Soạn bài Xúy Vân giả dại - Ngắn nhất Cánh diều

Với soạn bài Xúy Vân giả dại Ngữ văn lớp 10 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

1 8459 lượt xem
Tải về


Soạn bài Xúy Vân giả dại

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

- Đọc phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này

- Khi đọc văn bản chèo hoặc tuồng, các em cần chú ý.

+ Văn bản kể lại sự việc gì và diễn biến của sự việc đó như thế nào?

+ Nhân vật chính trong văn bản là ai? Nhân vật được thể hiện qua các chi tiết ngôn ngữ, hành động, tâm trạng... như thế nào?

+ Văn bản có các chỉ dẫn sân khấu, các hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ,... nào được sử dụng? Các chỉ dẫn, biện pháp,... đó giúp em hình dung ra bối cảnh, hành động, tâm trạng.... của nhân vật ra sao?

- Tóm tắt vở chèo:

Xuý Vân, con gái của viên huyện Tể, là người đảm đang, khéo léo, được gả cho Kim Nham, một học trò nghèo tỉnh Nam Định. Sau khi cưới vợ, Kim Nham lại lên Tràng An trọ học để dùi mài kinh sử. Xuý Vân buồn bã trong cảnh chờ đợi. Giữa lúc đó, Trần Phương, một gã nhà giàu phong tình ở Đông Ngàn (Bắc Ninh) tìm cách tán tỉnh nàng, xui nàng giả điện dại để thoát khỏi Kim Nham. Xuý Vân nghe theo. Được tin, Kim Nham vội trở về để chạy chữa cho vợ song không có kết quả. Chàng đành phải làm giấy cho Xuý Vân được tự do. Lúc này, Trần Phương lộ rõ bộ mặt “Sở Khanh". Lỡ làng, đau khổ, Xuý Văn không dám về nhà, từ chỗ giả điên, nàng trở nên điên thật. Kim Nham quyết chỉ học hành, đỗ đạt cao, được bổ làm quan. Gặp lại vợ cũ, giờ là kẻ ăn xin, chàng sai người mang cho nắm cơm, trong đó có một nén bạc. Bẻ nắm cơm, thấy có nén bạc, hỏi ra mới biết sự tình, Xuý Vân xấu hổ, đau đớn, nhảy xuống sông tự vẫn.

Đoạn trích dưới đây kể sự việc Xuý Vân giả dại theo lời Trần Phương để buộc Kim Nham trả nàng về nhà.

- Đọc trước văn bản Xuý Vân giả dại.

- Nhan đề đoạn trích và hình ảnh vai diễn trên gọi cho em ấn tượng ban đầu như thể nào về nhân vật Xuý Vân?

Trả lời:

- Nhan đề đoạn trích và hình ảnh vai diễn trên gợi cho em ấn tượng ban đầu về hình ảnh một người phụ nữ có vài phần nhan sắc đang giả điên giả dại giữa chốn đông người.

2. Đọc hiểu

Nội dung chính: Đoạn trích kể về sự việc Xúy Vân giả dại theo lời của Trần Phương để buộc Kim Nham trở về nhà.

Soạn bài Xúy Vân giả dại - Ngắn nhất Cánh diều (ảnh 1)

* Trả lời câu hỏi giữa bài

Câu 1 trang 65 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Chú ý các chỉ dẫn sân khấu (in nghiêng trong ngoặc đơn) và ngôn ngữ của nhân vật để hình dung hành động, cảm xúc, tâm trạng của Xúy Vân.

Trả lời:

- Các chỉ dẫn sân khấu: nói lệch, vỉa, hát quá giang, đế, hát điệu con gà rừng, hát sắp, nói, hát ngược, …

Câu 2 trang 65 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Cách dùng từ ngữ trong lời hát của Xúy Vân ở đoạn này có gì độc đáo?

Trả lời:

- Cách dùng từ ngữ trong lời bài hát của Xúy Vân độc đáo ở chỗ:

+ Lặp từ “lụy” 3 lần

+ Hình ảnh ẩn dụ: đò, con sông, cô bán hàng, gió trăng.

Câu 3 trang 66 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Trong lời xưng danh, Xúy Vân kể điều gì về bản thân?

Trả lời:

Trong lời xưng danh, Xúy Vân kể về họ tên mình, phẩm chất, tài năng và hoàn cảnh của mình.

