3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án (Phần 15)

Bộ 3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án Phần 15 hay nhất được biên soạn và chọn lọc giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi môn Vật lí. 

1 566 06/02/2024


3000 câu hỏi ôn tập Vật lí (Phần 15)

Câu 1: Một con lắc lò xo đặt nằm ngang gồm lò xo có độ cùng k = 40 N/m và vật năng có khối lượng m = 400 g. Từ vị trí cân bằng kéo vật ra một đoạn 10 cm rồi thả nhẹ cho vật dao động. Trong quá trình dao động thì công suất tức thời cực đại của lực hồi phục là

A. 0,25 W.      

B. 2 W.  

C. 0,5 W.       

D. 1 W.

Lời giải:

Đáp án đúng: B

Trong quá trình dao động thì công suất tức thời cực đại của lực hồi phục là

P=Fhp.v=kx.v=kA2ω22sin2ωt+φPmax=kA2ω2=40.0,12.400,42=2W

Câu 2: Một con lắc lò xo gồm vật nặng có khối lượng m và lò xo có độ cứng k, dao động điều hòa. Nếu tăng độ cứng k của lò xo lên 2 lần và giảm khối lượng m của vật đi 8 lần thì tần số dao động của vật sẽ

A. giảm 2 lần.

B. tăng 4 lần.

C. tăng 2 lần.

D. giảm 4 lần.

Lời giải:

Đáp án đúng: B

Ta có: f0=12πkm

f=12π2k.8m=4f0

Câu 3: Một âm thoa nhỏ đặt trên miệng của một ống không khí hình trụ AB, chiều dài l của ống khí có thể thay đổi được nhờ dịch chuyển mực nước ở đầu B. Khi âm thoa dao động ta thấy trong ống có một sóng dừng ổn định. Khi chiều dài ống thích hợp ngắn nhất 13 cm thì âm thanh nghe to nhất. Biết rằng với ống khí này đầu B là một nút sóng, đầu A là một bụng sóng. Khi dịch chuyển mực nước ở đầu B để chiều dài 65 cm thì ta lại thấy âm thanh cũng nghe rất rõ. Tính số nút sóng trong ống.

A. 2.           

B. 3.            

C. 4.            

D. 5.

Lời giải:

Đáp án đúng: B

l=2n+1λ4lmin=λ4=13l=52cmSn=Sb=10,5λ+0,5=650,5.52+0,5=3

Câu 4: Vật chuyển động thẳng có phương trình x=2t24t+10m;s . Vật sẽ dừng lại tại vị trí

A. x = 10 m.

B. x = 4 m.

C. x = 6 m.

D. x = 8 m.

Lời giải:

Đáp án đúng: D

Phương trình vận tốc của vật: v=4+4t

Khi vật dừng lại: v = 0 0=4+4tt=1s

Vật sẽ dừng lại tại vị trí: x=2.124.1+10=8m

Câu 5: Giả thiết rằng một tia sét có điện tích q = 25 C được phóng từ đám mây dông xuống mặt đất, khi đó hiệu điện thế giữa đám mây và mặt đất U = 1,4.108 V. Năng lượng của tia sét này làm bao nhiêu kilôgam nước ở 1000C bốc thành hơi nước ở? Biết nhiệt hóa hơi của nước bằng 2,3.106 J/kg.

A. 1521,7 kg.

B. 2247 kg.

C. 1120 kg.

D. 2172 kg.

Lời giải:

Đáp án đúng: A

Năng lượng của tia sét tương ứng với công của lực điện dịch chuyển các điện tích q trong hiệu điện thế U.

E=A=qU=35.108J

Lượng nước hóa hơi tương ứng: E=λmm=Eλ=35.1082,3.106=1521,7kg

Câu 6: Cho 3 quả cầu kim loại tích điện lần lượt tích điện là +3C, -7C và –4C. Khi cho chúng được tiếp xúc với nhau thì điện tích của hệ là

A. – 8 C.

B. + 14 C.

C. + 3 C.

D. – 11 C.

Lời giải:

Đáp án đúng: A

Khi cho 3 điện tích tiếp xúc với nhau thì tổng điện tích của hệ không đổi:

q=q1+q2+q3=8C

Câu 7: Một con lắc đơn được treo vào trần của một thang máy, khi thang máy có gia tốc không đổi a thì chu kì của con lắc tăng 8,46% so với chu kì dao động của nó khi thang máy đứng yên, lấy g = 10m/s2. Xác định chiều và độ lớn của gia tốc a?

A. Gia tốc hướng xuống, a = 2 m/s2.

B. Gia tốc hướng lên, a = 2 m/s2.

C. Gia tốc hướng xuống, a = 1,5 m/s2.

D. Gia tốc hướng lên, a = 1,5 m/s2.

Lời giải:

Đáp án đúng: C

Ta có: T'T=1,0846=gg'g'=8,5  m/s2.

g’ < g thì g’ = g – a a=gg'=1,5 m/s2, vecto gia tốc hướng xuống.

Câu 8: Một con lắc đơn dao động điều hòa với biên độ góc α0 tại nơi có gia tốc trọng trường là g. Biết gia tốc của vật ở vị trí biên gấp 8 lần gia tốc của vật ở vị trí cân bằng. Giá trị của α0 là   

A. 0,062 rad.

B. 0,375 rad.

C. 0,25 rad.

D. 0,125 rad.

Lời giải:

Đáp án đúng: C

Gia tốc của con lắc đơn ở vị trí biên có độ lớn: at=gsinα0

Gia tốc của con lắc đơn ở VTCB có độ lớn: an=vmax2l=2g1cosα0

Theo đề thì at = 8.an, ta được phương trình:

sinα0=161cosα0sinα0=16sin2α02α0=16α022α0=0,25rad

Câu 9: Một con lắc dao động tắt dần. Sau một chu kì biên độ giảm 12%. Phần năng lượng mà con lắc đã mất đi trong một chu kỳ:

A. 24 %.

B. 12 %.

C. 88 %.

D. 22,56 %.

Lời giải:

Đáp án đúng: D

Ta có: W=12kA2=12kA'2

Sau một chu kì phần năng lượng của con lắc mất đi là

WW'W=A2A'2A2=A210,122A2A2=0,2256=22,56%

Câu 10: Con lắc lò xo có m = 0,4 kg; k = 160 N/m dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Biết khi vật có li độ 2 cm thì vật có vận tốc 40 cm/s. Năng lượng dao động của vật là

A. 0,032 J.                      

B. 0,064 J.

C. 0,64 J.                    

D. 1,6 J.

Lời giải:

Đáp án đúng: B

Ta có: ω=km=20rad/s 

Khi x=2cm  thì A=x2+v2ω2=8cm

Năng lượng dao động của vật là

W=12mω2A2=12.0,4.202.8.1022=0,064J

Câu 11: Một con lắc dao động tắt dần. Cứ sau mỗi chu kì, biên độ giảm 3%. Phần năng lượng của con lắc bị mất đi trong một dao động toàn phần là bao nhiêu?

Lời giải:

Ta có: W=12kA2=12kA'2

Sau 1 chu kì phần năng lượng của con lắc mất đi là:

WW'W=A2A'2A2=A210,032A2A2=0,0591=5,91%

Câu 12: Một con lắc đơn có l = 1 m; g = 10 m/s2 được treo trên một xe ô tô, khi xe đi qua phần đường mấp mô, cứ 12 m lại có một chỗ ghềnh. Tính vận tốc của vật để con lắc dao động mạnh nhất?

A. 6 m/s.

B. 6 km/h.

C. 60 km/h.

D. 36 km/s.

Lời giải:

Đáp án đúng: A

Chu kì dao động của con lắc đơn là: T = 2πlg = 2 s.

Để con lắc dao động mạnh nhất thì chu kì của xe bằng chu kì riêng của con lắc đơn:

v=ST=122=6m/s

Câu 13: Một sợi dây đàn hồi dài 1,2 m được treo lơ lửng lên một cần rung. Cần có thể rung theo phương ngang với tần số thay đổi được từ 100 Hz đến 125 Hz. Tốc độ truyền sóng trên dây là 6 m/s. Trong quá trình thay đổi tần số rung của cần, có thể tạo ra được bao nhiêu lần sóng dừng trên dây? (Biết rằng khi có sóng dừng, đầu nối với cần rung là nút sóng) 

A. 10 lần.

B. 4 lần.

C. 5 lần.

D. 12 lần.

Lời giải:

Đáp án đúng: A

Điều kiện để có sóng dừng trên dây:

l=k+12λ2=k+12v2ff=k+12v2l=2,5k+0,5

Mà 100f12539,5k49,5

Có 10 giá trị của k thỏa mãn.

Câu 14: Trong dao động điều hòa thì gia tốc

A. cùng pha với vận tốc.

B. vuông pha với li độ.

C. cùng pha với lực kéo.

D. trễ pha π  so với li độ.

Lời giải:

Đáp án đúng: C

Trong dao động điều hòa thì gia tốc cùng pha với lực kéo F=ma .

Câu 15: Giả thiết rằng trong một tia sét có điện tích q = 25 C được phóng từ đám mây dông xuống mặt đất và khi đó hiệu điện thế giữa đám mây và mặt đất U = 1,4.108 V. Năng lượng của tia sét này có thể làm bao nhiêu kilôgam nước ở 1000 C bốc thành hơi nước ở 1000C? Biết nhiệt hóa hơi của nước bằng 2,3.106 J/kg.

A. 1521,7 kg.

B. 2247 kg. 

C. 1120 kg.

D. 2172 kg.

Lời giải:

Đáp án đúng: A

Năng lượng của tia sét tương ứng với công của lực điện dịch chuyển các điện tích q trong hiệu điện thế U: E=A=qU=35.108J

Lượng nước hóa hơi tương ứng: E=λmm=Eλ=1521,7kg

Câu 16: Hai điện tích q1 = 5.10-9 (C) , q2 = -5.10-9 (C) đặt tại hai điểm cách nhau 10 (cm) trong chân không. Độ lớn cường độ điện trường tại điểm nằm trên đường thẳng đi qua hai điện tích và cách q1 5 (cm), cách q2 15 (cm) là:

A. E = 16000 (V/m).             

B. E = 20000 (V/m).     

C.  E = 1,600 (V/m). 

D.  E = 2,000 (V/m).

Lời giải:

Đáp án đúng: A

Áp dụng công thức tính cường độ điện trường tìm E1 và E2:

E1=kq1r12=18000V/mE2=kq2r22=2000V/m

Áp dụng nguyên lý chồng chất điện trường thấy E1E2 :

E=E1+E2E=E1E2=16000V/m

Câu 17: Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Nhận xét nào sau đây là sai?

A. Lực tác dụng của lò xo vào vật bị triệt tiêu khi vật đi qua vị trí lò xo không biến dạng.

B. Hợp lực tác dụng vào vật bị triệt tiêu khi vật đi qua vị trí cân bằng.

C. Lực tác dụng của lò xo vào giá đỡ (giá treo) luôn bằng hợp lực tác dụng vào vật dao động.

D. Khi lực do lò xo tác dụng vào giá đỡ có độ lớn cực đại thì hợp lực tác dụng lên vật dao động cũng có độ lớn cực đại.

Lời giải:

Đáp án đúng: C

Lực tác dụng của lò xo vào giá đỡ (giá treo) là lực đàn hồi, còn hợp lực tác dụng vào vật là lực hồi phục là hợp lực của lực đàn hồi và trọng lực.

Câu 18: Hai dao động cùng phương, cùng biên độ A, cùng tần số và ngược pha nhau. Biên độ của dao động tổng hợp của hai dao động trên là

A. 0.           

B. 2 A.        

C. A2 .                   

D. 4 A.

Lời giải:

Đáp án đúng: A

Do 2 dao động ngược pha: A=A1A2=0

Câu 19: Một sóng cơ có tần số 50 Hz truyền theo phương Ox có tốc độ 30 m/s. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương Ox mà dao động của các phần tử môi trường tại đó lệch pha nhau π3  bằng

A. 20 cm.

B. 10 cm.

C. 5 cm.

D. 60 cm.

Lời giải:

Đáp án đúng: B

Độ lệch pha của hai điểm cách nhau một khoảng d theo phương truyền sóng được tính bằng:

Δφ=2πdλ=ωdv=2πfdv=π3d=10cm

Câu 20: Cho một mạch điện xoay chiều AB gồm điện trở thuần R = 100 Ω, cuộn dây thuần cảm L, tụ điện có điện dung C. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế xoay chiều không đổi u = 2202 cos(100 πt) (V), biết ZL= 2ZC. Ở thời điểm t hiệu điện thế hai đầu điện trở R là 60 V, hai đầu tụ điện là 40 V. Hỏi hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch AB khi đó là:

A. 2202V .

B. 72,11 V.

C. 100 V.

D. 20 V.

Lời giải:

Đáp án đúng: D

Ta có: ZL=2ZCuL=2uC=2.40=80V

Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch AB ở thời điểm t là:

u=uR+uL+uC=60+80+40=20V

Câu 21: Một chất điểm dao động điều hòa. Khi vật đi qua vị trí có li độ là x1 = 3 cm thì vận tốc của vật là v1 = 40 cm/s. Khi vật đi qua vị trí cân bằng thì vận tốc của vật là v2 = 50 cm/s. Khi vật đi qua vị trí có li độ x3 thì vận tốc của vật là v3 = 30 cm/s. Li độ x3 có giá trị là

A. ± 4 cm.  

B. ± 3,6 cm. 

C. ± 4,2 cm.

D. ± 4,8 cm.

Lời giải:

Đáp án đúng: A

Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng ta có:

12mω2x2+12mv2=12mvmax2ω=10rad/s

Khi vật đi qua vị trí cân bằng thì vận tốc của nó đạt giá trị cực đại ta có

vmax=ωA=50A=5010=5cm

Khi vật đi qua vị trí có li độ x3 thì vận tốc của vật là v3 = 30cm/s. Li độ x3 có giá trị là

x=A2v2ω2=52302102=±4cm

Câu 22: Cho ba bản kim loại phẳng tích điện 1, 2, 3 đặt song song lần lượt cách nhau những khoảng d12 = 5 cm, d23 = 8 cm, bản 1 và 3 tích điện dương, bản 2 tích điện âm. E12 = 4.104V/m, E23 = 5.104V/m. Tính điện thế V2, V3 của các bản 2 và 3 nếu lấy gốc điện thế ở bản 1: 

A. V2 = 2000 V; V3 = 4000 V.

B. V2 = - 2000 V; V3 = 4000 V.

C. V2 = - 2000 V; V3 = 2000 V.         

D. V2 = 2000 V; V3 = - 2000 V.

Lời giải:

Đáp án đúng: C

Ta có: V1=0

Hiệu điện thế giữa hai bản 1 và 2:

U12=E12.d12=4.104.0,05=2000V=V1V2V2=2000V

Hiệu điện thế giữa hai bản 2 và 3:

U23=E23.d23=5.104.0,08=4000V=V2V3

V3=2000V

Câu 23: Một con lắc đơn gồm hòn bi nhỏ bằng kim loại được tích điện q, dây treo dài 2 m. Đặt con lắc vào trong điện trường đều có véc tơ cường độ điện trường nằm ngang thì khi vật đứng cân bằng dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc 0,05 rad. Lấy g=10m/s2 . Nếu đột ngột đổi chiều điện trường (phương vẫn nằm ngang) thì tốc độ cực đại của vật sau đó là

A. 20,36 cm/s.

B. 40,72 cm/s.

C. 44,70 cm/s.

D. 22,37 cm/s.

Lời giải:

Đáp án đúng: C

Biên độ góc: α0=2.0,05=0,1rad

Tốc độ cực đại: vmax=2gl1cosα0=0,4470m/s=44,70cm/s

Câu 24: Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của ba lực 4 N, 5 N và 6 N. Nếu bỏ đi lực 6 N thì hợp lực của hai lực còn lại bằng bao nhiêu?

A. 9 N.

B. 6 N.

C. 1 N.

D. không biết vì chưa biết góc giữa hai lực.

Lời giải:

Đáp án B

Chất điểm đứng yên khi hợp lực tác dụng lên nó bằng 0. Vậy hợp lực của hai lực 4 N và 5 N cân bằng với lực thứ ba là 6 N.

=> Hợp lực của hai lực 4 N và 5 N có độ lớn là 6 N.

Câu 25: Ba điện trở giống nhau được mắc như hình, nếu công suất tiêu thụ trên điện trở (1) là 3 W thì công suất toàn mạch là bao nhiêu?

Tài liệu VietJack

A.   18 W.

B.   36 W.

C.   3 W.

D.   9 W.

Lời giải:

Đáp án A.

Mạch gồm: R3ntR1//R2

Công suất tiêu thụ trên toàn mạch: P1=I2R=3W

Ta có Rb=R+R.RR+R=1,5RI3=I1+I2=IbIb=2I1U1=U2I1=I2

Công suất tiêu thụ trên điện trở (1) là Pm=I2bRb=4I2.1,5R=6P1=18W

Câu 26: Có Đ1: 110 V – 50 W; Đ2: 110 V – 75 W mắc nối tiếp vào hiệu điện thế 220V. So sánh độ sáng 2 đèn?

Lời giải:

Hai đèn sáng bình thường do Uđèn1đm+ Uđèn2đm = 110 + 110 = 220 = Um (mạch mắc nối tiếp).

So sánh độ sáng: I1=50110<75110=I2

Suy ra đèn 2 sáng hơn đèn 1.

Câu 27: Phát biểu nào sai. Biến trở hoạt động dựa trên tính chất nào của dây dẫn?

A. Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn.

B. Điện trở của dây dẫn tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây dẫn.

C. Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài dây dẫn.

D. Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với đường kính dây dẫn.

Lời giải:

Đáp án D

Điện trở của dây dẫn: R=ρlS=ρlπd22  nên R tỉ lệ nghịch với d

Câu 28: Biến trở hoạt động dựa vào sự phụ thuộc của điện trở vào yếu tố nào? 

Lời giải:

Biến trở hoạt động dựa vào sự phụ thuộc của điện trở vào dây dẫn.

Câu 29: Đưa vật A nhiễm điện dương lại gần quả cầu kim loại B ban đầu trung hoà về điện được nối với đất bởi một dây dẫn. Hỏi điện tích của B như thế nào nếu ta cắt dây nối đất sau đó đưa A ra xa B: 

A. B mất điện tích.

B. B tích điện âm.

C. B tích điện dương.

D. B tích điện dương hay âm tuỳ vào tốc độ đưa A ra xa.

Lời giải:

Đáp án B

Nếu ta cắt dây nối đất sau đó đưa A ra xa B thì B tích điện dương âm.

Câu 30: Vật chuyển động có phương trình x = -1+ 2t (x tính bằng m; thời gian tính bằng s). Quãng đường vật đi trong 2 s đầu kể từ lúc to = 0 là

A. 4 m.    

B. 1 m.      

C. -4 m.   

D. -1 m.

Lời giải:

Đáp án A

Quãng đường vật đi trong 2 s đầu kể từ lúc to = 0 là s = 2.2 = 4 m. 

Câu 31: Cách đổi kg sang N?

Lời giải:

Không đổi được vì kg và N là hai đơn vị của hai đại lượng vật lí khác nhau.

Câu 32: Khi nào thì vật chuyển động, khi nào thì vật đứng yên. Cho ví dụ.

Lời giải:

- Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc.

Ví dụ: chiếc xe ô tô đang chạy trên đường thì chuyển động so với cây cối bên đường.

- Khi vị trí của vật so với vật mốc không thay đổi theo thời gian thì vật đứng yên so với vật mốc.

Ví dụ: chiếc xe ô tô đang dừng trên đường thì đứng yên so với cây cột điện bên đường.

Câu 33: Một phanh ô tô dùng dầu gồm 2 xi lanh nối với nhau bằng một ống nhỏ dẫn dầu. Pít tông A của xi lanh ở đầu bàn đạp có tiết diện 4 cm2, còn pít tông nối với 2 má phanh có tiết diện 8 cm2. Tác dụng lên bàn đạp một lực 100 N. Đòn bẩy của bàn đạp làm cho lực đẩy tác dụng lên pít tông giảm đi 4 lần. Tính lực đã truyền đến má phanh.
Lời giải:

Áp lực tác dụng lên pittong là: F1 = F : 4 = 100 : 4 = 25 (N)

Khi đó áp suất lên pittong bàn đạp là: p1=F1S1=p2=F2S2

Nên: F1S1=F2S2F2=F1.S2S1=25.84=50N

Vậy lực đã truyền đến má phanh là F = 50 N.

Câu 34: Một ampe kế có RA = 2 Ω chịu được dòng điện 10 mA. Để dùng làm vôn kế đo được tối đa 20 V cần mắc thêm điện trở

A. nhỏ hơn 2 Ω nối tiếp với ampe kế.

B. lớn hơn 2 Ω nối tiếp với ampe kế.

C. lớn hơn 2 Ω song song với ampe kế.

D. rất lớn nối tiếp với ampe kế.

Lời giải:

Đáp án B

Tài liệu VietJack

Do UA=IA.RA=20mV

U=20V nên chỉ có thể mắc điện trở nối tiếp với ampe kế, khi đó UR=UUA=19,98  AUA nên RRA

Câu 35:

Trong các loại thiết bị sau, thiết bị (linh kiện) nào có công suất nhỏ nhất? 

A. Đèn LED.

B. Đèn pha ôtô.

C. Đèn pin.

D. Tivi.

Lời giải:

Đèn LED là thiết bị (linh kiện) có công suất nhỏ nhất.

Câu 36: Đường sức từ bên ngoài của ống dây có dòng điện có hình dạng là

A. những đường cong kín.

B. những đường cong hở.

C. những đường tròn.

D. những đường thẳng song song.

Lời giải:

Đáp án A

Đường sức từ ở bên ngoài ống dây có dòng điện chạy qua là những đường cong khép kín. Bên trong lòng ống dây là những đoạn thẳng song song

Câu 37: Một tụ điện được tích điện bằng một hiệu điện thế 10 V thì năng lượng của tụ là 10 mJ. Nếu muốn năng lượng của tụ là 22,5 mJ thì hai bản tụ phải có hiệu điện thế là 

Lời giải:

W=CU22W1W2=U1U221022,5=102U22U2=15V

Câu 38: Một tụ điện có điện dung 5.10-6 F. Điện tích của tụ điện bằng 86 μC. Hiệu điện thế trên hai bản tụ điện bằng:

A. 47,2 V.      

B. 17,2 V.      

C. 37,2 V.      

D. 27,2 V.

Lời giải:

Đáp án B

Ta có: U=QC=86.1065.106=17,2V

Câu 39: Vận tốc của vật chuyển động thẳng có giá trị âm hay dương phụ thuộc vào :

A. Chiều chuyển động.

B. Chiều dương được chọn.

C. Chuyển động là nhanh hay chậm.

D. Câu A và B.

Lời giải:

Đáp án D

Câu 40: Vận tốc của vật dao động có giá trị âm khi:

A. Vật ở vị trí có li độ dương.

B. Vật ở vị trí có li độ âm.

C. Vật đi ngược chiều dương.

D. Vật đi cùng chiều dương.

Lời giải:  

Đáp án C

Vận tốc của vật dao động có giá trị âm khi vật đi ngược chiều dương đã chọn.

Câu 41: Tại sao nói : Quá trình dẫn điện không tự lực không tuân theo định luật Ôm

Lời giải:

I. Chất khí là môi trường cách điện

Bình thường chất khí không dẫn điện, nó là một chất điện môi

II. Khi có ngọn lửa ga hay chiếu bức xạ tử ngoại không khí trở thành dẫn điện

III. Bản chất dòng điện trong chất khí

1. Sự ion hoá chất khí và tác nhân ion hoá

Ngọn lửa ga (nhiệt độ rất cao), tia tử ngoại của đèn thuỷ ngân trong thí nghiệm trên được gọi là các tác nhân ion hoá. Nhờ có năng lượng cao, chúng ion hoá chất khí, tách phân tử khí trung hoà thành ion dương và electron tự do. Electron tự do lại có thể kết hợp với phân tử khí trung hoà thành ion âm. Các hạt tích điện này là hạt tải điện trong chất khí.

Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm, các electron ngược chiều điện trường. Các hạt tải điện này do chất khí bị ion hoá sinh ra.

2. Quá trình dẫn điện không tự lực của chất khí

Quá trình dẫn điện của chất khí mà ta vừa mô tả gọi là quá trình dẫn điện (phóng điện) không tự lực. Nó chỉ tồn tại khi ta đưa hạt tải điện vào khối khí ở giữa hai bản cực và biến mất khi ta ngừng đưa hạt tải điện vào.

Thay đổi hiệu điện thế U giữa hai bản cực và ghi lại dòng điện I chạy qua chất khí, ta thấy quá trình dẫn điện không tự lực không tuân theo định luật Ôm.

Câu 42: Xác định khoảng cách từ điểm ném tới điểm rơi của quả bóng?

Từ đỉnh một ngọn đồi nghiêng góc 300 so với phương ngang người ta ném một quả bóng với vận tốc vo = 9,8 m/s theo phương vuông góc với sườn núi. Hãy xác định khoảng các từ điểm ném tới điểm rơi của quả bóng. Biết độ cao của quả đồi là 10 m.

Tài liệu VietJack

Lời giải:

Tầm xa của quả bóng theo phương ngang đi qua điểm A là:

L=v02sin2αg=9,82.sin6009,8=8,5m

Khoảng cách từ điểm ném tới điểm rơi của quả bóng:

d=L2+h2=8,52+102=13,12m

Câu 43: Một chiếc thuyền xuôi dòng sông từ A đến B hết 2 giờ 30 phút. Khi quay ngược dòng từ B đến A mất 3 giờ. Vận tốc của nước so với bờ sông và vận tốc của thuyền so với nước là không đổi. Tính thời gian để chiếc thuyền không nổ máy tự trôi từ A đến B là bao nhiêu?

A. 40 h.

B. 10 h.

C. 20 h.

D. 30 h.

Lời giải:

Đáp án D

+ Gọi v13 là vận tốc của thuyền với bờ

  v23 là vận tốc của nước với bờ bằng

  v12 là vận tốc của thuyền so với dòng nước

+ Khi xuôi dòng: v13 = v12 + v23

+ Khi ngược dòng: v13 = v12 - v23 v13 - v13 = 2v23

S2,5S3=2v23v23=12S2,5S3tthatroi=Sv23=30h

Câu 44: Một vật dao động điều hoà với chu kì T, biên độ bằng 5 cm. Quãng đường vật đi được trong 2,5T là

A. 10 cm.

B. 50 cm.

C. 45 cm.

D. 25 cm.

Lời giải:  

Đáp án B

Trong 2,5T vật đi được quãng đường S = 10A = 50 cm.

Câu 45: Dây đốt nóng của một bếp điện làm bằng nikêlin có điện trở 48,4 Ω; bếp được sử dụng ở hiệu điện thế 220 V. Nhiệt lượng tỏa ra của bếp trong 0,25 giờ là

Lời giải:  

Nhiệt lượng toả ra: Q=I2Rt=U2Rt=220248,4.0,25.3600=90000J

Câu 46: Nêu những ví dụ về việc làm tăng, giảm áp suất trong thực tế.

Lời giải:  

Nguyên tắc để tăng áp suất là làm diện tích bị ép càng nhỏ càng tốt hoặc tăng áp lực.

Một số ví dụ làm tăng áp suất và giảm áp suất là:

- Lưỡi dao càng nhỏ càng sắc.

- Ống hút cắm vào hộp sữa có đầu nhọn.

- Nhà ảo thuật đập tảng đá to trên ngực lực sĩ.

Câu 47: Hai xe chuyển động thẳng đều trên cùng một đường thẳng với vận tốc không đổi. Nếu đi ngược chiều thì sau 20 phút, khoảng cách giữa 2 xe giảm 30 km. Nếu đi cùng chiều thì sau 20 phút, khoảng cách giữa hai xe chỉ giảm 6 km. Tính vận tốc của mỗi xe

Lời giải:  

Hai xe chuyển động ngược chiều: v1+v2=3013=90km/h 

Hai xe chuyển động cùng chiều: v1v2=613=18km/hv1=54km/hv2=36km/h

Câu 48: Điện trở dùng trong kĩ thuật được chế tạo bằng:

A. Lớp natri hoặc lớp kim loại mỏng phủ ngoài một lớp cách điện.

B. Lớp natri hoặc lớp kim loại mỏng phủ ngoài một lớp dẫn điện.

C. Lớp chì hoặc lớp kim loại mỏng phủ ngoài một lớp cách điện.

D. Lớp chì hoặc lớp kim loại mỏng phủ ngoài một lớp dẫn điện.

Lời giải:

Đáp án C

Điện trở dùng trong kĩ thuật được chế tạo bằng lớp chì hoặc lớp kim loại mỏng phủ ngoài một lớp cách điện

Câu 49: Điện trở được chế tạo bằng cách nào 

A. dùng dây kim loại.

B. dùng dây dẫn kim loại có điện trở suất cao.

C. dùng bột than phun lên lõi sứ.

D. B và C.

Lời giải:

Đáp án D

Câu 50: Một chùm tia sáng chiếu lên mặt gương phẳng theo phương nằm ngang, muốn có chùm tia phản xạ chiếu xuống đáy giếng theo phương thẳng đứng ta cần phải đặt gương như thế nào 

Lời giải:  

Ta đặt gương theo phương xiên sao cho phương đó hợp với phương nằm ngang một góc 450.

Xem thêm các câu hỏi ôn tập Vật lí chọn lọc, hay khác:

3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án (Phần 11)

3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án (Phần 12)

3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án (Phần 13)

3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án (Phần 14)

3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án (Phần 16)

1 566 06/02/2024


Xem thêm các chương trình khác: