Soạn bài Đại cáo bình Ngô - Ngắn nhất Cánh diều
Với soạn bài Đại cáo bình Ngô Ngữ văn lớp 10 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.
Soạn bài Đại cáo bình Ngô
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn và nội dung bài Nguyễn Trãi – cuộc đời và sự nghiệp để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
- Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Đại cáo bình Ngô: Cuối tháng 12 năm Đinh Mùi, 1427, sau khi chiến tranh kết thúc, Lê Lợi giao cho Nguyễn Trãi viết Đại cáo, trịnh trọng tuyên bố trước toàn dân cuộc kháng chiến của nhân dân Đại Việt chống quân Minh xâm lược đã toàn thắng, khẳng định chủ quyền độc lập của nước Đại Việt.
Bài Đại cáo được viết bằng văn biển ngẫu, bố cục gồm bốn phần.
Trả lời:
1. Vào cuối thế kỉ XIV, đất nước ta ở vào tình trạng hết sức rối ren. Hồ Quý Ly lên thay nhà Trần. Thế nhưng sức đề kháng của nhà Hồ trước âm mưu xâm lược của quân Minh cũng chỉ như ngọn đèn trước gió, leo lét được nửa năm rồi tắt hẳn. Trong hoàn cảnh ấy, hơn lúc nào hết ý chí bất khuất của dân tộc được phát huy mạnh mẽ bằng một cao trào đấu tranh rộng lớn, thu hút đông đảo mọi tầng lớp tham gia. Cuộc tụ nghĩa Lam Sơn nổi lên như là một đỉnh cao của cao trào ấy.
Nguyễn Trãi đến với Lê Lợi ngay trong những ngày trứng nước. Ông cùng Lê Lợi xây dựng một đường lối chính trị, quân sự đúng đắn, táo bạo đưa lực lượng từ yếu đến mạnh, ít có thể địch nhiều. Cho đến khi có thể đấu tranh ngoại giao với giặc, Nguyễn Trãi lại trực tiếp là người chắp bút lập ngôn, dụ giặc ra hàng. Chiến thuật “tâm công” (đánh vào lòng người) và tập văn Quán trung từ mệnh tập quả thực có sức mạnh hon cả chục vạn quân.
Không chỉ vậy, Nguyễn Trãi còn cùng Lê Lợi trực tiếp chỉ huy và đốc chiến nhiều trận chiến quan trọng có ý nghĩa quyết định tới sự thành công của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Ví như khi ông điều binh chiến dịch Chi Lăng – Xương Giang, quân ta đã đánh tan 15 vạn quân giặc do Liễu Thăng và Mộc Thạnh chỉ huy từ Trung Quốc kéo sang, mở ra một bước ngoặt lớn về quân sự, tạo điều kiện thuận lợi cho việc ngoại giao.
Đất nước hoà bình, Nguyễn Trãi lại đi đầu trong công cuộc tái thiết nước nhà. Ông vẫn một mực hiếu trung cho đến khi phải nhận cái án oan thảm khốc nhất lịch sử nước ta. Tư tưởng chính trị mà ông suốt đời phấn đấu và phụng sự hết mình là tư tưởng nhân nghĩa mà cái nền tảng là tình yêu nước và lòng thương dân.
Với những đóng góp to lớn ấy, có thể nói Nguyễn Trãi xứng đáng là một trong những nhân vật vĩ đại trong lịch sử nước ta.
2. Mùa xuân năm 1428, sau khi dẹp yên giặc Ngô, Nguyễn Trãi đã thừa lệnh vua Lê viết Đại cáo bình Ngô.
- Cáo là thể văn có chức năng hành chính, một thể văn nghị luận có từ thời cổ ở Trung Quốc, thường dùng để trình bày một chủ trương, một sự nghiệp, tuyên ngôn một sự kiện để mọi người cùng biết. Cáo có thể được viết bằng văn xuôi hay văn vần nhưng phần nhiều được viết bằng văn biền ngẫu, không có vần hoặc có vần, thường có đối, câu dài câu ngắn không gò bó, mỗi cặp thường có hai vế đối nhau. Cáo là thể văn chính luận, do đó lời lẽ phải đanh thép, lí luận phải sắc bén, kết cấu phải chặt chẽ, mạch lạc.
- Đại cáo bình Ngô vừa là tác phẩm văn học có hình tượng sinh động vừa là một văn kiện chính trị tổng kết súc tích về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Nhan đề Đại cáo bình Ngô có thể dịch theo hai cách: bài cáo quan trọng về việc dẹp yên giặc Ngô hoặc bố cáo rộng khắp về việc dẹp yên giặc Ngô.
- Với nghệ thuật viết văn chính luận tài tình, Đại cáo bình Ngô là bản cáo trạng tố cáo mạnh mẽ tội ác của kẻ thù xâm lược, ngợi ca cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Đại cáo bình Ngô là bản tuyên ngôn độc lập, là áng “thiên cổ hùng văn” của dân tộc.
- Đại cáo bình Ngô có thể chia thành bốn đoạn, mỗi đoạn đều có một chủ đề riêng, nhưng tất cả đều hướng tới tư tưởng chủ đạo, xuyên suốt của tác phẩm, đó là tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với lòng yêu nước, yêu độc lập và niềm tự hào dân tộc.
+ Đoạn 1 (Từ đầu đến “Chứng cớ còn ghi”): Khẳng định tư tưởng nhân nghĩa và chân lí độc lập dân tộc của Đại Việt (nhân nghĩa gắn liền với yêu nước chống xâm lược).
+ Đoạn 2 (Tiếp theo đến “Ai bảo thần nhân chịu được?”): Tố cáo, lên án tội ác giặc Minh.
+ Đoạn 3 (Tiếp theo đến “Cũng là chưa thấy xưa nay Kể lại diễn biến của cuộc chiến từ lúc mở đầu đến khi thắng lợi hoàn toàn. Đoạn này cũng nêu cao sức mạnh của tư tưởng nhân nghĩa và sức mạnh của lòng yêu nước kết tinh thành sức mạnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
+ Đoạn 4 (Phần còn lai): Lời tuyên bố độc lập và bài học lịch sử.
2. Đọc hiểu
* Nội dung chính:
- Với nghệ thuật viết văn chính luận tài tình, Đại cáo bình Ngô là bản cáo trạng tố cáo mạnh mẽ tội ác của kẻ thù xâm lược, ngợi ca cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Đại cáo bình Ngô là bản tuyên ngôn độc lập, là áng “thiên cổ hùng văn” của dân tộc.
*Trả lời câu hỏi giữa bài
Câu 1 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chỉ ra ý chính của đoạn văn và tác dụng của nghệ thuật đối trong các câu văn biền ngẫu.
Trả lời:
- Ý chính của đoạn văn: khẳng định tư tưởng nhân nghĩa, tư tưởng yêu nước thương dân – mục đích của cuộc kháng chiến, khẳng định chủ quyển độc lập và lịch sử oanh liệt của nước Đại Việt.
- Tác dụng nghệ thuật đối: tăng tính hài hòa về diễn đạt; khẳng định quyền tự do, độc lập và để làm nổi bật lên niềm tự hào dân tộc.
Câu 2 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Những tư tưởng, sự việc khách quan nào được khẳng định làm căn cứ triển khai toàn bộ nội dung bài Đại cáo?
Trả lời:
- Nền văn hiến lâu đời
- Cương vực, lãnh thổ riêng
- Phong tục, tập quán khác biệt
- Chủ quyền độc lập
- Truyền thống lịch sử.
Câu 3 (trang 12 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chú ý giọng điệu, nghệ thuật đối lập ở đoạn cáo trạng và hệ thống hình ảnh, cách nêu chứng cứ để kết tội kẻ thù.
Trả lời:
- Bản cáo trạng tội ác của giặc Minh rất hùng hồn và đanh thép.
- Lời văn trong bản cáo trạng: khi uất hận trào sôi, khi cảm thương tha thiết, lúc muốn thét thật to, lúc nghẹn ngào, tấm tức,… cùng một lúc diễn tả được những biểu hiện khác nhau nhưng luôn gắn bó với nhau trong tâm trạng, tình cảm con người.
Câu 4 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chú ý việc tác giả hóa thân vào Lê Lợi để diễn tả nỗi lòng của lãnh tụ cuộc khởi nghĩa.
Trả lời:
- Hình tượng Lê Lợi có sự thống nhất giữa con người bình thường với người lãnh tụ cuộc khởi nghĩa, con người mang tư tưởng nhân nghĩa vì dân, vì nước, đối lập với hình tượng kẻ thù thâm độc và giảo quyệt.
- Hình tượng Lê Lợi gắn bó mật thiết với dân tộc, với nhân dân và xuất phát từ nhân dân.
Câu 5 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Nghĩa quân gặp những khó khăn nào và điều gì đã giúp họ vượt qua?
Trả lời:
- Nghĩa quân đã gặp những khó khăn là: quân thù ngang dọc, vận nước khó khăn, lương hết, quân ít,
- Điều đã giúp họ vượt qua: gắng chí khắc phục khó khăn, nhân dân đoàn kết đánh giặc, tướng sĩ một lòng phụ tử, …
Câu 6 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Nhịp điệu câu văn diễn tả cuộc chiến đấu và các chiến công ở đây có gì đặc biệt?
Trả lời:
Về mặt ngôn ngữ, các động từ mạnh liên kết với nhau tạo thành những chuyển rung dồn dập, dữ dội. Các tính từ chỉ mức độ ở điểm tối đa tạo thành hai mảng đối lập, thể hiện cái thế, cái đà chiến thắng của ta và cái sự đại bại của quân thù. Nhạc điệu của đoạn văn dồn dập, sảng khoái, bay bổng. Âm thanh giòn giã, hào hùng, như sóng trào, bão cuốn.
Câu 7 (trang 15 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Cách thể hiện khí thế chiến thắng của quân ta và thất bại của quân Minh ở đây có gì khác so với khi nói về giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa?
Trả lời:
- Cách thể hiện khí thế chiến thắng của quân ta và thất bại của quân Minh ở đây có khác với đoạn trước là: Hình ảnh quân thù được miêu tả bằng chi tiết cụ thể, kết hợp những ảnh mang tính tượng trưng, phép đối lập. Qua đó nêu bật khí thế hào hùng, thắng lợi vẻ vang, bản chất nhân đạo của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Câu 8 (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Tính chất hùng tráng, hào sảng của đoạn văn được thể hiện thế nào qua việc sử dụng hình ảnh, ngôn từ, nhịp điệu câu văn, biện pháp nghệ thuật so sánh, …?
Trả lời:
- Tính chất hùng tráng, hào sảng của đoạn văn được thể hiện thế nào qua việc sử dụng hình ảnh, ngôn từ, nhịp điệu câu văn, cách so sánh là:
+ Nghệ thuật cường điệu:
“Gươm mài đá, đá núi phải mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn
Đánh hai trận tan tác chim muông
Cơn gió to trút sạch lá khô
Tổ kiến hồng sụt toang đê vỡ
Đô đốc Thôi Tụ lê gối dâng tờ tạ tội”
+ Cách so sánh:
“Tướng giặc bị cầm tù, như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng”
⇒ Nhịp điệu dồn dập, nghệ thuật cường điệu, hình ảnh so sánh thể hiện rõ tính chất hùng tráng, hào sảng của đoạn văn.
Câu 9 (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chú ý những biện pháp nghệ thuật miêu tả sự thất bại của giặc.
Trả lời:
- Nghệ thuật liệt kêm cường điệu, phóng đại cực tả sự thiệt hai, tổn thất to lớn của quân thù. Đó là những thất bại nhục nhã, ê chề “thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm, bêu đầu, bỏ mạng,…”.
Câu 10 (trang 17 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Phần kết đã thể hiện tư tưởng, khát vọng gì của dân tộc và với một cảm xúc nghệ thuật như thế nào?
Trả lời:
- Trong đoạn cuối giọng văn chuyển sang trầm lắng, tự hào. Bởi nó là những lời tổng kết lịch sử mang đậm suy tư.
- Trong lời tuyên bố độc lập được lập lại, tác giả đã đồng thời rút ra bài học lịch sử: Đó là quy luật bĩ, thái (khốn cùng, thông suốt) của trời đất, cũng là quy luật suy vong hưng thịnh tất yếu của mỗi quốc gia. Vì thế sự vững bền khi đã được xây dựng trên cơ sở phục hưng dân tộc, thì viễn cảnh của đất nước chắc chắn sẽ thật tươi sáng, huy hoàng.
- Sự kết hợp giữa sức mạnh truyền thống và sức mạnh thời đại: có hiện thực hôm nay và tương lai ngày mai cũng là bởi “nhờ trời đất tổ tông khôn thiêng ngầm giúp đỡ” nhờ có chiến công trong quá khứ: “Một cỗ nhung y chiến thắng, nên công oanh liệt ngàn năm”.
Trong lời tuyên bố kết thúc, cảm hứng về độc lập dân tộc và tương lai đất nước đã hoà quyện với cảm hứng về vũ trụ khi “bĩ”, khi “hối” nhưng quy luật là hướng tới sự sáng tươi, phát triển, càng khắc hoạ sâu đậm niềm tin và quyết tâm xây dựng lại đất nước của nhân dân ta khi vận hội duy tãn đã mở.
* Trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1 (trang 18 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Tìm hiểu bài Đại cáo nình Ngô theo yêu cầu:
a) Tóm tắt nội dung cơ bản của từng phần theo mẫu sau:
Phần 1 |
Mẫu: Nêu tư tưởng nhân nghĩa, khẳng định độc lập dân tộc và những bằng chứng làm sáng tỏ cho điều đó. |
Phần 2 |
|
Phần 3 |
|
Phần 4 |
|
b) Chỉ ra mối liên hệ giữa các phần trên và cho biết: Bài Đại cáo viết về vấn đề gì?
Trả lời:
a) Tóm tắt nội dung cơ bản từng phần:
Phần 1 |
Nêu tư tưởng nhân nghĩa, khẳng định độc lập dân tộc và những bằng chứng làm sáng tỏ cho điều đó. |
Phần 2 |
Lên án tội ác man rợ của kè thù đối với nhân dân ta. |
Phần 3 |
Kể lại quá trình khởi nghĩa đầy gian khổ, hi sinh nhưng cuối cùng đã thắng lợi vẻ vang; ca ngợi lòng yêu nước, tinh thần nhân nghĩa, tài trí thao lược của lãnh tụ cuộc khởi nghĩa và của quân dân ta trong cuộc kháng chiến trường kì giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. |
Phần 4 |
Tổng kết, mở ra một kỉ nguyên mới – kỉ nguyên hòa bình, độc lập dân tộc, quyết tâm xây dựng một nhà nước Đại Việt tự chủ và thịnh vượng. |
b) Qua bố cục trên có thể thấy được hệ thống kết cấu của cả bài Đại cáo. Giữa các phần có mối liên hệ mật thiết với nhau. Phần trước là tiền đề cơ sở cho việc triển khai phần sau. Phần sau làm rõ các vấn đề được nêu lên ở phần trước. Tất cả được sắp xếp theo một hệ thống chặt chẽ bao gồm luận đề, các luận điểm ở từng phần, các chứng cứ, lập luận.
- Mục đích viết Đại cáo bình Ngô:
+ Bố cáo trước bàn dân thiên hạ về chiến thắng của quân dân Đại Việt trước quân Minh xâm lược.
+ Khẳng định chủ quyền độc lập của nước Đại Việt.
+ Lên án tội ác của kẻ thù.
+ Kể lại quá trình khởi nghĩa đầy gian khổ, hi sinh nhưng cuối cùng đã thắng lợi vẻ vang.
+ Ca ngợi lòng yêu nước, tinh thần nhân nghĩa, tài trí thao lược của quân dân ta trong cuộc kháng chiến trường kì giành lại độc lập, tự do cho dân tộc.
+ Thể hiện khát vọng về một kỉ nguyên mới: xây dựng một nhà nước Đại Việt tự chủ và thịnh vượng trong hoà bình, độc lập.
Câu 2 (trang 18 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Tư tưởng nổi bật được thể hiện xuyên suốt trong Đại cáo bình Ngô là gì? Hãy làm sáng tỏ tư tưởng ấy.
Trả lời:
- Tư tưởng nổi bật được thể hiện xuyên suốt trong Đại cáo bình Ngô là tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với yêu nước chống xâm lược, bảo vệ độc lập dân tộc.
- Nhân nghĩa là tư tưởng nổi bật và là mục đích của cuộc kháng chiến của dân tộc trước sự hung tàn, “giả nhân, giả nghĩa” của kẻ thù xâm lược, đồng thời là cơ sở cho tư tưởng yêu nước của Nguyễn Trãi.
- Làm sáng tỏ tư tưởng nhân nghĩa:
Tư tưởng nhân nghĩa |
- Được nêu cao như một lí tưởng, là tư tưởng chủ đạo, ngọn cờ tập hợp của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn được thể hiện sáng chói ở ngay hai câu đầu của bài Đại cáo (Việc nhân nghĩa …. trước lo trừ bạo) |
- Trở thành cảm hứng chủ đạo, xuyên suốt trong tác phẩm, là cốt lõi của lòng yêu nước. Tư tưởng ấy được nhắc tới và cụ thể hóa trong từng phần của bài Đại cáo. |
|
- Gắn liền với tình cảm thương dân, vì dân, “lấy dân làm gốc”: nỗi đau mất nước gắn liền với nỗi đau khổ, khốn cùng của người dân. Đó là tư tưởng nhân nghĩa vì dân. |
|
- Thể hiện ở mục đích “trừ bạo” để bảo vệ người dân, giải phóng đất nước khỏi sự nô dịch của giặc Minh, xây dựng một Đại Việt độc lập và hùng cường. |
|
- Gắn với việc nêu cao sức mạnh của nhân dân, đoàn kết các tầng lớp nhân dân để tạo nên sức mạnh toàn dân. |
|
- Thể hiện ở lòng khát khao hòa bình, mong muốn chấm dứt chiến tranh, giảm thiểu hi sinh sương máu của cả hai dân tộc Việt – Trung, sẵn sàng tha chết cho kẻ thù, tạo điều kiện cho chúng trở về bản quán, cảm thông với những kẻ lầm lỡ theo giặc, kêu gọi họ quay về với dân tộc. |
Câu 3 (trang 18 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Chọn một đoạn tiêu biểu trong bài Đại cáo, phân tích để thấy được tác dụng của nghệ thuật lập luận, lựa chọn hình ảnh, ngôn từ, nghệ thuật đối và nhịp điệu của câu văn biền ngẫu.
Trả lời:
Phân tích nội dung đoạn 1 bài Đại cáo bình Ngô
* Luận điểm 1: Tư tưởng nhân nghĩa.
- “Nhân nghĩa” là phạm trù tư tưởng của Nho giáo chỉ mối quan hệ giữa người với người dựa trên cơ sở tình thương và đạo lí.
- “Nhân nghĩa” trong quan niệm của Nguyễn Trãi:
+ Kế thừa tư tưởng Nho giáo: “yên dân” - làm cho cuộc sống nhân dân yên ổn, hạnh phúc
+ Cụ thể hóa với nội dung mới đó là “trừ bạo” - vì nhân dân diệt trừ bạo tàn, giặc xâm lược.
→ Tác giả đã bóc trần luận điệu xảo trá của giặc Minh đồng thời phân biệt rõ ràng ta chính nghĩa, địch phi nghĩa.
=> Tư tưởng của Nguyễn Trãi là sự kết hợp tinh túy giữa nhân nghĩa và thực tiễn dân tộc, tạo cơ sở vững chắc cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn - là cuộc khởi nghĩa nhân nghĩa, vì cuộc sống của nhân dân mà diệt trừ bạo tàn.
* Luận điểm 2: Lời tuyên ngôn độc lập.
- Nguyễn Trãi đã xác định tư cách độc lập của nước Đại Việt bằng một loạt các dẫn chứng thuyết phục:
+ Nền văn hiến lâu đời
+ Cương vực lãnh thổ riêng biệt
+ Phong tục Bắc Nam phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc
+ Lịch sử lâu đời trải qua các triều đại Triệu, Đinh, Lí, Trần, hào kiệt đời nào cũng có.
- Các từ ngữ “từ trước, đã lâu, vốn xưng, đã chia” đã khẳng định sự tồn tại hiển nhiên của Đại Việt.
→ Bằng cách liệt kê tác giả đưa ra các chứng cứ hùng hồn, thuyết phục khẳng định dân tộc Đại Việt là quốc gia độc lập, đó là chân lí không thể chối cãi.
=> Ở đây, Nguyễn Trãi đã đưa ra thêm ba luận điểm nữa là văn hiến, phong tục, lịch sử để chứng minh quyền độc lập, tự do của đất nước so với bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên là “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt.
* Luận điểm 3: Lời răn đe quân xâm lược.
“Lưu Cung tham công nên thất bại,
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong.
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.
Việc xưa xem xét,
Chứng cớ còn ghi.”
Nguyễn Trãi đã sử dụng phép liệt kê, dẫn ra những kết cục của kẻ chống lại chân lí:
Lưu Cung - vua Nam Hán thất bại với chủ ý thu phục Đại Việt.
Triệu Tiết - tướng nhà Tống thua nặng khi cầm quân đô hộ nước ta.
Toa Đô, Ô Mã,... là các tướng nhà Nguyên cũng phải bỏ mạng khi cầm quân xâm lược.
=> Lời cảnh cáo, răn đe đanh thép những kẻ bất nhân bất nghĩa dám xâm phạm lãnh thổ, chủ quyền dân tộc ta đều phải trá giá đắt, đồng thời cũng thể hiện niềm tự hào bởi những chiến công của nhân dân Đại Việt.
* Đặc sắc nghệ thuật
+ Ngôn ngữ đanh thép
+ Giọng điệu hào hùng, mạnh mẽ
+ Sử dụng các biện pháp so sánh, liệt kê, ...
+ Sử dụng những câu văn song hành, …
Câu 4 (trang 18 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Hãy phân tích vai trò của yếu tố biểu cảm trong bài Đại cáo qua các dẫn chứng cụ thể.
Trả lời:
- Bài Đại cáo có sự kết hợp hài hoà giữa lập luận và tình cảm, cảm xúc của người viết.
- Để giảm bớt sự khô khan của văn nghị luận, để các luận đề, luận điểm có thể đi vào lòng người một cách dễ dàng, tạo nên xúc cảm ở người đọc thì cần có sự kết hợp giữa lập luận và tình cảm, cảm xúc của người viết.
+ Đại cáo bình Ngô được viết bởi một tác giả lớn, một nhà tư tưởng và nhà văn hoá, nhà nhân đạo kiệt xuất của thời đại nên chứa đựng trong các luận đề, luận điểm và lí lẽ của bài Đại cáo những tình cảm hết sức lớn lao của một người yêu nước, thương dân với tấm lòng “Đêm ngày cuồn cuộn nước triều Đông”, “dành còn để trợ dân này”.
+ Những tình cảm và cảm xúc lớn lao đó được thể hiện trong toàn bộ bài Đại cáo là tình yêu và tự hào về lịch sử dân tộc, về nền văn hiến, văn hoá lâu đời của đất nước; tình yêu thương với người dân nghèo khổ, lòng căm thù giặc sâu sắc; tình cảm đoàn kết, gắn bó keo sơn vượt qua gian khổ; sự nhân đạo đối với kẻ thù bại trận; khát vọng xây dựng một đất nước hùng mạnh, hoà bình;...
- Yếu tố biểu cảm có vai trò quan trọng trong việc chuyển tải tư tưởng và các giá trị nhân đạo của bài Đại cáo, góp phần tích cực vào việc làm sáng tỏ các giá trị của văn bản, thu hút người đọc với những tình cảm lớn lao.
- Bên cạnh bút pháp chính luận sắc sảo, bút pháp miêu tả tái hiện lịch sử là bút pháp trữ tình sâu đậm, bút pháp anh hùng ca hào sảng với giọng văn biền ngẫu gây xúc động lòng người.
Câu 5 (trang 18 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Quan niệm về quốc gia, dân tộc được Nguyễn Trãi thể hiện trong bài Đại cáo như thế nào? Phân tích ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc được thể hiện trong quan niệm ấy.
Trả lời:
- Quan niệm về quốc gia, dân tộc được Nguyễn Trãi thể hiện rất cụ thể trong đoạn mở đầu bài Đại cáo. Bao gồm các yếu tố:
+ Lịch sử truyền thống oanh liệt của dân tộc.
+ Nền văn hiến lâu đời.
+ Phong tục, tập quán khác biệt.
+ Cương vực, lãnh thổ độc lập, tự chủ.
+ Hào kiệt đời nào cũng có.
- Nguyễn Trãi trình bày quan niệm đó với một niềm tự hào và bằng một cảm xúc mãnh liệt.
- So sánh với quan niệm về quốc gia, dân tộc trong bài thơ Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà, khuyết danh) đã học ở THCS thấy được bước tiến trong tư tưởng của Nguyễn Trãi.
- Tìm hiểu quan niệm về quốc gia, dân tộc trong thời đại hiện nay (ví dụ, quan niệm của UNESCO) sẽ thấy được những đóng góp mang tính nhân loại của Nguyễn Trãi ở giai đoạn đương thời trên phương diện này.
→ Quan niệm về quốc gia, dân tộc được Nguyễn Trãi trình bày trong văn bản đã thể hiện được ý thức độc lập dân tộc, cũng như tinh thần tự hào dân tộc của nhà thơ. Hai yếu tố này kết hợp hài hoà với nhau, thể hiện trên mọi phương diện của bài Đại cáo.
Câu 6 (trang 18 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Liên hệ với những hiểu biết ở phần Kiến thức ngữ văn và văn bản Nguyễn Trãi – Cuộc đời và sự nghiệp, hãy xác định:
a) Ý nghĩa của tác phẩm Đại cáo bình Ngô đối với thời đại Nguyễn Trãi.
b) Vì sao Đại cáo bình Ngô được coi là “Bản Tuyên ngôn Độc lập thứ hai” của dân tộc.
Trả lời:
a) Bài Đại cáo có ý nghĩa lớn lao với thời đại Nguyễn Trãi
- Đương thời, đây là một văn kiện lịch sử, chính trị hết sức quan trọng. Trước hết đó là lời tuyên bố kết thúc cuộc kháng chiến vô cùng gian khổ và anh dũng của dân tộc trước một kẻ thù hung bạo, khẳng định hòa bình đã được thực thi trên đất nước Đại Việt. Dân tộc ta đã giành lại được độc lập, tự do và có quyền quyết định vận mệnh của mình.
- Đây là lời bố cáo trước toàn dân về chiến thắng lịch sử của dân tộc. Chiến thắng lịch sử này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp cho cả dân tộc Đại Việt được hồi sinh, vĩnh viễn thoát khỏi sự đồng hóa của kẻ thù, trở thành một quốc gia độc lập, có chủ quyển. Đồng thời đây cũng là văn kiện tổng kết các bài học quan trọng, mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dựng nước và giữ nước.
b) Đại cáo bình Ngô được coi là “bản Tuyên ngôn Độc lập lần thứ hai” của dân tộc vì: Tư tưởng độc lập dân tộc được thể hiện xuyên suốt nhưng rõ rệt nhất là trong đoạn đầu và đoạn kết của bài Đại cáo.
- Đây là văn bản có tính chất quốc gia, bố cáo trước thiên hạ và trời đất, tổ tiên về nền độc lập dân tộc đã được thiết lập trên đất nước Đại Việt; cương vực, lãnh thổ đã được xác lập trở lại.
- Đại Việt có quyền ngang hàng với các quốc gia khác trong khu vực và bắt đầu một trang sử mới trong sự phát triển của mình. Đây là một dân tộc có lịch sử, truyền thống, văn hiến, nhân tài, có chủ quyền và quyền tự quyết định vận mệnh của mình, đang bắt đầu công cuộc xây dựng đất nước bền vững, lâu dài. Dân tộc ấy hoàn toàn có quyền được hưởng độc lập và hạnh phúc.
Câu 7 (trang 18 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Theo em, bài học lịch sử nào được Nguyễn Trãi nêu lên trong Đại cáo bình Ngô vẫn còn có ý nghĩa sâu sắc đối với thời đại ngày nay?
Trả lời:
Bài Đại cáo đã đặt ra nhiều bài học lịch sử. Sau đây là một số bài học cơ bản nhất:
- Một trong những nguyên nhân cơ bản trong thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là luôn giương cao lá cờ nhân nghĩa vì dân, biết dựa vào sức dân.
- Nêu cao tinh thần yêu nước, tinh thần độc lập dân tộc, ý chí chiến thắng kẻ thù xâm lược, quyết tâm giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ. Khích lệ niềm tự hào về nền văn hiến, văn hoá và phát huy truyền thống lịch sử của dân tộc.
- Biết đoàn kết sức dân, quý trọng người tài, yêu thương quân sĩ như ruột thịt.
- Khích lệ tinh thần chiến đấu, vượt qua mọi khó khăn gian khổ, lòng căm thù giặc sâu sắc và niềm tin vào chiến thắng cuối cùng của dân tộc trước kẻ thù hung bạo.
- Phát huy sức mạnh truyền thống của dân tộc (Cách nói tâm linh: Âu cũng nhờ trời đất tổ tông khôn thiêng ngầm giúp đỡ mới được như vậy. Có thể so sánh mở rộng với câu thơ của Nguyễn Đình Thi: “Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất – Những buổi ngày xưa vọng nói về”, câu thơ của Tố Hữu: “Bốn mươi thế kỉ cùng ra trận”, vv.). → Các bài học trên đều hết sức có ý nghĩa với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay, trong đó có lẽ thấm thía nhất vẫn là bài học vì dân, vì nước, vì độc lập, tự do của dân tộc; bài học về sự đoàn kết, nhất trí để vượt qua khó khăn, gian khổ, vì mục đích chung. Tất cả điều đó sẽ giúp chúng ta tạo nên sức mạnh trong thời đại mới.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:
Gương báu khuyên răn (bài 43)
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Toán 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Toán 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Toán 10 – Cánh Diều
- Chuyên đề dạy thêm Toán 10 Cánh diều (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 10 – Explore new worlds
- Giải sgk Tiếng Anh 10 – ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 10 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 10 i-learn Smart World
- Giải sbt Tiếng Anh 10 - iLearn Smart World
- Giải sgk Vật lí 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Vật lí 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Vật lí 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Vật lí 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Hóa học 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Hóa học 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Hóa học 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Sinh học 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Sinh học 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Sinh học 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Sinh học 10 – Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Lịch sử 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Lịch sử 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Lịch sử 10 – Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Địa Lí 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Địa lí 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Địa lí 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Công nghệ 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Công nghệ 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 – Cánh diều
- Lý thuyết KTPL 10 – Cánh diều
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 10 – Cánh diều
- Giải sbt Giáo dục quốc phòng - an ninh 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Tin học 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Tin học 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Tin học 10 – Cánh diều
- Lý thuyết Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục thể chất 10 – Cánh Diều