Câu 4 trang 66 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Chú ý hình ảnh thể hiện tình cảnh, mơ ước và tâm trạng của Xúy Vân.

Trả lời:

- Các hình ảnh thể hiện tình cảnh: Con gà rừng, con gà rừng ăn lẫn với con công/ Đắng cay chẳng có chịu được ức

- Các hình ảnh thể hiện mơ ước: Để anh đi gặt, để nàng mang cơm

- Các hình ảnh thể hiện tâm trạng: ức bởi xuân huyên

Câu 5 trang 66 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Hình dung điệu múa, lời hát của Xúy Vân trên sân khấu.

Trả lời:

Điệu múa, lời hát bắt nhện, xe tơ, dệt cửi… người nhìn có phần cảm thấy nàng như đang giả điên giả dại.

Câu 7 trang 67 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Xúy Vân than về điều gì? Chú ý biện pháp ẩn dụ trong đoạn hát sắp.

Trả lời:

- Xúy Vân than về nỗi nhớ người yêu của mình

- Biện pháp ẩn dụ: con cá rô nằm trong vũng trâu, năm bảy cần câu châu vào.

→ Hình ảnh đó thể hiện tâm trạng ấm ức, bế tắc, cô đơn của Xúy Vân

Câu 8 trang 67 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Chú ý những điều ngược đời, phi thực tế trong câu hát của Xúy Vân.

Trả lời:

Những điều ngược đời, phi thực tế trong câu hát của Xúy Vân:

- Trống cơm – vỗ nên bông

- Cô gái lội sông té bèo

- Chuột đậu cảnh rào – muỗi ấp cánh dơi

- Ông bụt bẻ cổ con nai

- Trứng gà – tha quạ

- Trong đình – có cái khua, cái nhôi; Trong cái nón – có cái kèo, cái cột

- Dưới sống – có phố bán bát, trên biển – đốn gỗ làm nhà

- Con vâm ấp trứng ba ba

- Cưỡi gà đi đánh giặc

* Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 trang 68 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Tác giả dân gian đã sử dụng các lối nói, làn điệu, vũ điệu, chỉ dẫn sân khấu nào để kể lại sự việc “Xuý Vân giả dại"?

Trả lời:

- Lối nói: vỉa, nói lệch, nói điệu sử rầu

- Làn điệu: điệu sa lệch, hát quá giang, hát ngược, hát điệu con gà rừng.

- Vũ điệu: điệu bắt nhện, xe tơ, dệt cửi…

- Chỉ dẫn sân khấu: đế

Câu 2 trang 68 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Chỉ ra những lời nói, câu hát, chỉ dẫn sân khấu chủ yếu thể hiện:

a) Sự "nhập vai" là người bị điên dại của Xuý Vân.

b) Ước mơ về cuộc sống gia đình của nàng.

c) Thực tế cuộc sống của nàng trong gia đình chồng.

Trả lời:

a) Lời nói, câu hát, chỉ dẫn sân khấu thể hiện sự “nhập vai” là người bị điên dại của Xúy Vân:

- Lời nói: Tôi chắp tay lạy bạn đừng cười/ Tôi không trăng gió gặp người trăng gió/ Ai ơi giữ lấy đạo hằng chớ quên

- Câu hát: Chiếc trống cơm, ai khéo vỗ nên bông/ Một đàn các cô gái lội té bèo/ Chuột đậu cành rào, mỗi ấp cánh dơi… Cưỡi con gà mà đi đánh giặc”

- Chỉ dẫn sân khấu: đế, Xúy Vân vào, vừa đi vừa cười.

b) Lời nói, câu hát, chỉ dẫn sân khấu thể hiện ước mơ về cuộc sống gia đình của nàng là:

- Lời nói, câu hát: Chờ cho bông lúa chín vàng/ Để anh đi gặt, để nàng mang cơm

- Chỉ dẫn sân khấu: Xúy Vân múa điệu bắt nhện, xe tơ, dệt cửi.

c) Lời nói, câu hát, chỉ dẫn sân khấu thể hiện thực tế cuộc sống của nàng trong gia đình chồng

- Câu hát: Con gà rừng ăn lẫn với con công/ Đắng cay chẳng có chịu được, Xa xa lắc, xa xa líu/ Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyên.

- Chỉ dẫn sân khấu: hát điệu sa lệch

Câu 3 trang 68 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Tâm trạng của Xuý Vân được thể hiện như thế nào qua tiếng gọi chờ đò, trong lời hát điệu con gà rừng, trong lời than, lời hát ngược?

Trả lời:

- Tiếng gọi chờ đò nằm ở phần đầu văn bản được thể hiện bằng lối nói lệch, vỉa và một phần đầu của lời hát quá giang. Lời than bắt đầu từ phần cuối của điệu hát sa lệch (Chị em ơi, tôi than thân tôi vài câu nhé) và được tiếp nối bằng lối nói điệu sử rầu, lời hát sắp.

- Tâm trạng của nhân vật. Cụ thể:

+ Lời nói, hát chờ đò:

++ Mong ước thiết tha “bắt đò sang sông” của nàng phải chăng là mong ước có thể vượt qua những cách trở để cập bến bờ hạnh phúc.

++ Mong ước đó gửi vào tiếng gọi đò tha thiết:

“Bó đò, bớ đò

Tôi kêu đò, đò nọ không thưa

Tôi càng chờ càng đợi, càng trưa chuyến đò”

Nhưng “Tôi càng chờ càng đợi, càng trưa chuyến đò”, cấu trúc hô ứng “càng... càng”: nhấn mạnh tình cảnh càng chờ thì càng hút bóng. Xuý Vân càng mong ước, tha thiết, hi vọng bao nhiêu thì nàng càng hụt hẫng, thất vọng, chới với bấy nhiêu. Chỉ có lời gọi vang lên mà không có tiếng đáp giữa vắng lặng, thinh không, đầy nỗi cô đơn và sự đau khổ.

+ Lời hát điệu con gà rừng có nhịp điệu nhanh, tiết tấu thường là vui nhưng ở đây lại được sử dụng để diễn tả tâm trạng trái ngược của Xuý Vân.

++ Tâm trạng tự thấy mình lạc lõng, vô nghĩa trong gia đình Kim Nham được thể hiện qua hình ảnh “Con gà rừng ăn lẫn với công - Đắng cay chẳng có chịu được, ức!”.

++ Tâm trạng thất vọng giữa ước mơ gia đình hạnh phúc đầm ấm “anh đi gặt [...] nàng mang cơm” với thực tại chồng mải mê đèn sách, thi cử, bỏ mặc nàng một mình cô đơn với gánh nặng gia đình. Cho nên, lời hát: “Bông bông dắt, bông bông díu - Xa xa lắc, xa xa líu” được lặp đi lặp lại mấy lần, đã phản ánh bằng hình ảnh cụ thể tâm trạng đó. Nhân duyên khiến Kim Nham, Xuý Vân phải gắn bó, dắt díu, ràng buộc với nhau, nhưng những ao ước của họ khác xa nhau, không thể sẻ chia.

++ Tâm trạng ấm ức, bế tắc, cô đơn của Xuý Vân được thể hiện qua hình ảnh “Con cá rô nằm vùng chân trâu - Để cho năm bảy cần câu châu vào!”. Hình ảnh gợi bóng gió về không gian cạn, hẹp và đầy bất trắc. Đó cũng là tình cảnh của Xuý Vân. Sau mỗi lời bộc bạch là điệp ngữ : “Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyện” cho thấy nỗi cô đơn và khát khao hạnh phúc của cô không thể chia sẻ với láng giềng, cũng không được sự đồng cảm của cha mẹ, của cộng đồng.

+ Lời hát ngược cuối đoạn trích vừa để thể hiện trạng thái điên dại của Xuý Vân, vừa gợi hình ảnh ngược đời, trớ trêu, điên đảo, đúng sai, thực giả lẫn lộn mà cô đã chứng kiến, đồng thời diễn tả sự bế tắc, mất phương hướng của cô.

=> Tâm trạng Xuý Vân được thể hiện đặc sắc qua những hình ảnh ẩn dụ khi thì kín đáo, khi thì bóng bẩy, khi thì được giấu giữa những câu hát, trận cười điên dại tưởng như vô nghĩa, khi lại là những câu nói ngược,... tất cả làm thành một nội tâm phong phú, rối bời, đầy tính bi kịch.

Câu 4 trang 68 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Phân tích tác dụng của một yếu tố nghệ thuật trong văn bản mà em thấy thể hiện rõ đặc trưng của sân khấu chèo.

Trả lời:

- Chèo là bộ môn nghệ thuật tổng hợp của ngôn từ, âm nhạc, vũ đạo, tạo hình. Tích chèo thường được lấy từ các truyện cổ tích, truyện Nôm, truyện cười,... Ngôn ngữ thường được lấy chất liệu từ ca dao, dân ca,... Văn bản chèo được ghi chép lại trong đó có cốt truyện, nhân vật kèm lời thoại, các chỉ dẫn sân khấu,...

- Như vậy, em có thể chọn một số yếu tố trong văn bản thể hiện các đặc trưng trên. Ví dụ:

+ đoạn xưng danh của Xúy Vân. Các nhân vật chèo khi bước ra sân khấu thường xưng danh, nêu tên tuổi, tự kể về mình. Lời xưng danh thường theo mô típ sẵn: Lời gọi, hỏi của nhân vật: “Chị em ơi! / Ra đây có phải xưng danh không nhỉ?” - Lời đáp của người xem được thể hiện qua tiếng đế: “Không xưng danh, ai biết là ai?”.

+ đoạn chỉ dẫn sân khấu “Tiếng trống nhịp nổi lên,... hát điệu sa lệch” và chỉ ra tính chất tổng hợp của ngôn từ, âm nhạc, vũ đạo, tạo hình được thể hiện trong chỉ dẫn sân khấu này,...

Câu 5 trang 68 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Theo em, nhân vật Xuý Vân đáng thương hay đáng trách? Vì sao?

Trả lời:

Để nêu ý kiến nhân vật Xuý Vân đáng thương hay đáng trách, em cần đưa ra được những căn cứ phù hợp và cần đặt nhân vật vào bối cảnh lịch sử, văn hoá cụ thể.

- Ví dụ, nếu em cho rằng nhân vật là đáng trách, em có thể lập luận dựa trên một số căn cứ như: Tại sao không chủ động trong hôn nhân mà lại dễ dàng chấp nhận hạnh phúc do cha mẹ sắp đặt? Tại sao không bày tỏ suy nghĩ, tình cảm, hoàn cảnh của mình cho chồng, gia đình nhà chồng để thay đổi cuộc sống theo hướng tích cực hơn? Tại sao không lựa chọn cách chủ động giải thoát để tìm kiếm hạnh phúc mới mà lại phải giả điên, giả dại? Tại sao lại nông nổi, ngây thơ, cả tin vào lời đường mật mà không tìm hiểu “ngọn nguồn lạch sông” để đến nỗi bị lừa gạt, từ giả điên trở thành điên thật?... Tuy nhiên, em cần đặt những yếu tố này vào bối cảnh lịch sử văn hoá để xem trong các lí do đó, lí do nào thực sự là chuyện Xuý Vân phải chịu trách nhiệm, lí do nào dù muốn cũng không thể thay đổi.

- Nếu em cho rằng nhân vật Xuý Vân đáng thương, em cần tìm căn cứ cụ thể trong văn bản để thuyết phục cho ý kiến của mình: Ví dụ, Xuý Vân có những phẩm chất tốt đẹp để xứng đáng hi vọng có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc; nàng bị ép buộc, không được tự do lựa chọn trong hôn nhân; khát vọng được “say đắm” trong tình yêu là chân thành, táo bạo;...

Câu 6 trang 68 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Nếu nhân vật Xuý Văn trong vở chèo Kim Nham sống ở thời hiện đại, theo em, nàng có thể chọn cách giải thoát bi kịch của bản thân như thế nào?

Trả lời:

Theo em, nếu nhân vật Xuý Văn trong vở chèo Kim Nham sống ở thời hiện đại, nàng có thể giãi bày tình cảnh, suy nghĩ, tâm tư của mình với Kim Nham. Bởi xã hội hiện đại, con người đều bình đẳng và vợ chồng sẽ đều phải tôn trong quyết định của nhau. Vậy nên, thay vì giả điên, giả ngốc, nàng nên thổ lộ tấm lòng của mình với Kim Nham, nói rõ mong muốn của bản thân với chồng và kết thúc cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc này trong êm đẹp. Đồng thời, nàng cũng cần tìm hiểu rõ con người của Trần Phương, không nên yêu một cách mù quáng để cuối cùng bị lừa. Từ đó, đưa ra được quyết định đúng đắn là nên tiếp tục, hay dừng lại, suy tính kĩ cho cuộc sống tương lai của chính mình.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Mắc mưu Thị Hến

Thị Mầu lên chùa

Thực hành tiếng Việt trang 80

Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

Thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác

1 8459 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: