Soạn bài Ra-ma buộc tội - Ngắn nhất Cánh diều

Với soạn bài Ra-ma buộc tội Ngữ văn lớp 10 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

1 7,544 23/09/2022
Tải về


Soạn bài Ra-ma buộc tội

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 28 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

- Đọc trước đoạn trích Ra-ma buộc tội. Tìm hiểu thêm thông tin về sử thi Ra-ma-ya-na từ các nguồn khác nhau (sách, báo, Intemet,...); lựa chọn và ghi chép lại một số thông tin quan trọng về đoạn trích.

- Đọc nội dung giới thiệu sau đây để hiểu bối cảnh đoạn trích:

Ra-ma-ya-na được ghi chép lần đầu vào khoảng năm 350 trước Công nguyên. Tác phẩm được bổ sung, hoàn thiện bởi nhiều thế hệ tu sĩ – thi nhân và đạt đến hình thức hoàn chỉnh Van-mi-ki.

Tác phẩm là câu chuyện kể về những kì tích của Ra-ma (Rama), hoàng tử trưởng của nhà vua Đa-xa-ra-tha (Dasharatha). Vâng lệnh vua cha, Ra-ma phải chịu lưu đày mười bốn năm trong rừng. Tình nguyện đi lưu đày cùng chàng có người vợ xinh đẹp và đức hạnh – Xi-ta (Sita), người em trai thân thiết nhất của chàng là Lắc-ma-na (Lakshmana). Khi thời hạn lưu đày sắp kết thúc thì xảy ra một biến cố lớn. Quỷ Ra-va-na (Ravana) đã dùng mưu bắt cóc Xi-ta bay về đảo Lan-ka (Lanka). Mất Xi-ta, Ra-ma vô cùng đau buồn, tìm cách cứu nàng. Cuối cùng, Ra-ma đã chiến thắng quỷ Ra-va-na, giải cứu được Xi-ta. Nhưng sau đó, Ra-ma nghi ngờ đức hạnh của Xi-ta, nổi cơn ghen dữ dội, tuyên bố từ bỏ nàng,

Đoạn trích dưới đây kể chuyện vợ chồng Ra-ma và Xi-ta gặp lại nhau.

Trả lời:

- Ra-ma-ya-na là bộ sử thi lớn thứ hai, sau Ma-ha-bha-ra-ta của Ấn Độ cổ đại và cũng trở thành Thánh Kinh đối với người Ấn Độ từ ngàn xưa. Xuất hiện từ nhiều thế kỷ TCN, tác phẩm do nhà thơ Van-mi-ki soạn bằng tiếng Sanskrit, ngôn ngữ cổ điển của Ấn Độ. Tác phẩm chia làm 500 đoạn, gồm 24.000 câu thơ đôi gần 5 vạn dòng.

2. Đọc hiểu

Nội dung chính: Đoạn trích kể chuyện vợ chồng Ra-ma và Xi-ta gặp lại nhau  sau khi Ra-ma đã chiến thắng quỷ Ra-va-na, giải cứu được Xi-ta.

Soạn bài Ra-ma buộc tội - Ngắn nhất Cánh diều (ảnh 1)

* Trả lời câu hỏi giữa bài

Câu hỏi 1 trang 28 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Hình dung về bối cảnh Ra-ma và Xi-ta gặp lại nhau.

Trả lời:

Bối cảnh Ra-ma và Xi-ta gặp lại nhau: không phải trong một không gian riêng tư mà trong một không gian công cộng, trước sự chứng kiến của tất cả anh em, bạn hữu trung thành của Ra-ma (Lắc-ma-na, Xu-gri-va, ha-nu-man, Vi-phi-sa-na), quân đội khỉ, quan quân dân chúng của vương quốc quỷ.

Câu hỏi 2 trang 29 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Lời nói và tình cảm của Ra-ma có gì mâu thuẫn?

Trả lời:

Trước Xi-ta mở tròn đôi mắt đẫm lệ, … lòng Ra-ma đau như cắt, yêu thương, xót xa cho vợ nhưng vẫn phải giữ bổn phận gương mẫu của một đức vua anh hùng.

Câu hỏi 3 trang 30 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Tâm trạng của Xi-ta như thế nào?

Trả lời:

Tâm trạng của Xi-ta: đau đớn, nghẹn ngào và xấu hổ.

Câu hỏi 4 trang 32 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Thái độ của Xi-ta khi bước lên giàn lửa có gì đặc biệt?

Trả lời:

Xi-ta dũng cảm bước vào ngọn lửa.

* Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu hỏi 1 trang 32 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Văn bản Ra-ma buộc tội kể về sự kiện gì? Bối cảnh diễn ra sự kiện ấy như thế nào?

Trả lời:

- Văn bản Ra-ma buộc tội kể về sự kiện vợ chồng Ra-ma và Xi-ta gặp lại nhau sau khi Ra-ma đã chiến thắng quỷ Ra-va-na, giải cứu được Xi-ta.

- Bối cảnh của sự kiện: không phải trong một không gian riêng tư mà trong một không gian công cộng, trước sự chứng kiến của tất cả anh em, bạn hữu trung thành của Ra-ma (Lắc-ma-na, Xu-gri-va, ha-nu-man, Vi-phi-sa-na), quân đội khỉ, quan quân dân chúng của vương quốc quỷ.

Câu hỏi 2 trang 32 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Nhân vật người anh hùng trong sử thi được miêu tả như là đại diện cho cộng đồng, luôn đặt danh dự cộng đồng lên trên danh dự cá nhân. Điều đó được thể hiện trong đoạn trích Ra-ma buộc tội như thế nào?

Trả lời:

- Hoàn cảnh của cuộc tái hợp với Xi-ta: Xi-ta đứng trước mọi người trong cộng đồng như một bị cáo; Ra-ma ngự trên ngôi như một vị thủ lĩnh, một quan tòa có quyền kết án.

- Lời nói của Ra-ma:

+ Khi đứng trước cộng đồng: rõ rành, rành mạnh, khẳng định chiến thắng và tài nghệ của mình, tuyên dương công trạng những người đã giúp đỡ mình.

+ Khi đứng trước Xi-ta: xưng hô ta - phu nhân, cách xưng hô đầy sự xa cách; thể hiện lời nói lạnh lùng, tàn nhẫn khi Bộc lộ nghi ngờ, ghen tuông về trinh tiết của Xi-ta: “nàng đã lưu lại lâu trong nhà kẻ xa lạ, đôi mắt tội lỗi của hắn hau háu nhìn nàng”, lăng nhục Xi-ta, không nhận làm vợ và đuổi nàng đi: “ta không ưng nàng nữa, ta không cần đến nàng nữa”.

Câu hỏi 3 trang 32 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Qua hai nhân vật Ra-ma, Xi-ta, em hiểu như thế nào về quan niệm của người Ấn Độ cổ đại đối với mẫu người anh hùng lí tưởng và mẫu người phụ nữ lí tưởng? Theo em, quan niệm đó còn phù hợp với ngày nay không? Tại sao?

Trả lời:

- Qua hai nhân vật Ra-ma, Xi-ta, em hiểu về quan niệm của người Ấn Độ cổ đại đối với mẫu người anh hùng lí tưởng và mẫu người phụ nữ lí tưởng:

+ Người anh hùng lí tưởng trọng danh dự, nhân phẩm, đạo đức, đại diện cho ý chí và đạo lí của cộng đồng. Họ là người biết đặt danh dự cộng đồng lên trên danh dự cá nhân.

+ Người phụ nữ lí tưởng là người đức hạnh, thủy chung, trọng danh dự.

- Em đồng tình một phần với quan niệm trên bởi những phẩm chất của người anh hùng và người phụ nữ lí tưởng đã liệt kê là cần thiết nhưng trong xã hội ngày nay đã có nhiều sự thay đổi, nới lỏng những gò bó về gia đình, tôn giáo. Người phụ nữ và đàn ông trong gia đình và ngoài xã hội đều có vai trò bình đẳng, …

Câu hỏi 4 trang 32 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Từ đoạn trích Ra-ma buộc tội, hãy liên hệ với đoạn trích Hê-ra-clét đi tìm táo vàng để chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt của nhân vật anh hùng trong sử thi và thần thoại (các phương diện: ngoại hình, diện mạo, nội tâm,...).

Trả lời:

Nhân vật anh hùng trong sử thi

(Ra-ma buộc tội)

Nhân vật anh hùng trong thần thoại

 (Hê-ra-clét đi tìm táo vàng)

Điểm tương đồng: Cùng là nhân vật anh hùng, đại diện cho sức mạnh, tài năng.

- Được miêu tả cụ thể về ngoại hình, hành động, lời nói và đời sống nội tâm.

- Nhân vật được khắc họa là đại diện cho danh dự, bổn phận với cộng đồng.

- Tuy nhiên, ở nhân vật cũng có điểm hạn chế trong tính cách, rất gần với con người đời thường (ghen tuông).

- Không được miêu tả cụ thể về ngoại hình, diện mạo, nội tâm.

- Nhân vật được thần thánh hóa, có những hành động phi thường.

- Ở nhân vật cũng có yếu tố thực nhưng chủ đạo là yếu tố hoang đường. 

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Thực hành Tiếng Việt trang 32

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

Thuyết trình về một vấn đề xã hội

Tự đánh giá: Nữ Oa

Hướng dẫn tự học trang 42

1 7,544 23/09/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: