Soạn bài Thị Mầu lên chùa - Ngắn nhất Cánh diều

Với soạn bài Thị Mầu lên chùa Ngữ văn lớp 10 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

1 4463 lượt xem
Tải về


Soạn bài Thị Mầu lên chùa

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

- Tóm tắt vở chèo:

Thiện Sĩ, con của Sùng Ông. Sùng Bà, kết duyên cùng Thị Kính, con gái của Mãng Ông. Một đêm, Thị Kính ngồi khâu, chồng đọc sách rồi thiu thiu ngủ bên cạnh, Thị Kinh thấy chồng có sợi râu mọc ngược nên cầm dao toan xén đi. Thiện Sĩ giật mình, vội hô hoán lên, cha mẹ chồng chạy vào, đổ cho nàng có ý định giết chồng và đuổi Thị Kính về nhà bố đẻ. Thị Kính giả trai, vào tu ở chùa Vân Tự, được thầy đặt pháp danh là Kính Tâm. Thị Mầu có thai với Nô – người ở nhà phú ông. Bị làng bắt vạ, Thị đổ cho Tiểu Kính. Kính Tâm bị đuổi ra tam quan. Thị Mầu đem con bỏ cho Kính Tâm. Tiểu Kính hằng ngày đi xin sữa để nuôi con của Thị Mầu. Sau ba năm, Tiểu Kính để lại thư kể rõ sự tình rồi mất. Sư cụ cùng mọi người lập đàn giai oan cho Kính Tâm để nàng được siêu thoát. Đoạn trích dưới đây kể việc Thị Mầu lên chùa ve vãn tiểu Kính Tâm.

- Đọc trước văn bản Thị Mầu lên chùa.

- Hình ảnh Thị Mầu lên chùa trong bức ảnh trên gợi cho em ấn tượng như thế nào?

Soạn bài Thị Mầu lên chùa - Ngắn nhất Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

- Hình ảnh Thị Mầu lên chùa gợi cho em cảm nhận về một người phụ nữ có phần lẳng lơ, phóng khoáng, có vài phần tư sắc và mang theo màu sắc truyền thống.

2. Đọc hiểu

Nội dung chính: Đoạn trích nói về việc Thị Mầu lên chùa ve vãn Tiểu Kính Tâm.

Soạn bài Thị Mầu lên chùa - Ngắn nhất Cánh diều (ảnh 1)

* Trả lời câu hỏi giữa bài

Câu 1 trang 75 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Chú ý ngôn ngữ, hành động của các nhân vật và chỉ dẫn sân khấu.

Trả lời:

- Chỉ dẫn sân khấu: 

(Thị Mầu: ra nói; đế; hát; xưng danh; đế; đế; đế; đê; hát ghẹo tiểu; nói; Tiểu Kính bỏ chạy; nấp; xông ra, nắm tay tiểu kính; Tiểu Kính bỏ chạy; đế; hát; hạ

Tiểu Kính: tụng kinh; ra, nói)

- Hành động của Thị Mầu: xông ra nắm tay chú tiểu

- Ngôn ngữ thể hiện Thị Mầu: của người lẳng lơ, thấy chú tiểu đẹp thì mê, mà mê thì ghẹo, mà ghẹo thì ghẹo tới nơi tới chốn. Thị Mầu ghẹo tiểu được diễn tả bằng chính hai điệu hát “Cấm giá” và “Bình thảo”

- Ngôn ngữ, hành động của Tiểu Kính: Giữ khoảng cách, tìm cách từ chối, lẩn tránh, lúc nào cũng tụng kinh “Niệm Nam mô A Di Đà Phật!”

→ Bên cạnh nét giai điệu phóng túng, du dương là nét nhạc trầm lắng cùng với tiếng gõ mõ tụng kinh đều đều. Hai thái cực âm nhạc đối nhau, hai tâm trạng khác nhau, hai nỗi niềm khác nhau tạo nên một màn trò độc đáo.

Câu 2 trang 76 sgk Ngữ Văn 10 tập 1:

- Thị Mầu lên chùa có gì khác với lẽ thường?

- Chú ý các con số trong lời nói và câu hát của Thị Mầu

Trả lời:

- Lệ thường chị em lên chùa từ mười tư, rằm còn Thị Mầu lên chùa từ mười ba, muốn cho một tháng đôi rằm, …

- Các con số trong lời nói của Thị Mầu: tiểu mười ba, sư mười bốn, vãi già mười lăm, một tháng đôi rằm, lên chùa từ mười ba.

Câu 3 trang 76 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Trong lời giới thiệu với chú tiểu, Thị Mầu đặc biệt nhấn mạnh thông tin gì?

Trả lời:

Trong lời giới thiệu với chú tiểu, Thị Mầu đặc biệt nhấn mạnh thông tin tuổi vừa đôi tám và đặc biệt là chưa có chồng.

Câu 4 trang 77 sgk Ngữ Văn 10 tập 1:

- Thị Mầu có quan tâm đến việc vào lễ Phật không?

- Chú ý hành động, ngôn ngữ bày tỏ tình cảm của Thị Mầu?

Trả lời:

- Thị Mầu không hề quan tâm đến việc lễ Phật

- Hành động, ngôn từ bày tỏ tình cảm của Thị Mầu là:

+ Người đâu mà đẹp như sao băng thế kia

+ Người đâu đến ở chùa này/ Cổ cao ba ngấn, lông mày nét ngang

+ Thầy như táo rụng sân đình/ Em như gái rở, đi rình của chua.

Câu 5 trang 77 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Phép so sánh trong lời của Thị Mầu có gì độc đáo?

Trả lời:

Phép so sánh của Thị Mầu rất độc đáo: Tiểu Kính – táo rụng sân đình, Thị Mầu – gái rở, đi rình của chua.

→ Hình ảnh giản dị, gần gũi, ngắn gọn, dễ hiểu nhưng vẫn tạo tiếng cười cho người nghe. Đồng thời, làm nổi bật sự mến ngộ, lẳng lơ của nhân vật Thị Mầu.

Câu 6 trang 78 sgk Ngữ Văn 10 tập 1:

- Những câu hát trong phần này đều tập trung thể hiện điều gì?

- Câu “Trúc xinh […] chẳng xinh!” có gì khác với ca dao?

Trả lời:

- Những câu hát trong phần này tập trung nhấn mạnh duyên của Thị Mầu và Tiểu Kính là trời định, vậy nên chớ có trốn tránh hay bỏ lỡ.

- Câu “Trúc xinh […] chẳng xinh!” khác với ca dao ở một vài chỗ bởi tác giả đã thay đổi nội dung chính của câu, câu ca dao phải là “Trúc xinh trúc mọc sân đình/ Em xinh em đứng một mình càng xinh!”

Câu 7 trang 79 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Đoạn trích có những chỉ dẫn sân khấu nào? Tác dụng của các chỉ dẫn đó với người đọc là gì?

Trả lời:

- Những chỉ dẫn sân khấu: hát, nói, nấp, xông ra, nắm tay Tiểu Kính, đế, hát ghẹo tiểu, xưng danh.

- Tác dụng: giúp người đọc dễ dàng hình dung, tưởng tượng ra tình huống tương ứng và đồng thời giúp người đọc hiểu rõ hơn về nhân vật trong vở chèo.

* Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 trang 79 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Thị Mầu đã sử dụng ngôn ngữ, hành động như thế nào để bày tỏ tình cảm với chú tiểu? Tiếng gọi “thầy tiểu ơi!" lặp lại nhiều lần có tác dụng gì trong việc biểu lộ nỗi lòng Thị Mầu? Em thấy ấn tượng nhất với lời bày tỏ tình cảm nào của Thị Mầu? Vì sao?

Trả lời:

- Thị Mầu sử dụng ngôn ngữ đối thoại, độc thoại,... kết hợp với hành động để bày tỏ tình cảm với chú tiểu.

- Tiếng gọi “thầy tiểu ơi!” xuất hiện trong lời đối thoại với chú tiểu. Tiếng gọi này trở đi trở lại nhiều lần, cho thấy mối quan tâm duy nhất của Thị Mầu là chú tiểu. Bằng lời gọi đó, Thị Mầu muốn buộc đối tượng phải chú ý đến mình. Tiếng gọi đó tạo cảm giác như đang “bủa vây”, bay vờn, xoắn xuýt, níu chặt lấy đối tượng giao duyên.

- Những lời bày tỏ tình cảm của Thị Mầu ví dụ như: Thầy như táo rụng sân đình / Em như gái rở, đi rình của chua, Trúc xinh trúc mọc sân đình / Em xinh em đứng một mình chẳng xinh; Mong cho chú tiểu quét sân ! Xích lại cho gần, cẩm chổi quét thay ! Lá tình không gió mà bay ! Nào, ăn với em một miếng giầu đã nào;...

→ những lời tỏ tình đó rất táo bạo, mãnh liệt, sôi nổi, nồng nhiệt,...; cho thấy một Thị Mầu tràn đầy sức sống, sẵn sàng bật tung những khuôn khổ, mực thước áp đặt trong hôn nhân của xã hội phong kiến thời xưa.

Câu 2 trang 79 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Qua ngôn ngữ và hành động của nhân vật Tiểu Kính trong đoạn trích, em có nhận xét gì về nhân vật này?

Trả lời:

Nhân vật Tiểu Kính là người cư xử đúng mực, tuân theo nguyên tắc của người tu hành.

Câu 3 trang 79 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Dưới đây là một số trích dẫn ngôn ngữ của tác giả dân gian (được thể hiện qua tiếng đế) và nhân vật Thị Mầu:

Tiếng đế

Lời đáp của Thị Mầu

- Ai lại đi khen chú tiểu thế, cô Mầu ơi!

- Có ai như mày không?

- Dơ lắm! Mầu ơi!

- Sao lẳng lơ thế, cô Mầu ơi!

- Đẹp thì người ta khen chứ sao!

- [...] chỉ có mình tao là chín chắn nhất đấy.

- Kệ tao.

- Lẳng lơ đây cũng chẳng mòn / Chính chuyên cũng chẳng sơn son để thờ!

Em có đồng tình với cách đánh giá trên đây của tác giả dân gian (qua tiếng đế) về Thị Mầu và thái độ, suy nghĩ của Thị Mầu không? Vì sao?

Trả lời:

- Quan điểm, thái độ, suy nghĩ của từng nhân vật qua ngôn ngữ của họ.

+ Tiếng đế (như đã trích dẫn) thể hiện thái độ phê phán, không đồng tình với hành động của Thị Mầu. Xem hành động của Thị Mầu thể hiện sự “lẳng lơ”, “dơ lắm”, “không ai làm thế” là cách đánh giá từ phương diện quan niệm đạo đức phong kiến “nam nữ thụ thụ bất thân”, người phụ nữ cần đoan trang, mực thước, không được quyền chủ động trong tình yêu và hôn nhân mà thuận theo sự sắp xếp của cha mẹ. Theo quan niệm đó, người như Thị Mầu là nữ lệch, bởi dám “nổi loạn”, phá vỡ những khuôn vàng thước ngọc về chuẩn mực “công, dung, ngôn, hạnh” mà xã hội phong kiến mặc nhiên đòi hỏi ở người phụ nữ, dám bất chấp, tung hê tất cả để sống theo bản năng tự nhiên khoẻ khoắn, mạnh mẽ của mình.

+ Lời đáp của Thị Mầu thể hiện trực tiếp thái độ, quan niệm sống thuận theo tiếng nói tự nhiên của tình cảm con người. Đẹp thì khen, cần gì phải hành động theo “ai đó”, “kệ tao”, mình thích thì mình tỏ bày, mình rung động thì mình bộc bạch. “Lẳng lơ đây cũng chẳng mòn / Chính chuyên cũng chẳng sơn son để thờ” - Thị Mầu cứ “lẳng lơ”, cứ đa tình, cứ sóng sánh đấy, thì đã sao nào. Thị Mầu bộc lộ suy nghĩ tự nhiên, bản năng sống chất phác, khoẻ khoắn của mình. Thị Mầu tung hê những thứ khuôn phép đạo đức “chính chuyên” luôn được “sơn son để thờ” và “tuyên bố” quyền được sống, quyền được yêu bằng cả con người tâm hồn và con người xuân thì của người phụ nữ. Thị Mầu đã bất chấp tất cả, đầy tự tin, đầy bản lĩnh đề làm điều đó.

→ Em hoàn toàn đồng tình với cánh đánh giá trên của tác giả dân gian.

Câu 4 trang 79 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Theo em, nhân vật Thị Mầu là người như thế nào? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nêu lên nhận xét của mình về nhân vật này.

Trả lời:

Đối lập hoàn toàn với Thị Kính là Thị Mầu lẳng lơ, sàm sỡ, táo bạo, đáng giận, đáng trách nhưng cũng đáng thương. Thị Mầu là người con gái có cá tính riêng, dám vượt qua khuôn khổ vốn có của Nho giáo để bày tỏ và thể hiện mình. Thị Mầu như đại diện cho bao nỗi khát vọng của người phụ nữ xưa. Tuy những hành động của Mầu trong chùa là điều không nên làm nhưng bởi sự hối thúc, khao khát của tình yêu mà lí trí bị lu mờ. Chiếu chèo sân đình tái hiện lại một Thị Mầu thực dám sống, dám yêu và dám làm những điều chống lại xiềng xích của chế độ cũ - chế độ không cho người phụ nữ được thể hiện mình, chôn vùi cuộc đời họ bằng nhiều hình thức. Xét cho cùng, dù Thị Mầu là con nhà Phú ông, là người có nhiều tính xấu nhưng số phận cũng gống như Thị Kính và những người phụ nữ khác, số phận đều bế tắc, không có lối thoát!

Câu 5 trang 79 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Em biết những tác phẩm văn học nào lấy cảm hứng từ hình tượng nhân vật Thị Mầu trong vở chèo Quan Âm Thị Kính.

Trả lời:

Những tác phẩm văn học nào lấy cảm hứng từ hình tượng nhân vật Thị Mầu trong vở chèo Quan Âm Thị Kính:

- Thị Mầu, Lẳng lơ Thị Mầu, Cãi,... (Trong tập Cưới thơ của Hoàn Nguyễn)

- Thị Màu (Anh Ngọc)

- Này em Thị Mầu (Ngân Vịnh)

- Thị Mầu (Hoàn Nguyễn)

- Xuân khúc Thị Mầu (Huy Trụ)

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Thực hành tiếng Việt trang 80

Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

Thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác

Tự đánh giá: Xử kiện

Hướng dẫn tự học trang 91

1 4463 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: