Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 105 Tập 2 - Ngắn nhất Cánh diều

Với soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 105 Tập 2 Ngữ văn lớp 10 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

1 3,546 23/09/2022
Tải về


Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 105 Tập 2

Câu 1 (trang 105 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Trong các đoạn văn sau đây, tác giả đã sử dụng những từ ngữ nào để liên kết các câu trong đoạn?

a) Nếu muốn thay đổi tính chất của các mối quan hệ với mọi người xung quanh, bạn phải ý thức rõ tác động của những gì mình nói ra. Có lẽ, chúng ta không cố tình gây tổn thương người khác bằng nhận xét của mình. Thật ra, chúng ta cứ nghĩ mình đang cư xử lịch thiệp hay thậm chí là ân cần, những biểu hiện trên gương mặt của người đối diện mới nói lên sự thật.

(Ca-ren Ca-xây)

b) Sự sáng tạo trong văn học nghệ thuật gần giống với sự sáng tạo ra sự sống: “Dùng hình tượng là để lấy sự sống tác động vào sự sống, lấy sự sống sinh ra sự sống”. Nhưng đây là một sự sống đặc biệt, một sự sống bất diệt. Hình tượng văn học có giá trị, một khi ra đời, tham gia vào sinh hoạt xã hội như một con người thực. Người ta tâm sự với Kiều, thương Kiều, khóc Kiều và mê Kiều. Từ những nét mực, trang giấy bỗng hiện lên cả một thế giới đã lùi sâu vào dĩ vãng. Chính cái “phép mầu” kì diệu ấy đã khiến Go-rơ-ki (Gorki) ngồi đọc truyện ngắn “Trái tim bình dị” của Phlô-be (Flaubert), cảm thấy như trong quyển sách có một thứ ảo thuật gì khó hiểu; và Go-rơ-ki đã mấy lần giơ tờ giấy ra trước ánh sáng, nhìn qua các dòng chữ để tìm xem có cái bí mật gì ở trong ấy không.

(Nguyễn Duy Bình)

Trả lời:

a)

- Từ ngữ liên kết thể hiện phép liên kết trong đoạn văn: phép nối (nếu, có lẽ, thật ra), phép lặp (chúng ta)

- Tác dụng của từ ngữ liên kết: có chức năng duy trì chủ đề và nối kết các câu trong đoạn thành một thể thống nhất về cấu trúc.

b)

- Từ ngữ liên kết thể hiện phép liên kết trong đoạn văn: phép nối (nhưng), phép lặp (sự sống, hình tượng)

- Tác dụng của từ ngữ liên kết: có chức năng duy trì chủ đề và nối kết các câu trong đoạn thành một thể thống nhất về cấu trúc.

Câu 2 (trang 105 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Đọc các đoạn văn dưới đây và thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Xác định chủ đề của đoạn văn.

- Nhận xét về tính liên kết trong đoạn văn

- Nhận xét về tính mạch lạc của đoạn văn.

a) Ngày nay, người ta thường nói nhiều đến sự xung đột giữa chiếc xe Lếch-xớt với cây ô liu. Chiếc xe Lếch-xớt đại diện cho sự hiện đại và sự toàn cầu hoá. Cây ô liu đại diện cho bản sắc và cho truyền thống. Có vẻ như toàn cầu hóa đang áp đặt vô số những chuẩn mực chung cho mọi tộc người. Các chuẩn mực về kĩ thuật, về công nghệ thông tin và truyền thông, về thương mại, về đầu tư,... tất cả là chung và tất cả những cái chung đang ngày một nhiều thêm lên. Cái chung nhiều thêm lên, thì cái riêng sẽ bị giảm bớt đi. Đó là một nguy cơ hoàn toàn có thật. Tuy nhiên, chiếc xe Lếch-xớt và cây ô liu không nhất thiết bao giờ cũng phải xung đột và triệt tiêu lẫn nhau. Ngược lại, chiếc xe Lếch-xớt vẫn có thể tạo điều kiện cho việc bảo tồn cây ô liu và cây ô liu vẫn có thể trang điểm cho chiếc xe Lếch-xớt. Việc hội nhập và việc giữ gìn bản sắc cũng vậy. Không có hội nhập, nghề múa rối nước, nghề thổ cẩm của chúng ta chắc sẽ rất khó phát triển. Ngược lại, các nhà hàng, khách sạn cao cấp chắc cũng sẽ có ít sức hấp dẫn đối với khách du lịch nước ngoài, nếu thiếu sự hiện diện của hồn văn hoá Việt. (Nguyễn Sĩ Dũng) 

b) Cuối cùng, “Thu vịnh” đã kết lại bằng bức hoạ thật nhanh mà thật đọng:

“Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,

Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.” 

Nỗi niềm u ẩn không chịu buông tha cho Tam nguyên Yên Đổ. Cái cảm giác “thẹn với ông Đào” là nét thanh tao, lặng thầm mà khiêm cung của Nguyễn Khuyến. Nó không chỉ in riêng vào bài thơ này, mà còn đổ bóng xuống cả ba bài thơ, làm nên một chân dung thật nhất quán của Nguyễn Khuyến: một thi nhân tạo nhã – một nho gia khi tiết. (Chu Văn Sơn)

c) Tại sao chúng ta cư xử thô lỗ? Bởi vì chúng ta bị xao nhãng, đầu óc ta đang mải mơ màng những việc khác? Đôi khi, lí do này đúng. Nhưng sự thô lỗ thường là dấu hiệu của cảm giác bất an. Đó là cách chúng ta tránh né người khác để họ không nhận thấy cảm giác thật của mình. Làm như vậy có thể hiệu quả nhưng nó chẳng giúp ích cho ai cả. Nó khiến mọi người xa rời nhau thay vì đoàn kết vì một mục đích chung. Chúng ta không bao giờ tìm thấy sự bình yên nếu cứ khăng khăng bảo vệ cải ốc đảo cô đơn của mình. Cố gắng theo đuổi mối liên kết chung với mọi người là con đường bằng phẳng nhất đưa chúng ta đến hoà bình. (Ca-ren Ca-xây)

Trả lời:

a)

- Câu chủ đề của đoạn văn là câu đầu và cũng là câu mang ý chính của đoạn văn: “Ngày nay, người ta thường nói nhiều đến sự xung đột giữa chiếc xe Lếch-xớt với

cây ô liu”.

- Tính mạch lạc: các câu trong đoạn thống nhất về chủ đề của đoạn và các ý triển khai chủ đề của đoạn văn bằng các ý nhỏ theo lô gích sau: “sự xung đột giữa chiếc xe Lếch-xớt với cây ô liu”; “hiện đại và toàn cầu hoá...” (câu 2); “bản sắc và truyền thống” (câu 3). Các câu sau đi vào lí giải theo cách giải thích, triển khai các ý về sự xung đột nói ở câu chủ đề.

- Tính liên kết: sử dụng chặt chẽ các phương thức liên kết và phương tiện liên kết phù hợp, hiệu quả: phép nối (“lúc này”), phép lặp (“phát triển”; “đổi mới”; “cha anh”), phép thế (“đó là”).

b)

- Câu chủ đề của đoạn văn là câu đầu, mang ý chính của đoạn văn: “Cuối cùng, “Thu vịnh” đã kết lại bằng bức hoạ thật nhanh và thật đọng”.

- Tính mạch lạc: các câu trong đoạn thống nhất về chủ đề của đoạn và các ý triển khai chặt chẽ: “bức hoạ trời thu”, được triển khai qua các ý: “nỗi u uẩn của mùa thu...” (câu 2); “nét thanh tao, lặng thầm, ...” (câu 3), “chân dung thật nhất quán của Nguyễn Khuyến...” (câu 4).

- Tính liên kết: sử dụng chặt chẽ các phương thức liên kết và phương tiện liên kết phù hợp, hiệu quả: phép thế (“nó”), phép lặp (“mùa thu”, “hồn thu”, ...).

c)

- Câu chủ đề của đoạn văn là câu đầu, mang ý chính của đoạn văn: “Tại sao chúng ta cư xử thô lỗ?”.

- Tính mạch lạc: Câu chủ đề biểu thị chủ đề của đoạn văn: nguyên nhân chúng ta cư xử thô lỗ. Các câu sau triển khai ý chủ đề của đoạn văn để lí giải nguyên nhân vì sao con người cư xử thô lỗ với nhau, đều hướng về chủ đề của đoạn văn.

- Tính liên kết: sử dụng chặt chẽ các phương thức liên kết và phương tiện liên kết phù hợp, hiệu quả: phép thế (“đó là”; “làm như vậy”; “nó”), phép nối (“bởi vì”; “đôi khi”; “nhưng”), phép lặp (“sự thô lỗ”; “chúng ta”; ...).

Câu 3 (trang 106 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Phát hiện và sửa lỗi trong các đoạn văn sau:

a) Cảnh vật trong bài thơ “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến thật là vắng vẻ. Ngõ trúc quanh co, sóng nước gợn tí, lá vàng đưa vèo, chiếc thuyền bé tẻo teo. Cảnh vật dường như ngưng đọng, im lìm. Bởi vậy, nét bút của Nguyễn Khuyến đã tạo dựng được rất thành công cảnh sắc im ắng ấy. (Dẫn theo Bùi Minh Toán, Nguyễn Quang Ninh)

b) Trong ca dao Việt Nam, những bài về tình yêu nam nữ là những bài nhiều hơn tất cả. Họ yêu gia đình, yêu cái tổ ấm cùng nhau sinh sống. Những người nông dân yêu người làng, người nước, yêu từ cảnh ruộng đồng, đến công việc trong xóm, ngoài làng. Tình yêu trong bài ca dao thật nồng nhiệt, đằm thắm. (Dẫn theo Bùi Minh Toản, Nguyễn Quang Ninh)

c) Cắm đi một mình trong đêm. Trận địa đại hội 2 ở phía bãi bồi bên một dòng sông. Hai bố con cùng viết đơn xin ra mặt trận, Mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối. (Dẫn theo Trần Ngọc Thêm)

Trả lời:

Câu

Phân tích lỗi

Sửa lỗi

a)

Lỗi liên kết dẫn đến lỗi mạch lạc. Câu 1 là câu chủ đề đoạn văn, bàn về cảnh vật vắng vẻ trong bài thơ Câu cá mùa thu. Câu 2, câu 3 là câu triển khai ý câu chủ đề. Câu cuối lạc ý, nói về “nét bút của Nguyễn Khuyến” nên không thể dùng từ liên kết “bởi vậy” như là sự khái quát cho đoạn văn.

Bỏ câu cuối đoạn văn hoặc viết lại câu cuối đoạn văn.

b)

Đoạn văn mắc lỗi về mạch lạc, mâu thuẫn ý. Các câu của đoạn văn hoặc các phần, các đoạn văn trong văn bản không nói về cùng một chủ đề. Chủ đề của đoạn văn được thể hiện ở câu đầu đoạn văn: các bài ca dao nói về tình yêu nam nữ, nhưng câu sau lại triển khai về “yêu người làng”, “yêu người nước”, “yêu đồng ruộng”,...

Người viết phải triển khai các ý của đoạn văn phù hợp với câu chủ đề của đoạn. Ví dụ: Trong ca dao Việt Nam, những bài về tình yêu nam nữ là những bài nhiều hơn tất cả.

c)

Đoạn văn mắc lỗi về mạch lạc, lạc chủ đề. Các câu của đoạn văn hoặc các phần, các đoạn văn trong văn bản không nói về cùng một chủ đề. Câu 1 nói về “cắm trại”, câu 2 nói về “trận địa đại hội 2”, câu 3 nói về “hai bố con”, câu 4 nói về “mùa thu hoạch lạc”. Có thể nói, mỗi câu trong đoạn là một chủ đề, không liên quan tới nhau.

Xác định chủ đề bộ phận của đoạn văn thông qua câu chủ đề, từ đó triển khai bằng các câu hướng về chủ đề đó.

Câu 4 (trang 106 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) triển khai ý từ câu chủ đề sau đây: Đừng để người thân bị tổn thương vì sự vô tâm của bạn.

Trả lời:

Đoạn văn mẫu tham khảo

Đừng để người thân bị tổn thương vì sự vô tâm của bạn. Trong cuộc sống xã hội ngày nay, con người luôn chạy theo những vật chất xa hoa mà bỏ quên đi chính nhân cách của bản thân mình, mà đôi khi họ cũng không nhận ra. Có những người chỉ biết sống cho bản thân mà không quan tâm đến cảm xúc, hành động của người khác, đặc biệt là đối với những người thân bên cạnh mình. Họ luôn có những hành động, việc làm mà họ không biết rằng khi họ làm, họ nói, người thân của họ sẽ tổn thương, buồn bã. Ví dụ đơn giản nhất ta thường thấy trong đời sống hằng ngày, khi cha mẹ luôn muốn tốt cho con, khuyên nhủ con những bài học hay, bổ ích. Tuy nhiên, người con lại luôn cảm thấy khó chịu, luôn tỏ thái độ không vừa lòng, thậm chí còn cãi lại và dùng những lời lẽ không hay ho khi mà mỗi lần bồ mẹ nói đến. Đó là việc vô cùng đáng trách, gây cho mối quan hệ trở nên xa cách, bố mẹ sẽ cảm thấy tổn thương vô cùng. Vì vậy, chúng ta hãy nhìn nhận lại cách ứng xử của mình trong cuộc sống hằng ngày, vì chỉ một hành động, lời nói nhỏ thôi cũng khiến người thân trong gia đình suy nghĩ, không vui.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học

Giới thiệu, đánh giá vẻ đẹp của tác phẩm văn học

Tự đánh giá: “Phép mầu” kì diệu của văn học

Hướng dẫn tự học trang 115

Nội dung ôn tập

1 3,546 23/09/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: