oC).
Do nhiệt độ cao nhất là 34oC, nhiệt độ thấp nhất là 18oC nên ở trục đứng ta chọn đơn vị là 2oC và giá trị lớn nhất là 35oC.
Bước 2. Với mỗi thời điểm trên trục ngang, nhiệt độ tại từng thời điểm trong ngày được biểu diễn bởi một điểm.
Nhiệt độ tại Hà Nội tại thời điểm 8 giờ được biểu diễn bởi điểm 23;
Nhiệt độ tại Hà Nội tại thời điểm 10 giờ được biểu diễn bởi điểm 25;
Nhiệt độ tại Hà Nội tại thời điểm 12 giờ được biểu diễn bởi điểm 34;
Nhiệt độ tại Hà Nội tại thời điểm 14 giờ được biểu diễn bởi điểm 32;
Nhiệt độ tại Hà Nội tại thời điểm 16 giờ được biểu diễn bởi điểm 26;
Nhiệt độ tại Hà Nội tại thời điểm 18 giờ được biểu diễn bởi điểm 22;
Nhiệt độ tại Hà Nội tại thời điểm 20 giờ được biểu diễn bởi điểm 18;
Bước 3. Nối các điểm liên tiếp với nhau bằng các đoạn thẳng.
Bước 4. Ghi chú thích cho các trục, điền giá trị tại các điểm (nếu cần) và đặt tên “Nhiệt độ tại thủ đô Hà Nội vào một ngày mùa thu” cho biểu đồ để hoàn thiện biểu đồ.
Ta có biểu đồ như dưới đây.
a) Hãy vẽ biểu đồ đoạn thẳng biểu diễn dãy số liệu trên.
b) Cho biết số trận thắng của đội bóng này trong các năm có xu hướng tăng hay giảm?
Lời giải:
a) Để vẽ biểu đồ đoạn thẳng biểu diễn dãy số liệu về số trận thắng của một đội bóng trong 8 năm từ năm 2013 đến năm 2020, ta thực hiện theo các bước sau:
Bước 1. Vẽ trục ngang biểu diễn năm, trục đứng biểu diễn số trận thắng.
Do số trận thắng cao nhất là 42, thấp nhất là 15 nên ở trục đứng ta chọn đơn vị là 2 trận thắng và giá trị lớn nhất là 44.
Bước 2. Với mỗi thời điểm trên trục ngang, số trận thắng tại mỗi năm được biểu diễn bởi một điểm.
Số trận thắng của đội bóng năm 2013 được biểu diễn bởi điểm 36;
Số trận thắng của đội bóng năm 2014 được biểu diễn bởi điểm 42;
Số trận thắng của đội bóng năm 2015 được biểu diễn bởi điểm 15;
Số trận thắng của đội bóng năm 2016 được biểu diễn bởi điểm 23;
Số trận thắng của đội bóng năm 2017 được biểu diễn bởi điểm 25;
Số trận thắng của đội bóng năm 2018 được biểu diễn bởi điểm 35;
Số trận thắng của đội bóng năm 2019 được biểu diễn bởi điểm 32;
Số trận thắng của đội bóng năm 2020 được biểu diễn bởi điểm 20;
Bước 3. Nối các điểm liên tiếp với nhau bằng các đoạn thẳng.
Bước 4. Ghi chú thích cho các trục, điền giá trị tại các điểm (nếu cần) và đặt tên “Số trận thắng của đội bóng từ năm 2013 đến năm 2020” cho biểu đồ để hoàn thiện biểu đồ.
Ta có biểu đồ như sau:
b) Quan sát biểu đồ đoạn thẳng vẽ được ở câu a ta thấy:
- Số trận thắng của đội bóng này từ năm 2013 đến năm 2014 có xu hướng tăng.
- Số trận thắng của đội bóng này từ năm 2014 đến năm 2015 có xu hướng giảm.
- Số trận thắng của đội bóng này từ năm 2015 đến năm 2018 có xu hướng tăng.
- Số trận thắng của đội bóng này từ năm 2018 đến năm 2020 có xu hướng giảm.
Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Lịch sử 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch Sử 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Lịch sử 7 – Kết nối tri thức
- Soạn văn lớp 7 (hay nhất) – Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Kết nối tri thức
- Soạn văn lớp 7 (ngắn nhất) – Kết nối tri thức
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Kết nối tri thức
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Kết nối tri thức
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Kết nối tri thức
- Văn mẫu lớp 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Ngữ văn lớp 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa Lí 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa Lí 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Địa lí 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Global Success – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tiếng Anh 7 Global Success - Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Anh 7 Global success theo Unit có đáp án
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 7 Global success đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 7 Global success
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết GDCD 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục công dân 7 – Kết nối tri thức
- Giải vth Giáo dục công dân 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm lớp 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Công nghệ 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Công nghệ 7 – KNTT
- Giải sgk Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục thể chất 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Âm nhạc 7 – Kết nối tri thức