Soạn bài Thực hành Tiếng Việt lớp 10 trang 54, 55 Tập 2 - Ngắn nhất Cánh diều

Với soạn bài Thực hành Tiếng Việt lớp 10 trang 54, 55 Tập 2 Ngữ văn lớp 10 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

1 2,195 23/09/2022
Tải về


Soạn bài Thực hành Tiếng Việt lớp 10 trang 54, 55 Tập 2

Câu 1 (trang 54 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Tìm và so sánh bộ phận chêm xen trong hai câu dưới đây (trích trong truyện ngắn Ngày cuối cùng của chiến tranh của Vũ Cao Phan). Các bộ phận ấy có tác dụng giống nhau và khác nhau như thế nào?

a) Lúc đó, buổi sáng của một ngày trước Ba mươi tháng Tư, năm người lính đứng bên chiếc cổng sắt xiêu vẹo, phía trong nhô cao một tháp xi măng lênh khênh.

b) Vào phiên liên lạc sớm với trung đoàn, tôi được nhắc tăng cường cảnh giác và được biết thêm rằng ngày hôm nay – rất có thể là ngày hôm nay – các binh đoàn bộ binh sẽ tiến vào nội đô. 

Trả lời:

Câu

Thành phần chêm xen

Tác dụng

a

“buổi sáng của một ngày trước Ba mươi tháng Tư”

Bổ nghĩa cho cụm từ chỉ thời gian “lúc đó”, đánh dấu thời điểm xảy ra trước ngày giải phóng: chúng được dùng để bổ sung ý nghĩa cho thời gian, thời điểm hết sức quan trọng trong diễn biến cốt truyện và sự kiện của câu chuyện mà tác giả đang kể.

b

“rất có thể là ngày hôm nay”

bổ sung ý nghĩa cho thời gian được xác định trong câu. Bổ nghĩa danh ngữ thời gian “ngày hôm nay” - thời điểm hết sức quan trọng trong diễn biến của cốt truyện và sự kiện của câu chuyện mà tác giả đang kể.

- So sánh:

Điểm giống

Cả hai câu đều dùng thành phần chêm xen để bổ sung ý nghĩa về thời gian, nhấn mạnh thời điểm hết sức quan trọng trong diễn biến của cốt truyện và sự kiện của câu chuyện mà tác giả đang kể.

Điểm khác

a) thành phần chêm xen là bổ ngữ cho trạng ngữ

b) thành phần chêm xen làm định ngữ cho ngữ danh từ.

Câu 2 (trang 55 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp chêm xen trong những ngữ liệu sau:

a. Trước hết, người Hà Nội, kết quả của tinh hoa bốn phương hội tụ, đua trí, đua tài học hỏi người ngoài và nâng cao nên trở thành những người Việt Nam lao động giỏi, làm thợ giỏi, làm thầy cũng giỏi. (Trần Quốc Vượng)

b. Chèo buông, đò ngang trôi theo dòng xuôi về phía hạ nguồn. Ông và dì một già một trẻ, một lành lặn, một thương tật tựa đỡ vào nhau. Bóng dì và ông in trên mặt sông lẫn trong bóng chiều cháy đỏ. (Sương Nguyệt Minh)

c. Các chiến sĩ trinh sát của tôi khá đấy. Tôi cũng đã thấy đôi điều ngờ ngợ và giờ đây thì rất nhanh, như một phản ứng nghề nghiệp, tất cả các dữ kiện được xâu lại để bật lên thông tin chủ yếu này: ma xơ Giám đốc đã giấu ai đó- những ai đó – trong nhà nguyện kia vào lúc chúng tôi vừa hành quân đến đây. Ai? (Vũ Cao Phan)

Trả lời:

Câu

Biện pháp chêm xen

Tác dụng

a)

“Kết quả của tinh hoa bốn phương hội tụ”; hoặc “làm thợ giỏi, làm thầy cũng giỏi”

Bổ sung ý nghĩa phụ chú cho cụm danh từ “người Hà Nội”. Người đọc hiểu thêm về nguồn gốc dân trí, dân sinh của người Hà Nội, những cư dân tiêu biểu của trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá của cả nước. Cũng như “làm thợ giỏi, làm thầy cũng giỏi” chú thích và bổ sung nghĩa tu từ để nhấn mạnh cho việc “lao động giỏi” của người Hà Nội.

b)

“một già một trẻ, một lành lặn, một thương tật”

Bổ sung ý nghĩa phụ chú và tác dụng biểu cảm cho cụm từ “ông và dì” được tác giả miêu tả. Người đọc hiểu thêm về hai số phận con người hậu chiến tranh phải chịu những mất mát, đau thương như thế nào.

c)

“như một phản ứng nghề nghiệp”, “những ai đó”

Bổ sung ý nghĩa, phụ chú cho thành phần chính của câu. Trong đoạn trích, thành phần chêm xen “như một phản ứng nghề nghiệp” phụ chú thêm cho ý nghĩa của “rất nhanh”; “những ai đó” phụ chú thêm về ý nghĩa số lượng cho “ai đó”.

Câu 3 (trang 55 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Biện pháp tu từ chêm xen trong những câu dưới đây có tác dụng thể hiện nội tâm của nhân vật như thế nào?

a)

Cô gái như chùm hoa lặng lẽ

Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu

(Anh vô tình anh chẳng biết điều

Tôi đã đến với anh rồi đấy…)

( Phan Thị Thanh Nhàn)

b) Chí Phèo hình như đã trông thấy trước tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau. (Nam Cao)

Trả lời:

a)

- Phép tu từ: phép chêm xen, phần đặt trong ngoặc đơn: Anh vô tình anh chẳng biết điềuTôi đã đến với anh rồi đấy.

- Tác dụng: biểu cảm, tăng gợi mở cho lời tỏ tình bất ngờ như một sự trách móc dễ thương của cô gái, để rồi thú nhận một tình cảm đặc biệt cho chàng trai thật dễ thương.

b)

- Phép tu từ: phép chêm xen tách biệt với thành phần chính của câu bằng dấu phẩy: cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau.

- Tác dụng: giải thêm nghĩa cho điều muốn bộc lộ. Nhấn mạnh đến nỗi đáng sợ nhất của con người trong hoàn cảnh này là sự cô độc chứ không phải đói rét và ốm đau. Đói rét và ốm đau chỉ là nỗi đau thể xác, còn sự cô độc là nỗi đau tinh thần, điều mà ai cũng sợ.

Câu 4 (trang 55 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Hãy viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) có sử dụng biện pháp chêm xen, sau đó, nhận xét về tác dụng tu từ của chúng.

Trả lời:

Tố Hữu, lá cờ đầu trong dòng văn học cách mạng đã sáng tác bài thơ Việt Bắc. Bài thơ đã nói lên tình cảm quân dân thắm thiết trong những năm kháng chiến chống Pháp. Việt Bắc – mảnh đất nơi địa đầu Tổ quốc, đã nuôi dưỡng những người chiến sĩ cách mạng, nơi có những người dân hồn hậu và chất phác. Bài thơ đã để lại nhiều tình cảm về thiên nhiên và con người các tỉnh miền núi phía Bắc trong lòng người đọc.

- Thành phần chêm xen: “lá cờ đầu trong dòng văn học cách mạng”, “mảnh đất nơi địa đầu Tổ quốc”, “nơi có những người dân hồn hậu và chất phác”

- Tác dụng: cung cấp thêm thông tin về nhà thơ Tố Hữu và địa danh Việt Bắc.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện

Nói và nghe: Giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm truyện

Tự đánh giá: Ngày cuối cùng của chiến tranh

Hướng dẫn tự học trang 67

Tri thức ngữ văn trang 68

1 2,195 23/09/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: