3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án (Phần 28)

Bộ 3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án Phần 28 hay nhất được biên soạn và chọn lọc giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi môn Vật lí. 

1 506 06/02/2024


3000 câu hỏi ôn tập Vật lí (Phần 28)

Câu 1: Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực nào?

A. Lực kéo do đầu tàu tác dụng lên toa tàu.

B. Trọng lực của tàu.

C. Lực ma sát giữa tàu và đường ray.

D. Cả ba lực trên.

Lời giải

Ta có: Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng trọng lực của tàu.

Vì khi đó, trọng lực vuông góc với mặt bị ép, lực ma sát và lực kéo có phương song song với mặt bị ép.

Đáp án đúng: B

Câu 2: Hình nào sau đây biểu diễn đúng trọng lực của vật có khối lượng 5 kg?

Hình nào sau đây biểu diễn đúng trọng lực của vật có khối lượng 5 kg (ảnh 1)

Lời giải

Ta có, P=10m=5.10=50N

+ Trọng lực của vật:

+ Mỗi mắt xích ứng với ứng với 25N 50 N ứng với 2 mắt xích

Lại có, trọng lực luôn luôn hướng xuống

=> Hình A biểu diễn đúng trọng lực của vật nặng có khối lượng 5 kg

Hình B sai vì mỗi mắt xích ứng với ứng với 2,5 N 50 N ứng với 20 mắt xích

Hình C, D sai vì trọng lực phải có phương thẳng đứng hướng xuống.

Đáp án đúng: A

Câu 3: Trong thí nghiệm giao thoa sóng ở mặt nước, hai nguồn kết hợp đặt tại hai điểm A và B dao động cùng pha theo phương thẳng đứng. Trên đoạn thẳng AB, khoảng cách giữa hai cực tiểu giao thoa liên tiếp là 0,5 cm. Sóng truyền trên mặt nước có bước sóng là

A. 1,0 cm.

B. 4,0 cm.

C. 2,0 cm.

D. 0,25 cm.

Lời giải

Khoảng cách giữa hai cực tiểu giao thoa liên tiếp là λ2=0,5cm do đó sóng truyền trên mặt nước có bước sóng là λ=1cm

Đáp án đúng: A

Câu 4: Chọn câu trả lời đúng. Nếu tăng khoảng cách giữa 2 điện tích điểm và độ lớn của mỗi điện tích điểm lên 2 lần thì lực tương tác tĩnh điện giữa chúng sẽ:

A. Không thay đổi.

B. Giảm 2 lần.

C. Tăng lên 2 lần.

D. Tăng lên 4 lần.

Lời giải

Ta có lực tương tác giữa hai điện tích q1 và q2 là: F=kq1q2r2

Khi tăng r lên 2 lần và q1 , q2 cũng tăng 2 lần => Lực tương tác tĩnh điện giữa chúng không thay đổi.

Đáp án đúng: A

Câu 5: Theo thứ tự tăng dần về tần số của các sóng vô tuyến, sắp xếp nào sau đây đúng?

A. Sóng cực ngắn, sóng ngắn, sóng trung, sóng dài.

B. Sóng cực ngắn, sóng ngắn, sóng dài, sóng trung.

C. Sóng dài, sóng trung, sóng ngắn, sóng cực ngắn.

D. Sóng dài, sóng ngắn, sóng trung, sóng cực ngắn.

Lời giải

Theo thứ tự tăng dần về tần số của các sóng vô tuyến: sóng dài, sóng trung, sóng ngắn, sóng cực ngắn.

Đáp án đúng: C

Câu 6: Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc:

A. Khối lượng lớp chất lỏng phía trên.

B. Trọng lượng lớp chất lỏng phía trên.

C. Thể tích lớp chất lỏng phía trên.

D. Độ cao lớp chất lỏng phía trên.

Lời giải

Ta có: áp suất chất lỏng:

=> Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc vào:

+ trọng lượng riêng của chất lỏng (d)

+ độ sâu (độ cao) tính từ mặt thoáng của chất lỏng đến điểm tính áp suất (h)

Đáp án đúng: D

Câu 7: Một ôtô đang chạy với vận tốc 10 m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe hãm phanh và ôtô chuyển động chậm dần đều cho tới khi dừng hẳn thì ôtô đã chạy thêm 100 m. Gia tốc của ôtô là bao nhiêu?

Lời giải

Ta có: a=v2v022s=01022.100=0,5m/s2

Câu 8: Một cái thước AB = 1 m đặt trên mặt bàn nhẵn nằm ngang, có trục qua O cách đầu A một khoảng 80 cm. Một lực F1=4N   tác dụng lên đầu A theo phương vuông góc với thước và lực thứ hai F2  tác dụng lên đầu B của thước và theo phương vuông góc với thước. Các lực đều nằm trên mặt phẳng nằm ngang. Nếu thước không chuyển động thì lực  có hướng và độ lớn:

Một cái thước AB = 1 m đặt trên mặt bàn nhẵn nằm ngang, có trục qua O cách đầu A một khoảng 80 cm (ảnh 1)

A. Bằng 0

B. Vuông góc với F1  và có độ lớn F2=16N

C. Cùng hướng F1  với và có độ lớn F2=16N

D. Ngược hướng F1với và có độ lớn F2=16N

Lời giải

Một cái thước AB = 1 m đặt trên mặt bàn nhẵn nằm ngang, có trục qua O cách đầu A một khoảng 80 cm (ảnh 1)

Ta có, hai lực ở hai bên so với trục quay 

Thước không chuyển động, nên:

+ Áp dụng quy tắc momen, ta có: MF1=MF2

+ Mặt khác:

MF1=F1.AOMF2=F2.BOF1.AO=F2.BOF2=16N

Và F2F1

Chọn C

Câu 9: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm lò xo nhẹ và vật nhỏ A có khối lượng m. Lần lượt treo thêm các quả cân vào A thì chu kì dao động điều hòa của con lắc tương ứng là T. Hình bên biểu diễn sự phụ thuộc của T2 theo tổng khối lượng ∆m của các quả cân treo vào A. Giá trị của m là:

Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm lò xo nhẹ và vật nhỏ A có khối lượng m (ảnh 1)

A. 90 g.

B. 50 g.

C. 110 g.

D. 70 g.

Lời giải

Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm lò xo nhẹ và vật nhỏ A có khối lượng m (ảnh 1)

Ta có:

T=2πm+ΔmkΔm=T2.k4π2m

Từ đồ thị ta thấy khi: T2=0,2;Δm=30g=0,03kgT2=0,25;Δm=50g=0,05kg

Ta có hệ phương trình:

0,03=0,2k4.10m0,05=0,25.k4.10mk=16N/mm=0,05kg=50g

Đáp án đúng: B

Câu 10: Cùng một lực như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau. Diện tích tác dụng của lực lên vật A lớn gấp bốn lần diện tích lực tác dụng lên vật B.

A. Áp suất tác dụng lên vật A lớn gấp bốn lần áp suất tác dụng lên vật B.

B. Áp suất tác dụng lên vật B lớn gấp đôi áp suất tác dụng lên vật A.

C. Áp suất tác dụng lên hai vật như nhau.

D. Áp suất tác dụng lên vật B lớn gấp bốn lần áp suất tác dụng lên vật A.

Lời giải

Ta có: áp suất: p=FS

Theo đầu bài, ta có: SA=4SB

Ta suy ra: pApB=SASB=14pA=14pB

Đáp án đúng: D

Câu 11: Đứng ở Trái Đất ta sẽ thấy:

A. Mặt Trời đứng yên và Trái Đất quay quanh Mặt Trời.

B. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất và Mặt Trời quay quanh Mặt Trăng.

C. Mặt Trăng đứng yên và Mặt Trời quay quanh Trái Đất.

D. Mặt Trời và Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, Trái Đất đứng yên.

Lời giải

Khi đứng ở Trái Đất, ta sẽ thấy

+ Trái Đất đứng yên

+ Mặt Trăng và Mặt Trời quay quanh Trái Đất

Đáp án đúng: D

Câu 12: Cường độ điện trường do điện tích +Q gây ra tại điểm A cách nó một khoảng r có độ lớn là E. Nếu thay bằng điện tích -2Q và giảm khoảng cách đến A còn một nửa thì cường độ điện trường tại A có độ lớn là:

A. 8E.

B. 4E.

C. 0,25E.

D. E.

Lời giải

Ta có:

+ Ban đầu: E=kQε.r2

+ Khi thay bằng điện tích -2Q, r'=r2  ta có:

E'=k2Qε.r'2=8E

Đáp án đúng: A

Câu 13: Một người ngồi trên toa xe lửa đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 17,32 m/s, người này thấy giọt nước mưa vạch trên kính những đường thẳng nghiêng 30° so với phương thẳng đứng. Tính vận tốc của những giọt mưa. Biết các giọt mưa rơi đều theo phương thẳng đứng.

Lời giải

Ta có:

tanα=v1v2v2=v1tanα=30m/s

Câu 14: Một lò xo bị nén 5 cm. Biết độ cứng của lò xo k = 100 N/m, thế năng đàn hồi của lò xo là:

A. –0,125 J.

B. 1250 J.

C. 0,25 J.

D. 0,125 J.

Lời giải

Ta có:

Wt=12kΔl2=12.100.0,052=0,125J

Đáp án đúng: D

Câu 15: Một vật chuyển động thẳng có phương trình vận tốc v=22t(m/s).  Tốc độ trung bình của vật sau 4 s kể từ lúc bắt đầu chuyển động là

A. -2 m/s.

B. 3 m/s.

C. -12 m/s.

D. 2,5 m/s.

Lời giải

Từ phương trình vận tốc xác định được v0 = 2 m/s, a = -2 m/s2.

Ta để ý rằng sau 1 s vật đã đổi chiều chuyển động.

Chọn gốc thời gian là vị trí vật bắt đầu chuyển động, ta có:

Phương trình li độ của vật:  x=v0t+12at2=2tt2

+ Tại t = 0: x0 = 0

+ Tại t = 1 s: x1 = 1 m

+ Tại t = 4 s: x4 = −8 m

=> Ta suy ra:

+ Quãng đường vật đi được trong giây thứ nhất là:  s1=x1x0=1m

+ Quãng đường vật đi được từ giây thứ 1 đến giây thứ 4 là:  s2=x4x1=81=9m

=> Quãng đường vật đi được sau 4 s:   s=s1+s2=10m

Tốc độ trung bình: vtb=st=101+3=2,5m/s

Đáp án đúng: D

Câu 16: Một chiếc xe nặng 500 kg đang chuyển động thẳng đều thì hãm phanh, xe chuyển động chậm dần đều. Biết trong giây cuối cùng xe đi được 1 m. Độ lớn lực hãm phanh bằng 

A. 250 N.

B. 500 N.

C. 1000 N.

D. 1250 N.

Lời giải

+ Xe chuyển động chậm dần đều nên a không đổi.

+ Gọi v0 là vận tốc của xe trước thời điểm dừng lại 1 s

+ Với s=1m;t=1s;v=0

+ Từ s=v0t+12at2a=vv0ta=2m/s2

+ Độ lớn lực hãm phanh là: F=ma=1000N .

Đáp án đúng: C

Câu 17: Ở mặt nước, một nguồn sóng đặt tại O dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Sóng truyền trên mặt nước với bước sóng λ. M và N là hai điểm ở mặt nước sao cho OM = 6λ, ON = 8λ và OM vuông góc với ON. Trên đoạn thẳng MN, số điểm mà tại đó các phần tử nước dao động ngược pha với dao động của nguồn O là

A. 4.

B. 5.

C. 6.

D. 3.

Lời giải

Tài liệu VietJack

Xét tam giác MON vuông tại O và OH là đường cao nên ta có: OH=OM.ONMN=48λ10=4,8λ

Gọi P là điểm nằm trên đoạn MH, cách nguồn một đoạn d1 và dao động ngược pha với nguồn, ta có:

OHd1=k+12λOM4,3k15,5

=> k1 = 5

=> có 1 điểm dao động ngược pha với nguồn trên đoạn MH.

Gọi Q là điểm nằm trên đoạn NH, cách nguồn một đoạn d2 và dao động ngược pha với nguồn, ta có:

OHd2=k+12λON4,3k27,5k2=5,6,7

=> có 3 điểm dao động ngược pha với nguồn O trên đoạn NH.

Đáp án đúng: A

Câu 18: Một điện tích điểm Q = −2.10−7 C, đặt tại điểm A trong môi trường có hằng số điện môi ε = 2. Vectơ cường độ điện trường  do điện tích Q gây ra tại điểm B với AB = 7,5 cm có

A. phương AB, chiều từ A đến B, độ lớn 2,5.105 V /m.

B. phương AB, chiều từ B đến A, độ lớn 1,5.104 V /m.

C. phương AB, chiều từ B đến A, độ lớn 2,5.105 V /m.

D. phương AB, chiều từ A đến B, độ lớn 2,5.104 V /m.

Lời giải

Phương: nằm trên đường thẳng nối điện tích với điểm khảo sát.

+ Q < 0  E hướng về phía Q

Tài liệu VietJack

có chiều từ B đến A.

+ Độ lớn:

E=kQε.r2=9.1092.1072.0,062=2,5.105V/m

Đáp án đúng: C

Câu 19: Một ô-tô chạy trên đường thẳng. Ở 13  đoạn đầu của đường đi, ô-tô chạy với tốc độ 40 km/h, ở 23  đoạn sau của đường đi, ô-tô chạy với tốc độ 60 km/h. Tốc độ trung bình của ô-tô trên cả đoạn đường là

A. 1207km/h .

B. 3607km/h .

C. 55 km/h.

D. 50 km/h.

Lời giải

Một ô-tô chạy trên đường thẳng. Ở 1/3 đoạn đầu của đường đi, ô-tô chạy với tốc độ 40 km/h (ảnh 1)

Ta có:

t1=s1v1=s340=s120

t2=s2v2=2s360=s90

Tốc độ trung bình của ô-tô trên cả đoạn đường: vtb=st=st1+t2=3607km/h

Đáp án đúng: B

Câu 20: Nguồn sóng ở O dao động với tần số 10 Hz, dao động truyền đi với vận tốc 0,4 m/s theo phương Oy; trên phương này có hai điểm P và Q với PQ = 15 cm. Biên độ sóng bằng a = 1 cm và không thay đổi khi lan truyền. Nếu tại thời điểm t nào đó P có li độ 1 cm thì li độ tại Q là:

A. 1 cm.

B.  -1 cm.

C. 0 cm.

D.  2 cm.

Lời giải

Tài liệu VietJack

Ta có: λ=vf=0,410=0,04m=4cm

Độ lệch pha giữa hai điểm P và Q là:

 Δφ=2πΔdλ=2π.154=6π+3π2

Từ vòng tròn lượng giác, ta có li độ tại Q là 0 cm.

Đáp án đúng: C

Câu 21: Khi cho ánh sáng trắng truyền từ không khí vào nước thì bức xạ nào sau đây có góc khúc xạ lớn nhất?

A. Lục.

B. Đỏ.

C. Lam.

D. Tím.

Lời giải

Ta có: sini=nsinrsinr=sinin

Do ndo<ntimrdo>rtim

Cho ánh sáng truyền từ không khí vào nước thì bức xạ màu đỏ cho góc khúc xạ lớn nhất.

Khi cho ánh sáng trắng truyền từ không khí vào nước thì bức xạ nào sau đây có góc khúc xạ (ảnh 1)

Đáp án đúng: B

Câu 22: Hai quả cầu giống nhau bằng kim loại khối lượng m = 5 g, được treo cùng vào một điểm O bằng hai sợi dây không dãn, dài 10 cm. Hai quả cầu tiếp xúc với nhau. Tích điện cho mỗi quả cầu thì thấy chúng đẩy nhau cho đến khi hai dây treo hợp với nhau một góc 600. Tính độ lớn điện tích mà ta đã truyền cho quả cầu. Lấy g =10m/s2.

A. 3,58.10-7 C.

B. 2,35.10-7 C.

C. 5,38.10-7 C.

D. 3,38.10-7 C.

Lời giải

- Các lực tác dụng lên quả cầu gồm: Trọng lực P , lực căng dây T , lực tương tác tĩnh điện (lực tĩnh điện) P  giữa hai quả cầu.

- Khi quả cầu cân bằng, ta có:

Hai quả cầu giống nhau bằng kim loại khối lượng m = 5 g, được treo cùng vào một điểm O (ảnh 1)

T+P+F=0T+R=0=> cùng phương, ngược chiều với Tα=300

Ta có:

tan300=FPF=P.tan300=mg.tan300F=0,029N

- Mặt khác, ta có:

F=kq1q2r2q1=q2=qsin300=r2lr=2l.sin300=lF=kq2l2q=1,79.107C

=> Tổng độ lớn điện tích đã truyền cho hai quả cầu là: Q = 2|q| = 3,58.10-7 C.

Đáp án đúng: A

Câu 23: Cho các bước đo thời gian của một hoạt động gồm:

1) Đặt mắt nhìn đúng cách

2) Ước lượng thời gian hoạt động cần đo để chọn đồng hồ thích hợp

3) Hiệu chỉnh đồng hồ đo đúng cách

4) Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định

5) Thực hiện phép đo thời gian

Thứ tự đúng các bước thực hiện để đo thời gian của một hoạt động là:

A. 1, 2, 3, 4, 5.

B. 3, 2, 5, 4, 1.

C. 2, 3, 1, 5, 4.

D. 2, 1, 3, 5, 4.

Lời giải

Các bước thực hiện để đo thời gian của một hoạt động là:

- Bước 1: Ước lượng thời gian hoạt động cần đo để chọn đồng hồ thích hợp

- Bước 2: Hiệu chỉnh đồng hồ đo đúng cách

- Bước 3: Đặt mắt nhìn đúng cách

- Bước 4: Thực hiện phép đo thời gian

- Bước 5: Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định

Đáp án đúng: C

Câu 24: Một ôtô có khối lượng 1 tấn đang chuyển động với v = 54 km/h thì hãm phanh, chuyển động chậm dần đều. Biết lực hãm 3000 N. Xác định quãng đường xe đi được cho đến khi dừng lại?

A. 37,5 m.

B. 486 m.

C. 19 m.

D. 75 m.

Lời giải

Ta có: v=54km/h=15m/s

+ Chọn chiều (+)  là chiều chuyển động, gốc thời gian lúc bắt đầu hãm phanh.

Theo định luật II - Niutơn, ta có: 

a=Fma=Fm=30001000=3m/s2

+ Mặt khác, ta có:

v2v02=2ass=37,5m

Đáp án đúng: A

Câu 25: Hai điện tích điểm q1=108C;q2=4.108C đặt tại A và B cách nhau 9 cm trong chân không. Phải đặt điện tích  q3 = 2.10−6 C tại C cách A bao nhiêu để điện tích q3 cân bằng?

A. Cách A 15 cm.

B. Cách A 12 cm.

C. Cách A 6 cm.

D. Cách A 3 cm.

Lời giải

Tài liệu VietJack

Để q3 nằm cân bằng thì F13+F23=0F13=F23

C phải thuộc AB

- Vì q1 và q2 cùng dấu nên q3 phải nằm trong khoảng AB

Lại có:

F13=F23kq1q3CA2=kq2q3CB2CB=2CA

Mà: CA+CB=9cm

CA = 3 cm; CB = 6 cm

Đáp án đúng: D

Câu 26: Quy tắc nắm tay phải được phát biểu:

A. Nắm tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều của đường sức từ trong lòng ống dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều dòng điện chạy qua các vòng dây.

B. Nắm tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.

C. Nắm tay phải, rồi đặt sao cho ngón tay cái hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay còn lại chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.

D. Nắm tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái khom lại theo bốn ngón tay chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.

Lời giải

Nắm tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.

Quy tắc nắm tay phải được phát biểu (ảnh 1)

Đáp án đúng: B

Câu 27: Khi bay từ M đến N trong điện trường đều, electron tăng tốc động năng tăng thêm 250 eV. Hiệu điện thế UMN bằng:

A. -250 V.

B. 250 V.

C. – 125 V.

D. 125 V.

Lời giải

Ta có:

WdWd0=A250.1,6.1019=e.UMNUMN=250V

Đáp án đúng: A

Câu 28: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 6 V thì cường độ dòng điện qua nó là 0,5 A.Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là 24 V thì cường độ dòng điện qua nó là:

A. 1,5 A.

B. 2 A.

C. 3 A.

D. 1 A.

Lời giải

Ta có:

I~UI2I1=U2U1I20,5=246I2=2A

Đáp án đúng: B

Câu 29: Một mối hàn của cặp nhiệt điện có hệ số nhiệt điện động α = 65 μV/K được đặt trong không khí ở 20 0C, còn mối hàn kia được nung nóng đến nhiệt độ 320 0C. Suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt điện đó là?

A. 0,195 V.

B. 0,235 V.

C. 0,0195 V.

D. 2,53 V.

Lời giải

Suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt điện đó là:

E=αTT2T1=65.10632020=0,0195V

Đáp án đúng: C

Câu 30: Một bóng đèn dây tóc có ghi 12 V−15 W có thể mắc vào những mạch điện nào sau đây để đạt độ sáng đúng định mức:

A. Bình acquy có hiệu điện thế  dưới 12 V.

B. Bình acquy có hiệu điện thế 12 V  đến dưới 15 V.

C. Bình acquy có hiệu điện thế 12 V.

D. Bình acquy có hiệu điện thế 15 V.

Lời giải

- Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết hiệu điện thế định mức để dụng cụ đó hoạt động bình thường.

- Bóng đèn có ghi 12 V−15 W

Hiệu điện thế định mức của đèn là: Uđm = 12 V

Để bóng đèn đạt độ sáng định mức ta có thể mắc vào bình acquy có hiệu điện thế 12 V.

Đáp án đúng: C

Câu 31: Khi một tải R nối vào nguồn suất điện động ξ  và điện trở trong r, thấy công suất mạch ngoài cực đại thì:

A. ξ=I.R

B. r=R

C. PR=ξ.I

D. I=ξr

Lời giải

Công suất mạch ngoài:

P=RNI2=RNξRN+r2=ξ2RN+rRN2

Để P=Pmax   thì RN+rRN  nhỏ nhất

Theo bất đẳng thức Co-si thì: RN+rRN2r

Dấu “ =” xảy ra khi và chỉ khi RN=rRNRN=r

Khi đó: P=Pmax=ξ24r

Đáp án đúng: B

Câu 32: Bản chất dòng điện trong chất khí là

A. dòng chuyển dời có hướng của các iôn dương theo chiều điện trường và các iôn âm, electron ngược chiều điện trường.

B. dòng chuyển dời có hướng của các iôn dương theo chiều điện trường và các iôn âm ngược chiều điện trường.

C. dòng chuyển dời có hướng của các iôn dương theo chiều điện trường và các electron ngược chiều điện trường.

D. dòng chuyển dời có hướng của các electron theo ngược chiều điện trường.

Lời giải

Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm, electron ngược chiều điện trường.

Đáp án đúng: A

Câu 33: Trong các kết quả dưới đây, kết quả nào là kết quả chính xác của phép đo gia tốc trọng trường trong một thí nghiệm?

A. 9,82 ± 0,5m/s2.

B. 9,825 ± 0,5m/s2.

C. 9,825 ± 0,05m/s2.

D. 9,82 ± 0,05m/s2.

Lời giải

Sai số của phép đo được lấy bằng 1 hoặc 1 nửa ĐCNN của dụng cụ đo.

Vì vậy số chữ số phần thập phân của giá trị trung bình và sai số trong phép đo phải như nhau.

Đáp án đúng: D

Câu 34: Vectơ cường độ điện trường tại một điểm trong điện trường luôn: 

A. Cùng hướng với lực tác dụng lên điện tích q đặt tại điểm đó.

B. Ngược hướng với lực tác dụng lên điện tích q đặt tại điểm đó.

C. Cùng phương với lực tác dụng lên điện tích q đặt tại điểm đó.

D. Vuông góc với lực tác dụng lên điện tích q đặt tại điểm đó.

Lời giải

Véctơ cường độ điện trường tại một điểm cùng phương với lực tác dụng lên điện tích q đặt tại điểm đó:   E=Fq

Nếu q > 0 thì EF

Nếu q < 0 thì EF

Đáp án đúng: C

Câu 35: Pha của dao động được dùng để xác định

A. Biên độ dao động.

B. Trạng thái dao động.

C. Tần số dao động.

D. Chu kỳ dao động.

Lời giải

 là pha của dao động cho biết trạng thái dao động.

Đáp án đúng: B

Câu 36: Gia tốc là một đại lượng

A. đại số, đặc trưng nhanh hay chậm của chuyển động.

B. đại số, đặc trưng cho tính không thay đổi của vận tốc.

C. vectơ, đặc trưng cho tính nhanh hay chậm của chuyển động.

D. vectơ, đặc trưng cho sự thay đổi nhanh hay chậm của vận tốc.

Lời giải

Gia tốc là đại lượng vecto đặc trưng cho sự biến đổi nhanh hay chậm của vận tốc

Đáp án đúng: D

Câu 37: Hưng đạp xe lên dốc dài 100 m với vận tốc 2 m/s, sau đó xuống dốc dài 140 m hết 30 s. Hỏi tốc độ trung bình của Hưng trên cả đoạn đường dốc?

A. 50 m/s.

B. 4,67 m/s.

C. 4,67 m/s.

D. 3 m/s.

Lời giải

Thời gian Hưng đạp xe lên dốc là: t1=s1v1=1002=50s

Vận tốc trung bình của Hưng trên cả đoạn đường dốc: vtb=s1+s2t1+t2=3m/s

Đáp án đúng: D

Câu 38: Hai điện trở mắc song song vào nguồn điện nếu và R12 là điện trở tương đương của hệ mắc song song thì:

A. R12 nhỏ hơn cả R1 và R2. Công suất tiêu thụ trên R2 nhỏ hơn trên R1.

B. R12 nhỏ hơn cả R1 và R2. Công suất tiêu thụ trên R2 lớn hơn trên R1.

C. R12 lớn hơn cả R1 và R2.

D. R12 bằng trung bình nhân của R1

Lời giải

Ta có:

1R//=1R1+1R2R12=R//<R1,R2

 U1=U2I1R1=I2R2I1=R2R1.I2>I2 (do R1<R2 )

+ Công suất tiêu thụ 

P=I2RP1=I12R1=R2R1P2P2=I22.R2P1>P2

Đáp án đúng: A

Câu 39: Cho mạch điện như hình vẽ. Biết R=4Ω , đèn Đ ghi 6V3W,UAB=9V  không đổi, Rx  là biến trở. Điện trở của đèn không đổi. Xác định giá trị của Rx để công suất tiêu thụ trên biến trở là lớn nhất, tính công suất đó.

Tài liệu VietJack

A. Rx=3Ω,PRxmax=4,2W .

B. Rx=3Ω,PRxmax=4,2W .

C. Rx=3Ω,PRxmax=3,8W .

D. Rx=3Ω,PRxmax=3,8W .

Lời giải

Đặt Rx=x

Ta có: UDB=UUAD=UIR

Lại có: I=UR+RD.xRD+x

Suy ra:

UDB=UU.RR+RD.xRD+x=99.44+12x12+x=27x43+x

Px=UDB2Rx=27x43+x2x=729163x+xmin

Theo bất đẳng thức Cosi: 3x+x23

Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi: 3x=xx=3Ω

Vậy với Rx=x=3Ω  thì công suất tiêu thụ trên biến trở là lớn nhất Pxmax=3,8W

Đáp án đúng: D

Câu 40: Trọng lượng của người trên Mặt Trăng tăng lên hay giảm đi bao nhiêu lần so với trọng lượng của người đó ở trên Trái Đất?

Lời giải

Vì gia tốc trọng trường trên bề mặt Mặt Trăng = 1/6 gia tốc trọng trường trên bề mặt Trái Đất nên trọng lượng người đứng trên Mặt Trăng giảm đi 6 lần so với ở Trái Đất.

Câu 41: Mạch điện gồm R, L và C theo thứ tự nối tiếp, cuộn dây có điện trở r. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi, tần số f = 50 Hz. Cho điện dung C thay đổi người ta thu được đồ thị liên hệ giữa điện áp hiệu dụng hai đầu mạch chứa cuộn dây và tụ điện UrLC với điện dung C của tụ điện như hình vẽ bên. Điện trở r có giá trị bằng

Tài liệu VietJack

A. 30 Ω .

B. 120 Ω .

C. 90Ω .

D. 50Ω .

Lời giải

Ta có:

UrLC=I.ZrLC=UZ.ZrLC=Ur2+ZLZC2R+r2+ZLZC2

Khi C = 0 ZC=UrLC=U=87V

Khi C=100πμFZC=100Ω  thì UrLC  cực tiểu, khảo sát hàm số ta có: ZL=ZC=100Ω  và UrLC=U.rR+r=875VR=4r

Khi C = ZC=0UrLC=Ur2+ZL2R+r2+ZL2r=50Ω

Đáp án đúng: D

Câu 42: Chọn câu đúng:

A. Ý nghĩa của vòng bi là thay ma sát nghỉ bằng ma sát trượt.

B. Ý nghĩa của vòng bi là thay ma sát trượt bằng ma sát lăn.

C. Ý nghĩa của vòng bi là thay ma sát lăn bằng ma sát trượt.

D. Ý nghĩa của vòng bi là thay ma sát nghỉ bằng ma sát lăn.

Lời giải

Việc sử dụng vòng bi có ý nghĩa để giảm ma sát hay cách khác là thay ma sát trượt bằng ma sát lăn.

Đáp án đúng: B

Câu 43: Một vật được thả rơi từ một khí cầu đang bay ở độ cao 300 m. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2. Hỏi sau bao lâu thì vật rơi chạm đất? Nếu:

a) khí cầu đứng yên.

b) khí cầu đang hạ xuống theo phương thẳng đứng với vận tốc 4,9 m/s.

c) khí cầu đang bay lên theo phương thẳng đứng với vận tốc 4,9 m/s.

Lời giải

a. Trong trường hợp khí cầu đứng yên thì quãng đường vật rơi tự do từ độ cao s tính theo công thức s=12gt2

Từ đó suy ra khoảng thời gian rơi tự do của vật bằng: t=2hg=7,8s

b. Trong trường hợp khí cầu đang hạ xuống thì vật rơi nhanh dần đều với vận tốc đầu v0 = 4,9 m/s bằng vận tốc hạ xuống của khí cầu từ độ cao s được tính theo công thức s=v2v022g

Thay số vào ta thu được phương trình bậc 2:

Giải ra ta tìm được t ≈ 7,3 s (chú ý chỉ lấy nghiệm t > 0)

Như vậy thời gian rơi của vật là t ≈ 7,3 s

c. Trong trường hợp khí cầu đang bay lên thì lúc đầu vật được ném lên cao với vận tốc đầu v0 = 4,9 m/s bằng vận tốc bay lên của khí cầu từ độ cao s và chuyển động chậm dần đều trong khoảng thời gian t2 lên tới độ cao lớn nhất, tại đó v = 0. Khoảng thời gian t2 được tính theo công thức: v = v0 – gt2 = 0 => t2 = 0,5 s

Sau đó vật lại rơi tự do từ độ cao lớn nhất xuống đến độ cao 300 m trong thời gian t2 = 0,5 s, rồi tiếp tục tơi nhanh dần đều với vận tốc v0 = 4,9 m/s từ độ cao 300 m xuống tới đất trong khoảng thời gian t1 ≈ 7,3 s (giống như trường hợp trên).

Như vậy, khoảng thời gian chuyển động của vật sẽ bằng: t = 2t2 + t1 = 2.0,5 + 7,3 = 8,3 s. 

Câu 44: Cho mạch điện như hình vẽ, biết U = 3,6 V, không đổi. R1=4Ω;R2=RMN  là biến trở con chạy. Bỏ qua điện trở của các ampe kế và dây nối. Đặt con chạy C ở vị trí RMC=40Ω.  Ampe kế A1 chỉ 54 mA, ampe kế A2 chỉ 18 mA.

a. Tính  và RCN.

b. tính công suất tiêu thụ trên toàn biến trở R2.

Tài liệu VietJack

A. 23 W.

B. 32 W.

C. 0,32 W.

D. 0,23 W.

Lời giải

Cấu trúc mạch điện: RNC//R3nt  RCM  nt  R1

a) Cường độ dòng điện trong mạch:

I=IA1+IA2=54+18=72mA=0,72A

Ta có hiệu điện thế:

UNC=U3=UUMCU1=UIRMC+R1=0,432V

R3=U3IA2=24ΩRCN=UCNIA1=8Ω

b. Công suất trên toàn biến trở R2 là:

Pb=PNC+PCM=INC2.RNC+ICM2.RCMPb=0,23W

Đáp án đúng: D

Câu 45: Sóng ngang truyền được trong môi trường

A. cả trong chất rắn, lỏng và khí

B. chỉ trong chất rắn

C. chất lỏng và chất khí

D. chất rắn và trên bề mặt chất lỏng

Lời giải

Sóng ngang truyền được trong môi trường chất rắn và trên bề mặt chất lỏng.

Đáp án đúng: D

Câu 46: Quả cầu nhỏ mang điện tích 10-9 C đặt trong không khí. Cường độ dòng điện tại 1 điểm cách quả cầu 3 cm là

A. 3.104 V/m.

B. 104 V/m.

C. 105 V/m.

D. 5.103 V/m.

Lời giải

Cường độ điện trường tại một điểm cách quả cầu 3cm là: E=9.109.qr2=104V/m

Đáp án đúng: B

Câu 47: Một con lắc lò xo dao động điều hòa, nếu ta giảm khối lượng vật nặng đi 2 lần và giảm độ cứng 8 lần thì tần số dao động của vật sẽ:

A. Tăng 2 lần.

B. Giảm 2 lần.

C. Tăng 4 lần.

D. Giảm 4 lần.

Lời giải

Ta có, tần số dao động của con lắc lò xo: f=12πkm

=> Khi giảm khối lượng 2 lần và độ cứng giảm 8 lần thì tần số dao động sẽ giảm 2 lần.

Đáp án đúng: B

Câu 48: Một vật nặng có khối lượng m = 0,01 kg dao động điều hòa quanh vị trí cân bằng. Đồ thị hình bên mô tả lực kéo về F tác dụng lên vật theo li độ x. Chu kì dao động của vật là

Tài liệu VietJack

A. 0,152 s.

B. 0,314 s.

C. 0,256 s.

D. 1,265 s.

Lời giải

Từ đồ thị ta có: Fmax=0,8N;A=0,2m

Fmax=mω2Aω=20rad/sT=2πω=0,314s

Đáp án đúng: B

Câu 49: Cho một con lắc đơn gồm một vật nhỏ được treo trên một sợi dây chỉ nhẹ, không co giãn. Con lắc đang dao động với biên độ góc α1 nhỏ và đang đi qua vị trí cân bằng thì điểm giữa của sợi chỉ bị giữ lại. Biên độ góc dao động sau đó là:

A. α2=α12

B. α2=α12

C. α2=α1

D. α2=α12

Lời giải

Khi α  nhỏ, ta có:

l1l2=α2α12=l10,5l1=2α2=2α1

Đáp án đúng: A

Câu 50: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều?

A. Gia tốc cùng dấu với vận tốc.

B. Gia tốc không đổi theo thời gian.

C. Vecto gia tốc cùng phương với vecto vận tốc.

D. Gia tốc thay đổi theo thời gian.

Lời giải

Gia tốc a của chuyển động thẳng nhanh dần đều là đại lượng không đổi.

→ Phát biểu sai là: Gia tốc thay đổi theo thời gian.

Đáp án đúng: D

Xem thêm các câu hỏi ôn tập Vật lí chọn lọc, hay khác:

3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án (Phần 24)

3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án (Phần 25)

3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án (Phần 26)

3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án (Phần 27)

3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án (Phần 29)

1 506 06/02/2024


Xem thêm các chương trình khác: