Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 51 Tập 1 - Ngắn nhất Cánh diều

Với soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 51 Tập 1 Ngữ văn lớp 10 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

1 3,001 23/09/2022
Tải về


Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 51 Tập 1

Câu 1 trang 51 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Trật tự từ trong mỗi cặp câu dưới đây thể hiện những khác biệt về nghĩa như thế nào?

a1) Mồng 8 tháng Ba là ngày phụ nữ Quốc tế.

a2) Mồng 8 tháng Ba là ngày Quốc tế phụ nữ.

b1) Đỗ Phủ là nhà thơ Trung Quốc nổi tiếng.

b2) Đỗ Phủ là nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc.

c1) Bài thơ đã nói lên sự cảm thông sâu sắc với những người lính của ông.

c2) Bài thơ đã nói lên sự cảm thông sâu sắc của ông với những người lính.

Trả lời:

a1. Nhấn mạnh ngày phụ nữ của quốc tế.

a2. Nhấn mạnh ngày Quốc tế của phụ nữ.

b1. Nhấn mạnh địa điểm Trung Quốc có nhà thơ Đỗ Phủ nổi tiếng.

b2. Nhấn mạnh sự nổi tiếng của nhà thơ Đỗ Phủ.

c1. Nhấn mạnh đối tượng "những người lính".

c2. Nhấn mạnh tác giả.

Câu 2 trang 51 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Phân tích và sửa lỗi về trật tự từ trong các trường hợp sau:

a) Tự tình (bài 2) là một trong những bài thơ cất lên tiếng nói quyết liệt đấu tranh cho nữ quyền của Hồ Xuân Hương.

b) Câu cả mùa thu, Vịnh mùa thu, Uống rượu mùa thu là chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến nổi tiếng.

c) Đến năm 2000, phải thanh toán hết các trang thiết bị cũ kĩ, lạc hậu, phải đầu tư một số dụng cụ chuyên khoa cần thiết cho các trạm y tế xã như răng, mắt.

d) Họ úp cái nón lên mặt, nằm xuống ngủ một giấc cho đến chiều.

Trả lời:

Câu

Phân tích

nguyên nhân lỗi

Cách sửa

a)

Cụm từ “của Hồ Xuân Hương” đặt không đúng quan hệ ngữ pháp trong câu.

Đưa cụm từ “của Hồ Xuân Hương” về sau cụm từ “là một trong những bài thơ” thành câu tường minh về ngữ nghĩa: “Tự tình (bài 2) là một trong những bài thơ của Hồ Xuân Hương cất lên tiếng nói quyết liệt đấu tranh cho nữ quyền.”.

b)

Trật tự từ trong câu không lô gích, không chặt chẽ. Định ngữ “nổi tiếng” đặt sai vị trí, làm cho câu trở nên mơ hồ.

Đưa từ “nổi tiếng” về sau cụm từ “chùm thơ thu” làm định ngữ trong cụm danh từ “chùm thơ thu nổi tiếng” thành câu tường minh về ngữ nghĩa:

“Câu cá mùa thu, Vịnh mùa thu, Uống rượu mùa thu là chùm thơ thu nổi tiếng

của Nguyễn Khuyến.”.

c)

Cụm từ “như răng, mắt” đặt không đúng trật tự từ trong câu và thiếu quan hệ từ “về” gây mơ hồ cho nghĩa của câu.

Đưa cụm từ “như răng, mắt” về sau cụm từ “dụng cụ chuyên khoa” thành câu tường minh về ngữ nghĩa: “Đến năm 2000, phải thanh toán hết các trang thiết bị cũ kĩ, lạc hậu, phải đầu tư một số dụng cụ chuyên khoa cần thiết như về răng, về mắt cho các trạm y tế xã.”.

d)

Trật tự từ trong câu đặt không đúng lô gích của trình tự thông thường, gây mơ hồ cho nghĩa của câu. Trật tự này phi lí ở chỗ hành động “úp nón lên mặt” lại diễn ra trước hành động “nằm xuống ngủ”.

Đưa cụm từ “nằm xuống” lên trước cụm từ “úp cái nón lên mặt” thành câu tường minh về ngữ nghĩa: “Họ nằm xuống, úp cái nón lên mặt, ngủ một giấc cho đến chiều.”.

Câu 3 trang 51 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Trật tự từ trong các câu thơ Đường luật sau có gì khác trật tự từ thông thường? Phân tích tác dụng tu từ của hiện tượng đảo trật tự từ mà tác giả đã lựa chọn.

a) Đêm khuya văng vng trống canh dn,

    Trơ cái hồng nhan với nước non.

(Hồ Xuân Hương)

b) Lom khom dưới núi tiều vài chú

    Lác đác bên sông chợ mấy nhà.

(Bà Huyện Thanh Quan)

 c) Lao xao chợ cá làng ngư phủ,

     Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.

(Nguyễn Trãi)

d) Lặn lội thân cò khi quãng vắng

    Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

(Trần Tế Xương)

Trả lời:

a)

Trật tự từ được đảo vị trí trong câu thơ: Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn.

Trật tự từ thông thường phải là: “Trống canh dồn văng vẳng đêm khuya”.

- Tác dụng tu từ của hiện tượng đảo trật tự từ mà tác giả đã lựa chọn: Khi đảo “đêm khuya văng vẳng” lên trước “trống canh dồn”, tác giả có chủ ý nhấn mạnh đến không gian, thời gian vắng vẻ của trời đất trước tâm trạng con người.

b)

- Trật tự từ được đảo vị trí trong câu thơ: Lom khom dưới núi tiều vài chú / Lác đác bên sông chợ mấy nhà. Trật tự từ thông thường phải là: “Vài chú tiều lom khom dưới núi / Mấy nhà chợ lác đác bên sông”.

- Tác dụng tu từ của hiện tượng đảo trật tự từ mà tác giả đã lựa chọn: Khi đảo “lom khom dưới núi”, “lác đác bên sông” lên trước “vài chú tiều”, “mấy nhà chợ”, tác giả có chủ ý nhấn mạnh đến không gian heo hút, thưa thớt, vắng vẻ tịch liêu của sông núi nơi Đèo Ngang trước tâm trạng cô đơn của con người.

c)

- Trật tự từ được đảo vị trí trong câu thơ: Lao xao chợ cá làng ngư phủ / Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương. Trật tự từ thông thường phải là: “Chợ cá làng ngư phủ lao xao / Cầm ve lầu tịch dương dắng dỏi”.

- Tác dụng tu từ của hiện tượng đảo trật tự từ mà tác giả đã lựa chọn: Khi đảo “lao xao”, “dắng dỏi” lên trước “chợ cá làng ngư phủ”, “cầm ve lầu tịch dương”, tác giả có chủ ý nhắn mạnh đến âm thanh gợi cảnh nhộn nhịp của cuộc sống ngày hè.

d)

- Trật tự từ được đảo vị trí trong câu thơ: Lặn lội thân cò khi quãng vắng / Eo sèo mặt nước buổi đò đông. Trật tự từ thông thường phải là: “Thân cò lặn lội khi quãng vắng / Mặt nước buổi đò đông eo sèo”.

- Tác dụng tu từ của hiện tượng đảo trật tự từ mà tác giả đã lựa chọn: Khi đảo “lặn lội”, “eo sèo” lên trước “thân cò khi quãng vắng”, “mặt nước buổi đò đông”, tác giả có chủ ý nhấn mạnh đến cuộc sống vất vả của người nông dân (lặ lội) và bấp bênh của cuộc sống mưu sinh (co sèo) một cách hình tượng hoá, có tác dụng biểu cảm cao.

Câu 4 trang 51 sgk Ngữ Văn 10 tập 1: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) với câu chủ đề: Mùa thu trong thơ Nguyễn Khuyến luôn mang một nỗi buồn man mác như chính nỗi niềm của tác giả về đất nước, về thời cuộc. Giải thích cách sắp xếp trật tự từ ở một câu trong đoạn văn mà em đã viết.

Trả lời:

Mùa thu trong thơ Nguyễn Khuyến luôn mang một nỗi buồn man mác như chính nỗi niềm của tác giả về đất nước, về thời cuộc. Thiên nhiên được mô tả mang những nét trầm, yên tĩnh với rất nhiều màu sắc. Nhà thơ sử dụng bút pháp “tả cảnh ngụ tình”. Tả cảnh nhưng không phải chỉ là tả cảnh thuần tuý mà qua việc tả cảnh để diễn tả tình cảm của con người, khắc hoạ thế giới nội tâm của chính tác giả. Thiên nhiên trong “Câu cá mùa thu” có phần yên tĩnh và khép kín nhưng không thiếu phần mãnh liệt bởi tâm trạng rối bời của chủ thể trữ tình trước hiện thực đất nước, trước trách nhiệm của một kẻ sĩ đối với nước nhà. Nỗi niềm ấy được thể hiện rất kín đáo nhưng vẫn đầy trăn trở, dằn vặt.

* Ví dụ giải thích cách sắp xếp trật tự từ trong câu: “Mùa thu trong thơ Nguyễn Khuyến luôn mang một nỗi buồn man mác như chính nỗi niềm của tác giả về đất nước, về thời cuộc.” → Cách sắp xếp theo trình tự thông thường.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề

Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề

Tự đánh giá trang 59

Hướng dẫn tự học trang 61

Kiến thức ngữ văn trang 62

1 3,001 23/09/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: