Soạn bài Viết bài luận về bản thân - Ngắn nhất Cánh diều

Với soạn bài Viết bài luận về bản thân Ngữ văn lớp 10 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

1 1642 lượt xem
Tải về


Soạn bài Viết bài luận về bản thân

1. Định hướng

a) Trong cuộc sống, có những trường hợp em cần phải thuyết phục người khác tin vào phẩm chất, năng lực thực hiện nhiệm vụ, công việc hoặc hoạt động nào đó của chính mình.

Viết bài luận về bản thân là nêu lên các ý kiến, lí lẽ và bằng chứng để thuyết phục người khác hiểu khả năng, điều kiện và nguyện vọng của mình, từ đó đồng thuận và cho phép tham gia, thực hiện nhiệm vụ, công việc, hoạt động... nào đó. Bài luận về bản thân không phải là văn bản ca ngợi chính mình mà là bản giải trình một cách trung thực những điểm nổi bật nhất về bản thân trong tương quan với mức độ yêu cầu của tổ chức, cá nhân, hoạt động cần thực hiện.

* Tìm hiểu bài mẫu, trang 108-110 sgk Ngữ Văn 10 tập 1:

+ Phần mở đầu nêu nội dung gì?

→ Giới thiệu bản thân (tên tuổi, địa chỉ, trường lớp) và mục đích viết bài luận

+ Phần 2 đã nêu lên nội dung gì?

→ Lí do mong muốn được tham giá khoá trải nghệm hè về hoạt động bảo tồn thiên nhiên hoang dã

+ Mỗi đoạn văn trong phần 2 đều được trình bày theo hướng nào?

→ Các đoạn văn được sắp xếp theo một trình tự logic: niềm yêu thích mạnh mẽ với việc khám phá thiên nhiên => luôn nỗ lực đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ => sở thích chinh phục thử thách.

+ Phần 3 nhấn mạnh điều gì? Vì sao?

→ Nhấn mạnh vào mục đích tham gia khoá trải nghiệm: giúp mọi người hiểu rõ về giá trị của thiên nhiên với cuộc sống con người, về sự cần thiết phải gìn giữ màu xanh cho Trái Đất.

+ Phần cuối nêu nội dung gì?

→ Tinh thần sẵn sàng tham gia và cống hiến, lời cảm ơn

b) Để viết bài luận về bản thân, các em cần chú ý:

- Xác định rõ mục đích, yêu cầu cần viết bài luận.

- Tìm hiểu về đối tượng cần thuyết phục (Họ là ai, họ có yêu cầu gì, họ ở mình"),

- Suy nghĩ về bản thân: mong muốn, khả năng, điều kiện, điểm mạnh, điểm hạn chế, mức độ hoàn thành công việc,...

- Xác định các luận điểm và những lí lẽ, dẫn chứng làm sáng tỏ cho mỗi luận điểm trong bài viết.

- Lựa chọn cách trình bày sao cho hiệu quả, hấp dẫn.

- Nhờ những người có kinh nghiệm, hiểu biết đọc, góp ý để hoàn thiện bài.

2. Thực hành

Đề bài trang 108-110 sgk Ngữ Văn 10 tập 1:

Chọn 1 trong 2 đề sau:

Đề 1: Em muốn làm một tình nguyện viên để tham gia tổ chức các hoạt động của lễ hội hoặc giới thiệu với khách quan về di tích lịch sử, văn hóa ở địa phương mình sinh sống. Hãy viết bài luận thuyết phục Ban Tổ chức của lễ hội hoặc Ban Quản lí di tích chấp nhận mong muốn của em.

Đề 2: Hãy viết bài luận về bản thân để thuyết phục một trường đại học ở nước ngoài cấp học bổng du học cho em.

Bài viết tham khảo

Đề 1:

Kính thưa Ban quản lý di tích tỉnh Thái Bình

Em là Nguyễn Văn Toàn, lớp G, trường THPT Phụ Dực, Thái Bình.

Em biết đến CLB tình nguyện tham gia tổ chức các hoạt động lễ hội qua một thành viên trong CLB. Mục đích em muốn tham gia CLB đó là muốn học hỏi, muốn cống hiến một chút sức nhỏ vào việc tổ chức và giới thiệu, phổ biến với khách tham quan về các di tích lịch sử ở địa phương.

Bản thân em là vốn một người khá hòa đồng, thân thiện, giao tiếp lưu loát, tự tin trước đám đông, cộng với sự nhiệt huyết, muốn cống hiến, em có thể sẵn sàng dành thời gian của bản thân cho các hoạt động tình nguyện vì sự phát triển của cộng đồng địa phương.

Hiện tại, bản thân em đang theo học ngành Văn học, cũng khá quen với những bài giới thiệu. Nếu được vào CLB, em có thể viết những bài giới thiệu, nội quy, lưu ý, hướng dẫn khách tham gia lễ hội. Em cũng từng tham gia khá nhiều CLB khác tại trường. Vì vậy, em có thể tự tin khẳng định em sẽ làm tốt những công việc mà ban chủ nhiệm CLB giao phó.

Em xin cam kết thực hiện tốt nội quy, yêu cầu của CLB và địa phương!

Em xin chân thành cảm ơn BCN về sự quan tâm, đọc và xét duyệt!

Đề 2:

“Kính gửi Trường Đại học Hamburg!

Lời đầu tiên tôi xin gửi đến các giáo sư và sinh viên đang theo học tại trường lời chúc sức khoẻ và thành công trong cuộc sống. Tôi đã nghe nói rất nhiều về Trường Đại học Hamburg - một trong những trường đại học tốt nhất trên toàn nước Đức. Và tôi viết email này để hỏi rằng liệu nhà trường có thể trao cơ hội được nhận học bổng cho những sinh viên nước ngoài như tôi hay không?

Tôi đã truy cập trang web của trường và tìm hiểu kĩ về học bổng Merit. Tôi

được biết điều kiện nhận được học bổng của sinh viên quốc tế là:

- Sinh viên phải theo đuổi bằng cấp học thuật tại Đại học Hamburg và đã được ghi danh vào một chương trình đào tạo.

- Sinh viên không được giữ quốc tịch Đức.

- Sinh viên phải chứng minh thành tích học tập xuất sắc (phụ thuộc vào kết quả thi đại học ở Việt Nam cùng các loại bằng cấp khác nhau).

- Sinh viên nên được chuẩn bị để tham gia tích cực vào hoạt động quốc tế hoá của Đại học Hamburg.

- Sinh viên phải cư trú tại Hamburg trong toàn bộ thời gian được quỹ học bổng tài trợ.

- Sinh viên phải chứng minh nhu cầu về mặt tài chính.

Tôi cũng biết rằng sinh viên sẽ có rất nhiều lợi ích khi nhận được học bổng này như:

- Khoản tài trợ tối đa hằng tháng cho học bổng tại Đại học Hamburg là €(1) 650. Các nhà nghiên cứu tiến sĩ cá nhân được trao học bổng với tổng trị giá € 1 000 mỗi tháng tuỳ thuộc vào khả năng tài trợ.

- Học bổng khen thưởng được trao cho 2 học kì, tổng cộng là 12 tháng. Sinh viên quốc tế phải nộp báo cáo về tiến độ học tập và các hoạt động quốc tế hoá của họ cho Đại học Hamburg sau 6 tháng tài trợ.

Trong các khoa mà Đại học Hamburg đang cung cấp các chương trình đào tạo: Luật; Kinh doanh, Kinh tế và Khoa học xã hội; Y học; Kiến thức; Nhân văn;  Toán học, Tin học và Khoa học tự nhiên; Tâm lí học; Quản trị Kinh doanh;... thì chuyên ngành về Ngôn ngữ nằm trong Khoa Khoa học xã hội hấp dẫn tôi hơn cả. Vì thế, tôi đã cố gắng theo đuổi, phát huy thế mạnh và chuẩn bị những thứ tốt nhất cho bản thân mình để có thể phù hợp với chương trình học bổng này.

Trước hết, tôi có lợi thế về ngôn ngữ. Tôi có kinh nghiệm 7 năm học tiếng Đức, đã đạt được bằng DSD II(2) cũng như đạt hơn 100 điểm đối với môn thi chuyên ngành trong kì thi test AS(3). Qua việc tiếp xúc nhiều với các giáo viên tiếng Đức người bản xứ, tôi không chỉ phát triển được những kĩ năng về ngôn ngữ mà còn tiếp thu được nhiều kiến thức về đất nước, con người, văn hoá nước Đức. Một kinh nghiệm nữa là tôi cũng đã tham gia vào kì thi PASCH(4) được tổ chức khi tôi còn học cấp 2 và đạt Huy chương Vàng. Bên cạnh tiếng Đức, tôi cũng đã đạt được 8.0 trong kì thí IELTS(5) tiếng Anh.

Tôi có niềm khát khao được học tập và làm việc ở Đức - một quốc gia văn

minh, tiến bộ. Niềm khát khao này được tôi nuôi dưỡng từ những năm đầu của cấp Trung học cơ sở. Vì thế, thay vì việc học lớp chuyên tiếng Anh, tôi đã quyết định học lớp chuyên tiếng Đức. Tôi thích tính kỉ luật, khoa học của người Đức và cũng tự thấy mình là người có thói quen sống và học tập một cách khoa học, kỉ luật. Từ nhỏ, tôi đã học được thói quen này từ bố mẹ tôi, những người làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy đại học. Tôi đã duy trì được nó trong nhiều năm qua và sẽ vẫn tiếp tục với cách sống và học tập như thế. Điều này giúp tôi trở nên tự tin với mong muốn được đến nước Đức để học tập và làm việc.

Đề thực hiện mong muốn học tập chuyên sâu về lĩnh vực Ngôn ngữ, tôi nhận thấy rằng Đại học Hamburg là trường đại học tốt nhất để tôi có thể tham gia các chương trình học tập phù hợp. Tôi hi vọng rằng trong tương lai gần, tôi sẽ có cơ hội được bước đi trong khuôn viên của trường và là sinh viên của các giáo sư đầy uyên bác tại nơi này. Cảm ơn nhà trường đã dành thời gian để đọc email này! Tôi cam kết sẽ tuân thủ các quy định của trường về học bổng.

Tôi xin chân thành cảm ơn và mong sẽ nhận được phản hồi sớm của nhà trường!

Trân trọng

Nguyễn Văn An”

(1) €: kí hiệu của đồng Euro, là đơn vị tiền tệ đủa Liên minh châu Âu.

(2) DSD: chứng chỉ tiếng Đức dành cho HS phổ thông đã học tiếng Đức do giáo viên tiếng Đức đã được đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn về chương trình DSD giảng  dạy. DSD có 2 cấp độ: DSD I và DSD II.

(3) Test AS: bài thi nhằm kiểm tra khả năng học đại học của sinh viên quốc tế tại Đức.

(4) PASCH: sáng kiến trường học đối tác của tương lai (do Bộ Ngoại giao Đức cùng với các đơn vị như Cơ quan Trung ương về Giáo dục Phổ thông tại nước ngoài (ZfA), Viện Goethe (G1), Cơ quan Trao đổi Sư phạm (PAD) và Cơ quan Trao đổi Hàn lâm Đức (DAAD) phối hợp thực hiện).

(5) IELTS: một hệ thống bài kiểm tra về khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh theo 4 kĩ năng Listening, Reading, Speaking, Writing.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hóa

Tự đánh giá: Lễ hội Ok Om Bok

Hướng dẫn tự học trang 118

Nội dung ôn tập

Định hướng đánh giá

1 1642 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: