Soạn bài Cảm xúc mùa thu - Ngắn nhất Cánh diều

Với soạn bài Cảm xúc mùa thu Ngữ văn lớp 10 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

1 11,146 23/09/2022
Tải về


Soạn bài Cảm xúc mùa thu

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này

- Khi đọc hiểu thơ Đường luật nói chung, cần chú ý đặc điểm thể loại, văn tự, đề tài, chủ đề, không gian, thời gian và sự liên hệ giữa các câu trong bài thơ. Nếu là thơ làm bằng chữ Hán, trước khi đọc phần Dịch thơ cần đọc kĩ phần Dịch nghĩa để hiểu rõ ý của các câu thơ.

- Đọc trước văn bản Cảm xúc mùa thu, tìm hiểu và ghi chép lại những thông tin về đại thi hào Đỗ Phủ giúp cho việc đọc hiểu bài thơ.

- Cảm xúc mùa thu là tác phẩm mở đầu trong chùm thơ Thu hứng gồm tám bài thất ngôn bát cú Đường luật được Đỗ Phủ sáng tác trong thời gian cùng gia đình chạy loạn, phải sống xa quê nhà. Chùm thơ thể hiện một cách sâu sắc sự quan tâm đến vận mệnh đất nước và lòng thương nhớ quê hương của nhà thơ ở giai đoạn cuối đời, trong cạnh thời cuộc loạn li.

Trả lời:

- Đỗ Phủ (712 – 770), tự Tử Mĩ, hiệu Thiếu Lăng dã lão, Đỗ Lăng dã khách hay Đỗ Lăng bố y, quê ở Hà Nam (Trung Quốc). Ông là một nhà thơ Trung Quốc nổi bật thời Đường. Ông cùng với Lý Bạch được coi là hai nhà thơ vĩ đại nhất của lịch sử văn học Trung Quốc. Cuộc đời ông trải qua nhiều thăng trầm bất hạnh cả về sự nghiệp và đời tư.

2. Đọc hiểu

Nội dung chính: Bài thơ khắc họa bức tranh cảnh thu qua đó thể hiện tình thu sâu sắc của tác giả.

Soạn bài Cảm xúc mùa thu - Ngắn nhất Cánh diều (ảnh 1)

* Trả lời câu hỏi giữa bài

Câu 1 trang 46 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Chú ý các chi tiết miêu tả mùa thu.

Trả lời:

Các chi tiết miêu tả mùa thu: sương móc trắng xóa, rừng phong, hơi thu hiu hắt, mây sa sầm, khóm cúc nở hoa, …

Câu 2 trang 46 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Hình ảnh và hoạt động gì được nhắc tới ở bốn câu thơ cuối.

Trả lời:

- Hình ảnh: khóm hoa cúc nở, con thuyền cô đơn trôi trên dòng sông, mọi người rộn ràng may áo rét.

- Hoạt động: dùng chày đập vải.

Câu 3 trang 46 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Đối chiếu các câu thơ trong phần dịch thơ với phần dịch nghĩa có nhận xét bước đầu về bài thơ.

Trả lời:

Nhận xét: bản dịch thơ dịch khá sát nghĩa, ngôn từ được sử dụng khá linh hoạt, điêu luyện thể hiện được ý của Đỗ Phủ, đúng thể loại, tuân thủ theo các luật của thơ Đường.

* Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 trang 47 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Từ những thông tin mà em tìm hiểu được, hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ Cảm xúc mùa thu.

Trả lời:

Cảm xúc mùa thu là tác phẩm mở đầu trong chùm thơ Thu hứng gồm tám bài thất ngôn bát cú Đường luật được Đỗ Phủ sáng tác trong thời gian cùng gia đình chạy loạn, phải sống xa quê nhà. Chùm thơ thể hiện một cách sâu sắc sự quan tâm đến vận mệnh đất nước và lòng thương nhớ quê hương của nhà thơ ở giai đoạn cuối đời, trong cạnh thời cuộc loạn li.

Câu 2 trang 47 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Xác định đề tài, thể loại, bố cục của bài thơ.

Trả lời:

- Đề tài: cảm xúc về mùa thu

- Thể loại: thất ngôn bát cú Đường luật

- Bố cục của bài thơ: 2 phần

+ 4 câu đầu: khung cảnh mùa thu vùng sông nước Quý Châu

+ 4 câu cuối: cảm nhận của tác giả về thiên nhiên, con người

Câu 3 trang 47 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Cảnh thu trong hai câu đề và hai câu thực của bài thơ có gì đặc biệt so với cảnh thu thông thường mà em được biết? Để có thể miêu tả được quang cảnh đó, nhà thơ phải quan sát từ những vị trí nào?

Trả lời:

- Cảnh thu trong hai câu đề và hai câu thực gợi lên một khung cảnh mùa thu hiu hắt, tiêu điều, cảnh vật đều mang theo sự ảm đạm, hiu quạnh – một bức tranh mùa thu thấm đượm tâm trạng của nhân vật. Nó đối lập với cảnh thu thông thường thường mang đến sự vui tươi, rực rỡ màu vàng của cây cối.

- Để miêu tả được quang cảnh đó, tác giả có vị trí quan sát đặc biệt. Khi thì phóng tầm mắt ra xa ngắm nhìn núi non, rừng phong. Khi thì thu tầm nhìn ngày càng gần, ngắm nhìn sóng biển, mặt đất. Nó gợi lên một sự quan sát đầy tinh tế, đa dạng của tác giả.

Câu 4 trang 47 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Nỗi lòng của chủ thể trữ tình được thể hiện qua những hình ảnh nào trong bốn câu thơ cuối? Hình ảnh nào là ấn tượng nhất? Vì sao?

Trả lời:

Bút pháp tả cảnh ngụ tình được thể hiện rất tinh tế ở bốn câu thơ cuối. Các hình

ảnh, chi tiết ở đây gợi lên nỗi niềm thương nhớ quê nhà của Đỗ Phủ:

+ Khóm cúc nở hoa hai lần (đã hai năm trôi qua) làm chảy dòng lệ cũ.

+ Cảnh con thuyền lẻ loi và nơi vườn cũ gợi sự thương nhớ, gắn bó.

+ Cảnh mọi người rộn ràng may áo rét mới cho mình và gửi cho người thân, tiếng chày đập áo, giặt áo, giặt vải vào cuối thu gợi nỗi nhớ, nỗi buồn, cô đơn, lẻ loi với người xa quê như Đỗ Phủ.

→ Bốn câu thơ khắc sâu tâm trạng buồn, cô đơn, lẻ loi, trầm lắng, u sầu vì nỗi mong nhớ trở về quê hương.

Câu 5 trang 47 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Theo em, viết về mùa thu nhưng Đỗ Phủ đã gửi gắm trong bài thơ tâm sự gì?

Trả lời:

Viết về mùa thu nhưng Đỗ Phủ đã gửi gắm trong bài thơ tâm sự:

+ Tâm trạng lo lắng cho tình hình loạn lạc của đất nước.

+ Nỗi buồn nhớ quê hương

+ Niềm thương cảm gia đình và bản thân khi phải sống tha hương.

Câu 6 trang 47 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) để làm rõ tình cảm của Đỗ Phủ với quê hương được thể hiện trong bài thơ “Cảm xúc mùa thu”.

Trả lời:

Mùa thu là đề tài được rất nhiều thi sĩ chọn để viết lên tác phẩm của mình trong đó phải kể đến thi sĩ Đỗ Phủ với bài thơ “Cảm xúc mùa thu”. Bài thơ đã thể hiện sâu sắc tình cảm của tác giả với quê hương. Mượn hình ảnh của thiên nhiên để nói lên tâm trạng của mình, đó là nỗi lo âu thế sự, nỗi nhớ quê hương cùng nỗi cô đơn, lạnh lẽo của tác giả. Tác giả như đang khắc họa bức tranh của xã hội Trung Quốc đương thời loạn lạc, bất an, chao đảo. Nỗi buồn lạc lõng giữa thiên nhiên phải chăng cũng là nỗi chênh vênh lo lắng của tác giả trước thời cuộc. Nỗi nhớ quê hương tha thiết, dồn nén không thể giải tỏa được, đồng thời vẽ ra những hình ảnh quen thuộc về cuộc sống quê nhà khắc sâu tâm trạng lẻ loi, trầm lắng, u sầu vì nỗi mong nhớ trở về quê hương. Đỗ Phủ đã dùng lòng mình mà trải nên thơ, đã biến cảm hứng mùa thu thành khúc thu của nhân loại. Thời gian rồi sẽ trôi, nhưng “Cảm xúc mùa thu” vẫn sẽ nằm ngoài sự băng hoại của nó!

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Tự tình (bài 2)

Câu cá mùa thu

Thực hành tiếng Việt trang 51

Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề

Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề

1 11,146 23/09/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: