3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án (Phần 7)

Bộ 3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án Phần 7 hay nhất được biên soạn và chọn lọc giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi môn Vật lí. 

1 609 06/02/2024


3000 câu hỏi ôn tập Vật lí (Phần 7)

Câu 1: Xử lí mẫu vật khởi đầu bằng tia phóng xạ gây …(?)…, nhằm tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống. Cụm từ phù hợp trong câu là

A. biến dị tổ hợp.

B. đột biến gen

C. đột biến NST.

D. đột biến.

Lời giải:

Đáp án đúng: D

Xử lí mẫu vật khởi đầu bằng tia phóng xạ gây đột biến nhằm tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống.

Câu 2: Đơn vị đo mức cường độ âm là:

A. Oát trên mét (W/m).

B. ben (B).

C. Niutơn trên mét vuông (N/m2).

D. Oát trên mét vuông (W/m2).

Lời giải:

Đáp án đúng: B

Đơn vị đo mức cường độ âm là Ben (B).

Câu 3: Suất điện động nhiệt điện phụ thuộc vào

A. nhiệt độ mối hàn.

B. độ chênh lệch nhiệt độ mối hàn.

C. độ chênh lệch nhiệt độ mối hàn và bản chất hai kim loại.

D. nhiệt độ mối hàn và bản chất hai kim loại.

Lời giải:

Đáp án đúng: C

ξ=αTT1T2

Suất nhiệt điện động phụ thuộc vào độ chênh lệch nhiệt độ mối hàn và bản chất hai kim loại.

Câu 4: Ở nhiệt độ 250C, hiệu điện thế hai đầu của một bóng đèn là 20 V, cường độ dòng điện là 8 A. Khi đèn sáng bình thường, cường độ dòng điện vẫn là 8 A, nhiệt độ của bóng đèn khi đó là 2644 0C. Hỏi hiệu điện thế hai đầu bóng đèn lúc đó là bao nhiêu? Biết hệ số nhiệt điện trở là 4,2.10-3 K-1.

A. 200 V.

B. 240 V.

C. 250 V.

D. 300 V.

Lời giải:

Đáp án đúng: B

Ở 250C: R0=UI=208=2,5Ω

Ở 26440C: R=R01+αΔt=30Ω

U'=IR=8.30=240V

Câu 5: Một sóng cơ có tần số 200 Hz lan truyền trong một môi trường với tốc độ 1500 m/s. Bước sóng của sóng này trong môi trường đó là

A. λ = 75 m.

B. λ = 7,5 m.

C. λ = 3 m.

D. λ = 30,5 m.

Lời giải:

Đáp án đúng: B

Bước sóng của sóng này trong môi trường đó là

λ=vf=1500200=7,5m

Câu 6: Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa li độ và vận tốc của một vật dao động điều hòa có dạng là

A. đường hình sin.

B. đường thẳng.

C. đường elip.

D. đường hypebol.

Lời giải:

Đáp án đúng: C

Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa li độ và vận tốc của một vật dao động điều hòa có dạng là đường elip.

Câu 7: Sự phụ thuộc của chiết suất vào bước sóng

A. là hiện tượng đặc trưng của thủy tinh.

B. chỉ xảy ra với chất rắn và lỏng.

C. xảy ra với mọi chất rắn, lỏng, khí.

D. chỉ xảy ra với chất rắn.

Lời giải:

Đáp án đúng: C

Sự phụ thuộc của chiết suất vào bước sóng xảy ra với mọi chất rắn, lỏng, khí.

Câu 8: Hai điện tích điểm q1 = 0,5 nC và q2 = - 0,5 nC đặt tại hai điểm A và B cách nhau 6 cm trong không khí. Tính cường độ điện trường tại trung điểm AB.

Lời giải:

Tài liệu VietJack

Cường độ điện trường tại trung điểm M của AB là: EM=E1+E2

Trong đó: E1,E2  là cường độ điện trường do q1 và q2 gây ra tại M.

E1=E2=kq1AM2=5000V/m

Vì E1E2EM=E1+E2=10000V/m

Câu 9: Biên độ dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào

A. pha ban đầu của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.

B. biên độ ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.

C. tần số ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.

D. hệ số lực cản tác dụng lên vật.

Lời giải:

Đáp án đúng: A

Biên độ dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào pha ban đầu của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật mà phụ thuộc vào hệ số lực cản, biên độ và tần số của ngoại lực.

Câu 10: Một con lắc lò xo gồm vật có m = 100 g, lò xo có độ cứng k = 50 N/m dao động điều hoà theo phương thẳng đứng với biên độ 4 cm. Lấy g = 10 m/s2. Khoảng thời gian lò xo bị giãn trong một chu kì là:

A. 0,28 s.

B. 0,09 s.

C. 0,14 s.

D. 0,19 s.

Lời giải:

Đáp án đúng: D

Δl=A2 nên thời gian giãn trong một chu kì là 2T3=0,19s

Câu 11: Khi phản xạ trên vật cản cố định, sóng phản xạ trên sợi dây luôn ngược pha với sóng tới tại

A. mọi điểm trên dây.

B. trung điểm sợi dây.

C. điểm bụng.

D. điểm phản xạ.

Lời giải:

Đáp án đúng: D

Khi phản xạ trên vật cản cố định sóng phản xạ luôn ngược pha với sóng tới tại điểm phản xạ.

Câu 12: Tai ta phân biệt được hai âm có độ cao (trầm – bổng) khác nhau là do hai âm đó có

A. tần số khác nhau.

B. biên độ âm khác nhau.

C. cường độ âm khác nhau.

D. độ to khác nhau.

Lời giải:

Đáp án đúng: A

Các âm có độ cao khác nhau là do tần số của chúng khác nhau.

Câu 13: Trong cùng một khoảng thời gian, con lắc thứ nhất thực hiện 10 chu kì dao động, con lắc thứ hai thực hiện 6 chu kì dao động. Biết hiệu số chiều dài dây treo của chúng là 48 cm. Chiều dài dây treo của mỗi con lắc là:

A. l = 79 cm; l = 31 cm.

B. l = 9,1 cm; l = 57,1 cm.

C. l = 42 cm; l = 90 cm.

D. l = 27 cm; l = 75 cm.

Lời giải:

Đáp án đúng: D

Ta có: T1=2πl1g=Δt10T2=2πl2g=Δt6l1l2=925

Mà l2l1=48

l1=27cm;l2=75cm

Câu 14: Khảo sát thực nghiệm một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng 216 g và lò xo lực có độ cứng k, dao động dưới tác dụng của ngoại lực  với  không đổi và f thay đổi được. Kết quả khảo sát ta được đường biểu diễn biên độ A của con lắc theo tần số f có đồ thị như hình vẽ. Giá trị của k xấp xỉ bằng

Tài liệu VietJack

A. 13,64 N/m.

B. 12,35 N/m.

C. 15,64 N/m.

D. 16,71 N/m.

Lời giải:

Đáp án đúng: A

Khi f nằm trong khoảng từ 1,25 Hz đến 1,3 Hz thì biên độ cực đại, khi đó xảy ra cộng hưởng.

Thay vào công thức tính tần số ta thu được giá trị xấp xỉ của k.

k=4π2mf2k1=4π2.0,216.12,52=13,3N/mk2=4π2.0,216.132=14,4N/m13,3<k<14,4

Câu 15: Tốc độ truyền sóng là

A. quãng đường phần tử vật chất đi được trong một chu kỳ.

B. tốc độ lan truyền dao động của phần tử vật chất trong môi trường.

C. tốc độ dao động của phần tử vật chất trong môi trường.

D. quãng đường phần tử vật chất đi được trong một đơn vị thời gian.

Lời giải:

Đáp án đúng: B

Tốc độ truyền sóng là tốc độ lan truyền dao động của phần tử vật chất trong môi trường.

Câu 16: Chọn phát biểu sai.

A. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng.

B. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền pha dao động.

C. Phương trình của sóng hình sin khác với phương trình của dao động điều hòa.

D. Sóng dọc dao động theo phương ngang, sóng ngang theo phương thẳng đứng.

Lời giải:

Đáp án đúng: D

D sai vì sóng ngang hay sóng dọc dựa vào phương dao động của phần tử môi trường so với phương truyền sóng.

Câu 17: Phát biểu nào sau đây là sai? Quá trình truyền sóng là

A. quá trình truyền trạng thái dao động.

B. quá trình truyền năng lượng.

C. quá trình truyền pha dao động.

D. quá trình truyền vật chất.

Lời giải:

Đáp án đúng: D

Quá trình truyền sóng không phải là một quá trình truyền vật chất, khi có sóng truyền qua các phần tử môi trường chỉ dao động quanh VTCB riêng của nó.

Câu 18: Sóng ngang là sóng có phương dao động:

A. Nằm ngang.

B. Trùng với phương truyền sóng.

C. Vuông góc với phương truyền sóng

D. Thẳng đứng.

Lời giải:

Đáp án đúng: C

Sóng ngang là sóng có phương dao động vuông góc với phương truyền sóng.

Câu 19: Một sóng cơ lan truyền trên một đường thẳng từ điểm O đến điểm M cách O một đoạn d. Biết tần số f, bước sóng λ và biên độ a của sóng không đổi trong quá trình sóng truyền. Nếu phương trình dao động của phần tử vật chất tại điểm M có dạng uM(t) = acos2πft thì phương trình dao động của phần tử vật chất tại O là

Tài liệu VietJack

Lời giải:

Đáp án đúng: B

Ta có, sóng truyền từ O đến M nên phương trình của O là:

uOt=acos2πft+dλ

Câu 20: Một vật dao động điều hòa khi đang chuyển động từ vị trí cân bằng đến vị trí biên âm thì 

A. độ lớn vận tốc và gia tốc cùng tăng.

B. vận tốc và gia tốc cùng có giá trị âm.

C. véctơ vận tốc ngược chiều với véctơ gia tốc.

D. độ lớn vận tốc và gia tốc cùng giảm.

Lời giải:

Đáp án đúng: C

Một vật dao động điều hòa khi đang chuyển động từ vị trí cân bằng đến vị trí biên âm thì véc tơ vận tốc ngược chiều với véctơ gia tốc.

Câu 21: Chọn phát biểu sai về hiện tượng cộng hưởng:

A. Điều kiện cộng hưởng là hệ phải dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực biến thiên tuần hoàn có tần số ngoại lực f bằng tần số riêng của hệ f0.

B. Biên độ cộng hưởng dao động không phụ thuộc vào lực ma sát của môi trường, chỉ phụ thuộc vào biên độ của ngoại lực cưỡng bức.

C. Hiện tượng đặc biệt xảy ra trong dao động cưỡng bức là hiện tượng cộng hưởng.

D. Khi cộng hưởng dao động biên độ của dao động cưỡng bức tăng đột ngột và đạt giá trị cực đại.

Lời giải:

Đáp án đúng: B

Khi xảy ra cộng hưởng thì biên độ cộng hưởng dao động vẫn phụ thuộc vào lực ma sát của môi trường và vào biên độ của ngoại lực cưỡng bức.

Câu 22: Sóng ngang không truyền được ở môi trường

A. chất khí và chất rắn.

B. chất rắn và chất lỏng.

C. chất khí.

D. chất rắn.

Lời giải:

Đáp án đúng: C

Sóng ngang chỉ truyền được trong chất rắn và bề mặt chất lỏng không truyền được trong chất khí.

Câu 23: Chọn phát biểu đúng. Nếu dịch chuyển hai bản của tụ điện nối với hai cực một acquy ra xa nhau thì trong khi dịch chuyển:

A. Có dòng điện đi từ cực âm qua acquy sang cực dương.

B. Có dòng điện đi từ cực dương qua acquy sang cực âm.

C. Lúc đầu dòng điện đi từ cực âm qua acquy sang cực dương, sau đó dòng điện có chiều ngược lại

D. Không có dòng điện qua acquy.

Lời giải:

Đáp án đúng: B

Khi dịch chuyển hai bản của tụ điện ra xa nhau thì điện dung của tụ giảm do đó điện tích trên các bản tụ cũng giảm và có xu hướng di chuyển về phía bản dương của tụ và qua bản âm.

Câu 24: Một sóng cơ lan truyền trên một sợi dây với chu kì T, biên độ A. Ở thời điểm t = 0, li độ của các phần tử tại B và C tương ứng là 53 mm và  53 mm; phần tử tại trung điểm D của BC có tốc độ dao động cực đại. Ở thời điểm t1 thì tốc độ dao động của phần tử tại C và B bằng nhau và bằng 32 tốc độ dao động cực đại, tốc độ của phần tử tại D bằng không. Biên độ sóng là

A. 8,5 mm.

B. 15 mm.

C. 10 mm.

D. 17 mm.

Lời giải:

Đáp án đúng: C

Biểu diễn các vị trí tương ứng, tại các thời điểm trên đường tròn.

Với góc α luôn không đổi và sinα2=vt1vmax=32α=1200

Từ hình vẽ ta có: 32A=53A=10mm

Tài liệu VietJack

Câu 25: Chọn một phát biểu sai khi nói về dao động tắt dần?

A. Tần số của dao động càng lớn thì quá trình dao động tắt dần càng kéo dài.

B. Ma sát, lực cản sinh công làm tiêu hao dần năng lượng của dao động.

C. Dao động có biên độ giảm dần do ma sát hoặc lực cản của môi trường tác dụng lên vật dao động.

D. Lực cản hoặc lực ma sát càng nhỏ thì quá trình dao động tắt dần càng kéo dài.

Lời giải:

Đáp án đúng: A

A – sai vì tần số của dao động càng lớn thì quá trình dao động tắt dần càng nhanh.

Câu 26: Một con lắc lò xo lần lượt được kích thích dao động điều hòa với biên độ là A1; A2; A3. Biết A1 > A2 > A3 thì chu kì dao động tương ứng T1; T2; T3 có quan hệ như thế nào?

A. T1 < T2 < T3.

B. Không đủ điều kiện so sánh.

C. T1 = T2 = T3.

D. T1 > T2 > T3.

Lời giải:

Đáp án đúng: C

Chu kì dao động không phụ thuộc vào biên độ của dao động  T1 = T2 = T3.

Câu 27: Gia tốc của chất điểm dao động điều hòa bằng 0 khi

A. li độ cực đại.

B. li độ cực tiểu.

C. vận tốc cực đại hoặc cực tiểu.

D. vận tốc bằng 0.

Lời giải:

Đáp án đúng: C

a và v vuông pha nên a = 0 thì v cực đại hoặc cực tiểu.

Câu 28: Trong dao động điều hòa, vận tốc biến đổi

A. ngược pha với li độ.

B. sớm pha π/2 so với li độ.

C. trễ pha π /2 so với li độ.

D. trùng pha với li độ.

Lời giải:

Đáp án đúng: B

Trong dao động điều hòa, vận tốc biến đổi sớm pha π/2 so với li độ.

Câu 29: Một vật dao động điều hòa có chu kì 2 s, biên độ 10 cm. Khi vật cách vị trí cân bằng 6 cm, tốc độ của nó bằng

A. 18,84 cm/s.

B. 20,08 cm/s.

C. 25,13 cm/s.

D. 12,56 cm/s.

Lời giải:

Đáp án đúng: C

Ta có w = p rad/s.

x2+v2ω2=A2v=25,13cm/s

Câu 30: Dao động của con lắc đồng hồ là dao động

A. duy trì.

B. tắt dần.

C. cưỡng bức.

D. tự do.

Lời giải:

Đáp án đúng: A

Dao động của quả lắc trong đồng hồ là lao động duy trì.

Câu 31: Chọn câu đúng.

A. Có thể cọ xát hai vật cùng loại với nhau để được hai vật tích điện trái dấu.

B. Nguyên nhân của sự nhiễm điện do cọ xát là các vật bị nóng lên do cọ xát.

C. Cọ thước nhựa vào mảnh dạ thì mảnh dạ cũng tích điện.

D. Vật tích điện chỉ hút được các vật cách điện như giấy, không hút kim loại.

Lời giải:

Đáp án đúng: C

Cọ thước nhựa vào mảnh dạ thì mảnh dạ cũng tích điện.

Câu 32: Một cuộn dây dẫn điện trở không đáng kể được cuộn lại và nối vào mạng điện xoay chiều 127 V – 50 Hz. Dòng điện cực đại qua nó bằng 10 A. Độ tự cảm của cuộn dây là

A. 0,04 (H).

B. 0,08 (H).

C. 0,057 (H).

D. 0,114 (H).

Lời giải:

Đáp án đúng: C

Cảm kháng của cuộn dây: ZL=UI=12752=18Ω

Độ tự cảm: L=ZL2πf=0,057H

Câu 33: Chọn câu trả lời sai. Dòng điện xoay chiều là:

A. Dòng điện mà cường độ biến thiên theo dạng sin.

B. Dòng điện mà cường độ biến thiên theo dạng cos.

C. Dòng điện đổi chiều một cách tuần hoàn.

D. Dòng điện dao động điều hoà.

Lời giải:

Đáp án đúng: C

i=I0cosωt+φ=I0sinωt+φπ

A, B, D đúng

C sai vì dòng điện đổi chiều khi i=I0  hoặc i=I0

Câu 34: Một nguồn âm có công suất phát âm P = 0,1256 W. Biết sóng âm phát ra là sóng cầu, cường độ âm chuẩn I0 = 10-12 W/m2. Tại một điểm trên mặt cầu có tâm là nguồn phát âm, bán kính 10 m (bỏ qua sự hấp thụ âm) có mức cường độ âm:

A. 90 dB.

B. 80 dB.

C. 60 dB.

D. 70 dB.

Lời giải:

Đáp án đúng: B

I=P4πr2L=10logII0=10logP4πr2.I0=80dB

Câu 35: Khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng nước với hai nguồn kết hợp ngược pha A và B, những điểm trên mặt nước nằm trên đường trung trực của AB sẽ

A. đứng yên không dao động.

B. dao động với biên độ có giá trị trung bình.

C. dao động với biên độ lớn nhất.

D. dao động với biên độ bé nhất.

Lời giải:

Đáp án đúng: D

Khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng nước với hai nguồn kết hợp ngược pha A và B. Những điểm trên mặt nước nằm trên đường trung trực của AB sẽ dao động với biên độ bé nhất.

Chú ý: M thuộc trung trực không dao động chỉ khi biên độ 2 nguồn bằng nhau.

Câu 36: Nếu giao thoa xảy ra với hai nguồn kết hợp cùng biên độ thì những điểm tăng cường lẫn nhau có biên độ tăng

A. gấp ba lần.

B. gấp hai lần.

C. gấp bốn lần.

D. gấp năm lần.

Lời giải:

Đáp án đúng: B

Nếu giao thoa xảy ra với hai nguồn kết hợp cùng biên độ thì những điểm tăng cường lẫn nhau có biên độ tăng gấp hai lần

Câu 37: Chu kì dao động bé của con lắc đơn phụ thuộc vào:

A. biên độ dao động.

B. gia tốc trọng trường.

C. năng lượng của dao động.

D. khối lượng của vật nặng.

Lời giải:

Đáp án đúng: B

Chu kì dao động bé của con lắc đơn phụ thuộc vào gia tốc trọng trường.

Câu 38: Với mạch điện xoay chiều chỉ chứa cuộn cảm thuần thì cường độ dòng điện trong mạch

A. sớm pha hơn điện áp hai đầu mạch một góc π/4.

B. trễ pha hơn điện áp hai đầu mạch một góc π/4.

C. trễ pha hơn điện áp hai đầu mạch một góc π/2.

D. sớm pha hơn điện áp hai đầu mạch một góc π/2.

Lời giải:

Đáp án đúng: C

Với mạch điện xoay chiều chỉ chứa cuộn cảm thuần thì cường độ dòng điện trong mạch trễ pha hơn điện áp hai đầu mạch một góc π/2.

Câu 39: Trạm phát điện truyền đi công suất 5000 kW, điện áp hiệu dụng nơi phát 100 kV. Độ giảm thế năng trên đường dây không vượt quá 1% điện áp nơi phát. Biết hệ số công suất của đường dây bằng 1. Giá trị điện trở lớn nhất của dây tải điện là:

A. 20 Ω.

B. 50 Ω.

C. 40 Ω.

D. 10 Ω.

Lời giải:

Đáp án đúng: A

Ta có: ΔPP=ΔUU0,01

Mặt khác: ΔP=RP2U20,01.PR0,01.U2P=0,01.10000025000000=20Ω

Câu 40: Khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần Wd = Wt  khi một vật dao động điều hoà là 0,05 s. Tần số dao động của vật là:

A. 2,5 Hz.

B. 3,75 Hz.

C. 5 Hz.

D. 5,5 Hz.

Lời giải:

Đáp án đúng: C

Khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần Wd = Wt khi một vật dao động điều hoà là

T4=0,05T=0,2sf=5Hz

1 609 06/02/2024


Xem thêm các chương trình khác: