3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án (Phần 22)

Bộ 3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án Phần 22 hay nhất được biên soạn và chọn lọc giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi môn Vật lí. 

1 678 06/02/2024


3000 câu hỏi ôn tập Vật lí (Phần 22)

Câu 1: Lúc chạy để tránh con chó đuổi bắt, con cáo thường thoát thân bằng cách bất thình lình rẽ ngoặt sang hướng khác, đúng vào lúc con chó định ngoạm cắn nó. Tại sao làm như vậy chó lại khó bắt được cáo?

Lời giải:

Khi cáo bất thình lình thay đổi hướng chạy, con chó sẽ không thể chạy được theo cáo, vì theo quán tính, chó còn phải chạy hướng cũ thêm một lúc nữa.

Câu 2: Một người dự định đi xe đạp từ A đến B với vận tốc 8 km/h. Người đó tính nếu tăng vận tốc lên 12 km/h thì người đó đến B sớm hơn 30 phút. Tính quãng đường AB?

Lời giải:

Thời gian đi dự định ban đầu là: t1=sv1=s8

Thời gian đi dự định lúc sau là: t2=sv2=s12

Ta có:

t1t2=0,5s8s12=0,5s=12km

Câu 3: Cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn là I = 0,5 A. Số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc trong khoảng thời gian 10 phút là

A. 9,375.1020hạt.

B. 3,75.1021 hạt.

C. 18,75.1020 hạt.

D. 3,125.1021 hạt.

Lời giải:

Đáp án đúng là C

Số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây trong thời gian trên là

n=qe=Ite=0,5.10.601,6.1019=18,75.1020 hạt electron.

Câu 4: Lực ma sát nghỉ đã xuất hiện trong trường hợp nào?

A. Kéo một quyển vở trên bàn.

B. Thùng hàng trong toa tàu đang chuyển động.

C. Quả bóng lăn trên mặt đất.

D. Kéo cưa để cắt gỗ.

Lời giải:

Đáp án đúng là A

Câu 5: Hai quả cầu kim loại nhỏ, giống hệt nhau, chứa các điện tích cùng dấu q1 và q2, được treo vào chung một điểm O bằng hai sợi dây chỉ mảnh, không dãn, dài bằng nhau. Hai quả cầu đẩy nhau và góc giữa hai dây treo là 60°. Cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau, rồi thả ra thì chúng đẩy nhau mạnh hơn và góc giữa hai dây treo bây giờ là  90°. Tính tỉ số q1q2.

Lời giải: 

Hai quả cầu kim loại nhỏ, giống hệt nhau, chứa các điện tích cùng dấu q1 và q2, được treo vào chung (ảnh 1)

Gọi l là chiều dài của dây treo. Khi chưa trao đổi điện tích với nhau thì khoảng cách giữa hai quả cầu là l vì góc hợp bởi phương của 2 sợi dây là 600. Lực đẩy giữa hai quả cầu là: F1=kq1q2l2

Ta có: tan30o=F1P13=kq1q2Pl2 (1) với P là trọng lượng quả cầu.

Khi cho hai quả cầu trao đổi điện tích với nhau thì mỗi quả cầu mang điện tích q1+q22 . Chúng vẫn đẩy nhau và khoảng cách giữa chúng bây giờ là l2 vì góc hợp bởi phương hai sợi dây là 900.

Lực đẩy giữa chúng bây giờ là: F2=k(q1+q2)28l2

Tương tự như trên, ta có: tan450=F2P1=k(q1+q2)28Pl2 (2)

Từ (1) và (2) suy ra: 83q1q2=(q1+q2)2

Chia hai vế cho q22 ta có: 83q1q2=q1q2+12

Đặt q1q2=x ta có phương trình:

x2+(283)x+1=0x211,86x+1=0

Các nghiệm của phương trình này là x1 = 11,77  x2 = 0,085.

Câu 6: Hai quả cầu nhỏ giống nhau bằng kim loại, có khối lượng 5 g, được treo vào cùng một điểm O bằng hai sợi dây không dãn, dài 10 cm. Hai quả cầu tiếp xúc với nhau. Tích điện cho một quả cầu thì thấy hai quả cầu đẩy nhau cho đến khi hai dây treo hợp với nhau một góc 600. Tính điện tích đã truyền cho quả cầu. Lấy g = 10 m/s2.

Tài liệu VietJack

Lời giải:  

Tài liệu VietJack

tanα2=FPF=mgtanα2=5.103.10.tan30o=360N

sinα2=r2lr=2lsinα2=2.10.sin30o=10cmq=Fr2k=3.0,1260.9.109=1,8.107C

Câu 7: Một quả cầu có khối lượng 2 kg được treo bằng một sợi dây mảnh.

a. Phân tích các lực tác dụng lên quả cầu.

b. Nếu cắt dây thì có hiện tượng gì xảy ra.

Lời giải:  

a. Có 2 lực cân bằng tác dụng lên quả cầu:

−Trọng lực: 

+ Điểm đặt: Tại tâm vật 

+ Phương thẳng đứng 

+ Chiều từ trên xuống 

+ Độ lớn: P=10.m=10.2=20(N)

− Lực căng dây: 

+ Điểm đặt: Tại nơi tiếp xúc giữa sợi dây và quả cầu 

+ Phương thẳng đứng 

+ Chiều từ dưới lên 

+ Độ lớn: T=P=20(N)

b. Nếu cắt dây, không còn lực giữ từ sợi dây, quả cầu chịu tác dụng của lực hút Trái Đất hướng từ trên xuống làm quả cầu bị rơi xuống (có xuất hiện lực cản không khí khi quả cầu rơi nhưng không thắng được trọng lực).

Câu 8: Cho 4 điện tích điểm q1, q2, q3, q4 đặt trong không khí lần lượt tại các đỉnh ABCD của một hình vuông. Nếu hợp lực của các lực điện do các điện tích q1, q2, q3 tác dụng lên q4 có phương AD thì biểu thức liên hệ giữa q2 và q3

Lời giải:

Cho 4 điện tích điểm  đặt trong không khí lần lượt tại các đỉnh ABCD của một hình vuông (ảnh 1)

FD=F1+F2+F3=F1+F23

Do F1 cùng phương với FD (phương AD)

F23 cùng phương với F1 (giá AD)

q2, q3  trái dấu (1)

Từ hình ta có: F3F2=k|q3q4|CD2k|q2q4|BD2=|q3|a2|q2|(a2)2=2q3q2. Lại có F3F2=cos450

q2q3=2cos450=22

Kết hợp với (1) suy ra: q3=22q2

Câu 9: Hai điện tích điểm q1=108C,  q2=4.108C đặt tại A và B cách nhau 9 cm trong chân không. Xác định lực tương tác giữa hai điện tích.

Lời giải:  

Lực tương tác điện: 

F12=k.q1q2r2=12250(N)

Câu 10: Một ô tô chạy với vận tốc 72 km/h về phía đông trong cơn mưa, gió thôi tạt những hạt mưa lệch góc 600 so với phương thẳng đứng. Tính độ lớn vận tốc của hạt mưa so với mặt đất và vận tốc hạt mưa so với xe.

Lời giải:  

Ta có:

+ Hạt mưa (1)

+ Mặt đất (3)

+ Xe (2)

v12: vận tốc hạt mưa so với xe, v12 hợp với phương thẳng đứng góc 600.

v23 = 72 km/h = 20 m/s: vận xe so với mặt đất

v13: vận tốc hạt mưa so với mặt đất

tan600=v23v13v13=v23tan600=20tan600=203m/s

Vận tốc hạt mưa so với xe là v12=v132+v23223,1m/s

Câu 11: Khi đi xuôi dòng sông, một chiếc ca nô đã vượt một chiếc bè tại điểm A. Sau thời gian t = 60 phút, chiếc ca nô đi ngược lại và gặp chiếc bè tại một điểm cách A về phía hạ lưu một khoảng l=6km. Xác định vận tốc chảy của dòng nước. Biết rằng động cơ của ca nô chạy với cùng một chế độ ở cả hai chiều chuyển động.

Lời giải: 

Gọi v1 là vận tốc của dòng nước (chiếc bè)

v là vận tốc của ca nô khi nước đứng yên

Khi đó vận tốc ca nô:

- khi xuôi dòng: v+v1

- khi ngược dòng: vv1

Giả sử B vị trí ca nô bắt đầu đi ngược, ta có: AB=v+v1t

Khi ca nô ở B giả sử chiếc bè ở C thì: AC=v1t

Ca nô gặp bè đi ngược lại ở D thì: l=ABBD (Gọi t’ là thời gian ca nô ngược lên gặp bè)  l=v+v1tvv1t   (1)

Mặt khác: l=AC+CDl=v1t+v1t    (2)

Từ (1) và (2) ta có

v+v1tvv1t= v1t+v1tvt+v1tvt+v1t=v1t+v1t

t=t (3)

Thay (3) vào (2) ta có: l=v1t+v1tv1=l2t=62=3 (km/h)

Câu 12: Một đoàn tàu dài 180 m đi qua một người đi xe đạp ở chiều ngược lại trong 24 giây. Vận tốc của người đi xe đạp là 9 km/h. Tính vận tốc của đoàn tàu.

Lời giải:

Đoàn tàu hỏa dài 180 m lướt qua người đi xe đạp hết 24 giây, có nghĩa là sau 24 giây tổng quãng đường tàu hỏa và xe đạp đi là 180 m.

Như vậy tổng vận tốc của tàu hỏa và xe đạp là: 18024=152m/s=27km/h

Vận tốc của xe đạp là 9 km/h, thì vận tốc của tàu hỏa là: 27 – 9 =18 (km/h).

Câu 13: Lúc 6 giờ sáng, một xe tải khởi hành từ A với vận tốc 40 km/h đi về B. Sau 1 giờ 30 phút một xe du lịch cũng khởi hành từ A với vận tốc 60 km/h và đuổi theo xe tải. Hỏi lúc mấy giờ thì hai xe gặp nhau và chỗ gặp nhau cách A bao nhiêu km biết quãng đường AB dài 200 km.

Lời giải:

Đổi: 1 giờ 30 phút = 1,5 giờ 

Quãng đường đường xe tải đi là:  40 . 1,5 = 60 (km)

Thời gian hai xe đuổi kịp nhau là: 60 : (60 - 40) = 3 (giờ)

Thời điểm hai xe gặp nhau là: 6 giờ + 3 giờ + 1 giờ 30 phút = 10 giờ 30 phút

Chỗ gặp nhau cách A là: 60 . 3 = 180 (km)

Câu 14: Một con lắc lò xo gồm quả nặng có khối lượng 1 kg gắn với một lò xo có độ cứng k = 1600 N/m. Khi quả nặng ở vị trí cân bằng, người ta truyền cho nó vận tốc ban đầu bằng 2 m/s. Biên độ dao động của con lắc là:

A. A = 6 cm.

B. A = 5 cm.

C. A = 4 cm.

D. A = 3 cm.

Lời giải:

Đáp án đúng là B

+ ω=km=16001=40 rad/s

+ Truyền cho vật vận tốc 2 m/s tại vị trí cân bằng

 vmax =ωA=2 A=0,05m=5cm.

Câu 15: Có hai điện trở và R1=30 Ω và biến trở Rbmắc nối tiếp với nhau vào nguồn điện có hiệu điện thế U = 18V.

Khi Rb=10 Ω. Tính điện trở của toàn mạch và cường độ dòng điện trong mạch chính.

- Công suất tiêu thụ của cả mạch điện và điện năng biến trở tiêu thụ trong 5 phút

Lời giải:

 

 R1nt  RbRtđ=R1+Rb=40Ω;I=URtd=1840=0,45A

Công suất tiêu thụ của mạch điện là: P=U.I=18.0,45=8,1  W

 A=P.t=8,1.5.60=2430  J

Câu 16: Đồ thị dao động âm do hai dụng cụ phát ra biểu diễn như hình vẽ bên. Ta có kết luận:

Đồ thị dao động âm do hai dụng cụ phát ra biểu diễn như hình vẽ bên. Ta có kết luận (ảnh 1)

A. Độ to của âm 2 lớn hơn độ to của âm 1.

B. Âm 1 là âm nhạc, âm 2 là tạp âm.

C. Hai âm có cùng âm sắc.

D. Độ cao của âm 2 cao hơn độ cao của âm 1.

Lời giải:

Đáp án đúng là D

Âm 2 có chu kì xác định  không phải tạp âm.

Hai âm có đồ thị âm khác nhau  không cùng âm sắc.

Từ đồ thị ta thấy chu kì âm 2 nhỏ hơn âm 1 tần số âm 2 lớn hơn âm 1 độ cao âm 2 lớn hơn âm 1.

Câu 17: Vẽ sơ đồ mạch điện gồm: 1 nguồn điện, 1 công tắc đóng, 2 bóng đèn mắc nối tiếp, 1 ampe kế, 1 vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn, 1 số dây dẫn.

Lời giải:

Vẽ sơ đồ mạch điện gồm: 1 nguồn điện, 1 công tắc đóng, 2 bóng đèn mắc nối tiếp, 1 ampe kế, 1 vôn kế đo hiệu điện thế (ảnh 1)

Câu 18: Một người đi xe máy lên dốc có độ nghiêng 5° so với phương ngang với vận tốc trung bình lên dốc là 18 km/h. Hỏi người đó mất bao lâu để lên tới đỉnh dốc? Biết đỉnh dốc cách mặt đất 18 m.

Lời giải:

Tài liệu VietJack

Xét ∆ABC vuông tại B có góc A = 5°

AC=18sin50=206,5m18 km/h = 5 m/s

Thời gian người đó đi mất là: t=206,55=41,3(s)

Câu 19: Bình nhiệt lượng kế chứa nước có khối lượng nước m1 = 100g đang ở t1 = 25oC. Người ta thả vào bình một quả cầu bằng kim loại có khối lượng m2 = 100g ở nhiệt độ t2 = 100oC, nhiệt độ của hệ thống khi cân bằng nhiệt là 30oC. Sau đó người ta đổ thêm vào bình một lượng nước có khối lượng m3 = 200g cũng ở nhiệt độ t1 = 25oC thì nhiệt độ của hệ thống khi cân bằng là t = 27,5oC. Cho biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kgK. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt của hệ thống với môi trường bên ngoài. Bình nhiệt lượng kế có thu và tỏa nhiệt. Tìm nhiệt dung riêng c2 của kim loại chế tạo quả cầu.

Lời giải:

Đổi 100 g = 0,1 kg; 200 g = 0,2 kg

Khối lượng của nhiệt lượng kế là m, nhiệt dung riêng của chất làm nhiệt lượng kế là c

Giai đoạn 1:

Gọi nhiệt độ cân bằng là t

Theo phương trình cân bằng nhiệt:

m1c1Δt1+mcΔt=m2c2Δt20,1.4200.(3025)+mc(3025)=0,1c2(10030)

2100+5mc=7c2  (1)

Giai đoạn 2:

Theo phương trình cân bằng nhiệt:

m3c1Δt3=m2c2Δt4+m1c1Δt5+mcΔt6

0,2.4200.(27,525)=0,1.c2.(3027,5)+0,14200(3027,5)+mc3027,5

2100=0,25c2+1050+2,5mc (2)

Từ (1) vào (2): mc=364c2=560

Thay vào phương trình (1)c2=560J/kgK

Câu 20: Một con lắc lò xo đang dao động điều hòa với biên độ A. Khi vật nặng vừa đi khỏi vị trí cân bằng một đoạn S thì động năng của chất điểm là 0,091 J. Đi tiếp một đoạn 2S thì động năng chỉ còn 0,019 J và nếu đi thêm một đoạn S nữa (A > 3S) thì động năng của vật là:

A. 32 mJ.

B. 48 mJ.

C. 36 mJ.

D. 96 mJ.

Lời giải:

Đáp án đúng là C

Cơ năng:

W=Wt+Wd=12kx2+Wd=12kA2

Ta có:

W=12kS2+0,091=12k(3S)2+0,019W=0,1J=12kA212kS2=0,009JS=0,3A

Khi vật đi thêm 

S:x=0,8AWd=0,10,1.0,82=36mJ

Câu 21: Hai quả cầu kim loại nhỏ giống nhau treo vào một điểm bởi 2 dây l=20cm. Truyền cho 2 quả cầu điện tích tổng cộng q=8.107C, chúng đẩy nhau, các dây treo hợp thành góc 2α=90o.  Cho g=10m/s2

a. Tìm khối lượng mỗi quả cầu.

b. Truyền thêm cho 1 quả cầu điện tích q', hai quả cầu vẫn đẩy nhau nhưng góc giữa 2 dây treo giảm còn 60o. Tính q'? 

Lời giải:

Tài liệu VietJack

a) Ta có:

2α=900α=450

Từ hình, ta có: tanα=FdPtan450=FdP=1Fd=P 1

+ Lại có: Fd=P

Với q điện tích tổng cộng của 2 quả cầu q=8.107C

Fd=k|q1q2|r2=9.1098.10722(0,22)2=0,018N

Thay vào (1)

  P=0,018=mg=m.10m=1,8.103kg=1,8g 

b)

Tài liệu VietJack

α'=6002=300

+ Tương tự, ta có:

tanα'=FdPFd=P.tan300=0,01833N

+ Ta có, khoảng cách giữa 2 quả cầu khi này là r′

Với  r'2=l.sinα'

r'=2l.sinα'=2.20.sin300=20cm=0,2m

Fd'=k|q1q2'|r'2=0,018339.1098.1072.q2'0,22=0,01833|q2'|=1,15.107C

Do 2 quả cầu vẫn đẩy nhau q2'=1,15.107C

Ta có: 

q2'=q2+q'q'=q2'q2q'=1,5.1078.1072=2,85.107C

Câu 22: Chuyển động của phân tử hidro ở 0oC có vận tốc 1692 m/s, của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất có vận tốc 28800 km/h. Hỏi chuyển động nào nhanh hơn?

Lời giải:

Ta có:

28800km/h=28800km1h=28800000m3600s=8000m/s

Mặt khác: 8000 m/s > 1692 m/s.

Vậy vận tốc của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất nhanh hơn vận tốc của phân tử hidro ở 0oC.

Câu 23: Một vật chịu tác dụng của ba lực như hình vẽ thì cân bằng:

Tài liệu VietJack

Biết rằng độ lớn của lực F3 = 40 N. Hãy tính độ lớn của lực F1.

A. 80 N.

B. 40 N.

C. 803 N.

D. 403 N.

Lời giải:

Đáp án đúng là D

Tài liệu VietJack

Gắn hệ trục tọa độ Oxy như hình vẽ

Phân tích F2 thành 2 thành phần theo phương Ox và Oy như hình

Ta có vật cân bằng: F1+F2+F3=0 (1)

Chiếu (1) lên các phương, ta được:

Ox: F1F2x=0 (2)

Oy:F2yF3=0 (3)

Mặt khác, ta có: α=18001200=600

F2x=F2cosαF2y=F2sinα

F2y=F3F2sin600=40F2=40sin600=803NF1=F2x=F2cosα=803.cos600=403N

Câu 24: Quan sát sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, người ta đo được khoảng cách giữa 5 nút sóng liên tiếp là 100 cm. Biết tần số của sóng truyền trên dây bằng 100 Hz, vận tốc truyền sóng trên dây là:

A. 50 m/s.

B. 100 m/s.

C. 25 m/s.

D. 75 m/s.

Lời giải:

Đáp án đúng là A

Giữa 5 nút liên tiếp có 4 bụng nên:

AB=4λ2=4v2f1=2v100v=50(m/s)

Câu 25: Biểu diễn lực sau: Lực kéo một thùng hàng có độ lớn 30 N theo phương nằm ngang, chiều từ trái qua phải, tỉ xích 1 cm ứng với 5 N.

Lời giải:

 Biểu diễn lực sau: Lực kéo một thùng hàng có độ lớn 30 N theo phương nằm ngang, chiều từ trái qua phải (ảnh 1)

Câu 26: Từ mặt đất ném một vật với vận tốc 10 m/s lên trên theo phương thẳng đứng. Tốc độ trung bình của vật đến khi vật chạm đất là

A. 10 m/s.

B. 20 m/s.

C. 5 m/s.

D. Không xác định được.

Lời giải:

Đáp án đúng là C

Thời gian để vật chạm đất là: t=2vog

Quãng đường mà vật đã chuyển động đến khi chạm đất: s=vo2g

Tốc độ trung bình vα=st=vo2=5m/s

Chú ý: Có thể nhận xét nhanh: Giai đoạn vật đi lên là chậm dần đều từ tốc độ vo đến 0, giai đoạn đi xuống là nhanh dần đều từ tốc độ bằng 0 đến vo nên tốc độ trung bình trong mỗi giai đoạn là vo2và cả quá trình cũng bằng vo2=5cm/s

Câu 27: Một người đi xe đạp trong quãng đường 200 m với vận tốc 20 m/phút. Hỏi thời gian người đó đi xe đạp là bao nhiêu?

Lời giải:

Thời gian người đó đi xe đạp là: 200 : 20 = 10 ( phút )

Câu 28: Một bình thông nhau gồm hai nhánh hình trụ thẳng đứng có tiết diện thẳng lần lượt là S1 =100 cm2 S2 =60 cm2 chứa nước có khối lượng riêng  D0 =1 g/cm3. Mực nước cách miệng các nhánh h0=3 cm

1. Thả một vật có khối lượng m=80 gvà khối lượng riêng D1 =0,8 g/cm3 vào nhánh lớn. Tính mực nước dâng lên ở nhánh nhỏ.

2. Sau đó đổ dầu có khối lượng riêng D2 =0,75 g/cm3  vào nhánh lớn cho đến khi đầy thì toàn bộ vật bị ngập hoàn toàn trong nước và dầu. Tính thể tích vật bị ngập trong nước và khối lượng dầu đã đổ vào.

Lời giải:

1. Độ tăng của áp suất lên đáy bình là:

Δp=10mS1+S2=10D0ΔhΔh=mD0S1+S2

Một bình thông nhau gồm hai nhánh hình trụ thẳng đứng có tiết diện thẳng lần lượt là S1=100 cm vuông (ảnh 1)

2. Lúc cân bằng:  FA1 + FA2 = P

Gọi Vn và Vd là thể tích vật chìm trong nước và trong dầu

10D0Vn+10D2Vd=10mVn+Vd=V=mD1D0Vn+D2mD1Vn=mVn=mD1.D1D2D0D2=20cm3;Vd=80cm3

Cân bằng áp suất:

Thể tích nước không đổi

Giải hệ trên ta thu được: h=S1h0D2+Vn(D0D2)S1D0+S2(D0D2)=2cmx=S2hVnS1=1cm

Tương tự ý 1, ta có: 

h=m+MD0(S1+S2)M=D0h(S1+S2)m=0,24kg

Câu 29: Một thuyền đi từ A đến B cách nhau 6 km trên một đường thẳng rồi trở về A. Biết rằng vận tốc của thuyền so với nước yên lặng là 5 km/h, vận tốc nước chảy là 1 km/h. Thời gian chuyển động của thuyền cả đi và về là bao nhiêu? Biết rằng nước chảy từ A đến B.

Lời giải:

Nước chảy từ A đến B: vx=vt+vn=5+1=6

Thời gian chuyển động của thuyền khi đi: t1=Svx=66=1  h

Vận tốc lúc về: vng=51=4  km

Thời gian thuyền khi về: t2=Svng=64=1,5h

Tổng thời gian cả đi và về: t=t1+t2=1+1,5=2,5h

Câu 30: Trên một bóng đèn có ghi 220 V – 100 W và trên một bóng đèn khác có ghi 220 V – 40 W. Mắc nối tiếp hai bóng đèn này vào hiệu điện thế 220 V thì đèn nào sáng hơn? Vì sao? Tính điện năng mà mạch điện này sử dụng trong 1 giờ. Cho rằng điện trở của các bóng đèn có giá trị như khi chúng sáng bình thường.

Lời giải:

Lập tỉ lệ:

R1R2 =U12P1U22P2=2202100220240=4841210=25R2=2,5R1 .

Vậy đèn 1 có điện trở nhỏ hơn đèn 2 là 2,5 lần.

Cường độ dòng điện định mức của đèn 1 là: Iđm1=Pđm1Uđm1=1002200,45A

Cường độ dòng điện định mức của đèn 2 là: Iđm2= Pđm2 Uđm2=402200,18A

Khi ghép nối tiếp, cường độ dòng điện trong đoạn mạch là:

I=UR12=UR1+R2=220484+1210=0,13A

Vì đèn 1 và đèn 2 mắc nối tiếp nên:  I1=I2=I=0,13A.

Qua kết quả tính toán ta so sánh và biết được dòng điện qua cả hai đèn chưa đến giá trị định mức của chúng vì vậy cả hai đèn đều sáng mờ. Nhưng đèn 2 sẽ sáng hơn đèn 1. (vì I gần với Iđm1 hơn Iđm2)

Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch trong 1 giờ là:

A=U.I.t=220.0,13.3600=102960 J=0,0286kW.h

Điện năng mạch điện tiêu thụ trong 1 giờ là:

A=P1+P2t=100+40.3600=504000J=0,14kW.h.

Câu 31: Một chiếc phà chạy xuôi dòng từ A đến B mất 3 h, khi chạy về mất 6 h. Hỏi nếu phà tắt máy trôi theo dòng từ A đến B mất bao lâu?

A. 6 h.

B. 12 h.

C. 7 h.

D. 15 h.

Lời giải:

Gọi phà là 1, nước là 2, bờ là 3

Ta có:

+ vận tốc của phà so với nước là v1,2

+ vận tốc của phà so với bờ là v1,3

+ vận tốc của nước so với bờ là v2,3

v1,3=v1,2+v2,3

Khi phà chạy xuôi dòng thì v1,2v2,3 v1,3 = v1,2 + v2,3 = AB3(1)

Khi phà chạy ngược dòng thì v1,2v2,3v1,3 =v1,2  v2,3 =AB6(2)

Từ (1) và (2) v1,2=AB4(km/h)v2,3 =AB12(km/h)

Khi phà tắt máy trôi theo dòng nước thì vận tốc của phà so với bờ sông bằng vận tốc của nước so với bờ: v1,3 = v2,3 =AB12  km/h

Thời gian phà tắt máy trôi theo dòng từ A đến B là: t=ABv1,3=ABAB12=12h

Câu 32: Vật khối lượng m đặt trên mặt phẳng nghiêng hợp với phương nằm ngang một góc α (hình vẽ). Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng nghiêng là μt. Khi được thả ra, vật trượt xuống. Gia tốc của vật phụ thuộc vào những đại lượng nào?

Vật khối lượng m đặt trên mặt phẳng nghiêng hợp với phương nằm ngang một góc alpha (hình vẽ) (ảnh 1)

A. μt, m, α.

B. μt, g, α.

C. μt, m, g.

D. μt, m, g, α.

Lời giải:

+ Có ba lực tác dụng lên vật khi vật trượt xuống mặt phẳng nghiêng:

Gồm trọng lực P được phân tích thành hai thành phần Px và Py; lực ma sát  Fms; phản lực N.

Vật khối lượng m đặt trên mặt phẳng nghiêng hợp với phương nằm ngang một góc alpha (hình vẽ) (ảnh 1)

+ Áp dụng định luật II Niuton, ta có: P+ Fms+N=m.a (1)

+ Chọn hệ trục gồm: Ox hướng theo chiều chuyển động của vật: trên mặt phẳng nghiêng, Oy vuông góc với Ox và hướng xuống.

+ Chiếu biểu thức vecto (1) lên trục Ox, Oy ta được:

Theo trục Ox: Px  Fms = maPx μ.N=ma (2)

Theo trục Oy: Py  N=0 (3) (theo trục Oy vật không có gia tốc)

Thế (3) vào (2):

a=Pxμ.Pym=mgsinαμmg.cosαm=g(sinαμ.cosα) 

Kết quả cho thấy gia tốc a của vật trượt có ma sát trên mặt phẳng nghiêng phụ thuộc vào g, μt, α

Câu 34: Lúc 8 giờ, một người đi xe đạp từ nhà với vận tốc là 12 km/giờ và đi đến bưu điện huyện. Dọc đường người đó phải dừng lại sửa xe 15 phút nên đến bưu điện huyện lúc 9 giờ 45 phút. Tính quãng đường người đó đi từ nhà đến bưu điện huyện?

Lời giải:

Thời gian người đó đi từ nhà đến bưu điện huyện là:

9 giờ 45 phút −15 phút − 8 giờ = 1 giờ 30 phút

Đổi 1 giờ 30 phút = 1,5 giờ

Quãng đường người đó đi từ nhà đến bưu điện huyện là: 12.1,5 = 18 (km)

Câu 35: Vôn kế có thang đo là 300 V, cấp chính xác là 1,5 thì sai số tuyệt đối lớn nhất của ôm kế đó là bao nhiêu?

Lời giải:

Vôn kế có thang đo là 300 V, cấp chính xác là 1,5 thì sai số tuyệt đối lớn nhất của ôm kế đó là 4,5 V

Giải thích:

Ta lấy: 300 x 1,5% = 4,5 V.

Sai số là 4,5 V.

Câu 36: Một xe ca và một xe tải cùng đi từ tỉnh A đến tỉnh B. Mỗi giờ xe tải đi được 40 km, xe ca đi được 60 km. Xe tải đi trước xe ca 2 giờ, cả hai xe đến B cùng một lúc. Hỏi quãng đường AB dài bao nhiêu ki-lô-mét?

Lời giải:

Nếu xe ca đi số giờ bằng xe tải thì quãng đường xe ca đi sẽ dài hơn là:

60 . 2 = 120 (km)

1 giờ xe ca đi nhanh hơn xe tải là: 60 - 40 = 20 (km)

Số giờ xe tải đi là: 120 : 20 = 6 (giờ)

Quãng đường AB dài là: 40 . 6 = 240 (km)

Câu 37: Lấy ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về kích thước các vật.

Lời giải:

- Ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về kích thước các vật:

+ Giác quan chúng ta cảm nhận chiếc bút bi có chiều dài 15 cm, nhưng khi dùng thước kẻ để đo chiều dài bút bi thì ta đo được chiều dài thực của bút là 14 cm.

+ Giác quan chúng ta cảm thấy có thể mặc vừa chiếc áo này, nhưng khi mặc vào lại không vừa do chiếc áo có kích thước nhỏ hơn cơ thể chúng ta.

Câu 38: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm vật nặng có khối lượng 100 g, lò xo nhẹ có độ cứng k = 40 N/m. Tại thời điểm ban đầu kéo vật dọc trục lò xo xuống dưới vị trí cân bằng sao cho lò xo giãn 6,5 cm rồi thả nhẹ, g=10m/s2. Biên độ dao động của vật.

Lời giải:

Ta có: 

m=100g=0,1kg;k=40(N/m),g=10(m/s2)

Độ dãn lò xo tại vị trí cân bằng là: 

Δl0=mgk=0,1.1040=0,025(m)=2,5(cm)

Tại thời điểm ban đầu kéo vật dọc trục lò xo xuống dưới vị trí cân bằng sao cho lò xo dãn 6,5(cm)

Δl=Δl0+A=6,5A=6,5Δl0=6,52,5=4(cm)

Biên độ dao động của vật là A = 4 (cm).

Câu 39: Một chất điểm dao động điều hòa có phương trình x=4cos4πtcm. Biên độ dao động là

A. 4πcm.

B. 8 cm.

C. 2 cm.

D. 4 cm.

Lời giải:

Đáp án đúng là D

Từ phương trình thấy biên độ A = 4 cm.

Câu 40: Hai dao động điều hòa x1 và x2 có cùng phương, cùng tần số, cùng biên độ bằng 7cm. Biết dao động tổng hợp có biên độ 7cm. Khi đó, x1 và x2:

A. Lệch pha 2π3.

B. Cùng pha.

C. Ngược pha.

D. Vuông pha.

Lời giải:

Đáp án đúng là A

A2=A12+A22+2A1.A2.cosφcosφ=A2A12A222A1.A2=7272722.7.7=12φ=2π3

Câu 41: Dựa vào đồ thị chuyển động của vật như trên hình vẽ, em hãy cho biết: sau 2 giờ kể từ khi xuất phát thì vật cách điểm xuất phát bao nhiêu km?

Dựa vào đồ thị chuyển động của vật như trên hình vẽ, em hãy cho biết: sau 2 giờ kể từ khi xuất phát (ảnh 1)

A. 25 km.

B. 50 km.

C. 75 km.

D. 100 km.

Lời giải:

Đáp án đúng là B

Dựa vào đồ thị ta thấy lúc 2 giờ kể từ khi xuất phát thì vật đã đi được quãng đường 50 km và cách điểm xuất phát 50 km

Câu 42: Trên một bóng đèn có ghi 220 V – 75 W. 

- Tính cường độ dòng điện qua bóng đèn và điện trở của nó khi đèn sáng bình thường

- Có thể dùng cầu trì loại 0,5A cho bóng đèn này được hay không? Vì sao?

Lời giải:

- Khi đèn sáng bình thường thì công suất tiêu thụ (P) của đèn bằng công suất định mức 75 W.

Ta có: P = UI = 75 W

Cường độ dòng điện qua bóng đèn là: I=PU=75220=0,341A

Điện trở khi đèn sáng bình thường là: R=UI=2200,341=645Ω

- Có thể dùng cầu trì loại 0,5 A cho bóng đèn này vì nó đảm bảo cho đèn hoạt động bình thường và sẽ nóng chảy, tự động ngắt mạch khi đoản mạch.

Câu 43: Một bóng đèn được mắc vào nguồn có hiệu điện thế 12 V, công của dòng điện sản ra trong 1 giây trên dây tóc của đèn là 6 J thì điện trở của nó là bao nhiêu?

Lời giải:

Công của dòng điện sản ra là: A=Pt=U2Rt

Điện trở của bóng đèn là: R=U2tA=122.16=24(Ω)

Câu 44: Một quả bóng bàn được thả rơi mỗi khi chạm sàn nó nảy lên được 2/5 độ cao trước đó sau khi chạm sàn lần 3 thì nó nảy lên ở độ cao 8 cm hỏi lúc đầu quả bóng bàn được thả rơi ở độ cao bao nhiêu m.

Lời giải:

Do mỗi lần chạm sàn quả bóng bàn nảy lên được 25 độ cao trước đó, nên:

Độ cao trước khi quả bóng chạm sàn lần thứ 3 là: 8:25=20 (cm)

Độ cao trước khi quả bóng chạm sàn lần thứ 2 là: 20:25=50 (cm)

Độ cao lúc đầu quả bóng bàn được thả xuống là: 50:25=125 (cm) = 1,25 (m)

Câu 45: Cho 3 điện trở R1=6Ω; R2=12Ω; R3=16 Ω được mắc song song với nhau vào hiệu điện thế U = 2,4 V.

1. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.

2. Tính cường độ dòng điện qua mạch chính và qua từng điện trở.

Lời giải:

1. Điện trở tương đương của đoạn mạch là:

1R=1R1+1R2+1R3=16+112+116=516R=3,2(Ω)

2. Cường độ dòng điện qua đoạn mạch và qua từng điện trở là:

I=UR=2,43,2=0,75(A)I1=UR1=2,46=0,4(A)I2=UR2=2,412=0,2(A)I3=UR3=2,416=0,15(A)

Câu 46: Cho mạch điện như hình vẽ. R1=1 Ω, R2=3 Ω, Rv=, R3=5 Ω, hiệu điện thế UAB = 12 V. Khi khóa K mở, vôn kế chỉ 2 V. Tính R3.

Tài liệu VietJack

Lời giải:

Khi K mở 

R3ntR1R2R12=R1R2R1+R2=131+3=0,75ΩUV ​=U12=2VI12=I3=83AU3=UABUV=122=10VR3=U3I3=1083=3,75Ω

Câu 47: Cho hệ thống ròng rọc biểu diễn như hình vẽ. Hệ thống ròng rọc này cho lợi số lần về lực là

Tài liệu VietJack

 

A. lợi 2 lần.

B. lợi 4 lần.

C. lợi 6 lần.

D. lợi 8 lần.

Lời giải:

Đáp án đúng là C

Hình vẽ trên có 3 ròng rọc động và 1 ròng rọc cố đinh.

Một ròng rọc động cho ta lợi 2 lần về lực.

3 ròng rọc động cho ta lợi 6 lần về lực.

Câu 48: Một chùm tia sáng chiếu lên mặt gương phẳng theo phương nằm ngang muốn có chùm tia phản xạ chiếu xuống đáy giếng theo phương thẳng đứng ta cần phải đặt gương như thế nào?

Lời giải:

Một chùm tia sáng chiếu lên mặt gương phẳng theo phương nằm ngang muốn có chùm tia phản xạ chiếu xuống đáy (ảnh 1)

Ta có: 

SOQ^+QOS'^=90oSOQ^=QOS'^=90o2=45

Do QO là pháp tuyến của gương:

POS^+SOQ^=90oSOP^=90o45o=45o

Vậy để thu được tia phản xạ hướng xuống dưới ta cần đặt gương hợp với phương nằm ngang một góc 450.

Câu 49: Nêu tác hại và lợi ích của ma sát

Lời giải:

Một số tác hại và lợi ích của lực ma sát là:

+ Tác hại: cản trở chuyển động (đây là tác hại lớn nhất của lực ma sát), làm bào mòn các dụng cụ, chi tiết máy, khi tác dụng lên cơ thể người có thể làm cho ta cảm thấy rát, nóng,....

+ Lợi ích: giúp xe đi qua được vũng lầy, giúp con người, động vật, xe cộ có thể bám vào mặt đường để di chuyển, tạo ra lửa (thời nguyên thủy ),....

Câu 50: Một thùng cao 1,2 m đựng đầy nước. Tính áp suất của nước lên đáy thùng và lên một điểm cách đáy thùng 0,4 m (biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m2).

Lời giải:

Áp suất của nước ở đáy thùng là: p1 =d.h1 =10000.1,2=12000 N/m2

Áp suất của nước lên điểm cách đáy thùng là 0,4 m là:

P2 =d.h2 =10000.1,20,4=8000 N/m2

Xem thêm các câu hỏi ôn tập Vật lí chọn lọc, hay khác:

3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án (Phần 18)

3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án (Phần 19)

3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án (Phần 20)

3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án (Phần 21)

3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án (Phần 23)

1 678 06/02/2024


Xem thêm các chương trình khác: