Soạn bài Lính đảo hát tình ca trên đảo - Ngắn nhất Cánh diều

Với soạn bài Lính đảo hát tình ca trên đảo Ngữ văn lớp 10 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

1 3662 lượt xem
Tải về


Soạn bài Lính đảo hát tình ca trên đảo

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 73 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

- Tìm hiểu những thông tin về nhà thơ Trần Đăng Khoa và xuất xứ của bài Lính đảo hát tình ca trên đảo. Lựa chọn và ghi chép lại một số thông tin cần thiết giúp đọc hiểu bài thơ; chú ý năm ra đời của bài thơ (1982).

- Đọc trước bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo.

- Em có hiểu biết gì về quần đảo Trường Sa và cuộc sống của những người chiến sĩ trên các đảo ấy?

Trả lời:

- Trần Đăng Khoa sinh vào tháng 4/1958, quê tại huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Ông có năng khiếu thơ ca nảy nở từ rất sớm. Tập thơ đầu tay “Từ góc sân nhà em” xuất bản năm 1968 khi ông 10 tuổi. Thế giới thơ Trần Đăng Khoa thời niên thiếu được cảm nhận với không gian “Từ góc sân nhà em” với những con người và cảnh vật gần gũi, thân thuộc nơi làng quê, được thể hiện chân thực, hồn nhiên, tinh tế, có những bài chạm đến suy tư sâu sắc.

Soạn bài Lính đảo hát tình ca trên đảo - Ngắn nhất Cánh diều (ảnh 1)

- Bài thơ “Lính đảo hát tình ca trên đảoin lần đầu trong tập “Bên cửa sổ máy bay” (1985). Văn bản trong SGK được rút từ Tuyển thơ (NXB văn học, Hà Nội, 2016); tác giả có sửa chữa một số câu chữ so với bản in lần đầu.

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính:

- Bằng thể thơ tự do, ngôn ngữ giọng điệu chân thực, bài thơ “Lính đảo hát tình ca trên đảo” thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của những người lính nơi quần đảo Trường Sa: vừa ngang tàng, kiêu hãnh, trẻ trung, yêu đời, tinh nghịch, hóm hỉnh không ngại khó khăn, gian khổ; vừa tràn đầy tinh thần trách nhiệm, luôn tự hào về Tổ quốc và lòng yêu nước mãnh liệt.

Soạn bài Lính đảo hát tình ca trên đảo - Ngắn nhất Cánh diều (ảnh 1)

* Trả lời câu hỏi giữa bài

Câu 1 (trang 73 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Khổ 1, 2: Chú ý từ ngữ nhân vật trữ tình tự xưng và sự đặc biệt của sân khấu do lính đảo tự tạo.

Trả lời:

- Cách xưng hô thân mật: gọi em – xưng anh

- Khổ đầu trong bài thơ được Trần Đăng Khoa miêu tả sự khắc nghiệt về thời tiết nơi quần đảo Trường Sa nhiều nắng gió. Sân khấu dựng lên vô cùng đặt biệt:

+ Giữa trời biển bao la, đá san hô kê thành sân khấu

+ Vài tấm tôn chôn mấy cánh gà

+ Mây nước đã mở màn

→ Sự thiếu thốn, khó khăn đặc biệt về vật chất nơi đây.

Câu 2 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Khổ 3, 4: Chú ý chi tiết người lính đảo tự họa về ngoại hình của họ.

Trả lời:

- Họ gọi đùa nhau mấy chàng đầu trọc, lính trọc đầu, lính già lính trẻ đều trọc tếu giống những sư cụ, là bà con xa với bụt ốc

→ Chính cuộc sống gian nan, cùng với ngoại hình ấn tượng với đầu trọc lốc không tóc của những người lính đảo, càng làm nổi bật sự khó khăn, thiếu thốn về vật chất nơi đây, điều kiện sống nguy hiểm.

Câu 3 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Bản tình ca của lính đảo có gì đặc biệt?

Trả lời:

- Cái giọng tình ca ở đây cũng thật kỳ lạ, cứ “ngang tàng như gió biển” nhưng lời lẽ tình tứ không chê vào đâu được, bồi hồi bỏng cháy “toàn nhớ với thương thôi”. Có lẽ chính những năm tháng sống cùng đồng đội nơi biển cả bạc trùng, nơi đảo nổi, đảo chìm của Tổ quốc giúp Trần Đăng Khoa có được chất liệu hiện thực chân thật và sâu sắc đến thế. Đọc thơ, người đọc không chỉ hiểu thêm về cuộc sống người lính Trường Sa mà còn để trái tim mình cảm thông và rưng rưng xúc động.

Câu 4 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chú ý đến phép điệp trong các khổ thơ 8, 9.

Trả lời:

- Điệp ngữ: “Nào hát lên cho… Rằng …. ”

→ Nhấn mạnh vào tiếng hát của những người lính. Họ hát tình ca trên đảo với biết bao tâm trạng và cảm xúc trào dâng.

Câu 5 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Kết thúc bài thơ có điều gì bất ngờ?

Trả lời:

- Đến cuối bài, giọng điệu và hình ảnh thơ vẫn sống động, hóm hỉnh và tếu táo mang đậm phong cách thơ Trần Đăng Khoa. Hình ảnh “toàn những đá trọc đầu” khi thủy triều vừa rút như một kết thúc bất ngờ và ám ảnh. Đó là cả một sự quan sát, một phút xuất thần để có những câu thơ hay: “Điệu tình ca cứ ngân lên chót vót/ Bỗng bàng hoàng nhìn lại phía sau/ Ngoài mép biển, người đâu lên đông thế/ Ồ, hóa ra toàn những đá trọc đầu…”.

* Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Nhân vật trữ tình trong bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo là ai? Có thể chia bài thơ làm mấy phần? Hãy đặt tên cho mỗi phần đó.

Trả lời:

- Nhân vật trữ tính: Những người lính đảo (bọn chúng anh, ta, mình, chúng anh, chúng ta, …)

→ Bộc lộ trực tiếp tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ về cuộc sống và tâm hồn của chính họ thông qua một buổi biểu diễn văn nghệ.

- Bố cục bài thơ: 2 phần

Soạn bài Lính đảo hát tình ca trên đảo - Ngắn nhất Cánh diều (ảnh 1)

Câu 2 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Sân khấu, diễn viên và khán giả của buổi biểu diễn có gì đặc biệt? Đâu là lí do tạo ra sự đặc biệt này? Qua đó, em thấy hình tượng người lính đảo hiện lên như thế nào?

Trả lời:

- Sân khấu biểu diễn: kê bằng đá san hô, cánh gà tạo bằng vài tấm tôn, phông màn làm từ mây trời, sóng nước, không có ánh đèn sân khấu rực rỡ.

- Diễn viên và khán giả: chính là những người lính đảo, không mảy may có 1 bóng hồng nào. Họ hiện lên với chân dung độc đáo – những anh chàng trọc đầu, …

- Lí do tạo nên sự đặc biệt: thiên nhiên khắc nghiệt, điều kiện sống thiếu thốn nơi quần đảo Trường Sa.

- Qua đó có thể thấy:

+ Hoàn cảnh sống của những người lính đảo: vất vả, khắc nghiệt, thiếu thốn.

+ Cách lính đảo dựng sân khấu, biểu diễn văn nghệ cho thấy họ là những con người trẻ trung, sáng tạo, yêu văn nghệ, yêu đời.

+ Cách lính đảo tự họa chân dung thể hiện cái nhìn lạc quan, hóm hỉnh, đùa vui, tếu táo, chủ động, sự ngang tàng, cứng cỏi, vượt lên hoàn cảnh.

Câu 3 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Phân tích tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng để thể hiện hình tượng người lính đảo và khúc tình ca của họ trong sáu khổ thơ cuối.

Trả lời:

Biện pháp nghệ thuật:

- Đối lập:

+ Đối lập giữa giai điệu và nội dung lời ca (“Những giai điệu ngang tàng như gió biển / Nhưng lời ca toàn nhớ với thương thôi”).

+ Đối lập giữa giấc mơ lãng mạn (những hình ảnh rất cụ thể của lứa đôi mà bản tình ca gợi ra) với thực tế chỉ có những người lính đảo một mình.

+ Đối lập giữa những tưởng tượng cụ thể, sống động về “em” và thực tế là những chàng lính trẻ “chưa một mảnh tình vắt vai”, ...

+ Đối lập giữa bóng tối của biển đêm, của những điều kiện sinh hoạt và chiến đấu khắc nghiệt với sự rực sáng của trái tim yêu nước.

→ Tác dụng: khắc họa chân thực cuộc sống thiếu thốn, khắc nghiệt và vẻ đẹp tâm hồn lạc quan, trẻ trung, sáng tạo của người lính đảo Trường Sa.

- Phép điệp:

+ “Nào hát lên …. Rằng…”

+ Tác dụng: Gợi ra điệp khúc và cao trào trong bản tình ca của lính đảo. Và đến điệp khúc thì dội lên mạnh mẽ, sôi nổi, ngân vang, mở ra và điệp đi nhấn lại khát vọng tình yêu, sự thủy chung son sắt trong tình yêu lứa đôi, tình yêu Tổ quốc. Khắc họa tư thế hiên ngang, kiên cường, vững chãi, kiêu hãnh của người lính.

Câu 4 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Hãy chỉ ra mạch cảm hứng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo. Nêu nhận xét của em về ngôn ngữ, giọng điệu của bài thơ.

Trả lời:

- Mạch cảm hứng của nhân vật trữ tình trong bài thơ:

+ Tinh nghịch, lạc quan: 4 khổ thơ đầu.

+ Suy tư, sâu lắng: các khổ thơ 5,6,7

+ Kiêu hãnh tự hào: các khổ thơ 8,9,10

- Ngôn ngữ giản dị, đời thường, đậm chất khẩu ngữ, thể hiện cách nói của lính.

- Giọng điệu khi ngang tàng, cứng cỏi, khi bông đùa tếu táo, đậm chất lính tráng, nhiều câu thơ mang ngữ điệu của lời nói, lời kể, lời hô gọi.

→ Góp phần thể hiện bức chân dung tâm hồn trẻ trung, lạc quan, yêu đời, hóm hỉnh, khát vọng yêu đương tha thiết, tình yêu mãnh liệt dành cho Tổ quốc, tư thế kiên cường, vững chãi, kiêu hãnh, tràn đầy niềm tự hào và tinh thần trách nhiệm của những người lính nơi quần đảo Trường Sa.

Câu 5 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Bài thơ viết về những người lính trên quần đảo Trường Sa vào đầu những năm 80 của thế kỉ XX. Cuộc sống vật chất và tâm hồn của người lính đảo trong bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì?

Trả lời:

- Bài thơ cho người đọc cảm nhận về cuộc sống vật chất gian khổ thiếu thốn, điều kiện sinh hoạt và chiến đấu khắc nghiệt của người lính nơi quần đảo Trường Sa vào những năm 80 của thế kỉ XX.

- Vượt lên trên hoàn cảnh là vẻ đẹp tâm hồn của người lính: lạc quan, tinh nghịch, trẻ trung, yêu đời, ý thức trách nhiệm, tự hào, kiêu hãnh, yêu Tổ quốc, …

- Suy nghĩ của bản thân; đồng cảm, chia sẻ, trân trọng, ngưỡng mộ, tự hào, yêu quý, …

- Ý nghĩa, thông điệp: Bài thơ gợi nhắc về sự cống hiến, thầm lặng, cao cả của những người lính nơi quần đảo Trường Sa và những vùng biên cương của Tổ quốc, gợi nhắc về trách nhiệm và ý thức của cá nhân.

Câu 6 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Tưởng tượng em là khán giả trong buổi biểu diễn văn nghệ của người lính đảo. Hãy chia sẻ cảm nhận, suy nghĩ, ... của em khi đó bằng một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng).

Trả lời:

Giai điệu về những ca khúc của các chiễn sĩ lính đảo ở Trường Sa cứ ngân nga mãi trong đầu em. Giữa khung cảnh gió biển lồng lộng, cùng với lớp sỏi cát bay như lũ chim hoang, một sân khấu ca hát được dựng lên giữa những tảng đá san hô và vài tấm tôn làm cánh gà. Các ca sĩ nơi đây nổi tiếng với những đầu “trọc lốc” cùng với biệt danh siêu ngộ “sư cụ’. Có lẽ vậy, khi mà họ cất tiếng hát ngang tàng của mình lên giữa những khó khăn, ác liệt nơi đây, hình ảnh người lính lại càng được tô đậm thêm nét duyên dáng. Những lời ca tiếng hát cứ thế được vang lên, lúc say đắm, lúc lại ngân vang những nốt cao chót vót đầy tự hào, khiến cho không chỉ em mà những khán giả lắng nghe đều cảm thấy thổn thức. Nhờ những lời bài trong bài hát được thể hiện bởi những ca sĩ "sư cụ" nơi đây, em càng cảm thấy hình tượng người lính giữa đất trời bao la một lần nữa hiện lên sự thiêng liêng, đó là những trách nhiệm lớn lao, như vùng trời biển cả nơi đây, một sự thiêng liêng không gì sánh bằng.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Đi trong hương tràm

Mùa hoa mận

Thực hành tiếng Việt trang 79

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ

Giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm thơ

1 3662 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: