3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án (Phần 23)

Bộ 3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án Phần 23 hay nhất được biên soạn và chọn lọc giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi môn Vật lí. 

1 535 06/02/2024


3000 câu hỏi ôn tập Vật lí (Phần 23)

Câu 1: Cách làm nào sau đây giảm được lực ma sát?

A. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc.

B. Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc.

C. Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc.

D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc.

Lời giải:

Đáp án đúng là C

Cách làm giảm lực ma sát là tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc.

Câu 2: Một người đi quãng đường AB vận tốc 15 km/h trên nửa quãng đường đầu và vận tốc 10 km/h trên nửa quãng đường sau. Vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường AB là bao nhiêu?

Lời giải:

Gọi quãng đường AB là S, thời gian là t, vận tốc là v  

Theo công thức ta có v=S:t

Thời gian đi 12S lúc đầu là: t1= S215

Thời gian đi 12S còn lại là: t2= S210

Tổng thời gian đi hết quãng đường là: t1+t2=  S215 + S210

Vận tốc trung bình là: v=S S215 + S210=12km/h

Câu 3: Một con lắc lò xo dao động với chu kỳ T = 4 s. Thời gian ngắn nhất để con lắc đi từ vị trí cân bằng đến biên là:

A. 2 s.

B. 1 s.

C. 0,5 s.

D. 4 s.

Lời giải:

Đáp án đúng là B

Thời gian để con lắc đi từ VTCB ra đến biên là T4=44=1s

Câu 4: Cho mạch điện như hình vẽ. Nguồn điện có suất điện động ξ=24V và điện trở trong r=1Ω. Trên các bóng đèn Đ1; Đ2lần lượt có ghi 12 V -  6 W và 12 V – 12 W. Điện trở thuần có giá trị R=3Ω. Cường độ dòng điện chạy qua các bóng đèn có giá trị

Cho mạch điện như hình vẽ. Nguồn điện có suất điện động xi=24V và điện trở trong r=1 ôm (ảnh 1)

Cho mạch điện như hình vẽ. Nguồn điện có suất điện động xi=24V và điện trở trong r=1 ôm (ảnh 1)

Lời giải:

Đáp án đúng là B

Cho mạch điện như hình vẽ. Nguồn điện có suất điện động xi=24V và điện trở trong r=1 ôm (ảnh 1)

Mỗi bóng đèn dây tóc có bản chất là một điện trở có giá trị R. Nếu Pdm Udm lần lượt là điện áp định mức và công suất định mức của bóng đèn, khi đó ta có:

Pdm=Udm2RR=Udm2Pdm

Ta có điện trở của mỗi đèn là: 

Rd1=1226=24Ω,Rd2=12212=12ΩRd12=8Ω

Điện trở ngoài mạch là: Rm=R+Rd12=3+8=11Ω

Cường độ dòng điện qua mạch chính là: Ic=ξRm+r=2411+1=2A

Hiệu điện thế hai đầu mỗi đèn là: U1=U2=U12=I.Rd12=2.8=16V

Cường độ dòng điện qua các bóng đèn là: I1=U1Rd1=1624=23A và I2=U2Rd2=1612=43A

Câu 5: Đại lượng nào sau đây không phải là đặc trưng vật lý của âm?

A. Cường độ âm.

B. Mức cường độ âm.

C. Độ cao của âm.

D. Tần số âm.

Lời giải:

Độ cao không phải là đặc trưng vật lý của âm mà là đặc trưng sinh lí.

Câu 6: Tại hai điểm A và B trên mặt nước dao động cùng tần số 16 Hz, cùng pha, cùng biên độ. Điểm M trên mặt nước dao động với biên độ cực đại với MA = 30 cm, MB = 25,5 cm, giữa M và trung trực của AB có hai dãy cực đại khác thì vận tốc truyền sóng trên mặt nước là

A. v = 36 cm/s.

B. v = 24 cm/s.

C. v = 20,6 cm/s.

D. v = 28,8 cm/s.

Lời giải:

Đáp án đúng là B

Do giữa M và đường trung trực còn có 2 dãy cực đại khác nên tại M là đường cực đại số 3

Suy ra

d2  d1 =4,5=3λ λ=1,5cmv=λf=1,5.16=24cm/s

Câu 7: Vì sao R1R2=l1l2.S2S1

Lời giải:

Cả hai dây dẫn đều được làm từ 1 chất liệu. Ta có:

R1=ρ.l1S1R2=ρ.l2S2R1R2=ρ.l1S1ρ.l2S2=l1.S2l2.S1

Câu 8: Một người đến bến xe buýt chậm 20 phút sau khi xe buýt đã rời bến A, người đó bèn đi taxi đuổi theo để kịp lên xe buýt ở bến B kế tiếp. Taxi đuổi kịp xe buýt khi nó đi được 2/3 quãng đường từ A đến B. Hỏi người đó phải đợi ở bến xe B bao lâu? Coi các xe chuyển động đều.

Lời giải:

Đổi 20p = 13h

Thời gian đi 23quãng đường của 2 xe là:

t1=23ABv1t2=23ABv2

Theo giả thiết vì người đó trễ 20p mới bắt taxi nên ta có liên hệ thời gian như sau:

t1t2=132AB3v12AB3v2=13ABv1ABv2=12

Thời gian người đó phải chờ là:

t=AB3v1AB3v2=13ABv1ABv2=13.12=16h=10 phút 

Câu 9: Hai điện tích điểm bằng nhau q1 = q2 = q = 2 μC đặt tại A và B cách nhau một khoảng AB = 6 cm. Một điện tích q3 = q đặt trên đường trung trực của AB cách AB một khoảng bằng 4 cm. Xác định lực điện tác dụng lên điện tích q3?

Lời giải:

Hai điện tích điểm bằng nhau q1 = q2 = q = 2 muyC đặt tại A và B cách nhau một khoảng AB = 6 cm (ảnh 1)

Gọi C là điểm trùng với q3. H là đường cao hạ từ C xuống AB

Xét tam giác CHA là tam giác vuông tại H

CA=AH2+CH2=5cm  (AH=AB2=3cm;CH=4cm)

Ta có: 

F10=kq1q0r2=9,109.2.106.2.1060,052=14,4N

Áp dụng định lí cosin ta có: cosC^=52+52622.5.5=725

Dựa theo hình vẽ ta thấy: 

cos C=cos αF1=F102+F102+2F10F10cosα=23,04N

Câu 10: Hằng ngày, mẹ lái xe từ nhà đến trường để đón con rồi trở về nhà đúng thời gian. Một hôm mẹ xuất phát từ nhà muộn 10 phút, nhưng hôm đó con về sớm 30 phút và tự đi bộ về nhà với vận tốc 4,2 km/h, do đó mẹ và con về nhà sớm hơn 2 phút so với thường ngày. Coi tốc độ của xe trong suốt hành trình không đổi.

1. Tính thời gian người con đã đi bộ.

2. Tính vận tốc của xe.

Lời giải:

1. Thời gian người con đã đi bộ:

Vì mẹ đi trễ 10p mà hôm đó người con ra sớm 30p nên thời gian người con đã đi bộ:

t = 10 + 30 = 40 (phút)

2. Thời gian là:t1=10+30+2=42 (phút)

Đổi 42p = 0,7 h

Quãng đường nếu người con tự đi bộ là: S=t.v=0,7.4,2=2,94 (km)

Thời gian người mẹ nếu đi là t2=sv1+v1=2,947+4,2=8,4 (km/h)

=>Vì vận tốc xe không đổi nên vận tốc là 8,4 km/h 

Câu 11: Quãng đường AB gồm một đoạn lên dốc AC và một đoạn xuống dốc CB. Một người đi xe máy từ A đến B trong 3 giờ rưỡi và đi từ B về A trong 4 giờ. Biết rằng vận tốc lên dốc là 25km/h, vận tốc xuống dốc là 50km/h. Tính độ dài quãng đường AB.

Lời giải:

Khi đi từ A đến B: AC25+CB50=3,5 (1)

Khi đi từ B về A: CB25+AC50=4 (2)

Từ (1) và (2): AC = 50 km; CB = 75 km nên AB = 125 km.

Câu 12: Lúc 7 giờ, một người đi xe đạp và 1 người đi xe máy cùng rời A để đến B, vận tốc theo thứ tự là 12 km/h và 28 km/h. Lúc 7 giờ 30 phút, một ô tô đi với vận tốc 35km/h cũng rời từ A để đến B. Ô tô ở vị trí chính giữa hai người kia vào lúc mấy giờ

Lời giải:

Giả sử có một chiếc xe X xuất phát cùng lúc với xe đạp và xe máy, vận tốc bằng trung bình cộng vận tốc hai xe, thì xe X đó luôn nằm ở chính giữa hai xe kia. 

Vận tốc xe X là: (12+28):2=20

Khi xe ô tô xuất phát thì xe X đã đi được quãng đường là: 20 × (7,5−7) = 10 (km)

Mỗi giờ xe ô tô đi được nhiều hơn xe X quãng đường là: 35 − 20 = 15 (km)

Để đuổi kịp xe X thì ô tô cần đi khoảng thời gian là: 1015=23h=40 phút

Ô tô ở vị trí chính giữa hai người kia lúc: 7h30′ + 40′ = 8h10′

Câu 13: Một người đi quãng đường AB gồm hai đoạn AC và CB. Lúc đi, vận tốc trên đoạn AC là 12 km/h, vận tốc trên đoạn CB là 8 km/h, hết 3h30p. Lúc về vận tốc trên đoạn BC là 30 km/h, vận tốc trên đoạn CA là 20 km/h, hết 1h36p. Tính quãng đường AB.

Lời giải:

Ta có hệ 

AC12+CB8=3,5AC20+CB30=1,5AC=20,4kmCB=14,4kmAB=34,8km

Câu 14: Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số có biên độ lần lượt là 8 cm và 12 cm. Biên độ dao động tổng hợp có thể là:

A. A = 2 cm.

B. A = 3 cm.

C. A = 5 cm.

D. A = 21 cm.

Lời giải:

Đáp án đúng là C

Ta có

812A8+124A20

Câu 15: Bóng đèn huỳnh quang công suất 40 W chiếu sáng tương đương với bóng đèn dây tóc 100 W. Nếu trung bình 1 ngày thắp sáng 14 tiếng trong 1 tháng 30 ngày sẽ tiết kiệm được bao nhiêu số điện.

Lời giải:

Điện năng bóng đèn huỳnh quang tiêu thụ là:

A1=P1t=40.14.30=16800Wh=16,8kWh

Điện năng bóng đèn dây tóc tiêu thụ là:

A2=P2t=100.14.30=42000Wh=42kWh

Số điện tiết kiệm được là:

ΔA=A2A1=4216,8=25,2kWh.

Câu 16: Thả rơi tự do một vật từ đỉnh tháp thì thời gian vật chạm đất được xác định bằng (2,0 ±0,1)s. Nếu lấy gia tốc trọng trường tại nơi thả vật chính xác bằng 10m/s2 thì chiều cao của tháp là:

A. (20 ±0,1)

B. (20 ±0,5)

C. (20 ±1)

D. (20 ±2)

Lời giải:

Đáp án đúng là D

Ta có:

h=12.g.t2Δhh¯=2.Δtt¯Δt=20.0,12=2mh=g.t22h¯=10.222=20mh=(20±2)m

Câu 17: Khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3 thì trọng lượng riêng của nước là

A. 1000 N/m3

B. 10000 N/m3

C. 100 N/m3

D. 10 N/m3

Lời giải:

Đáp án đúng là B

d=10.D=10.1000=10000(N/m3).

Câu 18: Cho đoạn mạch gồm R1=5Ω, R2=10Ω được mắc nối tiếp vào nguồn điện có hiệu điện thế 5V.

a) Tính điện trở tương đương.

b) Tính cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch chính.

c) Tính hiệu điện thế giữa mỗi đầu điện trở.

Lời giải:

a. Điện trở tương đương: Rtđ =R1 + R2=5+10=15Ω

b. Cường độ dòng điện qua mạch chính:  I=URtđ =515=13A

Do mạch mắc nối tiếp nên: I=I1 =I2 =13A

c. Hiệu điện thế giữa mỗi đầu điện trở:

U1 =R1.I1 =5.13=53VU2 =R2.I2 =15.13=5(V)

Câu 19: Dùng thước kẹp chia độ tới 110mm để đo đường kính của một bi thép thì có kết quả: d = 8,2 mm. Thể tích viên bi hình cầu là: V=43πR3=43πd23=16πd3.Thể tích viên bi có sai số kèm theo là:

A. (288,7±5)mm3

B. (288±5,3)mm3

C. (288±5)mm3

D. (288,7±5,53)mm3

Lời giải:

Đáp án đúng là C

ΔVV=3.ΔddΔVV=3.0,128,21,83

Ngoài ra: 

V=16πd3=288,7mm3ΔV=1,83.288,71005mm3V=288±5mm3

Câu 20: Sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian gọi là:

A. Chuyển động cơ học.  

B. Đứng yên.

C. Quán tính.     

D. Vận tốc.    

Lời giải:

Đáp án đúng là A

Sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian gọi là chuyển động cơ học.

Câu 21: Lúc 6 giờ sáng, một người đi xe đạp từ A về B với vận tốc 18 km/h. Đến 9 giờ một người đi xe máy từ A về B với vận tốc 45 km/h. Hỏi xe máy đuổi kịp xe đạp lúc mấy giờ chỗ gặp nhau cách B bao xa. Biết quãng đường AB dài 115 km.

Lời giải:

Từ 6 giờ đến 9 giờ cách nhau là: 9 - 6 = 3 (giờ)

Trong 3 giờ, người đi xe đạp đi được là: 18 . 3 = 54 (km)

Mỗi giờ, xe máy gần hơn xe đạp là: 45 - 18 = 27 (km)

Vậy xe máy đuổi kịp xe đạp sau: 54 : 27 = 2 (giờ)

Xe máy đuổi kịp xe đạp khi: 9 + 2 = 11 (giờ)

Trong 2 giờ, xe máy đi được là: 45 . 2 = 90 (km)

Vậy điểm gặp nhau cách B là: 115 - 90 = 25 (km)

Câu 22: Đặt một vật gần sát gương cầu lõm. Từ từ đưa vật ra xa gương cho đến khi không nhìn thấy ảnh của vật. Ảnh của vật thay đổi như thế nào?

Lời giải:

Nhận xét: Ảnh của vật quan sát được trong gương cầu lõm ở thí nghiệm trên là ảnh ảo, lớn hơn vật.

Kết luận: 

Ảnh nhìn thấy được là ảnh ảo, không hứng được trên màn, lớn hơn vật.

Câu 23: Một điện áp xoay chiều được đặt vào hai đầu một điện trở thuần. Giữ nguyên giá trị hiệu dụng, thay đổi tần số của điện áp. Công suất toả nhiệt trên điện trở

A. tỉ lệ thuận với bình phương của tần số.

B. tỉ lệ thuận với tần số.

C. tỉ lệ nghịch với tần số.

D. không phụ thuộc vào tần số.

Lời giải

Biểu thức công suất P = UIcosφ = I2R.

Đáp án đúng: D

Câu 24: Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào

A. pha ban đầu của ngoại lực tuần hoàn tác dụng vào vật.

B. biên độ ngoại lực tuần hoàn tác dụng vào vật.

C. tần số ngoại lực tuần hoàn tác dụng vào vật.

D. lực cản của môi trường tác dụng vào vật.

Lời giải

Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ và tần số của ngoại lực tuần hoàn tác dụng vào vật, lực cản của môi trường, và không phụ thuộc vào pha ban đầu của ngoại lực. 

Đáp án đúng: A

Câu 25: Dòng điện xoay chiều qua một đoạn mạch có biểu thức i = 2cos(120πt – π/3)A. Điện lượng chuyển qua mạch trong khoảng thời gian T/6 kể từ thời điểm t = 0 là

A. -3,25.10-3 C.

B. 4,03.10-3 C.

C. 2,53.10-3 C

D. -4,59.10-3 C

Lời giải

Δq=I0ωsinω.0π3sinω.T6π3=I032ω=23240π4,59.103C

Đáp án đúng: D

Câu 26: Hai nguồn sóng kết hợp A và B cách nhau 50 mm lần lượt dao động theo phương trình u = acos(200πt) cm và u = acos(200πt – π/2) cm trên mặt thoáng của thuỷ ngân. Xét về một phía của đường trung trực của AB, người ta thấy vân lồi bậc k đi qua điểm M có MA – MB = 12,25 mm và vân lồi bậc (k + 3) đi qua điểm N có NA – NB = 33,25 mm. Số điểm cực đại giao thoa trên đoạn AB là (kể cả A, B)

A. 12.

B. 13.

C. 15.

D. 14.

Lời giải

Điều kiện cực đại: d2d1=kλ+φ2φ12π=kλλ4NANBMAMB=3λ=21λ=7mm

Các cực đại trên đoạn AB thỏa mãn: ABkλλ4AB6,9k7,4

Có 14 giá trị của k Có 14 cực đại.

Đáp án đúng: D

Câu 27: Một sóng âm truyền trong không khí với tốc độ 340 m/s và bước sóng 34 cm. Tần số của sóng âm này là

A. 500 Hz.

B. 1000 Hz.   

C. 2000 Hz.

D. 1500 Hz.

Lời giải

Tần số của sóng âm này là: f=vλ=3400,34=1000Hz

Đáp án đúng: B

Câu 28: Một vật dao động điều hòa trên quỹ đạo dài 8 cm với chu kì T = 2 s. Chọn gốc thời gian là lúc vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Phương trình dao động của vật là :

Một vật dao động điều hòa trên quỹ đạo dài 8 cm với chu kì T = 2 s (ảnh 1)

Lời giải

Chu kì dao động của vật là  T=2sω=2πT=2π2=πrad/s

Quỹ đạo của vật dài 8 cm A=4cm

Chọn gốc thời gian là lúc vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương, sử dụng đường tròn lượng giác xác định được φ=π2

Vậy phương trình dao động của vật là: x=4cosπtπ2 cm

Đáp án đúng: D

Câu 29: Trên mặt nước có hai nguồn sóng giống nhau A và B, hai nguồn cùng pha, cách nhau khoảng AB = 10 cm đang dao động vuông góc với mặt nước tạo ra sóng có bước sóng bằng 0,5 cm. C và D là hai điểm khác nhau trên mặt nước, CD vuông góc với AB tại M sao cho MA = 3 cm; MC = MD = 4 cm. Số điểm dao động cực đại trên CD là

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Lời giải

+ Ta có MA = 3 cm ; MB = AB – MA = 10 - 3 = 7 cm

AMMCAC=AM2+MC2=32+42=5cmBMMCBC=BM2+MC2=72+42=8,06cm

+ Xét một điểm N bất kì trên CM, điều kiện để điểm đó cực đại là: d2 – d1 = kλ

Do hai nguồn dao động cùng pha nên:

Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn CM thoã mãn:

d2d1=kλBCACd2d1BMAMBCACkλBMAM

Hay BCACλkBMAMλ

Thay số vào ta được:

8,0650,5k730,56,12k8k=7;8

Có hai điểm cực đại, dễ thấy tại M là 1 cực đại nên trên CD có 3 cực đại

Có 3 vị trí mà đường hypebol cực đại cắt qua CD (1 đường cắt qua CD thành 2 điểm và 1 đường qua M  cắt 1 điểm) 

 Đáp án đúng: A

Câu 30: Tại hai điểm S1 và S2 trên mặt nước cách nhau 20 cm có hai nguồn phát sóng dao động theo phương thẳng đứng với các phương trình lần lượt là u1 =  2cos(50πt)(cm) và u2 = 3cos(50πt + π )(cm), tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 1 m/s. Điểm M trên mặt nước cách hai nguồn sóng S1, Slần lượt 12 cm và 16 cm. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn S2M là:

A. 4.

B. 5.

C. 6.

D. 7.

Lời giải

Bước sóng λ=vf=10025=4cm

Hai nguồn ngược pha nhau nên điểm N cực đại khi d2d1λ=k+12

Ta có:

MS2MS1λk+0,5<S2S2S2S1λ0,5k>5,125

Số cực đại giữa S2M ứng với k = 0; -1; -2; -3; -4; -5

Đáp án đúng: C

Câu 31: Đặt điện áp xoay chiều u=U0cos100πt+π3 (V) vào hai đầu một cuộn cảm thuần có độ tự cảm L=12π  H. Ở thời điểm điện áp giữa hai đầu cuộn cảm là 1002  V thì cường độ dòng điện qua cuộn cảm là 2 A. Biểu thức của cường độ dòng điện qua cuộn cảm là

A. i=22cos100πtπ6  (A).

B. i=23cos100πt+π6(A).

C. i=22cos100πt+π6 (A).

D. i=23cos100πtπ6  (A)

Lời giải

Đặt điện áp u vào hai đầu cuộn cảm thuần khi đó ta có i chậm pha hơn u một góc π2

Ta có:

uU02+iI02=1uI0ZL2+iI02=1I0=23A

 i=23cos100πtπ6A

Đáp án đúng: D

Câu 32: Khi đặt điện áp u = U0cosωt (V) vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở, hai đầu cuộn dây thuần cảm và hai bản tụ điện lần lượt là 30V; 120V và 80V. Giá trị của U0 là:

A. 302V

B. 50V

C. 502V

C. 30 (V)

Lời giải

Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch: U=UR2+ULUC2=50V

Điện áp cực đại: U0=U2=502V

Đáp án đúng: C

Câu 33: Trong thí nghiệm Y−âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe là 1,2 mm. Ban đầu, thí nghiệm được tiến hành trong không khí. Sau đó, tiến hành thí nghiệm trong nước có chiết suất 4/3 đối với ánh sáng đơn sắc nói trên. Để khoảng vân trên màn quan sát không đổi so với ban đầu, người ta thay đổi khoảng cách giữa hai khe hẹp và giữ nguyên các điều kiện khác. Khoảng cách giữa hai khe lúc này bằng 

A. 0,9 mm.

B. 1,6 mm.

C. 1,2 mm.

D. 0,6 mm.

Lời giải

i=λDa;i'=λDna'i'=iλDna'=λDaa'=an=1,24/3=0,9mm

Đáp án đúng: A

Câu 34: Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc λ, màn quan sát cách mặt phẳng hai khe một khoảng không đổi D, khoảng cách giữa hai khe có thể thay đổi (nhưng S1 và S2 luôn cách đều S). Xét điểm M trên màn, lúc đầu là vân sáng bậc 3, nếu lần lượt giảm hoặc tăng khoảng cách S1S2 một lượng Δa thì tại đó là vân sáng bậc k và bậc 5k. Nếu tăng khoảng cách S1S2 thêm 3Δa thì tại M là:

A. vân sáng bậc 9.    

B. vân sáng bậc 7.       

C. vân sáng bậc 8.       

D. vân tối thứ 9.

Lời giải

Ban đầu M là vân sáng bậc 3 xM=3λDa

Khi thay đổi khoảng cách giữa hai khe.

xM=kλDaΔaxM=5kλDa+ΔaΔa=2a3

Nếu tăng khoảng cách S1S2 thêm 3Δa thì tại M:

xM=k'λDa+3Δa=k'.λD3a=3λDak'=9

  M là vân sáng bậc 9

Đáp án đúng: A

Câu 35: Cho mạch điện như hình dưới. Hiệu điện thế giữa hai đầu mạch không đổi và bằng U. Các ampe kế giống nhau có cùng điện trở RA. Giá trị điện trở R = 12 Ω; Rx là biến trở. Khi Rx = 12 Ω thì ampe kế Achỉ I1 = 120 mA, ampe kế A2 chỉ I2 = 40 mA, dòng qua ampe kế A2 có chiều từ M đến N.

Cho mạch điện như hình dưới. Hiệu điện thế giữa hai đầu mạch không đổi và bằng U (ảnh 1)

a. Tìm RA và U.

b. Tìm Rx để tổng số chỉ của ampe kế là 410 mA.

Lời giải

a)

Cho mạch điện như hình dưới. Hiệu điện thế giữa hai đầu mạch không đổi và bằng U (ảnh 1)

Do tính đối xứng của mạch nên số chỉ của ampe kế A3 cũng là 120 mA như ampe kế A1.

Ta có:  IR = IA1 – IA2 = 80 mA.

            UAN = IR.R = IA1RA + IA2(R+ Rx)

=> 0,08.12 = 0,12RA + 0,04(R+ 12) => RA = 3

UAB = IA1RA + IRR = 0,12.3 + 0,08.12 = 1,32 V

b) Do RA < R nên khi chưa có cầu MN (A2 và Rx) thì UMN > 0

=> Khi gắn cầu MN thì dòng qua A2 đi từ M đến N

Theo đề có: IA1 + IA2 + IA3 = 2IA1 + IA2 = 0,41 A                   (1)

Mà: U = IA1RA + IRR = IA1RA + (IA1 – IA2)R => 15IA1 – 12IA2 = 1,32    (2)

Từ (1) và (2):  => IA1 = 0,16 A; IA2 = 0,09 A => IR = 0,07 A

UR = IRR = IA1RA + IA2(R + x) => 0,07.12 = 0,16.3 + 0,09(12 + x)  => x = 1Ω

Câu 36: Cho mạch điện như hình vẽ. Biết E = 12 V; r = 1 Ω; R1 = 5 Ω; R2 = R3 = 10 Ω. Bỏ qua điện trở của dây nối. Hiệu điện thế giữa hai đầu R1 là

Cho mạch điện như hình vẽ. Biết E = 12 V; r = 1 ôm; R1 = 5 ôm; R2 = R3 = 10 ôm (ảnh 1)

A. 7,6 V.

B. 4,8 V.

C. 9,6 V.

D. 10,2 V.

Lời giải

Mạch ngoài gồm: R1//R2ntR3

Điện trở tương đương của mạch ngoài: 

1RN=1R1+1R23=1R1+1R2+R3=14RN=4Ω

Cường độ dòng điện chạy trong mạch: I=ERN+r=121+4=2,4A

Hiệu điện thế giữa hai đầu R1 là

U1=U=EIr=122,4.1=9,6V

Đáp án đúng: C

Câu 37: Cho đoạn mạch điện xoay chiều gồm cuộn dây có điện trở thuần R, mắc nối tiếp với tụ điện. Biết hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn dây lệch pha nhau π/2 so với hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch. Mối liên hệ giữa điện trở thuần R và với cảm kháng ZL của cuộn dây và dung kháng ZC của tụ điện là:

A. R² = ZC(ZL – ZC).

B. R² = ZC(ZC - ZL).

C. R² = ZL(ZC - ZL).

D. R² = ZL(ZL – ZC).

Lời giải

Hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn dây lệch pha nhau π/2 so với hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch => tanφcd.tanφm = -1

ZLR.ZLZCR=1ZLZCZL=R2

Đáp án đúng: C

Câu 38: Con lắc đơn dao động điều hòa có s0 = 4 cm, tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Biết chiều dài của dây là l = 1 m. Hãy viết phương trình dao động biết lúc t = 0 vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương? 

A. s = 4cos(10πt - π/2) cm.

B. s = 4cos(10πt + π/2) cm.

C. s = 4cos(πt - π/2) cm.

D. s = 4cos(πt + π/2) cm.

Lời giải

Tại thời điểm t = 0 vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương φ=π2

Có s0=4cm

Tần số góc của dao động:  ω=gl=101=πrad/s s = 4cos(πt - π/2) cm

Đáp án đúng: C

Câu 39: Li độ và gia tốc của một vật dao động điều hòa luôn biến thiên cùng tần số và

A. Cùng pha với nhau.                                    

B. lệch pha nhau góc π2 .

C. lệch pha nhau góc π4 .

D. ngược pha với nhau.

Lời giải

Li độ và gia tốc trong dao động điều hòa luôn biến thiên cùng tần số nhưng ngược pha nhau

Đáp án đúng: D

Câu 40: Cho mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp gồm R = 50 Ω, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = π10  và tụ điện có điện dung C=100πμF . Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều ổn định có biểu thức u=U2cosωt , tần số dòng điện thay đổi được. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm đạt giá trị cực đại khi tần số dòng điện xoay chiều bằng

A. 53,8 Hz.

B. 85 Hz.

C. 50 Hz.

D. 58,3 Hz.

Lời giải

Ta có:

ωLmax=1C22LCR2=338,4rad/sf=ω2π=53,8Hz

Đáp án đúng: D

Câu 41: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, đầu trên cố định, vật treo có khối lượng m = 200 gam. Kéo vật xuống dưới vị trí cân bằng sao cho lò xo dãn 10,4 cm rồi truyền cho vật một vận tốc 24π cm/s dọc theo trục lò xo, vật dao động điều hòa, khi qua vị trí cân bằng thì động năng của vật là 0,16 J. Lấy g = 10 m/s2; π2 = 10. Lực mà lò xo tác dụng lên vật có độ lớn cực đại bằng:  

A. 4 N.

B. 6 N.

C. 8 N.

D. 5 N.

Lời giải

Ta có:

W=mω2A22=0,16JA2=2Wmω2=2Wk=2WmgΔlA2=1,6Δlg=0,16Δl1

Lại có:

A2=x2+v2ω20,16Δl=0,104Δl2+24π2.104.ΔlgΔl=0,04m

ω=510=5πrad/sk=50N/mFmax=kA+Δl=6N

Đáp án đúng: B

Câu 42: Điện áp giữa hai đầu một đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có điện trở thuần R = 100 Ω có biểu thức u=2002cos100πt+π4(V). Biểu thức của cường độ dòng điện trong mạch là

A. i=22cos100πtπ4A

B. i=22cos100πt+π2A

C. i=22cos100πt+π4A

D. i=2cos100πtπ2A

Lời giải

I0=U0R=2002100=22A

Mạch chỉ có điện trở: i cùng pha với u nên ta có:  φu=φi=π4

Vậy phương trình của i là: i=22cos100πt+π4A

Đáp án đúng: C

Câu 43: Khi tổng hợp hai dao động cùng phương, cùng tần số và khác nhau pha ban đầu thì thấy pha của dao động tổng hợp cùng pha với dao động thứ hai. Kết luận nào sau đây đúng?

A. Biên độ của dao động thứ hai lớn hơn biên độ của dao động thứ nhất và hai dao động ngược pha.

B. Hai dao động có cùng biên độ.

C. Hai dao động lệch pha nhau.

D. Hai dao động vuông pha.

Lời giải

Khi tổng hợp hai dao động cùng phương, cùng tần số và khác nhau pha ban đầu thì thấy pha của dao động tổng hợp cùng pha với dao động thứ hai.

→ Biên độ của dao động thứ hai lớn hơn biên độ của dao động thứ nhất và hai dao động ngược pha.

Đáp án đúng: A

Câu 44: Thực hiện thí nghiệm Y−âng về giao thoa với ánh sáng có bước sóng λ. Khoảng cách giữa hai khe hẹp là 1,0 mm. Trên màn quan sát, tại điểm M cách vân trung tâm 4,5 mm có vân sáng bậc 4. Giữ cố định các điều kiện khác, di chuyển dần màn quan sát dọc theo đường thẳng vuông góc với mặt phẳng chứa hai khe ra xa cho đến khi vân giao thoa tại M chuyển thành vân tối lần thứ 2 thì khoảng dịch màn là 0,9 m. Bước sóng λ trong thí nghiệm bằng

A. 0,65 µm.

B. 0,75 µm.

C. 0,45 µm.

D. 0,54 µm.

Lời giải

Ban đầu tại M có vân sáng bậc 4  

xM=4,5=4ii=1,125mm

Sau khi dịch mà ra xa => D tăng => i tăng => M chuyển thành vân tối thứ 2 khi đó   thì khoảng dịch chuyển màn là 0,9 m.

Ta có:

i1i2=DD+0,9=2,54D=1,5m

λ=i1aD=0,75μm

Đáp án đúng: B

Câu 45: Phát biểu nào sau đây sai về động cơ không đồng bộ 3 pha:

A. Chiều quay của rôto ngược chiều quay của từ trường.

B. Tốc độ quay của rôto nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường.

C. Từ trường quay được tạo ra bởi dòng điện xoay chiều 3 pha.

D. Khi động cơ hoạt động ta có sự chuyển hoá điện năng thành cơ năng.

Lời giải

A – sai, chiều quay của rôto cùng chiều quay của từ trường

Câu 46: Tìm phát biểu đúng khi nói về động cơ không đồng bộ 3 pha:

A. Động cơ không đồng bộ 3 pha được sử dụng rộng rãi trong các dụng cụ gia đình.

B. Rôto là bộ phận để tạo ra từ trường quay.

C. Vận tốc góc của rôto nhỏ hơn vận tốc góc của từ trường quay.

D. Stato gồm hai cuộn dây đặt lệch nhau một góc 900.

Lời giải

A. Sai. Động cơ không đồng bộ ba pha sử dụng trong các nhà máy cần công suất lớn.

B. Sai. Stato mới là bộ phận tạo ra từ trường quay từ dòng điện xoay chiều ba pha.

C. Đúng.

D. Sai. Stato gồm 3 cuộn dây đặt lệch nhau 1200

Đáp án đúng: C

Câu 47: Đặt điện áp xoay chiều u = 220 2cos(100πt + π/6)V (t tính bằng s) vào hai đầu mạch điện gồm điện trở thuần R = 100 Ω, cuộn thuần L và tụ điện C ghép nối tiếp. Tại thời điểm t = 1/600 s điện áp hai đầu bên tụ có giá trị bằng không. Công suất tiêu thụ của đoạn mạch là

A. 363 W.

B. 242 W.

C. 484 W.

D. 121 W.

Lời giải

Tại t=1600s  ta có uC=0φuC=π2

Tương ứng với thời điểm này: φu=100π.1600+π6=π3

u sớm pha hơn  một góc π3+π2=5π6

u sớm pha hơn i một góc π3

Công suất tiêu thụ của mạch: P=U2Rcos2φ=121  W.

Đáp án đúng: D

Câu 48: Đoạn mạch RLC nối tiếp đang xảy ra cộng hưởng. Tăng dần tần số của dòng điện một lượng nhỏ và giữ nguyên các thông số khác của mạch, kết luận nào dưới đây không đúng?

A. Cường độ dòng điện giảm, cảm kháng của cuộn dây tăng, điện áp ở hai đầu cuộn dây không đổi.

B. Cảm kháng của cuộn dây tăng, điện áp ở hai đầu cuộn dây thay đổi.

C. Điện áp ở hai đầu tụ giảm.

D. Điện áp ở hai đầu điện trở giảm.

Lời giải

Đoạn mạch RLC nối tiếp đang xảy ra cộng hưởng. Tăng dần tần số của dòng điện một lượng nhỏ và giữ nguyên các thông số khác của mạch thì cường độ dòng điện giảm, cảm kháng của cuộn dây tăng, điện áp ở hai đầu cuộn dây không đổi.

Đáp án đúng: A

Câu 49: Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với chu kì 0,4 s. Biết trong mỗi chu kì dao động, thời gian lò xo bị dãn lớn gấp 2 lần thời gian lò xo bị nén. Lấy g = π2  m/s2. Chiều dài quỹ đạo của vật nhỏ của con lắc là

A.  8 cm. 

B. 16 cm.  

C. 4 cm.  

D. 32 cm.

Lời giải

+ Độ biến dạng của lò xo tại vị trí cân bằng: T=2πΔlgΔl=  4 cm

Thời gian lò xo giãn gấp 2 lần thời gian lò xo nén, từ đó ta có thời gian nén bằng 2T/3 = T/2 + T/3 cho nên độ dãn lò xo bằng một nửa biên độ → A = 2Δl­0 = 8 cm → L = 2A = 16 cm.  

Đáp án đúng: B

Câu 50: Có hai thanh kim loại giống hệt nhau, một thanh đã nhiễm từ còn thanh kia thì không. Nếu không dùng một vật nào khác có thể xác định được thanh nào đã bị nhiễm từ không? Hãy trình bày cách làm đó?

A. Không.

B. Có. Dựa vào từ trường thanh nam châm.

C. Có. Dựa vào đặc điểm của từng thanh.

D. Tất cả đều sai.

Lời giải

- Từ trường của thanh nam châm chữ I mạnh nhất ở hai đầu và yếu nhất ở khoảng giữa hai thanh nên ta đặt hai thanh vuông góc nhau, đầu của thanh này ở giữa thanh kia thì xảy ra hai trường hợp:

+ Hai thanh hút nhau rất mạnh thì thanh đặt nằm ngang là thanh kim loại, thanh có đầu đặt vào chính giữa thanh kia là thanh nam châm.

+ Hai thanh gần nhau không hút nhau thì thanh đặt nằm ngang là thanh nam châm, thanh có đầu đặt vào chính giữa thanh kia là thanh kim loại.

Đáp án đúng: B

Xem thêm các câu hỏi ôn tập Vật lí chọn lọc, hay khác:

3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án (Phần 18)

3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án (Phần 19)

3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án (Phần 20)

3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án (Phần 21)

3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án (Phần 22)

1 535 06/02/2024


Xem thêm các chương trình khác: