Soạn bài Thần Trụ Trời - Ngắn nhất Cánh diều

Với soạn bài Thần Trụ Trời Ngữ văn lớp 10 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

1 7,216 23/09/2022
Tải về


Soạn bài Thần Trụ Trời

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

- Đọc trước truyện Thần Trụ trời. Tìm hiểu thêm những thông tin về truyện thần thoại Việt Nam từ các nguồn khác nhau (sách, báo, Internet,...); lựa chọn và ghi chép lại một số thông tin quan trọng về truyện thần thoại Việt Nam.

- Em đã đọc truyện thần thoại nào của Việt Nam? Hãy nhớ lại để có thể kể trước lớp.

Trả lời:

- Truyện thần thoại Việt Nam là thể loại tự sự viết bằng văn xuôi, kể lại sự tích các vị thần sáng tạo ra thế giới tự nhiên và văn hóa, phản ánh nhận thức, cách hình dung của người thời cổ về nguồn gốc của thế giới và đời sống con người. Có thể nói truyện thần thoại được xây dựng bằng những hình ảnh,chi tiết không có thực mà chỉ là hư ảo do con người tưởng ra dựa trên quan niệm về sự tiến hóa loài người mà sau này chỉ có các nhà khoa học mới giải thích được. Đó là những quan niệm theo lối duy vật từ thời xa xưa khi bắt đầu có loài người trên Trái Đất. Nhằm phản ánh quá trình sáng tạo văn học con người thời cổ đại.

- Em có biết một truyện thần thoại của Việt Nam, đó là truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.

Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua muốn kén cho con gái một người chồng xứng đáng. Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên – chúa miền non cao tên Sơn Tinh. Một người miềm biển Đông – chúa miền nước thẳm. Hai người đều có tài năng. Vì vậy vua ra điều kiện, ai mang sính lễ đến trước, vua sẽ gả con gái cho. Sơn Tinh đến trước và rước được Mị Nương về, Thủy Tinh đến sau đùng đùng nổi giận, giao tranh với Sơn Tinh. Sơn Tinh thắng, Thủy Tinh đành rút quân nhưng hàng năm vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh.

2. Đọc hiểu

Nội dung chính: Văn bản kể về việc thần Trụ trời phân khai trời đất và công việc kiến thiết ra thế giới của các vị thần. Qua đó giải thích nguồn gốc của vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên như trời, đất, núi, đồi, cao nguyên, biển cả.

Soạn bài Thần Trụ Trời - Ngắn nhất Cánh diều (ảnh 1)

* Trả lời câu hỏi giữa bài

Câu hỏi 1 trang 26 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Chú ý bối cảnh khi thần xuất hiện.

Trả lời:

Bối cảnh (không gian, thời gian):

- Thuở chưa có vũ trụ, chưa có con người và muôn vật.

- Trời đất chỉ là một đám hỗn độn tối tăm và lạnh lẽo.

Câu hỏi 2 trang 26 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Thần đã làm những gì?

Trả lời:

Thần đã đội trời lên, đào đất, đắp đá thành một cái cột to để chống trời.

Câu hỏi 3 trang 26 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Mục đích giải thích của người kể thể hiện những chi tiết nào?

Trả lời:

Mục đích giải thích của người kể thể hiện những chi tiết: Khi trời đã cao vừa ý và đã khô cứng rồi …. bây giờ là biển cả”  

* Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu hỏi 1 trang 27 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Nêu các sự kiện chính của truyện. Sự kiện nào liên quan đến ý nghĩa của nhan đề Thần Trụ trời.

Trả lời:

- Sự kiện chính của truyện:

+ Thần thân thể to lớn xuất hiện.

+ Thần đứng dậy đội trời, tay đào đất đá, đắp thành cột vừa to vừa cao để chống trời. Đất trời phân ra làm hai.

+ Khi trời đã cao thần phá cột đá ném vung khắp nơi.

+ Sau thần Trụ trời, một số thần khác được phân công để tiếp tục công việc kiến thiết ra thế giới.

- Sự kiện liên quan đến ý nghĩa của nhan đề “Thần Trụ trời”: Thần đội trời, đào đất đá, đắp thành cột vừa to vừa cao để chống trời. Đất trời phân ra làm hai. Cột đó bây giờ không còn. Sau này người hạ giới vẫn cho núi Thạch Môn (Sơn Tây) là di tích của cột đó. Người ta gọi đó là Cột chống trời, …

Câu hỏi 2 trang 27 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Phân tích trí tưởng tượng phong phú của nhân dân thể hiện qua một số chi tiết hoang đường, kì ảo trong văn bản này.

Trả lời:

Một số chi tiết tưởng tượng phong phú của nhân dân thể hiện qua chi tiết hoang đường, kì ảo là:

- Thần Trụ trời dùng đầu đội trời lên, lấy đất đá đắp thành cột để chống trời.

- Đất phẳng như cái mâm vuông, trời ở trên như cái bát úp.

- Khi trời đất đã phân chia, thần Trụ trời phá cột chống trời đi và ném đất đá khắp nơi. Mỗi hòn đá văng ra thành một hòn núi hay một hòn đảo. Mỗi hòn đất thành đồi, cao nguyên, …

Câu hỏi 3 trang 27 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Truyện Thần Trụ trời nhằm giải thích các hiện tượng gì? Cách giải thích ấy có điểm gì giống và khác với các truyền thuyết đã học ở lớp 6 như Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm,...?

Trả lời:

- Truyện thần trụ trời giải thích nguồn gốc của vũ trụ với các hiệ tượng trong thế giới tự nhiên như trời, đất, núi, đồi, cao nguyên, biển cả, …

- So sánh cách giải thích trong “Thần Trụ trời” với các truyền thuyết đã học ở lớp 6:

Điểm giống

Điểm khác

Đều là những truyện có yếu tố hoang đường, tưởng tượng, nhằm giải thích về một hiện tượng, sự kiện hoặc nhân vật nào đó thuộc về thế giới tự nhiên hoặc xã hội.

- Ở truyện thần thoại: sự giải thích hoàn toàn do tưởng tượng hoang đường, không có thật.

- Ở truyền thuyết: sự giải thích bên cạnh 1 số yếu tố do người xưa tưởng tượng còn có sự thật về những sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử - những người có công với cộng đồng. (Ví dụ Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm, …)

Câu hỏi 4 trang 27 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Vẽ hoặc miêu tả bằng lời về hình ảnh thần Trụ trời theo hình dung, tưởng tượng của em.

Trả lời:

Trong tưởng tượng của em, Thần Trụ trời sẽ là một vị thần to lớn, thân hình lực lưỡng và có sức mạnh phi thường.

Soạn bài Thần Trụ Trời - Ngắn nhất Cánh diều (ảnh 1)

Câu hỏi 5 trang 27 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Trong phần kết, truyện nêu tên bảy vị thần gắn với việc giải thích nguồn gốc các sự vật, hiện tương tự nhiên. Theo tưởng tượng của em còn có vị thần nào khác nữa? Tên vị thần ấy là gi?

Trả lời:

Ngoài bảy vị thần của truyện còn có thần Gió, thần Mưa, thần Sét, …

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Ra-ma buộc tội

Thực hành Tiếng Việt trang 32

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

Thuyết trình về một vấn đề xã hội

Tự đánh giá: Nữ Oa

1 7,216 23/09/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: