Soạn bài Thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hóa - Ngắn nhất Cánh diều
Với soạn bài Thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hóa Ngữ văn lớp 10 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.
Soạn bài Thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hóa
1. Định hướng
a) Thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hoá là trình bày, trao đổi bằng lời nói và các phương tiện hỗ trợ khác (nếu có) về một lễ hội, phong tục, tập quán, di tích lịch sử, văn hoá... ở một địa phương, dân tộc, quốc gia, thế giới. Qua đó, có thể cung cấp thông tin về địa chỉ văn hoá, quảng bá hoặc giáo dục ý thức bảo vệ, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, tăng cường hoạt động giao lưu, hội nhập quốc tế và tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hoá của nhân loại.
b) Để thuyết trình về một địa chỉ văn hoá, các em cần chú ý:
- Xác định rõ mục đích của buổi thuyết trinh.
- Xác định rõ đối tượng nghe thuyết trình (Người nghe là ai, đã có hiểu biết gì về địa chỉ văn hoá đó chưa, bao nhiêu người tham dự)
- Xác định những thông tin quan trọng mà em mong muốn người nghe sẽ nắm bắt được về địa chỉ văn hoa ấy. Từ đó, nhấn mạnh những thông tin này trong lúc thuyết trinh hoặc tìm kiếm các phương thức làm cho chúng trở nên nổi bật, gây ấn tượng với người nghe.
- Tìm ý và lập dàn ý cho bài thuyết trình về địa chỉ văn hóa.
- Xác định thời lượng, cách nói cho từng phần của bài thuyết trinh vì người nghe thường không muốn nghe một bài nói quá dài cũng như nghe một giọng điệu lặp đi lặp lại.
- Khi tiến hành thuyết trình vẽ một cha chỉ văn hóa, ngoài những điểm cần chuẩn bị nêu trên, cần lưu ý thêm các chi tiết sau:
+ Chọn trang phục phù hợp với vấn đề văn hơn được trình bày để tạo ấn tượng tối đẹp tối với người nghe và giúp em tự tin hơn.
+ Sử dụng các công tác hình thể khi thuyết trình: tư thế, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt… một cách phù hợp và có hiệu quả.
2. Thực hành
Đề bài trang 114 sgk Ngữ Văn 10 tập 1:
Chọn và thực hiện một trong các đề sau:
Đề 1: Hãy thuyết trình về một địa chỉ văn hóa ở nơi em đang sống.
Đề 2: Hãy thuyết trình về lễ hội Đền Hùng hoặc lễ hội Ka-tê (Ninh Thuận)
Đề 3: Hãy thuyết trình về Di tích lịch sử văn hóa Hoàng Thành Thăng Long.
Bài thuyết trình tham khảo
Đề 1: Hãy thuyết trình về một địa chỉ văn hóa ở nơi em đang sống.
Việt Nam ta tự hào khi sở hữu nhiều kỳ quan của tạo hóa, những di tích ghi dấu ấn tâm linh, cửa nhà Phật. Một trong những danh lam thắng cảnh trung hòa được cả vẻ đẹp thiên nhiên và vẻ đẹp Phật giáo không thể không kể đến chùa Hương.
Chùa Hương là một quần thể di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia, bao gồm nhiều ngôi đền, chùa, hang động đẹp, linh thiêng, nằm gần con sông Đáy, tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Về thời gian hình thành, chùa Hương được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVIII thời vua Lê – chúa Trịnh khi chúa Trịnh Sâm còn tại vị. Tuy ngôi chùa này rất nổi tiếng tại nước ta nhưng chùa Hương tại Hà Nội không phải là ngôi chùa Hương gốc, chùa là phiên bản của chùa Hương Tích tại Hà Tĩnh.
Lịch sử ghi chép lại rằng, sở dĩ xây dựng thêm chùa Hương tại Hà Nội vì phi tần của chúa Trịnh, đoạn đường từ kinh đô đến chùa Hương rất xa khiến chúa Trịnh không yên tâm mỗi dịp phi tần đi trẩy hội chùa Hương vì thế chúa Trịnh đã cho xây một ngôi chùa Hương khác tại vùng núi Hà Sơn Bình, góp phần tạo nên một chùa Hương kỳ ảo, thơ mộng.
Có thể nói, chùa Hương là sự giao thao hài hòa giữa nét đẹp thiên nhiên kỳ vĩ và vẻ đẹp tâm linh huyền bí, thiêng liêng. Ấn tượng đầu tiên khi đến với quần thể di tích chùa Hương là suối Yến trải dài, nhẹ nhàng trôi. Từ bến Trò qua một đoạn suối đến đến Trình thuộc quần thể chùa Hương, dâng hương báo cáo với thần Tướng người đến tham quan. Trên dòng suối Yến xuôi về khu vực chính của chùa Hương, du khách đi thuyền khoảng tiếng rưỡi thời gian, hai bên bờ suối có những núi, hòn trải dọc. Khu vực chính của chùa Hương được chia làm hai khu vực: chùa Ngoài và chùa Trong.
Chùa Ngoài tức là chùa Thiên Trù nằm tại chân núi Hà Sơn Bình có kiến trúc kiểu “Ngũ môn tam cấp”, diện tích chùa rộng, đi sâu vào khu bảo thềm thứ ba là Tam Bảo nơi thờ Phật, dâng lễ, dâng hương. Đi tiếp qua Tam bảo là khu vực điện thờ thánh mẫu, gác tàng thư, nhà Tổ, tháp Thiên Thủy. Từ chùa Ngoài đến chùa Trong trên đỉnh núi là đoạn đường khá xa, khoảng 2 – 3 km, du khách có thể chọn đi bộ hoặc đi cáp treo, đường đến chùa Trong hầu hết là đường đất, có nhiều bậc thang, khá quanh co. Các chùa Giải Oan, chùa Hinh Bồng, chùa Tiên,…. Nằm phân bố trên đoạn đường lên núi.
Khác với chùa Thiên Trù, chùa Trong không phải do bàn tay con người xây dựng nên mà do thiên nhiên, tạo hóa ban tặng, chùa Trong hay “Nam Thiên đệ nhất động” Hương Sơn động là hang động hùng vĩ, huyền ảo. Từ chính diện cửa động đi vào là nơi thờ Phật chính, đặt tượng phật Bà Quan Âm, càng khám phá sâu bên trong động, càng thấy nhiều hòn mang hình thù gần gũi với con người như hòn Đụn gạo, núi Cô, núi Cậu,…..
Với vẻ đẹp kỳ ảo như vậy, chùa Hương đã trở thành một trong những điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước, mỗi dịp lễ hội chùa Hương, mùng 6 tháng Chạp Âm Lịch hàng năm, chùa Hương trở nên nhộn nhịp, có nhiều hoạt động văn hóa truyền thống như hát chèo, hát quan họ trên suối Yến. Không chỉ vậy, chùa Hương chính là nhân chứng của lịch sử, chứng kiến những thăng trầm, thay đổi triều đại, chiến tranh suốt ba thế kỷ, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp chùa Thiên Trù thuộc quần thể chùa Hương đã bị bom Pháp tàn phá nặng nề. Ngoài ra, chùa Hương đóng góp một phần không nhỏ giúp ngành du lịch nơi đây phát triển, mang lại nguồn lợi khổng lồ cho người dân.
Như vậy, quần thể di tích chùa Hương là sự hội tụ của những nét đẹp thiên nhiên, tạo hóa cùng với vẻ đẹp tâm linh, hơi thở Phật giáo, du khách vừa được chiêm ngưỡng vẻ đẹp vừa được sống chậm lại, thư thái, bình yên tại đất linh thiêng.
Đề 2: Hãy thuyết trình về lễ hội Đền Hùng hoặc lễ hội Ka-tê (Ninh Thuận)
Lễ hội Ka-tê của người Chăm
Ka-tê là lễ hội hằng năm của đồng bào Chăm vào tháng 7 theo lịch Chăm (khoảng tháng 10 dương lịch) để tưởng nhớ các vị thần mà cũng là những anh hùng dân tộc như Pô-Klông Ga-rai, Pô Rô-mê,... được tổ chức trên một không gian rộng lớn (đền tháp, làng, gia đình), trong khoảng thời gian chừng một tháng.
Lễ hội Ka-tê năm nay được tổ chức từ ngày 14-10 đến ngày 17-10 tại thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Đây là lễ hội đặc sắc trong hàng chục lễ hội hằng năm của đồng bào Chăm. Là nơi hội tụ những tỉnh hoa văn hoá, sinh hoạt, tập tục, tín ngưỡng, kĩ thuật, mĩ thuật, tập quán thông qua các đồ cúng tế, y phục, nhạc cụ, những bản thánh ca, ca ngợi các vị vua hiền có công với dân với nước, ca ngợi công việc đồng áng, mùa màng, những vần thơ ca ngợi sự hưng thịnh, sản vật trăm hoa, trăm quả, trăm nghề,... Lễ hội Ka-tê là dịp để các chàng trai tài, cô gái sắc, phô diễn trước công chúng những điệu nhảy, bài ca, điệu kèn mang một phong cách độc đáo, riêng có của dân tộc Chăm, làm lay động lòng người. Âm thanh dìu dặt của kèn Sa-ra-nai, trong nhịp giật thôi thúc của trống Ghi-năng đưa những người dự lễ lên đỉnh cao của sự thăng hoa, hoà vào điệu múa của các thiếu nữ Chăm bay khắp cõi trời mơ. Lễ hội Ka-tê chính là giây phút thiêng liêng của người trần thế đánh thức các tháp Chăm cổ kính yên ngủ dưới lớp bụi thời gian bừng dậy, sáng loà, toả ra trăm sắc, ngàn hương, góp phần làm phong phú cho vườn hoa văn hoá đa sắc, đa màu của các dân tộc Việt Nam.
Lễ hội Ka-tê diễn ra theo trình tự các bước đã có truyền thống từ xa xưa, bao gồm lễ rước y trang, lễ mở cửa tháp, lễ tắm tượng thần, lễ mặc y phục cho tượng thần và sau cùng là đại lễ. Lễ hội tại đền tháp do Ban tế lễ là các chức sắc đạo Bà La Môn gồm: Thầy cả sư làm chủ lễ, thầy kéo đàn Ka-nhi - hay còn gọi là thầy cò ke, bà bóng dâng lễ và ông từ. Lễ vật dâng cúng gồm: 1 con dê, 3 con gà làm lễ tẩy uế đất tháp, 5 mâm cơm cúng có thịt dê, l mâm cơm với muối vừng, 3 ô bánh gạo và hoa quả.
Lễ rước y trang của nữ thần Pô-na-ga (thần Mẹ xứ sở) diễn ra một ngày trước ngày hội chính. Y phục của nữ thần Pô-na-ga do người Ra-glai (một bộ tộc miền thượng) cất giữ. Lí do vì sao mà y trang của nữ thần Mẹ xứ sở của người Chăm lại do người Ra-glai giữ hộ thì hiện còn nằm trong các màn sương dày của các truyền thuyết. Đến ngày hội lễ Ka-tê thì người Chăm làm lễ đón y trang do người Ra-glai chuyển lại và để y trang của nữ thần Mẹ xứ sở vào một ngôi đền gần tháp. Trước khi rước y trang lên tháp, đoàn người Ra-glai tập trung đông đủ, ông từ giữ đền dâng cúng lễ vật, gồm: trứng, rượu, trầu cau và xin phép thần được rước y trang về tháp để làm lễ.
Tiếp theo là lễ mở cửa tháp do một vị cả sư và ông từ trông coi tháp điều hành. Lễ vật gồm có rượu, trứng, trầu cau, nước tắm thần có pha trầm hương... Trong không khí trang nghiêm, vị cả sư đọc mấy câu thơ (trong kinh hành lễ): “Chúng con lấy nước từ sông lớn / Chúng con đội về tháp tắm thần / Thần là thần của trời đất / Chúng con lấy những tấm khăn đẹp nhất / Lau mồ hôi trên mình, tay chân của thần,...”.
Sau đó, ông từ cầm lọ nước tắm thần tạt lên tượng phù điêu thần Si-va trên vòm cửa chính của tháp. Tiếp đó, thầy kéo đàn Ka-nhi (tương tự đàn nhị của người Việt) và bà bóng tiến đến trước cửa tháp chính, ngồi bên tượng bò thần Na-đin để hát lễ xin mở cửa tháp: “Hãy xông hương trầm bằng lửa thiêng / Hương trầm của người trần dâng lễ / Hương trầm bay toả ngát không gian / Chúng con xin mở cửa tháp cúng thần”. Bà bóng và ông từ bắt đầu mở cửa tháp trong khói hương trầm nghi ngút và sự chăm chú của mọi người.
Tiếp theo là lễ tắm tượng thần, lễ này được diễn ra bên trong tháp. Lễ tắm tượng thần là một thủ tục linh thiêng, do ông cả sư, thầy cò ke, bà bóng, ông từ và một số tín đồ nhiệt thành thực hiện. Sau khi đọc các đoạn trong kinh hành lễ, ông từ cầm lọ nước tắm vẩy lên pho tượng đá, mọi người có mặt cùng tắm cho thần. Trong khi tắm, những tín đồ nhiệt thành lấy nước trên thân tượng thần bôi lên đầu, lên thân thể mình để cầu tài lộc, sức khoẻ, may mắn....
Sau khi tắm cho tượng thần xong là bắt đầu lễ mặc y phục. Thầy cò ke hát một bài thánh ca, hát đến đâu thì ông từ, bà bóng mặc y phục đến đó. Đầu tiên là mặc váy, rồi đến áo cho tượng thần.
Đại lễ được tiếp tục khi tượng thần đã mặc trên mình bộ xiêm bào lộng lẫy, các lễ vật dâng cúng được bày ra trước bệ thờ. Chủ trì buổi lễ là vị cả sư, bà bóng bày lễ vật, thầy kéo đàn Ka-nhi mời các vị thần cùng về dự lễ. Lần lượt thầy cò ke hát mời 30 vị thần, mỗi vị thần, thầy hát một bài thánh ca để mời. Thầy cả sư làm phép đọc kinh cầu nguyện xin thần về hưởng lễ và phù hộ độ trì cho muôn dân. Kết thúc đại lễ là màn vũ điệu múa thiêng của bà bóng.
Trong lúc bà bóng đang xuất thần điệu múa thiêng bên trong tháp để kết thúc đại lễ thì bên ngoài bắt đầu mở hội. Những điệu trống Ghi-năng, kèn Sa-ra-nai đồng loạt vang lên, cầm nhịp cho các cô gái Chăm trong vũ điệu cuồng nhiệt, say sưa, hấp dẫn, thôi thúc mọi người. Không khí vui nhộn liên tục cho đến khi Mặt Trời khuất sau các dãy núi,...
Lễ hội Ka-tê ở các làng Chăm diễn ra trong một hoặc có khi là vài ngày sau khi kết thúc lễ hội ở các tháp. Ở đây, mấy hôm trước ngày hành lễ Ka-tê làng, dân làng đã quét dọn đền miếu (mỗi làng Chăm thường thờ riêng một vị thần), chuẩn bị sân khấu, bãi chơi để thi dệt thổ cẩm Chăm, thi đội nước, kéo co,... Những năm gần đây còn tổ chức cho thanh niên chơi bóng đá, bóng chuyền, mọi nhà đều sắp xếp, trang hoàng nhà cửa, mua sắm đồ ăn, thức uống,... Nếu như lễ hội Ka-tê ở tháp nặng về phần lễ thì lễ hội Ka-tê làng lại nghiêng về phần hội.
Trong ngày hội Ka-tê làng, sau khi chuẩn bị xong lễ vật, buổi sáng, mọi người làm lễ cúng Ka-tê ở Nhà Làng đệ cầu mong thần phù hộ cho dân làng bình an, khoẻ mạnh và làm ăn phát đạt. Chủ lễ không phải là chức sắc tôn giáo mà chủ làng hoặc già làng có uy tín và tinh thông phong tục tập quán. Khi kết thúc buổi lễ là lúc bắt đầu các trò chơi. Tại làng Mỹ Nghiệp, nơi tập trung hơn 500 thợ dệt thổ cẩm Chăm lành nghề (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) trong lễ hội Ka-tê hằng năm, ngoài các trò chơi như múa quạt, kéo co,... còn diễn ra hội thi dệt thổ cẩm rất sôi nổi.
Khi lễ Ka-tê làng kết thúc thì lễ Ka-tê gia đình mới được bắt đầu. Mỗi gia đình, tuỳ theo điều kiện của mình mà mua sắm các thứ cho ăn mặc như tết Nguyên đán của người Kinh vậy. Khi cúng lễ ở mỗi nhà, mọi người trong gia đình phải có mặt đầy đủ để cầu mong tổ tiên thần linh phù hộ cho con cháu làm ăn phát đạt, tránh được rủi ro, gặp nhiều may mắn,... Đây cũng là dịp ông bà, cha mẹ giáo dục con cháu nhớ ơn công lao sinh thành, giáo dưỡng của ông bà, tổ tiên,... Mọi người sau khi cúng lễ xong thì hưởng lễ hay đi thăm viếng người thân, bạn bè, chúc tụng nhau, Trong lúc đến viếng thăm nhau, ngoài những lời chúc tụng về sức khoẻ, hạnh phúc và công việc, người Chăm hay mời nhau uống rượu, ăn các loại bánh, trái cây,...
Lễ hội Ka-tê là hình thức sinh hoạt lễ hội đặc sắc nhất của đồng bào Chăm, cuốn hút tất cả mọi thành viên trong thôn làng ở tất cả mọi cấp độ, lứa tuổi, không một người nào bị lãng quên, mọi người tham gia với khả năng của mình vào các hoạt động của cộng đồng. Các thiếu nữ Chăm thuộc làu từng động tác, từng phách, từng nhịp, cách trở, gập quạt, cách uốn, nhún, lượn, xoay, đảo,... từ các nghệ nhân, những người cao tuổi trong làng để tạo nên sự uyển chuyển, duyên dáng, nhuần nhuyễn, nhịp nhàng đến khó tin qua các màn múa quạt tập thể làm say lòng người. Khâm phục hơn nữa khi biết họ là những thiếu nữ Chăm bình thường, trước ngày hội Ka-tê chỉ tập hợp, ôn luyện cùng nhau vài buổi để ra trình diễn. Nếu không phải là cái truyền thống, cái máu thịt thì không thể có được sự nhịp nhàng, chính xác đến vậy.
Mặc dù cộng đồng người Chăm chịu nhiều ảnh hưởng nền văn hoá Ấn Độ, song lễ hội Ka-tê lại biểu hiện một lối đi riêng, một thái độ tiếp thu văn hoá gắn với truyền thống văn hoá bản địa. Những người chủ của lễ hội này, của nền văn hoá Chăm, mặc dù trong tâm thức, người ta vẫn thờ cúng thần Si-va nhưng cộng đồng người Chăm trên lãnh thổ Việt Nam còn coi trọng, tôn thờ những vị anh hùng dân tộc, kết hợp hài hoà giữa cái xưa và nay, cái quá khứ và hiện tại. Vì vậy mà các tháp Chăm, nơi hành lễ Ka-tê đều gắn liền tên của một ông vua có nhiều công với thần dân, được mọi người phong thành Thần và tên tháp thờ mang tên ông, như tháp Pô-klông Ga-rai, Pô Rô-mê.,... Đấy chính là một điểm mấu chốt để nền văn hoá Chăm mãi mãi vững bền trước các biến cố lịch sử, biểu hiện sức sống mãnh liệt của văn minh cội nguồn hội nhập với văn hoá Đông Nam Á, làm cho diện mạo của lễ hội Ka-tê thêm phong phú, đa dạng, hợp lòng người, mãi mãi trường tồn.”.
(Theo LÊ THUẬN ĐĂNG, wcb.cema.gov.vn)
Đề 3: Hãy thuyết trình về Di tích lịch sử văn hóa Hoàng Thành Thăng Long.
Có nhiều thư tịch cổ chép về trung tâm hoàng thành Thăng Long xưa với những cung điện nguy nga, tráng lệ trên quy mô to lớn và phát triển liên tục qua các triều đại, nhưng chưa ai có thể định hình ra được nó nằm ở đâu, xây dựng như thế nào, kiến trúc ra sao; bởi tất cả những công trình này đã bị vùi sâu trong lòng đất hàng ngàn năm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thế rồi cuộc khai quật cổ học tại 18 Hoàng Diệu lần đầu tiên giúp cho giới sử học tận mắt thấy một phần lớn diện mạo kiến trúc hoàng thành Thăng Long thời Lý, thời Trần, thời Lê và nhiều di vật quan trọng khác.
Từ trước cho đến khi cuộc khai quật khảo cổ này được bắt đầu, trong giới khảo cổ, sử học đã có hai luồng ý kiến về vị trí thành Thăng Long thời Lý, Trần, Lê. Một là trung tâm Thăng Long thời Lý, Trần, Lê là điện Kính Thiên vẫn còn nền móng và các thành bậc chạm rồng và sứ hoa văn thời Lê sơ. Ý kiến cho rằng thành Thăng Long thời Lý, Trần ở phía tây vườn Bách thảo. Vào những năm cuối thế kỉ thứ XX và đầu thế kỉ thứ XXI, giới khảo cổ tổ chức khai quật một số địa điểm như Hậu Lâu, Tràng Tiền, Hàng Dầu, Đoan Môn, Bắc Môn, Văn Miếu, Trần Phú... với mong muốn tìm kiếm các di tích kiến trúc của những cung điện Thăng Long - Hà Nội cổ, nhưng chỉ mới phát hiện được vài dấu tích kiến trúc và một số di vật khác. Chính cuộc khai quật khảo cổ tại số 18 Hoàng Diệu lần này đã mở ra cho giới khảo cổ nhiều triển vọng tìm về trung tâm hoàng thành Thăng Long thời Lý, Trần, Lê.
Qua bóc tách các lớp đất ở độ sâu từ lm trở xuống và dày 2, 3 - 5m đã xuất hiện nhiều dấu vết từ các thời đại sắp chồng lên nhau. Qua các hố khai quật trên một diện tích hơn 14.000m2, các nhà khảo cổ đã làm xuất lộ được gần hết diện tích nền móng của cung điện có chiều dài 62m, rộng 27m (diện tích 1.674m2 với chín gian nhà) thuộc thời Lý, Trần. Cung điện có một hệ thống 40 trụ móng cột được xử lý rất kiên cố bằng sỏi và gạch ngói. Đã có thể hình dung rõ hơn về diện mạo kiến trúc cung điện này, nhóm khảo cổ đã mời 40 công nhân đứng trên 40 trục móng, lúc này họ mới hình dung được quy mô của cung điện. Tại hố khai quật A1 còn tìm thấy hệ thống móng trụ của thủy đình ven sông... Điều đáng ngạc nhiên hơn, tại đây đã phát hiện ra một giếng nước thời Lý xây gạch đường kính 68cm, sâu 2,5m cùng với hai giếng nước thời Lê. Một điều cũng gây ngạc nhiên và khá lý thú không chỉ đối với khảo cổ học mà còn với những nhà xây dựng hiện nay, đấy là qua các hố khai quật có thể thấy những hệ thống cống thoát nước gần 1.000 năm vẫn còn khá nguyên vẹn.
Ở khu vực Hà Nội chưa có cuộc khai quật khảo cổ nào lại mang đến một số tượng di vật lớn và có giá trị như cuộc khai quật này. Tổng số di vật ước tính khoảng hơn 3 triệu, chủ yếu là gạch, ngói và đồ gốm trang trí kiến trúc. Có đến hàng ngàn viên gạch xây cung điện, lầu gác ở Thăng Long, trong đó đáng chú ý là các viên gạch có khắc chữ Hán "Đại Việt quốc dân thành chuyên" để nói rõ là gạch xây kiến trúc của nước Đại Việt thời Lê, gạch "Lý gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo", là gạch xây cung điện nhà Lý năm 1057; gạch "Vĩnh Ninh trường" xây dựng các cung điện thời Trần; gạch "Tam phụ quân, Tráng phong quân"... chỉ dùng xây dựng các kiến trúc thời quân đội thời Lê Thánh Tông. Các tượng rồng, phượng cỡ lớn cũng được tìm thấy với kích thước khá lớn, cao gần đầu người, chứng tỏ các kiến trúc thời Lý, Trần, Lê ở đây được xây dựng rất công phu và đẹp đẽ. Trong một hố khai quật khác, đã phát hiện ra các loại gốm sứ cao cấp với các biểu trưng chỉ dành riêng cho nhà vua như hình rồng năm móng và chữ "Quan", do Việt Nam tự sản xuất với kỹ thuật cao và đồ dùng sinh hoạt, đồ trang sức bằng kim loại đen, kim loại màu, cùng loại có ánh vàng cũng được phát hiện.
Mặc dù cuộc khai quật sẽ còn tiếp diễn với hàng ngàn mét vuông trong khu vực nhưng qua các di tích kiến trúc được tìm thấy, các nhà khảo cổ học bước đầu nhận định; toàn bộ các di tích đã phát hiện nằm trên quy hoạch mặt bằng tổng thể của một khu vực khoảng 40.000m2 ở phía Tây hoàng thành Thăng Long thời Lý, Trần, Lê. Thời kì tiền Thăng Long đây là trung tâm thành Đại La. Thời kì Lý, Trần có thể là điện Càn Nguyên (hay còn gọi là điện Thiên An) và thời Lê đây là cung điện của một vị hoàng hậu của vua Lê Thánh Tông.
Bộ Văn hóa - Thông tin, Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Hội Khoa học lịch sử VN đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, diễn đàn khoa học để tìm giải pháp bảo vệ và phát huy các di tích vừa được phát hiện. Trong một cuộc họp mới đây do Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia tổ chức, đại đa số các nhà khoa học tìm đồng tình kiến nghị cần được tiếp tục khai quật mở rộng, cuộc khai quật chỉ mới được tiến hành trên một nửa diện tích, cho nên chưa có thể đánh giá được một cách đầy đủ về các di tích đã phát lộ, đặc biệt là trung tâm chính của hoàng thành Thăng Long cổ xưa.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Toán 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Toán 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Toán 10 – Cánh Diều
- Chuyên đề dạy thêm Toán 10 Cánh diều (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 10 – Explore new worlds
- Giải sgk Tiếng Anh 10 – ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 10 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 10 i-learn Smart World
- Giải sbt Tiếng Anh 10 - iLearn Smart World
- Giải sgk Vật lí 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Vật lí 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Vật lí 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Vật lí 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Hóa học 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Hóa học 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Hóa học 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Sinh học 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Sinh học 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Sinh học 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Sinh học 10 – Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Lịch sử 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Lịch sử 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Lịch sử 10 – Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Địa Lí 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Địa lí 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Địa lí 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Công nghệ 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Công nghệ 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 – Cánh diều
- Lý thuyết KTPL 10 – Cánh diều
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 10 – Cánh diều
- Giải sbt Giáo dục quốc phòng - an ninh 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Tin học 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Tin học 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Tin học 10 – Cánh diều
- Lý thuyết Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục thể chất 10 – Cánh Diều