Soạn bài Tự tình (bài 2) - Ngắn nhất Cánh diều

Với soạn bài Tự tình (bài 2) Ngữ văn lớp 10 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

1 11,864 23/09/2022
Tải về


Soạn bài Tự tình (bài 2)

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

- Tự tình (bài 2) nằm trong chùm thơ Nôm Tự tình gồm ba bài của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Thơ Nôm Hồ Xuân Hương có khoảng trên 50 bài, là tiếng nói quyết liệt đấu tranh cho quyền được hưởng hạnh phúc của người phụ nữ, thể hiện nỗi thương cảm với thân phận và khẳng định, đề cao vẻ đẹp, khát vọng của người phụ nữ nói chung, Hồ Xuân Hương nói riêng. Nữ sĩ đã đưa vào thơ Nôm Đường luật những hình ảnh sống động từ cuộc sống tận dụng các phép đối, sử dụng từ ngữ hình ảnh hết sức độc đáo, táo bạo, làm thay đổi kết cấu nghệ thuật của thể thơ và phá vỡ nhiều quy phạm trong thơ trung đại. Hồ Xuân Hương được tôn xưng là “Bà chúa thơ Nôm". Thơ của bà đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ trên thế giới. Năm 2022, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) vinh danh và tổ chức kỉ niệm 250 năm ngày sinh, 200 năm ngày mất của Nữ sĩ – Danh nhân văn hoá Hồ Xuân Hương.

- Đọc trước văn bản Tự tình (bài 2) và lưu ý cách dùng từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ. Tìm hiểu và ghi chép lại những thông tin về Hồ Xuân Hương giúp cho việc đọc hiểu văn bản này.

Trả lời:

- Hồ Xuân Hương lai lịch chưa thật rõ. Nhiều sách vẫn nói bà là con Hồ Phi Diễn (1704-?), quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

- Hồ Xuân Hương là con vợ lẽ, ông thân sinh ra Bắc dạy học, lấy vợ lẽ là người Bắc Kinh

- Gia đình Hồ Xuân Hương từng sống ở phường Khán Xuân, gần Hồ Tây của Hà Nội

- Hồ Xuân Hương được mệnh danh là Bà Chúa Thơ Nôm.

Soạn bài Tự tình (bài 2) - Ngắn nhất Cánh diều (ảnh 1)

2. Đọc hiểu

Nội dung chính: Bài thơ “Tự tình” (bài 2) bày tỏ nỗi bất hạnh của người phụ nữ trong cảnh lẽ mọn, phê phán gay gắt chế độ đa thê phong kiến, đồng thời cũng thể hiện thái độ chống đối lại số phận tuy bất lực.  

Soạn bài Tự tình (bài 2) - Ngắn nhất Cánh diều (ảnh 1)

* Trả lời câu hỏi giữa bài

Câu hỏi trang 48 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Chú ý cách gieo vần, dùng từ ngữ, đặc biệt là động từ; tính từ chỉ màu sắc, mức độ; thời gian và không gian.

Trả lời:

- Cách gieo vần: vần cách (non, tròn, hòn, con)

- Động từ: trơ, xiên ngang, đâm toạc

- Tính từ: văng vẳng.

- Thời gian: ban đêm

- Không gian: tĩnh lặng với ánh trăng.

* Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 trang 48 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Hãy xác định bố cục của bài thơ. Tác phẩm là lời tâm sự của ai, về điều gì? Điều ấy có liên quan như thế nào đến nhan đề Tự tình?

Trả lời:

- Bố cục bài thơ gồm 4 phần:

+ Hai câu đề: Nỗi niềm buồn tủi cô đơn của nữ sĩ trong đêm khuya thanh vắng.

+ Hai câu thực: Tình cảnh đầy chua xót, bẽ bàng.

+ Hai câu luận: Thái độ phản kháng phẫn uất.

+ Hai câu kết: Tâm trạng chán chường, buồn tủi.

- Tác phẩm là lời tâm sự của tác giả (Hồ Xuân Hương) về chính cuộc đời bất hạnh của bà.

- Tự tình là diễn tả sự tự bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình. Ở đây, tác giả đang trong hoàn cảnh cô đơn, lẻ loi, không người bầu bạn nên chỉ có thể mượn rượu và giãi bày tâm sự của chính mình cho chính mình nghe. Đó cũng chính là bi kịch của cuộc đời bà.

Câu 2 trang 48 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Những hình ảnh trong bốn câu thơ đầu của bài thơ cho thấy hoàn cảnh và tâm trạng của chủ thể trữ tình như thế nào?

Trả lời:

- Hoàn cảnh: nhân vật bị đặt trong không gian cô đơn, trống trải.

   + Đêm khuya: không gian gợi sự cô đơn, suy tư.

   + Văng vẳng trống canh dồn: không gian rộng lớn nhưng hoang vu, chỉ nghe thấy tiếng trống canh dội lại.

   + Trơ: lẻ loi, một mình.

   + Cái hồng nhan đặt trong sự đối lập với nước non: cái nhỏ bé đối lập với cái rộng lớn mênh mông

- Tâm trạng của nhân vật trữ tình:

   + Chén rượu hương đưa say lại tỉnh: mượn rượu giải sầu nhưng càng say lại càng nhận ra nỗi cô đơn của mình.

   + Vầng trăng, bóng xế, khuyết chưa tròn: ý thức về thân phận lẻ loi, cuộc đời nhiều dở dang.

Nhân vật trữ tình tự nhận thức được cảnh ngộ lẻ loi, đơn độc đến chơ vơ của mình.

Câu 3 trang 49 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Hình ảnh thiên nhiên và nghệ thuật sử dụng từ ngữ, nghệ thuật đối trong hai câu luận có gì độc đáo? Qua đó, thái độ của nhà thơ đã được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

- Hình tượng thiên nhiên: độc đáo, khác thường, phá vỡ trật tự thông thường.

   + Phép đảo ngữ: vị ngữ (xiên ngang mặt đất, đâm toạc chân mây) đứng trước vị ngữ (rêu từng đám, đá mấy hòn).

   + Đảo trật tự từ: danh từ trung tâm (rêu, đá) đứng trước các từ chỉ loại, chỉ lượng (từng đám, mấy hòn).

- Chủ thể trữ tình không chấp nhận hoàn cảnh mà dám đương đầu, thách thức.

Tâm trạng, thái độ của nhà thơ trước số phận: bất mãn, muốn bứt tung, muốn vùng vẫy.

Câu 4 trang 49 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Phân tích hai câu kết của bài thơ để thấy được nỗi niềm tâm sự của chủ thể trữ tình.

Trả lời:

- Hai câu kết của bài thơ:

   + Xuân: vừa có nghĩa chỉ mùa xuân, kết hợp với cụm từ “lại lại” chỉ sự chảy trôi của thời gian.

   + Xuân: cũng có nghĩa là tuổi thanh xuân, tuổi trẻ đang trôi qua.

   + Mảnh tình - san sẻ - tí - con con: thủ pháp tăng tiến, cái vốn đã bé nhỏ, khiếm khuyết giờ còn phải chia năm xẻ bảy.

Tâm sự của chủ thể trữ tình (cũng chính là tác giả): đau buồn, bất lực trước số phận hẩm hiu, dở dang nhưng đồng thời cũng khao khát cuộc sống hạnh phúc trong tình yêu và hôn nhân.

- Do vấn đề tiểu sử Hồ Xuân Hương chưa rõ ràng, những tư liệu còn lại không cho phép chúng ta đoán định một cách chắc chắn rằng đây là những lời than vãn của nhà thơ với người tình hay với chồng khi bà đang sống trong cảnh lẽ mọn. Nhưng hoàn cảnh được khắc hoạ trong cả ba bài thơ Tự tình nghiêng về giả thuyết của một số nhà nghiên cứu cho đây là hoàn cảnh của một người phụ nữ đang phải sống trong cảnh lẽ mọn.

Câu 5 trang 49 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Theo em, bài thơ Tự tình nói lên những suy nghĩ và tình cảm gì của nhà thơ Hồ Xuân Hương? Điều đó còn có ý nghĩa như thế nào với ngày nay?

Trả lời:

- Bài thơ “Tự tình” nói lên những suy nghĩ và tình cảm của nhà thơ Hồ Xuân Hương:

+ Tâm trạng vừa buồn tủi, xót xa, vừa phẫn uất trước duyên phận.

+ Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc: trong buồn tủi vẫn gắng gượng vươn lên trên duyên phận éo le nhưng cuối cùng vẫn rơi vào bi kịch.

- Ý nghĩa: trong cuộc sống ngày nay, sự bất hạnh của người phụ nữ vẫn còn tồn tại dưới nhiều hình thức và họ vẫn luôn đấu tranh vượt lên số phận của chính mình, kiếm tìm hạnh phúc thuộc về bản thân mình.

Câu 6 trang 49 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Bài thơ để lại trong em cảm xúc hoặc ấn tượng gì? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) ghi lại điều đó.

Trả lời:

Bài thơ “Tự tình” (bài 2) bày tỏ nỗi bất hạnh của người phụ nữ trong cảnh lẽ mọn, phê phán gay gắt chế độ đa thê phong kiến, đồng thời cũng thể hiện thái độ chống đối lại số phận tuy bất lực. Qua bài thơ ta thấy yêu mến Hồ Xuân Hương cũng như quý trọng những người phụ nữ trong xã hội cũ. Họ phải chịu đựng những niềm đau nỗi buồn của cảnh lấy chồng chung, bị hắt hủi một mình trong đêm dài quạnh quẽ. Qua đó nhà thơ cũng nói về chính bản thân mình, có thể thấy bà đã góp một phần nói lên tiếng nói chua chát đau khổ của người phụ nữ trong xã hội xưa và chính vì thế Xuân Hương là cái tên mà mọi người vô cùng yêu mến vì những vần thơ hay bênh vực người phụ nữ. Xuân Hương đại diện cho tất cả những người phụ nữ thời trung đại nói lên những điều thầm kín trong lòng mình. Phải chăng đã góp phần làm nên tên tuổi của bà trong nền văn học trung đại Việt Nam?

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Câu cá mùa thu

Thực hành tiếng Việt trang 51

Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề

Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề

Tự đánh giá trang 59

1 11,864 23/09/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: