Soạn bài Câu cá mùa thu - Ngắn nhất Cánh diều
Với soạn bài Câu cá mùa thu Ngữ văn lớp 10 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.
Soạn bài Câu cá mùa thu
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 49 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
- Câu cá mùa thu (Thu điếu) cùng với Vịnh mùa thu (Thu vịnh) và Uống rượu mùa thu (Thu ẩm) là chùm thơ thu chữ Nôm rất nổi tiếng của Nguyễn Khuyến; trong đó, tiêu biểu hơn cả là bài Câu cá mùa thu. Chùm thơ này được ông viết khi từ quan về ở ẩn tại quê nhà. Nguyễn Khuyến viết nhiều về nông thôn, ông là “nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam” (Xuân Diệu). Câu cá mùa thu cũng như cả chùm thơ thu đã miêu tả được những nét đặc trưng của mùa thu ở đồng bằng Bắc Bộ, thể hiện nỗi niềm về đất nước, về thời cuộc của Nguyễn Khuyến.
- Đọc trước văn bản Câu cá mùa thu tìm hiểu và ghi chép lại những thông tin về nhà thơ Nguyễn Khuyến giúp cho việc đọc hiểu bài thơ này.
Trả lời:
* Những thông tin về nhà thơ Nguyễn Khuyến:
- Nguyễn Khuyến (1835 - 1909)
- Ông xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo từng đỗ đầu ba kì thi Hương, Hội, Đình nên được mệnh danh là Tam nguyên Yên Đổ.
- Ông chỉ làm quan hơn 10 năm sau cáo quan về quê, phần lớn cuộc đời Nguyễn Khuyến là dạy học sống thanh bạc ở quê nhà.
- Nhưng Nguyễn Khuyến không được yên thân, thực dân Pháp tìm mọi thủ đoạn để mua chuộc nhưng trước sau Nguyễn Khuyến bày tỏ thái độ kiên quyết không hợp tác.
⇒ Nguyễn Khuyến là người có tài năng cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân
- Các tác phẩm chính:
+ Nguyễn Khuyến có hơn 800 bài gồm chữ Hán và chữ Nôm với nhiều thể loại phong phú: thơ, văn, câu đối
+ chủ yếu được sáng tác lúc ông từ quan về quê dạy học
- Đặc điểm sáng tác:
+ Về nội dung:
• Thể hiện tình yêu quê hương đất nước
• Tấm lòng ưu ái với dân với nước
• Phản ánh cuộc sống chất phác, khổ cực của người lao động
• Châm biếm đả kích thực dân Pháp
+ Về nghệ thuật:
• Sử dụng nhuần nhuyễn các thể thơ, việt hóa sâu sắc những thể loại thơ Đường luật
• Ngôn ngữ hết sức bình dị, dân dã mà tinh tế, tài hoa
• Có biệt tài sử dụng từ láy và các hư từ
⇒ Nguyễn Khuyến là nhà thơ Nôm xuất sắc, nhà thơ của làng cảnh Việt Nam, nhà thơ lớn của nền văn học trung đại.
2. Đọc hiểu
Nội dung chính: Bài thơ là bức tranh cảnh sắc mùa thu ở đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước cùng tâm trạng đau xót của tác giả trước thời thế.
* Trả lời câu hỏi giữa bài
Câu 1 trang 49 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Chú ý cách gieo vần và sử dụng từ láy, từ chỉ màu sắc và âm thanh.
Trả lời:
- Cách gieo vần: vần “eo”
- Từ láy: lạnh lẽo, tẻo teo, lơ lửng
- Từ chỉ màu sắc, âm thanh: trong veo, sóng biếc, lá vàng, xanh ngắt, vắng teo, đớp động.
Câu 2 trang 50 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Những câu thơ nào diễn tả trạng thái tĩnh và động của cảnh vật.
Trả lời:
- Những câu thơ diễn tả trạng thái tĩnh:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Ngõ trúc quang co khách vắng teo
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
- Những câu thơ diễn tả trạng thái động:
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
* Trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1 trang 50 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Từ những thông tin mà em tìm hiểu được, hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ Câu cá mùa thu. Xác định bố cục của bài thơ.
Trả lời:
- Bối cảnh lịch sử - xã hội, văn hoá Việt Nam giai đoạn cuối thế kỉ XIX:
+ Thực dân Pháp xâm lược, biến nước ta thành thuộc địa, chúng tiến hành xây dựng chế độ thực dân phong kiến.
+ Triều đình nhu nhược, làm tay sai cho giặc.
+ Các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp bị đàn áp khốc liệt.
- Hoàn cảnh của nhà thơ:
+ Được triều đình mời làm Tổng đốc Sơn - Hưng - Tuyên (Sơn Tây, Hưng Hoá, Tuyên Quang) sau khi thực dân Pháp chiếm được thành Sơn Tây nhưng Nguyễn Khuyến đã kiên quyết từ chối, lấy lí do bị đau mắt nặng vì làm quan lúc này là làm tay sai cho giặc.
+ Nguyễn Khuyến từ quan về làng sống ẩn dật để bảo toàn khí tiết nhưng lòng vẫn hướng đến thời cuộc, lo lắng cho vận mệnh dân tộc.
Bài thơ đã được ông sáng tác trong hoàn cảnh đó.
- Có thể xác định bố cục bài thơ theo kết cấu: đề, thực, luận, kết; hoặc theo nội dung bài thơ:
Cách chia 1:
+ Hai câu đề: Quang cảnh mùa thu
+ Hai câu thực: Những chuyển động nhẹ nhàng của mùa thu
+ Hai câu luận: Bầu trời và không gian làng quê
+ Hai câu kết: Tâm trạng của nhà thơ
Cách chia 2:
+ Phần 1 (6 câu thơ đầu): Cảnh mùa thu ở vùng quê Bắc bộ
+ Phần 2 (2 câu thơ cuối): Tình thu
Câu 2 trang 50 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Chủ thể trữ tình đã quan sát cảnh vật từ những góc độ nào? Phân tích các hình ảnh và từ ngữ trong bài thơ để thấy được nét đặc trưng của mùa thu ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.
Trả lời:
- Góc độ quan sát cảnh vật mùa thu của nhà thơ:
+ Cảnh vật được đón nhận từ gần đến cao xa rồi từ cao xa trở lại gần: từ chiếc thuyền câu nhìn mặt ao, nhìn lên bầu trời, nhìn tới ngõ trúc rồi lại trở về với ao thu, với thuyền câu.
→ Điểm nhìn ấy giúp nhà thơ bao quát được toàn cảnh mùa thu, từ bầu trời đến con nước, cảnh vật, cuộc sống ở làng quê vào mùa thu.
- Nét đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ được thể hiện qua các hình ảnh và từ ngữ trong bài thơ:
+ Sự dịu nhẹ thanh sơ của cảnh vật:
++ Màu sắc: nước trong veo, sóng biếc, trời xanh ngắt, lá vàng. Tạo nên các điệu xanh: Ao xanh, bờ xanh, sóng xanh, tre xanh, bèo xanh, một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi.
++ Đường nét chuyển động nhẹ nhàng: sóng hơi gợn tí, lá vàng khẽ đưa vèo, tầng mây lơ lửng ...
- Hình ảnh bình dị, thân thuộc: ao thơ, thuyền câu, ngõ trúc …
→ Một bức tranh mùa thu trong trẻo, tĩnh lặng, vắng người, vắng tiếng của làng quê đồng bằng Bắc Bộ.
Câu 3 trang 50 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Em có nhận xét gì về không gian được khắc hoạ trong bài thơ? Không gian ấy có liên quan như thế nào đến cuộc sống, tâm trạng của nhà nho ẩn dật Nguyễn Khuyến.
Trả lời:
- Không gian rộng, sâu của bầu trời đối lập với mặt ao hẹp với ngõ trúc
- Không gian hiu quạnh, tĩnh lặng, thoáng buồn, vắng tiếng, vắng người được thể hiện qua hình ảnh “ngõ trúc quanh co khách vắng teo”. Không gian tĩnh lặng đến độ người câu cá có thể nghe thấy tiếng “cá đâu đớp động dưới chân bèo”.
→ Thể hiện nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn tác giả. Qua hoàn cảnh chúng ta có thể hiểu đó là nỗi lòng non nước, nỗi lòng thời thế của nhà nho có lòng tự trọng và lòng yêu quê hương đất nước như Nguyễn Khuyến.
Câu 4 trang 50 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Qua bài thơ Câu cá mùa thu, em hiểu gì về tình cảm, nỗi lòng của nhà thơ với thiên nhiên, đất nước?
Trả lời:
Qua bài thơ, người đọc cảm nhận được ở Nguyễn Khuyến một tâm hồn gắn bó tha thiết với thiên nhiên đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín nhưng không kém phần sâu sắc.
Câu 5 trang 50 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Tìm đọc hai bài thơ Vịnh mùa thu và Uống rượu mùa thu của Nguyễn Khuyến, từ đó, chỉ ra một số nét chung của chùm thơ và nét riêng của mỗi bài.
Trả lời:
* Giống nhau: thể loại, chủ đề, cảnh sắc và tâm sự được miêu tả, biểu hiện.
- Cả ba bài thơ đều viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
- Đều tả cảnh thu. Bút pháp của Nguyễn Khuyến đạt tới sự thống nhất cao ở cả ba bài thơ thu, đều thể hiện sự gắn bó với quê hương làng cảnh.
- Đều thể hiện tâm trạng buồn của nhân vật trữ tình.
- Cách sử dụng tiếng Việt đạt tới trình độ tinh tế tài hoa.
* Khác nhau:
Thu vịnh (Vịnh mùa thu – Mùa thu làm thơ) |
Thu ẩm (Uống rượu mùa thu) |
Thu điếu (Câu cá mùa thu) |
Mang tính tổng hợp cao, làm rõ được những nét đặc trưng nhất của cảnh thu, tình thu và tạo được điểm nhấn ở cảm giác thẹn. |
Như muốn tái hiện một cảnh thu được nhìn qua con mắt của người say (dĩ nhiên không hoàn toàn là say rượu – say ở đây là một thái độ hơn là 1 trạng thái thể chất). |
Bài thơ điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam ở Bắc Bộ và gây nhiều ấn tượng ở các điệu xanh. Đồng thời biểu hiện rõ nhất khát vọng sống thanh cao của nhà thơ. |
Câu 6 trang 50 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Em hãy chuyển các câu thơ tả cảnh mùa thu trong bài thơ Câu cá mùa thu thành một đoạn văn miêu tả (khoảng 8 - 10 dòng).
Trả lời:
Bức tranh mùa thu hiện lên mới đẹp làm sao! Khung cảnh dần hiện lên với những cảnh vật hết sức thanh sơ: ao nhỏ trong veo, thuyền câu bé tẻo teo, sóng biếc gợn, lá vàng khẽ đưa, tầng mây lơ lửng, ngõ trúc quanh co, sắc xanh của trời hòa lẫn sắc xanh của nước. Tất cả tạo nên một không gian xanh trong, dịu nhẹ, một chút sắc vàng trên nền xanh ấy khiến cảnh thu, hồn thu càng thêm phần sống động. Những đường nét, màu sắc gợi ra khung cảnh của một buổi sớm mùa thu bình yên trên một làng quê miền Bắc với bầu trời thu cao rộng, khoáng đạt, những ao chuôm trong vắt phản chiếu màu trời, màu lá, thôn xóm với những con đường nhỏ quanh co hun hút màu xanh của tre trúc, gió thu dịu mát khẽ làm xao động mặt nước, thỉnh thoảng một vài chiếc lá rụng cắt ngang không gian. Trong không gian tĩnh lặng ấy xuất hiện tiếng động của tiếng cá đớp chân bèo càng làm tăng sự yên lặng, tĩnh mịch.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:
Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Toán 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Toán 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Toán 10 – Cánh Diều
- Chuyên đề dạy thêm Toán 10 Cánh diều (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 10 – Explore new worlds
- Giải sgk Tiếng Anh 10 – ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 10 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 10 i-learn Smart World
- Giải sbt Tiếng Anh 10 - iLearn Smart World
- Giải sgk Vật lí 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Vật lí 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Vật lí 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Vật lí 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Hóa học 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Hóa học 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Hóa học 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Sinh học 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Sinh học 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Sinh học 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Sinh học 10 – Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Lịch sử 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Lịch sử 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Lịch sử 10 – Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Địa Lí 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Địa lí 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Địa lí 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Công nghệ 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Công nghệ 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 – Cánh diều
- Lý thuyết KTPL 10 – Cánh diều
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 10 – Cánh diều
- Giải sbt Giáo dục quốc phòng - an ninh 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Tin học 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Tin học 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Tin học 10 – Cánh diều
- Lý thuyết Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục thể chất 10 – Cánh Diều