Soạn bài Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: một hằng số văn hóa Việt Nam - Ngắn nhất Cánh diều

Với soạn bài Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: một hằng số văn hóa Việt Nam Ngữ văn lớp 10 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

1 2614 lượt xem
Tải về


Soạn bài Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: một hằng số văn hóa Việt Nam

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 94 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

- Khi đọc văn bản thông tin nói chung và văn bản thông tin tổng hợp nói riêng, các em cần lưu ý.

+ Nhận diện những đặc điểm chung của văn bản (vi dụ: nhan đề/ tiêu đề, đề mục lớn, đề mục nhỏ, lời chú thích,...).

+ Phát hiện mô hình cấu trúc của văn bản (ví dụ: nguyên nhân – kết quả; trật tự thời gian; vấn đề và giải pháp; liệt kê - chuỗi sự việc; các bước trong quy trình,...).

+ Tìm hiểu thông tin chi tiết trong văn bản và đánh giá ý nghĩa của những thông tin đó với thực tiễn đời sống.

+ Phân tích, đánh giá tác dụng của phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ, sự kết hợp của yếu tố thuyết minh với miêu tả, biểu cảm, tự sự trong việc truyền tại thông tin đến người đọc.

- Trong quá trình đọc hiểu; cần kết nối với hiểu biết, kinh nghiệm, vốn sống cá nhân và các hoạt động tra cứu khác để hỗ trợ việc tìm hiểu và vận dụng thông tin từ văn bản.

- Đọc trước văn bản Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: một hằng số văn hoá Việt Nam, tìm hiểu lịch sử, ý nghĩa của các tên gọi "Thăng Long", "Đông Đô", "Hà Nội và thông tin về nhà sử học Trần Quốc Vượng.

Trả lời:

- “Thăng Long” gắn với truyền thuyết về việc dời đô của vua Lý Công Uẩn năm 1010. Nó có nghĩa là rồng bay lên.

“Hà Nội” được hiểu là thành phố bên trong sông. Năm 1831, vua Minh Mạng tiến hành cải tổ hành chính, chia cả nước thành 29 tình thành, trong đó có tỉnh Hà Nội (bao gồm cả trấn Thăng Long).

“Đông Đô” nghĩa là thành phố ở phía đông, tên gọi thường để chỉ kinh đô của các nước phong kiến Á Đông trong giai đoạn có nhiều kinh đô khác nhau.

Trần Quốc Vượng (1934 – 2005) quê ở Hà Nam, ông là một giáo sư, nhà sử học, nhà khảo cổ học Việt Nam. Ông từng làm cán bộ giảng dạy tại khoa Lịch Sử, Trường Đại Học Tổng hợp Hà Nội. Ông đã viết nhiều bài nghiên cứu khoa học đăng trên các tạp chí chuyên môn trong nước và nước ngoài. Ngoài ra, ông đã viết và được in ấn nhiều sách cả trong và ngoài nước như Việt Nam khảo cổ học, Trong Cõi, Tìm hiểu văn hóa dân gian Việt Nam…

2. Đọc hiểu

Nội dung chính: Văn bản giới thiệu về văn hóa Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội là một “hằng số tuyệt vời” của văn hóa Việt Nam.

Soạn bài Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: một hằng số văn hóa Việt Nam - Ngắn nhất Cánh diều (ảnh 1)

* Trả lời câu hỏi giữa bài

Câu 1 trang 95 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Văn hóa Hà Nội hình thành dựa trên sự kết hợp của những yếu tố nào?

Trả lời:

Văn hóa Hà Nội hình thành dựa trên sự kết hợp của những yếu tố văn hóa dân gian của mỗi vùng như ca dao, tục ngữ, chèo, múa rối, truyện cổ tích…, kết tụ, chọn lọc và nâng cao trên cái có sẵn của vùng non nước Hồ Tây - Hồ Gươm, núi Nùng, núi Khán …

Câu 2 trang 96 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Điều gì đã tạo nên nếp sống thanh lịch của người Hà Nội?

Trả lời:

Điều tạo nên nếp sống thanh lịch của người Hà Nội là nhờ vào nếp sống phong lưu về vật chất, phong phú về tinh thàn, lịch sử ngàn năm văn vật của Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội.

* Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 trang 97 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Nhan đề của văn bản giúp người viết nêu bật được thông tin chính nào? Em hiểu thế nào là "hằng số văn hoá"?

Trả lời:

- Nhan đề của văn bản nêu bật lên thông tin chính văn hóa Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội là một hằng số văn hóa tuyệt vời của văn hóa Việt Nam.

- “Hằng số văn hóa” là những giá trị văn hóa cố định, không thay đổi, căn bản có từ rất lâu trong lịch sử của dân tộc.

Câu 2 trang 97 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Đề tài của văn bản trên là gì? Em dựa vào đâu để xác định điều đó?

Trả lời:

- Đề tài của văn bản trên: văn hóa Việt Nam

- Dựa vào:

+ Nhan đề của văn bản

+ Nội dung của văn bản

Câu 3 trang 97 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Trong từng phần, thông tin chính của văn bản Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: một hằng số văn hoá Việt Nam đã được làm rõ qua những phương diện nào?

Trả lời:

- Ở phần (1), tác giả bài viết cung cấp các thông tin về phương diện địa lí và lịch sử. Đó là sự kết hợp văn hoá dân gian và văn hoá cung đình; trong đó, văn hoá dân gian được “chính thức hoá” và “sang trọng hoá” tại mảnh đất Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.

- Trong khi đó, phần (2) là thông tin về người Hà Nội, đó là những con người vừa thượng võ, vừa văn hiến; vừa đánh giặc giỏi, đại diện của hùng anh cả nước, vừa làm ăn tài, đại diện của tinh hoa dân tộc.

Câu 4 trang 97 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Để giúp người đọc hiểu đặc điểm của “văn hoá Thăng Long – Hà Nội", tác giả đã huy động, kết nối thông tin từ những lĩnh vực nào? Hãy chỉ ra biểu hiện cụ thể của các loại thông tin ấy (ví dụ: thông tin địa lí — “Hà Nội [...] là thủ đô tự nhiên của lưu vực sông Hồng, của miền Bắc Việt Nam").

Trả lời:

Để giúp người đọc hiểu đặc điểm của “văn hoá Thăng Long - Hà Nội”, tác giả đã huy động, kết nối thông tin từ nhiều lĩnh vực.

+ Địa lí (ví dụ: “Hà Nội... là thủ đô tự nhiên của lưu vực sông Hồng, của miền Bắc Việt Nam.”).

+ Lịch sử (chẳng hạn: “Triều đình Lý, Trần đưa việc thờ cúng các anh hùng dân tộc như Phù Đổng, Hai Bà Trưng, Bố Cái (Phùng Hưng), Mai Hắc Đế,... về giữa phố phường và xóm trại ven đô.”; “Nhà nước dân tộc Lý - Trần - Lê lại nâng các lễ hội đua thuyền, đấu vật,...”).

+ Văn bản còn có các thông tin, kiến thức về văn hoá (làng nghề, ẩm thực, chợ) như: mạng lưới làng quê sản xuất đặc sản nông phẩm và sản phẩm thủ công ven đô cùng với phố phường thủ công nội đô, giao lưu với nhau ở bốn chợ chính trước bốn cổng thành Đông, Tây, Nam, Bắc.

+ Và cả những tri thức về văn học (ca dao): “Gắng công kén được cốm Vòng / Kén hồng Bạch Hạc cho lòng ai vui.”; “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài / Dẫu không thanh lịch cũng người Thượng Kinh.”.

Câu 5 trang 97 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Theo em, văn bản Thăng Long – Đông Đô Hà Nội: một hằng số văn hoá Việt Nam đã sử dụng phương thức thuyết minh kết hợp với những phương thức nào (biểu cảm, tự sự, nghị luận,...)? Hãy chỉ ra và phân tích mục đích của việc lồng ghép các yếu tố đó trong bài viết.

Trả lời:

- Văn bản Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: một hằng số văn hoá Việt Nam có sự kết hợp phương thức thuyết minh với phương thức nghị luận, biểu cảm.

+ Thuyết minh kết hợp thao tác giải thích, suy luận để thuyết phục người đọc về đặc điểm của người Hà Nội. Ví dụ: giải thích (“Khi người ta lao động giỏi ở một trung tâm giao dịch, một trung tâm “mở cửa”, đón gió muôn phương thì nảy sinh nhu cầu lựa chọn (kén cá, chọn canh), đòi hỏi và có điều kiện thoả mãn việc tiêu dùng “của ngon vật lạ” từ các nơi đổ về.”); suy luận (“Từ đó, tất nhiên người Hà Nội trở nên sành ăn, sành mặc, đánh giặc giỏi, đại diện của hùng anh cả nước, làm ăn tài, đại diện của tinh hoa dân tộc.”).

+ Thuyết minh kết hợp biểu cảm (các ngữ liệu giàu chất văn học, trữ tình (ca dao) và ngôn ngữ biểu cảm, thể hiện rõ thái độ, cảm xúc của người viết. Ví dụ: “lịch sử ngàn năm văn vật của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội đã hun đúc cho người Hà Nội một nếp sống thanh lịch: từng trải mà nhẹ nhàng, kiên định mà duyên dáng, hào hoa mà thanh thoát, sang trọng mà không xa hoa, cởi mở mà không lố bịch, nhố nhăng”; “văn hoá Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội là một hằng số tuyệt vời của văn hoá Việt Nam”).

Câu 6 trang 97 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Văn bản đã đem đến cho em những kiến thức nào mới? Em thích nhất đặc điểm nào của văn hoá Hà Nội được đề cập trong bài? Hãy nêu lên một số nét đặc sắc về văn hoá của vùng miền hoặc quê hương em.

Trả lời:

- Văn bản đem đến cho em những kiến thức mới về văn hóa, lịch sử, địa lí về văn hóa Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội.

- Em thích nhất đặc điểm về con người Hà Nội sành ăn, sành mặc, làm ăn tài, đại diện của tinh hoa dân tộc.

- Vùng miền quê hương em Vĩnh Phúc có những nét đặc sắc văn hóa như lễ hội cướp phết, lễ hội chọi trâu, …

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Lễ hội Đền Hùng

Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận

Thực hành tiếng Việt trang 104

Viết bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng

Viết bài luận về bản thân

1 2614 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: