3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án (Phần 30)

Bộ 3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án Phần 30 hay nhất được biên soạn và chọn lọc giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi môn Vật lí.

1 396 29/02/2024


3000 câu hỏi ôn tập môn Vật (Phần 30)

Đề bài: Cho mạch điện như hình vẽ.
R1 =3Ω, R2 =2Ω, R3 =3Ω, UAB =12V

Tính Rx để cường độ dòng điện qua ampe kế bằng không.

3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án (Phần 30) (ảnh 1)

Lời giải:

Gọi RA là điện trở ampe kế, khi đó mạch điện có dạng mạch cầu => ể dòng điện qua RA là 0 thì các điện trở kia thỏa mãn điều kiện mạch cầu cân bằng R1R2=R3Rx

Rx=R2R3R1=2Ω

Đề bài: Một ca nô chạy trong hồ nước yên lặng có vận tốc tối đa 18 km/h. Nếu ca nô chạy ngang một con sông có dòng chảy theo hướng Bắc – Nam với vận tốc lên tới 5 m/s thì vận tốc tối đa nó có thể đạt được so với bờ sông là bao nhiêu và theo hướng nào?

A. 52m/s, hướng 45oĐông – Nam.

B. 52m/s, hướng 45o Đông – Nam.

C. 52m/s, hướng 45oĐông – Bắc.

D. 52m/s, hướng 45oĐông – Bắc.

Lời giải:

Gọi v13 là vận tốc của ca nô so với bờ sông, v23 là vận tốc của nước so với bờ, v12 là vận tốc của ca nô so với dòng nước.

Đổi v = 18 km/h = 5 m/s

Ca nô sẽ đi theo hướng Đông Nam so với bờ sông với vận tốc tối đa nó có thể đạt được là: v13=v122+v232=52+52=52 (m/s)

Chọn đáp án B

Đề bài: Khi đặt hiệu điện thế u=Uosinωt V vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh thì hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu điện trở, hai đầu cuộn dây và hai bản tụ lần lượt là 30 V, 120 V, 80 V. Giá trị của Uo bằng:

A. 50 V.

B. 30 V.

C. 502V.

D. 302V.

Lời giải:

Hiệu điện thế giữa hai đầu mạch:

U=UR2+ULUC2=302+120802=50VU0=U2=502V

Chọn đáp án C

Đề bài: Hai xe chuyển động theo hai con đường vuông góc với nhau, xe A đi về hướng Tây với vận tốc 50 km/h, xe B đi về hướng Nam với vận tốc 30 km/h. Lúc 8h, A và B còn cách giao điểm của hai đường lần lượt là 4,4 km và 4 km.

a) Xác định khoảng cách giữa hai xe lúc 9 h.

b) Xác định thời điểm mà khoảng cách giữa hai xe bằng khoảng cách lúc 8h.

c) Xác định thời điểm mà khoảng cách giữa hai xe nhỏ nhất. Xác định khoảng cách đó.

Lời giải:

Lấy hai trục tọa độ Ox và Oy trùng với hai con đường.

3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án (Phần 30) (ảnh 1)

Chọn gốc tọa độ là giao điểm của hai con đường, chiều dương trên hai trục tọa độ ngược hướng với chiều chuyển động của hai xe với gốc thời gian là lúc 8h.

Phương trình chuyển động của xe A là: x=50t+4,4 (1)

Phương trình chuyển động của xe B là: y=30t+4 (2)

Gọi d là khoảng cách hai xe, ta có:

d2=x2+y2=50t+4,42+30t+42=3400t2680t+35,36 (3)

Khoảng cách ban đầu của hai xe: d02=4,42+42=35,36 (có thể tìm từ (3) bằng cách đặt t = 0)

a) Ta viết lại biểu thức của d2 d2=3400t0,12+0,34

Ta thấy khoảng cách hai xe nhỏ nhất, tức là d2 nhỏ nhất, khi t = 0,1h = 6 phút. Vậy khoảng cách hai xe là nhỏ nhất lúc 8h06 phút.

b) Khoảng cách hai xe bằng khoảng cách ban đầu khi d2=d02

hay 3400t2680t+35,36=35,36680t5t10t=15=0,2h=12 phút

Vậy khoảng cách hai xe bằng khoảng cách ban đầu lúc 8h12 phút.

Đề bài: Một lực F = 500 N hợp với phương ngang một góc 300, kéo một tảng đá khối lượng 50 kg làm nó chuyển dời 5 m trong thời gian 2 s trên mặt phẳng nằm ngang. Cho g=10m/s2. Tính công của các lực tác dụng lên vật.

Lời giải:

Từ công thức: S=12at2

→ Gia tốc của tảng đá là: a=2St2=2.522=2,5(m/s2)

Áp dụng định luật II−Niuton: a=F+Fms+N+PmF+Fms+N+P=ma

Chiếu lên phương nằm ngang:

F.cosαFms=maFms=F.cosαma=500.cos30050.2,5=2503125N

Công của các lực tác dụng lên vật là:

AP=AN=P.s.cos900=0J

AF=F.s.cosα=500.5.cos.3002165J

AFms=Fms.s.cos1800=Fms.s=2503125.51540J

Đề bài: Nhà bạn An cách trường 1,2 km, bạn ấy bắt đầu đi học lúc 12 giờ 40 phút. Hỏi bạn An phải đi với vận tốc bao nhiêu để đến trường lúc 12 giờ 55 phút.

Lời giải:

Thời gian bạn An cần đi là 15 phút = 0,25 h.

Vận tốc bạn An phải đi: v=st=1,20,25=4,8(km/h)

Đề bài: Một ô tô có trọng lượng 15000 N đứng trên một con dốc nghiêng 30° so với phương ngang. Lực có khả năng kéo ô tô xuống dốc có độ lớn là bao nhiêu?

Lời giải:

3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án (Phần 30) (ảnh 1)

Để ít nhất vật chuyển động thẳng đều thì lực có khả năng kéo ô tô xuống dốc có độ lớn cân bằng với lực ma sát và bằng: F=Px=P.sinα=15000.sin30o=7500N

Đề bài: Một dòng điện có cường độ i=I0cos2πft. Tính từ t = 0 khoảng thời gian ngắn nhất để cường độ dòng điện này bằng 0 là 0,004 s. Giá trị của f bằng

A. 62,5 Hz.

B. 60,0 Hz.

C. 52,5 Hz.

D. 50,0 Hz.

Lời giải:

Ban đầu (t = 0) dòng điện có giá trị cực đại. Để dòng điện giảm về 0 thì mất thời gian T4. Suy ra T4=0,004T=0,016s

Tần số f=1T=62,5Hz

Chọn đáp án A

Đề bài: Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 7,5 kg làm vật thay đổi tốc độ từ 8 m/s đến 3 m/s trong khoảng thời gian 2 s nhưng vẫn giữ nguyên chiều chuyển động. Lực tác dụng vào vật có giá trị là:

A. 18,75 N.

B. – 18,75 N.

C. 20,5 N.

D. -20,5 N.

Lời giải:

Chọn chiều dương là chiều chuyển động của vật.

Gia tốc của vật là: a=vv0Δt=2,5m/s2

Áp dụng định luật II Newton, ta có: F=m.a=7,5.(2,5)=18,75N

Chọn đáp án B

Đề bài: Một đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp. Biết rằng UL =12UC. So với dòng điện, hiệu điện thế tại hai đầu đoạn mạch sẽ:

A. cùng pha.

B. sớm pha.

C. trễ pha.

D. vuông pha.

Lời giải:

UL=12UCUL<UCZL<ZCHiệu điện thế trễ pha hơn so với dòng điện.

Chọn đáp án C

Đề bài: Một bếp điện có điện trở xem như không đổi. Khi cường độ dòng điện I chạy qua bếp thì trong thời gian t1=1 giờ bếp tỏa ra nhiệt lượng Q1=3960000 J. Vận dụng định luật Jun – Lenxo, hãy cho biết:

- Trong thời gian t2=30 phút bếp toả ra bao nhiêu nhiệt lượng?

- Nếu cường độ dòng điện qua bếp tăng gấp đôi thì trong 1 giờ nhiệt lượng bếp tỏa ra bằng bao nhiêu?

Lời giải:

a. Đổi: 30 phút = 0,5 giờ.

Công thức nhiệt lượng: Q=I2RtI2R=Qt

Nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong 30 phút là Q2 thoả mãn: Q1t1=Q2t2

Q2=t2t1.Q1=0,51.3 960 000 =1 980 000 (J)

b. Ta có:

Q= I2.R.tQ1I12=Q3I32Q3=I3I12.Q1=22.3 960 000 =15 840 000 (J)

Đề bài: Đoạn mạch mắc nối tiếp gồm một điện trở thuần R = 50 Ω, một tụ điện có điện dung C và một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L thay đổi được. Điện áp xoay chiều đặt vào hai đầu đoạn mạch có biểu thức u=U2cos2πft. Khi thay đổi độ tự cảm tới giá trị L1=1π H thì cường độ dòng điện trong mạch cùng pha với điện áp hai đầu đoạn mạch. Khi thay đổi độ tự cảm tới giá trị L2=2π H thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm đạt giá trị cực đại. Giá trị của tần số f là:

A. 25 Hz.

B. 50 Hz.

C. 100 Hz.

D. 75 Hz.

Lời giải:

Khi L = L1 thì dòng điện cùng pha với điện áp → hiện tượng cộng hưởng ZC = ZL1 = 2πfL1

Khi L = L2xảy ra cực đại điện áp hiệu dụng trên cuộn dây

ZL2=R2+ZC2ZC2πfL2=502+2πfL122πfL1 f = 25 Hz.

Chọn đáp án A

Đề bài: FA = d.V .Giải thích kí hiệu và cho biết đơn vị đo của chúng.

Lời giải:

Công thức tính lực đẩy Ác-si-met: FA = d.V

Trong đó:

FA: là lực đẩy Ác-si-mét, đơn vị đo: N

d: trọng lượng riêng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ, đơn vị đo: N/m3

V: Thể tích của vật (thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ) đơn vị đo: m3

Đề bài: Giữa hai đầu mạng điện có mắc song song 3 dây dẫn điện trở lần lượt là R1 =4Ω, R2 =5Ω, R3=20Ω. Tìm hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch nếu cường độ dòng điện trong mạch chính là 2,2 A.

A. 8,8 V.

B. 11 V.

C. 63,8 V.

D. 4,4 V.

Lời giải:

Ba điện trở mắc song song nên ta có: UAB=4I1=5I2=20I3 và I=I1+I2+I3

Suy ra hệ 3 phương trình:4I15I2=04I120I3=0I1+I2+I3=2,2I1=1,1A;I2=0,88A;I3=0,22A

Hiệu điện thế giữa hai đầu mạch là: U=U1=I1R1=1,1.4=4,4V

Chọn đáp án D

Đề bài: Dây tóc của bóng đèn 220V – 200W khi sáng bình thường ở nhiệt độ 25000C có điện trở lớn gấp 10,8 lần so với điện trở ở 1000C. Hệ số nhiệt điện trở và điện trở R0 của dây tóc ở 1000C lần lượt là

A. 4,1.103K1 22,4Ω.

B. 4,3.103K1 45,5Ω.

C. 4,1.103K1 45,5Ω.

D. 4,3.103K1 22,4Ω.

Lời giải:

Khi thắp sáng điện trở của bóng đèn là:

Pd=Ud2RR=Ud2Pd=2202200=242(Ω)R1=R10,8=22,4Ω

R2R11+αt2t110,8=1+α2500100α=4,1.103K1

Chọn đáp án A

Đề bài: Một dòng sông rộng 100 m và dòng nước chảy với vận tốc 3 m/s so với bờ theo hướng Tây-Đông. Một chiếc thuyền đi sang ngang sông với vận tốc 4 m/s so với dòng nước. Tính quãng đường mà thuyền đã chuyển động được khi sang bên kia sông.

A. 125 m.

B. 100 m.

C. 50 m.

D. 150 m.

Lời giải:

Gọi v1,3: là vận tốc của ca nô so với bờ.

v1,2: là vận tốc của ca nô so với mặt nước.

v2,3: là vận tốc của nước chảy đối với bờ.

Ta có: v1,3=v1,2+v2,3

v1,2v2,3 nên v1,3=v1,22+v2,32=42+32=5(m/s)

3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án (Phần 30) (ảnh 1)

Thời gian thuyền đi từ A đến D với vận tốc v1,3bằng thời gian một vật đi từ A đến B với vận tốc v1,2 nên t=1004=25(s). Suy ra: s=AD=25.5=125(m).

Chọn đáp án A.

Đề bài: Cho mạch điện như hình vẽ.

3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án (Phần 30) (ảnh 1)

Biết E1=8V,r1=1Ω,RAC=R1,RCB=R2,RAB=15Ω,RA=0.

Khi R1=12Ω thì ampe kế chỉ 0.

Khi R1=8Ω thì ampe kế chỉ 1/3A. Tính E2 r2.

Lời giải:

3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án (Phần 30) (ảnh 1)

Khi R1=12Ω thì ampe kế chỉ 0 => Không có dòng qua E2UAC=E2

Mặt khác ta có: I=E1RAB+r1=815+1=0,5A

UAC=I.RAC=0,5.12=6V

Suy ra E2=6V

Khi R1=8Ω thì ampe kế chỉ 1/3A

Gia sử chiều dòng điện như hình vẽ, chọn chiều cho các mắt mạng như hình vẽ.

Áp dụng các định luật Kiêcsôp ta có:

I'=I1+I2E1=I1r1+I'R1+I1R2E2=I2r2I'R1I'=I1+138=I1+I'.8+I17r2=2Ω6=13.r2I'.8

Vậy E2=6V r2=2Ω

Đề bài: Trong quá trình dẫn điện không tự lực của khí, khi nào dòng điện đạt giá trị bão hòa?

Lời giải:

Trong quá trình dẫn điện không tự lực của khí, dòng điện đạt giá trị bão hòa khi hiệu điện thế U giữa hai bản cực dương (+) và âm (-) đủ lớn để công của lực điện trường do nó sinh ra có thể đưa được toàn bộ các hạt tải điện (ion dương, ion âm, electron) được đưa vào khối khí (kể cả những hạt có động năng bằng không) về được các điện cực, tức là tham gia vào quá trình dẫn điện.

Gọi Wđ là động năng của hạt khi tải tới được điện cực;

v là vận tốc của hạt tải khi tới được điện cực;

m là khối lương của hạt tải, q là điện tích của hạt tải.

Theo định lí động năng, dòng điện đạt giá trị bão hòa khi:  Wđ = mv22=qU.

Đề bài: Một viên bi bằng sắt đặc sẽ nổi hay chìm khi được thả vào trong nước, vào thủy ngân? Cho dnuoc=10 000 N/m3; dthuy ngân=136 000 N/m3; dsat=78 000 N/m3

Lời giải:

Vì dsắt < dthủy ngân nên khi thả viên bi sắt vào trong thủy ngân thì viên bi sắt sẽ nổi lơ lửng trên mặt thủy ngân và có một phần nhỏ chìm trong thủy ngân.

Vì dsắt > dnước nên khi thả viên bi sắt vào trong nước thì viên bi sắt sẽ chìm xuống dưới đáy.

Đề bài: a. Nguồn điện có tác dụng gì?

b. Nguồn điện có mấy cực? Đó là những cực gì?

c. Hãy kể tên 3 dụng cụ hay thiết bị điện sử dụng nguồn điện là pin, 3 dụng cụ hay thiết bị điện sử dụng nguồn điện là acquy mà em biết?

Lời giải:

a) Tác dụng của nguồn điện là : ... 5 tác dụng chính của dòng điện là:

tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí.

b) Mỗi nguồn điện đều có 2 cực. Dòng điện chạy trong mạch điện kín bao gồm các thiết bị điện được nối liền với 2 cực của nguồn điện bằng dây điện. Mỗi nguồn điện đều có 2 cực: cực dương (+) và cực âm(-).

c)

- Máy tính

- Điện thoại

- Đồng hồ

- Ắc quy xe đạp điện

- cái remote

Đề bài: Cho mạch điện như hình vẽ: R1 =18 Ω, R2 =20 Ω, R3 =30 Ω. Cường độ dòng điện của mạch chính là 0,5A, UR3 = 2,4V. Tính R4 = ?

3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án (Phần 30) (ảnh 1)

Lời giải:

Mạch điện có thể được vẽ lại như sau:

3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án (Phần 30) (ảnh 1)

R2//R3 nên U23=U2=U3=2,4V

Điện trở tương đương đoạn (R2//R3) là: R23=R2.R3R2+R3=20.3020+30=12(Ω)

Cường độ dòng điện qua R1 là: I1=U23R23=2,412=0,2A

Hiệu điện thế 2 đầu đoạn mạch: U=I1.(R1+R23)=0,2.18+12=6V

Cường độ dòng điện qua R4:  I4=II1=0,50,2=0,3A

Giá trị điện trở R4 là: R4=UI4=60,3=20Ω

Đề bài: Trong thí nghiệm Y–âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Nguồn sáng đơn sắc có bước sóng 0,45 μm. Khoảng vân giao thoa trên màn bằng

A. 0,2 mm.

B. 0,9 mm.

C. 0,5 mm.

D. 0,6 mm.

Lời giải:

Khoảng vân: i=λDa=0,45.106.2103=0,9mm

Chọn đáp án B

Đề bài: Hợp lực của 3 lực cho trên hình vẽ là bao nhiêu? Biết F1=F2=F3=100N.

3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án (Phần 30) (ảnh 1)

A. 300 N.

B. 200 N.

C. 150 N.

D. Bằng 0.

Lời giải:

Ta có: F12=F1+F2 với F12=2F1cos60o=F1

Mặt khác F12F3 nên F12+F3=0

Chọn đáp án D

Đề bài: Một chậu đựng nước trượt xuống 1 mặt phẳng nghiêng với vận tốc không đổi. Hình vẽ nào dưới đây cho thấy đúng dạng mặt thoáng của nước.

F12+F3=0

A. Hình b

B. Hình d

C. Hình a

D. Hình c

Lời giải:

Trong mọi hệ quy chiếu (quán tính hay phi quán tính) thì các hiện tượng vật lí đều xảy ra như nhau nên mặt nước trong chậu phải nằm ngang. Hình b chính xác.

Chọn đáp án A

Đề bài: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng có vật nặng khối lượng m = 100 g, đang dao động điều hòa. Vận tốc của vật khi đi qua vị trí cân bằng là 31,4 cm/s và gia tốc cực đại của vật là 4 m/s2. Lấy π2 = 10. Tính độ cứng của lò xo.

A. 24 N/m.

B. 12 N/m.

C. 20 N/m.

D. 16 N/m.

Lời giải:

+ Ta có: amax=ω2Avmax=ωAω=amaxvmax=40πrad/s

Độ cứng của lò xo k=mω2=16N/m

Chọn đáp án D

Đề bài: Một sà lan hình hộp trên bến Cần Thơ dài 20 m, rộng 5 m và cao 4 m.

a) Xác định khối lượng sà lan khi chiều cao phần nổi trên nước là 2,5 m?

b) Nếu chở thêm 50 tấn hàng nữa thì chiều cao phần nổi là bao nhiêu?

Lời giải:

a) Thể tích sà lan hình hộp chữ nhật: V=20.5.4=400 (m3)

Vì vật ở trạng thái lơ lửng nên:

FA =P10.Dn.Vch =10.mDn.(VVn)=mDn.40020.5.2,5=m

1000.150=mm=150 000 kg=150 (tấn).

b) Vì vật vẫn ở trạng thái lơ lửng nên:

FA'=P'10.Dn.Vc'=10. (m+m2)Dn.Vc'=150 000+50 000

1000 . 20. 5. h'=200 000h'=2 m

Đề bài: Cho ví dụ về chuyển động đều và chuyển động không đều.

Lời giải:

Chuyển động đều: là chuyển động với vận tốc (tốc độ) không đổi, ví dụ: nếu bạn chạy xe máy với vận tốc 60 km/h và giữ nguyên vận tốc này trong 5 phút, vậy trong 5 phút đó xe máy của bạn đã chuyển động đều. (lưu ý cho là: chuyển động đều này chỉ mang tính tương đối).

Chuyển động không đều: là chuyển động có sự thay đổi về vận tốc (thay đổi tốc độ) và có gia tốc. Ví dụ: khi bạn chạy xe đến ngã tư, bạn giảm tốc độ lại, đó là chuyển động chậm dần, khi bạn chạy xe xuống dốc, tốc độ nhanh dần, đó là chuyển động nhanh dần. Giảm tốc độ hoặc tăng tốc độ là ví dụ của chuyển động không đều.

Đề bài: Dưới tác dụng của lực F = 50 N cho vật trượt đều trên mặt sàn nằm ngang. Hãy chỉ ra phát biểu nào sai.

A. Giữa vật và mặt sàn có xuất hiện ma sát trượt.

B. Độ lớn của lực ma sát phải nhỏ hơn 50 N, có như thế vật mới chuyển động tới phía trước được.

C. Lực ma sát trượt cân bằng với lực kéo.

D. Lực ma sát trượt ngược chiều với chuyển động.

Lời giải:

→ Vì vật trượt đều trên sàn nên vật đang chịu tác dụng của 2 lực cân bằng.

F=Fms=50N

Chọn đáp án B

Đề bài: Một quả cầu rỗng bằng nhôm khi ở trong nước có trọng lượng 0,24 N. Khi ở trong dầu có trọng lượng 0,33 N. Tìm thể tích lỗ rỗng trong lòng quả cầu. Dnhôm=2,7g/cm3, Dnuoc=1g/cm3,Ddau=0,7g/cm3

Lời giải:

Dn=1g/cm3 = 1000 kg/m3

Dnh = 2,7g/cm3 =2700 kg/m3

Dd = 0,7g/cm3 = 700 kg/m3

Lực đẩy Acsimet lên quả cầu:

- Khi ở trong nước:

FA1 =V.dn =V.10Dn =10000V

P=FA1 +P'n =10000V+0,24

- Khi ở trong dầu

FA2 =V.dd =V.10Dd =7000V

P=FA2 +P'd =7000V+0,33

(1) và (2) 10000V+0,24=7000V+0,333000V=0,09 V=3.105 (m3)

Thế V vào (1)

Ta có trọng lượng thực của quả cầu là: Pthuc=10000.3.105+0,24 =0,54 N

Nếu quả cầu đặc thì trọng lượng quả cầu là:

Pđac=V.dnh =V.10Dnh=3.105.10.2700=0,81N

Nếu phần rỗng đầy nhôm thì trọng lượng của phần rỗng là:

Pr =PđacPthuc =0,810,54 =0,27N

Thể tích phần rỗng là: Vr=Prongdnhôm=Prong10Dnhôm=0,272700.10=1.105m3=10cm3

Đề bài: Một vật được ném ngang từ độ cao h so với mặt đất với vận tốc ném là v0. Nếu vẫn ở độ cao đó nhưng vận tốc ban đầu của vật được tăng lên gấp đôi thì

A. thời gian bay sẽ tăng lên gấp đôi.

B. thời gian bay sẽ giảm đi gấp bốn.

C. thời gian bay không thay đổi.

D. thơi gian bay sẽ giảm đi một nửa.

Lời giải:

Thời gian chuyển động ném ngang bằng thời gian rơi tự do từ cùng độ cao, không phụ thuộc vận tốc ban đầu.

Chọn đáp án C.

Đề bài: Hãy giải thích tại sao chúng ta có thể phát ra tiếng nói, tiếng hát bằng miệng.

Lời giải:

Sở dĩ chúng ta có thể phát ra âm thanh bằng miệng là vì khi ta nói, không khí từ phổi đi lên khí quản, qua thanh quản, làm cho các dây thanh đới dao động, chính dao động của các dây thanh đới tạo ra âm thanh (tiếng nói, tiếng hát) (như hình). Khi không khí bị ép qua dây thanh đới càng mạnh thì âm thanh phát ra nghe càng chói tai

3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án (Phần 30) (ảnh 1)

Đề bài: Cho mạch điện như hình vẽ. Tính Rx để cường độ dòng điện qua ampe kế bằng không:

3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án (Phần 30) (ảnh 1)

A. Rx=4Ω.

B. Rx=7Ω.

C. Rx=6Ω.

D. Rx=5Ω.

Lời giải:

Vì cường độ dòng điện qua ampe kế bằng 0 nên mạch trở thành mạch cầu cân bằng.

Ta có: RxR1=R3R2Rx=R1R3R2=8.24=4(Ω)

Chọn đáp án A

Đề bài: Một thùng hình trụ đứng, chứa nước, mực nước trong thùng cao 80 cm. Người ta thả chìm vật bằng nhôm có dạng hình lập phương có cạnh 20 cm. Mặt trên của vật được móc bởi một sợi dây (bỏ qua trọng lượng của sợi dây). Nếu giữ vật lơ lửng trong thùng nước thì phải kéo sợi dây 1 lực 120 N.

Biết: Trọng lượng riêng của nước, nhôm lần lượt là d1=10000N/m3,d2=2700N/m3, diện tích đáy thùng gấp 2 lần diện tích 1 mặt của vật

a) Vật rỗng hay đặc? Vì sao?

b) Kéo vật từ đáy thùng lên theo phương thẳng đứng với công của lực kéo là 120 J. Có kéo vật lên khỏi mặt nước được không?

Lời giải:

a.

+ Thể tích vật V=0,23=8.103 m3, giả sử vật đặc thì trọng lượng của vật P=V. d2=216N

+ Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật: FA=V. d1=80N.

+ Tổng độ lớn lực nâng vật F = 120N + 80N = 200 N do F < P nên vật này bị rỗng. Trọng lượng thực của vật 200 N.

b. Khi nhúng vật ngập trong nước Sđáythung=2Smvnên mực nước dâng thêm trong thùng là: 10 cm.

Mực nước trong thùng là: 80 + 10 = 90 (cm).

* Công của lực kéo vật từ đáy thùng đến khi mặt trên tới mặt nước:

Quãng đường kéo vật: l= 90 – 20 = 70 (cm) = 0,7 (m).

- Lực kéo vật: F = 120 N

- Công kéo vật : A1=F.l=120.0.7=84J

* Công của lực kéo tiếp vật đến khi mặt dưới vật vừa lên khỏi mặt nước:

- Lực kéo vật tăng dần từ 120 N đến 200 N suy ra: Ftb=120+2002=160N

Kéo vật lên độ cao bao nhiêu thì mực nước trong thùng hạ xuống bấy nhiêu nên quãng đường kéo vật : l' = 10 cm = 0,1m.

- Công của lực kéo: A2 =Ftb.l'=160.0,1=16J

- Tổng công của lực kéo: A=A1+ A2=84+16=100 J

Ta thấy như vậy vật được kéo lên khỏi mặt nước.

Đề bài: Khi bác bảo vệ gõ trống, tai ta nghe thấy tiếng trống. Vật nào đã phát ra âm đó?

A. Tay bác bảo vệ gõ trống.

B. Dùi trống.

C. Mặt trống.

D. Không khí xung quanh trống.

Lời giải:

Khi bác bảo vệ gõ trống, tai ta nghe thấy tiếng trống, mặt trống dao động phát ra âm thanh.

Chọn đáp án C

Đề bài: Ở mặt nước, tại hai điểm A và B có hai nguồn kết hợp dao động cùng pha theo phương thẳng đứng. ABCD là hình vuông nằm ngang. Biết trên CD có 3 vị trí mà ở đó các phần tử dao động với biên độ cực đại. Trên AB có tối đa bao nhiêu vị trí mà phần tử ở đó dao động với biên độ cực đại?

A. 13.

B. 7.

C. 11.

D. 9.

Lời giải:

3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án (Phần 30) (ảnh 1)

Hai nguồn cùng pha nên đường trung trực là cực đại giao thoa.

Trên CD tối đa 3 cực đại kC<2

kC=ACBCλ=a2aλ=a21λ<2aλ<4,828 (1)

kB=AB0λ=aλ

Từ (1) và (2) kB<4,828 có tối đa 9 cực đại trên AB

Chọn đáp án D

Đề bài: Vật có trọng lượng P = 100 N được treo bởi hai sợi dây OA và OB như hình vẽ. Khi vật cân bằng thì góc AOB = 120°. Tinh lực căng của 2 dây OA và OB.

Lời giải:

3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án (Phần 30) (ảnh 1)

Hệ cân bằng: P+TA+TB=0

Theo quy tắc tổng hợp lực: P+TA=QQ+TB=0Q=TB

AOB^=120oα=TAOQ^=180o120o=60o

P=100N

Xét ΔTAOQ vuông tại TA có:

tanα=PTATA=Ptanα=100tan60o=57,735Nsinα=PQQ=Psinα=100sin60o=115,47N

Đề bài: Khi người ta dùng dùi gõ vào các thanh đá thuộc bộ đàn đá thì ta nghe thấy âm thanh phát ra. Vật phát ra âm thanh đó là:

A. dùi gõ.

B. các thanh đá.

C. lớp không khí.

D. dùi gõ và các thanh đá.

Lời giải:

Vật phát ra âm thanh là các thanh đá khi người ta dùng dùi gõ vào đàn đá.

Chọn đáp án A

Đề bài: Một vật khối lượng 10 kg đang đứng yên chịu tác dụng một lực 5 N theo phương ngang. Xác định: Công của lực trong giây thứ nhất, giây thứ hai và giây thứ ba.

Lời giải:

Gia tốc của vật: a=Fm=510=0,5(m/s2)

Quãng đường vật dịch chuyển: s=at22=0,5t22=0,25t2

Công của lực thực hiện: A = F.s

- Trong giây thứ nhất (từ 0 đến 1s): s1=0,25t12=0,25(120)=0,25(m)

Suy ra: A1=Fs1=5.0,25=1,25J

- Trong giây thứ 2 (từ 1s đến 2s): s2=0,25t22t12=0,252212=0,75(m)

Suy ra: A2=Fs2=5.0,75=3,75J

Trong giây thứ ba (từ 2s đến 3s): s3=0,25t32t22=0,253222=1,25(m)

Suy ra: A3=Fs3=5.1,25=6,25J

Đề bài: Một người công nhân đạp xe đều trong 20 phút đi được 3 km.

a) Tính vận tốc của người đó ra m/s và km/h.

b) Biết quãng đường từ nhà đến xí nghiệp là 3600 m. Hỏi người đó đi từ nhà đến xí nghiệp hết bao nhiêu phút?

c) Nếu đạp xe liền trong 2 giờ thì người này từ nhà về tới quê mình. Tính quãng đường từ nhà đến quê.

Lời giải:

Đổi: 20 phút = 13h = 1200 s.

a, Vận tốc của người đó theo đơn vị km/h là: v1=St=313=9(km/h)

Vận tốc của người đó theo đơn vị m/s là: v2=St=30001200=2,5(m/s)

b, Thời gian người đó đi từ nhà đến xí nghiệp là: t1=S1v2=36002,5=1440s=24phút

c, Quãng đường từ nhà về quê là: S2=v1.t2=9.2=18km

Đề bài: Công thức tính điện trở của một dây dẫn hình trụ, đồng chất, tiết diện đều, có chiều dài l, đường kính d và có điện trở suất ρ là gì?

A. R=4ρlπd2.

B. R=4d2lρ.

C. R=4ρdπl.

D. R=4πρd2.

Lời giải:

Công thức tính điện trở: R=ρlS=4ρlπd2 (vì S=πd24)

Chọn đáp án A

Đề bài: Một vật nặng rơi tự do từ độ cao 45 m xuống đất. Lấy g=10m/s2.

a, Tính thời gian vật rơi xuống đất?

b, Tính vận tốc của vật khi chạm đất?

Lời giải:

Ta có: S=12gt245=12.10.t245=5t2t2=455=9t=9=3(s)

Vậy thời gian rơi của vật là 3 (s).

Ta có: v=gt=10.3=30m/s

Vậy vận tốc của vật khi vừa chạm đất là 30 (m/s).

Đề bài: Một vật có khối lượng 20 kg, bắt đầu chuyển động dưới tác dụng của một lực kéo, đi được quãng đường s trong thời gian 10 s. Đặt thêm lên nó một vật khác có khối lượng 10 kg. Để đi được quãng đường s và cũng với lực kéo nói trên, thời gian chuyển động phải bằng bao nhiêu?

Lời giải:

* Khi kéo vật 20kg:

Gia tốc là: a1=Fm1=F20

Ta có: s=12a1t12=12.F20.102=2,5F

* Khi đặt thêm vật 10kg:

Gia tốc là: a2=Fm1+m2=F20+10=F30

Ta có: s=12a2t22=12.F30.t222,5F=F60.t22t2=56(s)

Đề bài: Một xe đang chạy với vận tốc 1 m/s thì tăng tốc sau 2 s có vận tốc 3 m/s. Sau đó xe tiếp tục chuyển động thẳng đều trong thời gian 1 s rồi tắt máy, chuyển động chậm dần đều sau 2 s thì dừng hẳn. Biết xe có khối lượng 100 kg.

a) Xác định gia tốc của ô tô trong từng giai đoạn?

b) Lực cản tác dụng vào xe là bao nhiêu?

c) Lực kéo của động cơ trong từng giai đoạn là bao nhiêu?

Lời giải:

a) Gia tốc giai đoạn đầu: a1=vv0t1=312=1m/s2

Gia tốc giai đoạn 2 là: a2=0 (chuyển động đều)

Gia tốc giai đoạn 3 là: a3=v1vt2=032=1,5m/s2(v1=0)

b) Xét giai đoạn 3 xuất hiện lực cản: Fc=m.a3Fc=150N (dấu "-" thể hiện là lực cản có hướng ngược chiều chuyển động). Độ lớn lực cản là 150 N.

c) Lực kéo của động cơ giai đoạn 1: FkFc=m.a1Fk=250N

Giai đoạn 2: Fk=Fc=150N

Giai đoạn 3: Fk=0N

Đề bài: Có một thanh nam châm không rõ từ cực. Làm cách nào để xác định từ cực của thanh nam châm?

A. Treo thanh nam châm bằng sợi chỉ tơ, khi thanh nam châm nằm yên, đầu nào chỉ về phía Bắc là cực Bắc, đầu kia là cực Nam.

B. Dùng thanh sắt đưa lại 1 đầu thanh nam châm để thử, nếu chúng hút nhau thì đầu đó là cực từ Nam còn đầu kia là cực từ Bắc.

C. Dùng thanh sắt đưa lại 1 đầu thanh nam châm để thử, nếu chúng hút nhau thì đầu đó là cực từ Bắc còn đầu kia là cực từ Nam.

D. Dùng thanh sắt đưa lại 1 đầu thanh nam châm để thử, nếu chúng hút đẩy nhau thì đầu đó là cực từ Bắc còn đầu kia là cực từ Nam.

Lời giải:

Có 2 cách để thử:

Cách 1: Treo thanh nam châm bằng sợi chỉ tơ, khi thanh nam châm nằm yên, đầu nào chỉ về phía Bắc là cực Bắc, đầu kia là cực Nam.

Cách 2: Dùng 1 nam châm thử khác có ghi rõ cực, đưa một đầu nam châm thử (ví dụ cực từ Bắc) lại gần một trong hai đầu nam châm cần xác định cực. Nếu thấy hút nhau thì cực của nam châm thử là Nam, cực còn lại là Bắc và ngược lại.

Chọn đáp án A

Đề bài: Dây đốt nóng của một bếp điện làm bằng nikelin có điện trở 484 Ω; bếp được sử dụng ở hiệu điện thế 220 V. Hỏi nhiệt lượng bếp này toả ra trong thời gian 1 phút là bao nhiêu?

Lời giải:

Đổi 1phút = 60 giây

Nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong một phút là: Q=U2R.t=2202484.60=6000(J)

Vậy nhiệt lượng bếp tỏa ra là 6000 J.

Đề bài: Mạch R, L, C đặt vào hiệu điện thế xoay chiều tần số 50 Hz thì hiệu điện thế lệch pha 600 so với dòng điện trong mạch. Đoạn mạch không thể là:

A. R nối tiếp L.

B. R nối tiếp C.

C. L nối tiếp C.

D. RLC nối tiếp.

Lời giải:

Mạch R, L, C có điện áp và cường độ dòng điện lệch pha nhau một góc khác 900 thì đoạn mạch không thể là L nối tiếp C.

Chọn đáp án C

Đề bài: Một vật có khối lượng 2 kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Vật đi được 100 cm trong 0,25 s. Gia tốc của vật và hợp lực tác dụng lên vật có giá trị lần lượt là

A. 32m/s2;64N.

B. 0,64m/s2;1,2N.

C. 6,4m/s2;12,8N.

D. 64m/s2;128N.

Lời giải:

s=v0t+12at2100.102=0.t+12a.0,252a=32m/s2

Hợp lực tác dụng: F=ma=2.32=64N

Chọn đáp án A

Đề bài: Một ô tô chuyển động về hướng Nam với tốc độ 54 km/h và một xe máy chuyển động về hướng Tây với tốc độ 10 km/h. Xác định hướng và độ lớn vận tốc của xe máy đối với ô tô.

Lời giải:

Vận tốc của xe máy đối với ô tô có hướng Tây Nam và có độ lớn là:

v=v12+v22=542+102=54,92km/h

Đề bài: Một ô tô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động với vận tốc 72 km/h thì hãm phanh. Sau khi hãm phanh ô tô chạy thêm được 500 m.

a, Tìm lực hãm phanh. Bỏ qua các lực cản bên ngoài.

b, Tìm thời gian từ lúc ô tô hãm phanh đến lúc dừng hẳn.

Lời giải:

Đổi 72 km/h = 20 m/s

Áp dụng hệ thức độc lập: v2v02=2as

+ Gia tốc của xe kể từ lúc hãm phanh là: a=v2v022s=0,4m/s2

m = 2 tấn = 2000 kg

+ Lực hãm là Fh=m.aFh=800N

b) Thời gian ô tô hãm phanh đến khi dừng: t=vv0a=200,4=50s

Đề bài: Câu nào sau đây sai khi nói về lực căng dây?

A. lực căng dây có bản chất là lực đàn hồi.

B. lực căng dây có điểm đặt là điểm mà đầu dây tiếp xúc với vật.

C. lực căng có phương trùng với chính sợi dây, chiều hướng từ hai đầu vào phần giữa của dây.

D. lực căng có thể là lực kéo hoặc lực nén.

Lời giải:

Lực căng dây có các đặc điểm:

- lực căng dây có bản chất là lực đàn hồi.

- lực căng dây có điểm đặt là điểm mà đầu dây tiếp xúc với vật.

- lực căng có phương trùng với chính sợi dây, chiều hướng từ hai đầu vào phần giữ của dây.

Chọn đáp án D

Đề bài: Một chiếc xe có khối lượng 300 kg đang chạy với vận tốc 18 km/h thì hãm phanh. Biết lực hãm phanh là 360 N.

a; Tính vận tốc của xe tại thời điểm t = 1,5 s kể từ lúc hãm phanh.

b; Tìm quãng đường xe chạy thêm trước khi dừng hẳn.

Lời giải:

Áp dụng định luật II Newton F=Fh+Fk=ma

Chọn trục tọa độ Ox. Chiều dương là chiều chuyển động.

Chiếu lên Ox có: Fhãm=m.a360=300.aa=1,2(m/s2)

a, Ta có v=v0+a.tv=5+1,2.1,5v=3,2(m/s)

b, Ta có v2v02=2ass=02522.(1,2)s=12512(m)

Đề bài: Một vật rơi tự do từ độ cao 180 m. Tính thời gian rơi, vận tốc của vật trước khi chạm đất 2 s và quãng đường rơi trong giây cuối cùng trước khi chạm đất. Lấy g= 10m/s2.

Lời giải:

+ Thời gian rơi t=2hg=2.18010=6s

+ Vận tốc chạm đất v=2gh=2.10.180=60m/s

+ Quãng đường rơi trong giây cuối cùng khi chạm đất:

s=s6s5=12gt6212gt52=12.10.6212.10.52=55m

Đề bài: Đặt điện áp xoay chiều u=1202cos100πt+π3 (V) vào hai đầu đoạn mạch gồm cuộn dây thuần cảm L, một điện trở R và một tụ điện có C=1032πF mắc nối tiếp. Biết điện áp hiệu dụng trên cuộn dây L và trên tụ điện C bằng nhau và bằng một nửa trên R. Công suất tiêu thụ trên đoạn mạch đó bằng:

A. 720 W.

B. 360 W.

C. 240 W.

D. 120 W.

Lời giải:

+ Dung kháng của đoạn mạch: ZC=1ωC=1100π1032π=20Ω

+ Ta có: UL=UC=UR2ZL=ZC=R2

+ Công suất tiêu thụ của đoạn mạch: P=U2R=120240=360W

Chọn đáp án B

Đề bài: Cho mạch điện như hình vẽ. R1=1 Ω, R2=3 Ω, Rv=, R3=5 Ω, hiệu điện thế UAB = 12 V. Khi khóa K mở, vôn kế chỉ 2 V. Tính R3.

3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án (Phần 30) (ảnh 1)

Lời giải:

Khi K mở R3ntR1R2

R12=R1.R2R1+R2=131+3=0,75Ω

UV=U12=2VI12=I3=83A

U3=UABUV=122=10V

R3=U3I3=1083=3,75Ω

Đề bài: Cho mạch điện như hình vẽ:

3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án (Phần 30) (ảnh 1)

UAB=120V, ZC=103Ω,R=10Ω,

uAN=606cos100πtV,UNB=60V

Biết X là đoạn mạch gồm hai trong ba phần tử: R0,L0 (thuần cảm) và C0 mắc nối tiếp. X gồm:

A. R0=10Ω,L0=0,1π3H.

B. C0=0,001π3F,L0=0,1π2H.

C. R0=20Ω,C0=0,001π3F.

D. R0=10Ω,L0=0,1π2H.

Lời giải:

Ta có: UAN2+UNB2=UAB2UAN vuông pha với UNB

Độ lệch pha của UAN so với I là: tanφAN=ZCR=3φAN=π3

Ta có φNBφAN=π2φNB=π6 =>Đoạn NB gồm R0và L có: ZL=R03

I=UANR2+ZC2=33ZAB=UABI=403ZAB2=R+R02+R03ZC2R0=10Ω

ZL=R03=103=100πLL=0,1π3(H)

Đề bài: Mạch RLC nối tiếp tiêu thụ công suất 90 W. Biết hiệu điện thế giữa 2 đầu A và B của mạch là uAB=1502cos100πt(V). Cho L=2πH C=125πμF. Điện trở R có giá trị:

A. 160 Ω.

B. 90 Ω.

C. 45 Ω.

D. 160 Ω và 90 Ω.

Lời giải:

ZL=200Ω;ZC=80  Ω

P=UIcosφ=150.150R2+(20080)2.RR2+(20080)2=90R=160ΩR=90Ω

Chọn đáp án D

Đề bài: Một mối hàn của một cặp nhiệt điện có hệ số nhiệt điện động là 32,4 mV/K được đặt trong không khí, còn mối hàn kia được nung nóng đến nhiệt độ 330°C thì suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt điện này có giá trị là 10,044 mV. Để suất nhiệt động nhiệt điện có giá trị 5,184 mV thì phải tăng hay giảm nhiệt độ của mối hàn đang nung một lượng bao nhiêu?

A. Giảm 180oC.

B. Giảm 150oC.

C. Tăng 150oC.

D. Tăng 180oC.

Lời giải:

Ta có: E'=αTT2'T1=αTt2't1t2'=E'αT+t1=1800C

Vậy phải giảm nhiệt độ mối hàn nung nóng một lượng là: Δt0=33001800=1500

Chọn đáp án B

Đề bài: Dây AB = 90 cm có đầu A cố định, đầu B tự do. Khi tần số trên dây là 10 Hz thì trên dây có 8 nút sóng dừng. Nếu B cố định và tốc độ truyền sóng không đổi mà muốn có sóng dừng trên dây thì phải thay đổi tần số f một lượng nhỏ nhất bằng bao nhiêu?

A. 13Hz.

B. 0,8 Hz.

C. 0,67 Hz.

D. 10,33 Hz.

Lời giải:

Khi chưa thay đổi đầu B, ta có: AB=7.λ2+λ490=15λ4λ=24 cm.

Vận tốc truyền sóng: v=λ.f=24.10=240 cm/s.

Khi B cố định và tốc độ truyền sóng không đổi, ta thay đổi tần số f một lượng nhỏ nhất để trên dây AB có sóng dừng thì ta cần tăng hoặc giảm bước sóng của sóng dừng một lượng nhỏ. Khi đó sóng dừng sẽ có 2 trường hợp:

+ Trường hợp 1: sóng dừng trên AB có 8 nút sóng (tính cả A và B).

Bước sóng của sóng dừng: AB=7.λ1290=7λ12λ1=1807 cm.

Tần số của sóng dừng: f1=vλ1=240.7180=283 Hz.

Độ thay đổi tần số: Δf=ff1=23=0,67 Hz.

+ Trường hợp 2: sóng dừng trên AB có 9 nút sóng (tính cả A và B).

Bước sóng của sóng dừng: AB=8.λ2290=8λ22λ2=22,5 cm.

Tần số của sóng dừng: f2=vλ2=24022,5=323 Hz.

Độ thay đổi tần số: Δf=f2f=23=0,67 Hz.

Chọn đáp án C

Đề bài: Giải thích tại sao lại dùng ampe kế mắc nối tiếp còn vôn kế mắc song song với mạch điện.

Lời giải:

- Trong mạch song song thì hiệu điện thế bằng nhau nên mắc song song để đo hiệu điện thế của mạch.

- Trong mạch điện nối tiếp thì cường độ dòng điện bằng nhau nên mắc nối tiếp để đo cường độ dòng điện của mạch.

Đề bài: Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh mặt phẳng nghiêng dài 10 m và nghiêng góc 30o so với mặt phẳng ngang. Bỏ qua ma sát, lấy g= 10 m/s2. Khi tới chân mặt phẳng nghiêng vận tốc của vật là bao nhiêu?

Lời giải:

Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng (do bỏ qua ma sát):

W1=W2mgh=12mv2glsin30o=12v2v=2glsin30o=10m/s

Đề bài: Bạn A cõng bạn B ở trong nước và ở ngoài không khí nhận ra rằng: “Cõng bạn B trong nước nhẹ hơn rất nhiều so với cõng bạn B ngoài không khí”, hiện tượng này do

A. khối lượng của bạn B thay đổi.

B. lực đẩy của bạn A.

C. lực đẩy của bạn B.

D. lực đẩy của nước.

Lời giải:

Ở dưới nước chịu thêm tác dụng của lực đẩy Acsimet.

Chọn đáp án D

Đề bài: Cho mạch điện như hình vẽ, nguồn điện có suất điện động E=6,6V điện trở trong r=0,12Ω, bóng đèn Đ1 6V3WĐ2 2,5V1,25W

a) Điều chỉnh R1R2 sao cho 2 đèn sáng bình thường. Tính các giá trị của R1R2

b) Giữ nguyên giá trị của R1, điều chỉnh biến trở R2 sao cho nó có giá trị R2'=1Ω. Khi đó độ sáng của các bóng đèn thay đổi thế nào so với câu a?

3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án (Phần 30) (ảnh 1)

Lời giải:

Cường độ dòng điện định mức và điện trở của các đèn: Id1=Pd1Ud1=36=0,5A;

Id2=Pd2Ud2=1,252,5=0,5A

Rd1=Ud12Pd1=623=12Ω;

Rd2=Ud22Pd2=2,521,25=5Ω

Đèn sáng bình thường nên cường độ dòng điện qua mạch chính: I=Id1+Id2=1A

Hiệu điện thế 2 đầu R2 bằng: U2=Ud1Ud2=62,5=1,5V

Vậy điện trở: R2=U2Id2=1,50,5=3Ω;

Hiệu điện thế hai đầu R1 bằng:

U1=UUd1=EI.rUd1=6,61.0,126=0,48Ω

Vậy điện trở: R1=U1I=0,481=0,48Ω

b) Giữ nguyên giá trị của R1, điều chỉnh biến trở R2 sao cho nó có giá trị R2'=1Ω

Khi đó mạch ngoài gồm R1ntĐ1R2ntĐ2 

Rd22=R2'+Rd2=1+5=6Ω

R1d22=R1.Rd22R1+Rd22=12.612+6=4Ω

Điện trở tương đương ở mạch ngoài: R=R1+R1d22=0,48+4=4,48Ω

Cường độ dòng điện qua mạch chính là: I=ER+r=6,64,48+0,12=3323A

Hiệu điện thế thực tế hai đầu đèn 1: U1'=I.R1d22=3323.4=13223=5,74V<Ud1=6V,

Nếu đèn 1 sáng yếu.

Cường độ dòng điện thực tế qua đèn 2: I2'=U1'R1d22=132236=0,96A>Id2=0,5A

Nếu đèn 2 sáng quá và dễ cháy.

Đề bài: Dùng bếp điện loại 220V – 1000W được sử dụng ở hiệu điện thế 220 V để đun sôi 5 lít nước ở nhiệt độ ban đầu t1oC. Nhiệt độ sôi của nước là t2=100oC. Hiệu suất của bếp là 80%. Nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K. Thời gian đun sôi nước là 35 phút.

a) Tính tiền điện phải trả cho việc đun nước này. Biết giá mỗi kWh là 1200 đồng.

b) Nhiệt độ ban đầu của nước là bao nhiêu?

Lời giải:

a) A=Pt=1000.3560=17503Wh=712kWhT=A.1200=712.1200=700 (đồng)

b) Qtoa=A=Pt=10003560=2100000J

H=QthuQtoaQthu=Qtoa.H=2100000.80%=1,68.106(J)

Qthu=mctt'1,68.106=5.4200.100t't'=200C

Đề bài: Một chiếc xe nặng 500 kg đang chuyển động thẳng đều thì hãm phanh, xe chuyển động chậm dần đều. Biết trong giây cuối cùng xe đi được 1 m. Độ lớn lực hãm phanh bằng

A. 250 N.

B. 500 N.

C. 1000 N.

D. 1250 N.

Lời giải:

+ Xe chuyển động chậm dần đều nên a không đổi.

+ Gọi v0 là vận tốc của xe trước thời điểm dừng lại 1 s

+ Với s=1m,t=1s,v=0.

+ Từ s=v0t+12at2a=vv0ta=2m/s2

+ Độ lớn lực hãm phanh là: F=ma=1000N

Chọn đáp án C

Đề bài: Một vật điểm đứng yên dưới tác dụng của 3 lực 6 N, 8 N và 10 N. Hỏi góc giữa hai lực 6 N và 8 N bằng bao nhiêu?

A. 30o.

B. 45o.

C. 60o.

D. 90o.

Lời giải:

Dễ thấy  62 + 82 = 102=> Góc giữa lực 6N và 8N là 90o

Chọn đáp án D

Đề bài: Một phao bơi có thể tích 25 dm3 và khối lượng 5 kg. Hỏi lực nâng tác dụng vào phao khi dìm phao trong nước? Trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.

Lời giải:

Lực đẩy Ác – si – mét tác dụng lên phao là: FA =d.V=10000.0,025=250N

Trọng lượng của phao là:  P=10.m=10.5=50N

Vì lực đẩy FA và trọng lực P của phao cùng phương nhưng ngược chiều nhau nên lực nâng phao là:  F=FAP=200N.

Đề bài: Một vật được móc vào lực kế để đo lực theo phương thẳng đứng. Khi vật trong không khí, lực kế chỉ 4,8 N. Khi vật chìm hoàn toàn trong nước, lực kế chỉ 3,6 N. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Bỏ qua lực đẩy Ác-si-mét trong không khí.

a. Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật khi vật chìm trong nước. Tháo vật ra khỏi móc lực kế, nhúng vật chìm trong nước rồi thả tay ra, có hiện tượng gì xảy ra đối với vật?

b. Tính thể tích của vật.

Lời giải:

a) Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật khi vật chìm trong nước: FA=4,83,6=1,2(N)

Tháo vật ra khỏi móc lực kế, nhúng vật chìm trong nước rồi thả tay ra, xảy ra hiện tượng: vật được đẩy lên.

b) Thể tích của vật là: VV=Vchìm=FAdn=1,210000=325000(m3)

Đề bài: Một vật được ném xiên từ mặt đất lên với vận tốc ban đầu là v0 = 10 m/s  theo phương hợp với phương ngang góc 30°. Cho g = 10 m/s2, vật đạt đến độ cao cực đại là

A. 22,5 m.

B. 45 m.

C. 1,25 m.

D. 60 m.

Lời giải:

Độ cao cực đại: h=v02sin2α2g=1,25m

Chọn đáp án C

Đề bài: Khi treo vật nặng có khối lượng 50 g, lò xo dãn ra 1 cm. Hỏi khi treo vật nặng có khối lượng 100 g thì lò xo ấy dãn ra bao nhiêu? Cho rằng độ dãn tỉ lệ thuận với khối lượng vật treo.

Lời giải:

Độ giãn của lò xo tỉ lệ thuận với khối lượng của vật treo. Điều này có nghĩa là nếu chúng ta tăng gấp đôi khối lượng của vật thì độ dãn của lò xo cũng sẽ tăng gấp đôi.

Trong trường hợp này, khi treo một vật có khối lượng 50 g thì lò xo giãn ra 1 cm. Vậy khi treo vật có khối lượng 100 g thì lò xo dãn ra 2 cm.

Đề bài: Một vật trượt từ mặt phẳng nghiêng xuống mặt phẳng ngang, đến chân mặt phẳng nghiêng vật đạt vận tốc 20 m/s, sau đó tiếp tục trượt trên mặt phẳng ngang đến khi dừng lại. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng ngang là 0,1. Tính gia tốc và quãng đường vật trượt được trên mặt phẳng ngang. Cho g = 10 m/s2.

Lời giải:

Khi trượt trên mặt phẳng ngang:

Fms=maμmg=maa=μg=0,1.10=1m/s2

v2v02=2ass=v2v022a=022022.1)=200m

Đề bài: Một đoàn tàu khi vào ga, biết lực kéo của đầu máy là 20000 N. Hỏi độ lớn của lực ma sát khi đó là

A. 20000 N.

B. Lớn hơn 20000 N.

C. Nhỏ hơn 20000 N.

D. Không thể tính được.

Lời giải:

Ta có, đoàn tàu đang vào ga => chuyển động của tàu chậm dần

Lực kéo của đầu máy là F = 20000 N

=> Để đoàn tàu từ từ dừng lại thì Fms>F=20000N

Chọn đáp án B

Đề bài: Độ cao của cột dầu hỏa trong một ống nghiệm là 12 cm. Tính:

a) Áp suất của cột dầu gây ra tại điểm A cách mặt thoáng 5 cm.

b) Áp suất của cột dầu gây ra tại điểm B cách đáy 3 cm.

Biết khối lượng riêng của dầu là 800kg/m3.

Lời giải:

Đổi  12 cm=0,12 m

5 cm=0,05 m; 3 cm=0,03 m

Trọng lượng riêng của dầu là: d=10.D=10.800=8000(N/m3)

a/ Áp suất cột dầu gây ra tại điểm A là: pA=d.hA=8000.0,05=400(N/m2)

b/ Độ cao từ điểm B tới mặt thoáng là: hB=hh1=0,120,03=0,09(m)

Áp suất cột dầu gây ra tại điểm B là: pB=d.hB=8000.0,09=720(N/m2)

Đáp số:pA=400N/m2 pB=720N/m2

Đề bài: Khi biên độ dao động càng lớn thì:

A. âm phát ra càng to.

B. âm phát ra càng nhỏ.

C. âm càng bổng.

D. âm càng trầm.

Lời giải:

Biên độ dao động càng lớn âm càng to.

Biên độ dao động càng nhỏ âm càng nhỏ.

Chọn đáp án A.

Đề bài: Một quả cầu bằng đồng được treo vào lực kế ở ngoài không khí thì lực kế chỉ 4,45 N. Nhúng chìm quả cầu vào rượu thì lực kế chỉ bao nhiêu? Biết druou=8000N/m3, ddong=89000N/m3.

A. 4,45 N.

B. 4,25 N.

C. 4,15 N.

D. 4,05 N.

Lời giải:

+ Khi quả cầu ở ngoài không khí, số chỉ lực kế chính là trọng lượng của quả cầu:

P=4,45N (1)

Ta có: P=dVV=Pd=4,4589000=5.105m3

+ Khi nhúng chìm quả cầu vào rượu thì quả cầu chịu tác dụng của lực đẩy Acsimet và trọng lực.

Lực đẩy Acsimet tác dụng lên quả cầu: FA=druouV=8000.5.103=0,4N

Số chỉ của lực kế là: F=PFA=4,450,4=4,05N

Chọn đáp án D

Đề bài: Cho mạch điện như hình vẽ,  UAB=20V không đổi. Biết điện trở của khóa K không đáng kể.  R1=2Ω, R2=1Ω, R3=4Ω, R4=6Ω. Tính cường độ dòng điện qua các điện trở trong các trường hợp:

a) K mở.

b) K đóng.

3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án (Phần 30) (ảnh 1)

Lời giải:

a, K mở

R14 = R1 + R4 = 6Ω

Tương tự, R23 = 7Ω

Rtd=R14.R23R14+R23=6.76+7=4213AI14=UR14=206A=I1=I4

I23 = UR23=207A=I2=I3

b. K đóng

R12=R1R2R1+R2=23Ω; Tương tự R34=2,4Ω

Rtđ= R12 + R34 = 4615ΩI=URtd=15023A=I12=I34

U12=I.R12=10023V; Tương tự, U34=36023V

I1=U12R1=5023A

Tương tự, I2=10023A

I3=U34R3=6023A

Tương tự, I4=9023A

Đề bài: Để mạ bạc cho một cái đồng hồ bằng niken người ta dùng phương pháp điện phân, trong đó:

A. Catốt bằng bạc, Anốt là đồng hồ, đặt trong dung dịch AgNO3.

B. Anốt bằng bạc, ca tốt là đồng hồ, đặt trong dung dịch.

C. Anốt bằng bạc, ca tốt là đồng hồ, đặt trong dung dịch bất kỳ.

D. Anốt bằng bạc, ca tốt là đồng hồ, đặt trong dung dịch AgNO3.

Lời giải:

Sử dụng nguyên lí của hiện tượng dương cực tan.

Chọn đáp án D

Đề bài: Trên một biến trở con chạy có ghi 50Ω – 2,5A. Hãy cho biết ý nghĩa của hai số ghi này.

Lời giải:

Ý nghĩa của hai số ghi:

+) 50Ω - điện trở lớn nhất của biến trở;

+) 2,5A – cường độ dòng điện lớn nhất mà biến trở chịu được.

Đề bài: Một ô tô khởi hành từ Hà Nội lúc 8 h đến Hải Phòng. Đến 9 h 30 min thì ô tô cách Hải Phòng 25 km. Biết Hà Nội đến Hải Phòng dài 100 km.

a) Tính tốc độ của xe ô tô giả sử ô tô chuyển động với tốc độ không đổi trên cả đoạn đường.

b) Hỏi nếu ô tô đi liên tục không nghỉ thì sẽ đến hải phòng lúc mấy giờ?

Lời giải:

a) Thời gian mà oto đã đi được là: 9h30'8h=1h30'=1,5h

Vận tốc của oto là: v=ΔSt=100251,5=50km/h

b) Thời gian oto đi liên tục không nghỉ thì đến hải phòng là: tkonghi=Sv=10050=2h

Oto đến hải phòng lúc: 8+2=10 (giờ)

Đề bài: Một ô tô có trọng lượng 20000 N, diện tích các bánh xe tiếp xúc với mặt đường nằm ngang là 250 cm2. Hãy tính áp suất của ô tô lên mặt đường?

Lời giải:

Áp suất của ô tô là: ρ=FS=200000,025=80000(Pa)

Đề bài: Áp lực của gió tác dụng trung bình lên một bức tường là 6800 N, khi đó bức tường chịu một áp suất là 50N/m2.

a) Tính diện tích của bức tường?

b) Nếu lực tác dụng lên bức tường là 9600 N thì bức tường phải chịu áp suất là bao nhiêu?

Lời giải:

a. Diện tích của bức tường là: S=Fp=680050=136m2

b. Nếu lực tác dụng lên bức tường là 9600 N thì bức tường phải chịu áp suất là:

p'=F'S=960013670,59N

Đề bài: Cho 2 đèn Đ1:3V1,2W; Đ2:6V6Wđược mắc nối tiếp vào nguồn điện có hiệu điện thế U = 9 V.

a. Tính điện trở của mỗi bóng đèn?

b. Tính công suất tiêu thụ của mỗi đèn? Hai đèn có sáng bình thường không? Vì sao?

Lời giải:

a) RĐ1=UĐ12PĐ1=321,2=7,5Ω

RĐ2=626=6Ω

b) PĐ1=Um2RĐ1=927,5=10,8W

PĐ2=926=13,5W

Hai đèn sẽ bị cháy do công suất tiêu thụ lớn hơn công suất định mức.

Đề bài: Chọn câu đúng khi nói về phương pháp thực nghiệm?

A. Hai phương pháp thực nghiệm và lí thuyết hỗ trợ cho nhau, trong đó phương pháp lí thuyết có tính quyết định.

B. Phương pháp thực nghiệm sử dụng ngôn ngữ toán học và suy luận lí thuyết để phát hiện kết quả mới.

C. Phương pháp thực nghiệm dùng thí nghiệm để phát hiện kết quả mới giúp kiểm chứng, hoàn thiện, bổ sung hay bác bỏ giả thuyết nào đó.

D. Kết quả được phát hiện từ phương pháp thực nghiệm cần được kiểm chứng bằng lí thuyết.

Lời giải:

Phương pháp thực nghiệm dùng thí nghiệm để phát hiện kết quả mới giúp kiểm chứng, hoàn thiện, bổ sung hay bác bỏ giả thuyết nào đó.

Chọn đáp án C

Đề bài: Hai ô tô A và B chạy cùng chiều trên cùng một đoạn đường với vận tốc 70 km/giờ và 65 km/giờ. Vận tốc của ô tô A so với ô tô B bằng

A. 5 km/giờ.

B. 135 km/giờ.

C. 70 km/giờ.

D. 65 km/giờ.

Lời giải:

Gọi 1: ô tô A, 2: ô tô B, 3: đất.

v12 là vận tốc của ô tô A so với ô tô B.

v13 là vận tốc của ô tô A so với đất.

v23 là vận tốc của ô tô B so với đất.

Chiều dương là chiều chuyển động của ô tô

Ta có: v13=v12+v23

Hai ô tô chạy cùng chiều: v12=v13v23=7065=5 km/ giờ

Chọn đáp án A

Đề bài: Một chiếc tách bằng sứ, khi thả nổi vào một bình hình trụ tròn đựng nước thì mực nước dâng lên là 1,7 cm. Sau đó thả chìm hẳn xuống thì mực nước lại hạ bớt 1,2 cm so với khi nổi. Khối lượng riêng của sứ làm tách là bao nhiêu?

Lời giải:

3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án (Phần 30) (ảnh 1)

Gọi V là thể tích tách, s là tiết diện của bình hình trụ tròn.

Theo bài ra: tách nổi thì P = FA

dsu.V=dnuoc.s.hnoiV=dnuoc.s.hnoidsu

Khi tách chìm hoàn toàn, mực nước hạ xuống nên chiều cao khi đó là:

1,7 – 1,2 = 0,5 cm = 0,005 m.

hchim=Vs=dnuoc.s.hnoidsus=dnuoc.hnoidsu=0,005

dsu=10000.0,0170,005=34000N/m3=3400kg/m3

Đề bài: Một người thợ xây chuyển gạch từ tầng 1 lên tầng 2. Mỗi lần chuyển người đó phải thực hiện một công 600 J trong 60 giây. Công suất làm việc của người đó là:

A. 6 W.

B. 60 W.

C. 600 W.

D. 10 W.

Lời giải:

Công suất làm việc của người đó là: P=At=60060=10(J/s)

Chọn đáp án D

Đề bài: Một vật được treo vào sợi dây mảnh 1 như hình. Phía dưới vật có buộc một sợi dây 2 giống như sợi dây 1. Nếu cầm sợi dây 2 giật thật nhanh xuống thì sợi dây nào sẽ bị đứt trước? Giải thích.

3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án (Phần 30) (ảnh 1)

Lời giải:

- Nếu cầm sợi dây 2 giựt thật nhanh xuống thì sợi dây 2 đứt xuống trước. Vì khi thay đổi đột ngột vận tốc của sợi dây thứ 2, quả cầu và sợi dây thứ nhất chịu tác dụng của quán tính nên không thể bị kéo xuống ngay mà đứng yên, nên sợi dây 2 bị kéo xuống sẽ bị đứt.

Đề bài: Trong trường hợp vật không xuất phát từ gốc tọa độ, phương trình của vật chuyển động thẳng đều dọc theo trục Ox là:

A. s=v0t.

B. x=x0+at.

C. x=vt.

D. x=x0t.

Lời giải:

Trong trường hợp vật không xuất phát từ gốc tọa độ, phương trình của vật chuyển động thẳng đều dọc theo trục Ox là: x=x0+at

Chọn đáp án B

Đề bài: Con lắc lò xo treo thẳng đứng. Nâng vật lên đến vị trí lò xo không biến dạng và thả không vận tốc ban đầu thì vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng trùng với trục của lò xo, khi vận tốc của vật là 1 m/s thì gia tốc của vật là 5 m/s2. Lấy gia tốc trọng trường 10 m/s2. Tần số góc có giá trị là:

A. 2 rad/s.

B. 3 rad/s.

C. 4 rad/s.

D. 53 rad/s.

Lời giải:

Vì đưa vật lên đến độ cao lúc không bị biến dạng nên biên độ A=Δl

ω=km=gΔlω2=gΔlω4=g2Δl2

Áp dụng công thức độc lập của v và a ta có

v2ω2+a2ω4=A2=Δl2Δl10+25.Δl2100=Δl2Δl=430mω=104.30=53rad/s

Chọn đáp án D

Đề bài: Cho cơ hệ như hình vẽ, hai vật m1, m2  được nối với nhau bằng một sợi dây nhẹ không giãn, bắc qua một ròng rọc có ma sát không đáng kể. Biết m1 =1kg; m2 =2kg; α=45o; g=10m/s2. Bỏ qua ma sát, xác định gia tốc của cơ hệ và sức căng của sợi dây?

3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án (Phần 30) (ảnh 1)

A. 15N;6m/s2.

B. 11,4N;4,3m/s2.

C. 10N;4m/s2.

D. 12N;5m/s2.

Lời giải:

Theo định luật II Niuton, ta có: a=a1=a2=P1sin45°Tm1=P2Tm2

Mà: P2>P1sin45°P2Tm2=TP1sin45°m1T=11,4(N)a=4,3(m/s2)

Chọn đáp án B

Đề bài: Một vật có m = 500 g được thả nhẹ từ độ cao h = 500 m so với mặt đất. Lấy g = 10 m/s2. Chọn mốc thế năng tại mặt đất bỏ qua mọi sức cản. Tìm cơ năng của vật. Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng tìm quãng đường vật rơi được trong 2s đầu tiên. Nếu trong quá trình vật rơi chịu ảnh hưởng của lực cản độ lớn lực cản bằng 10% trọng lực hãy tìm vận tốc chạm đất của vật.

Lời giải:

m = 500 g = 0,5 kg

a)Vận tốc vật sau 2s: v = g.t = 20 m/s

Gọi vị trí ban đầu là A, vị trí của vật sau 2 s rơi là B

Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng:

WA=WB0+m.g.h=12.m.v2+m.g.h'h'=480m

Vậy quãng đường đi được sau 2 s là: s = h - h' = 20 m.

b) P = 5N

Fc=10%.P=0,5N

Theo định luật II New tơn: Fc+P=m.a

Chiếu lên trục Ox phương thẳng đứng chiều dương hướng xuống trên

PFc=m.aa=9m/s2

Vận tốc khi chạm đất: v'=a.t=a.2hg=90m/s

Đề bài: Các điện trở R là như nhau trong các đoạn mạch có sơ đồ trong hình 6.3 dưới đây. Hỏi điện trở tương đương của đoạn mạch nào là nhỏ nhất?

3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án (Phần 30) (ảnh 1)

Lời giải:

Cách mắc A: Rtđ=R+R+R=3R

Cách mắc B: Rtđ=R.RR+R+R=R2+R=1,5R

Cách mắc C: Rtđ=(R.R).RR+R+R=2R3

Cách mắc D: 1Rtđ=1R+1R+1R=3RRtđ=R3

Vậy cách mắc D có điện trở tương đương nhỏ nhất.

Đề bài: Cho mạch điện như hình vẽ. Biết E = 6,6 V; r = 0,12 Ω. Đèn Ð1 loại 6V – 3W; đèn Ð2loại 2,5V – 1,25W. Điều chỉnh R1 R2sao cho hai đèn sáng bình thường. Giá trị của R2là bao nhiêu?

3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án (Phần 30) (ảnh 1)

Lời giải:

Cường độ dòng điện qua đèn 2: I2=P2:U2=0,5A

Hiệu điện thế hai đầu R2là: UR2=UD1UD2=62,5=3,5

Giá trị điện trở R2là: R2=U2I2=7Ω

Đề bài: Dựa vào đồ thị chuyển động của vật như trên hình vẽ, em hãy cho biết: sau 2 giờ kể từ khi xuất phát thì vật cách điểm xuất phát bao nhiêu km?

3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án (Phần 30) (ảnh 1)

Lời giải:

Dựa vào đồ thị ta thấy lúc 2 giờ kể từ khi xuất phát thì vật đã đi được quãng đường 50km và cách điểm xuất phát 50 km.

Đề bài: Một vật có khối lượng 4 kg đang chuyển động theo quán tính với tốc độ 40 m/s. Nếu tác dụng lên vật một lực không đổi 20 N ngược hướng chuyển động của vật thì 5 s sau tốc độ của vật là bao nhiêu?

Lời giải:

Theo định luật II Niuton: F = m.a 20 = 4a a=5m/s2

Vận tốc của vật sau 5 s là: v=v0+at = 40 + 5.5 = 65m/s

Đề bài: Điều nào sau đây là sai khi nói về trọng lực?

A. Trọng lực được xác định bởi biểu thức P=m.g

B. Điểm đặt của trọng lực là trọng tâm của vật.

C. Trọng lực tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.

D. Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.

Lời giải:

Trọng lực của vật:

- Trọng lực được xác định bởi biểu thức P=m.g

- Điểm đặt của trọng lực là trọng tâm của vật.

- Trọng lực tỉ lệ thuận với khối lượng của vật.

- Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.

Chọn đáp án C

Đề bài: Từ độ cao h = 80 m, người ta ném một quả cầu theo phương nằm ngang với v0 = 20 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Ngay khi chạm đất, vectơ vận tốc của quả cầu hợp với phương ngang một góc

A. 63,4°.

B. 26,6°.

C. 54,7°.

D. 35,3°.

Lời giải:

tanα=2ghv0=2.10.8020=2α63,4°

Chọn đáp án A

Đề bài: Cho một đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có cuộn dây thuần cảm. Tại thời điểm t1 điện áp và dòng điện qua cuộn cảm có giá trị lần lượt là 25 V; 0,3 A. Tại thời điểm t2 điện áp và dòng điện qua cuộn cảm có giá trị lần lượt là 15 V; 0,5 A. Cảm kháng của mạch có giá trị là:

A. 100 Ω.

B. 50 Ω.

C. 30 Ω.

D. 40 Ω.

Lời giải:

Mạch chỉ có cuộn dây thuần cảm => ta có: uU02+iI02=1

u1U02+iI02=u2U02+i2I02252I02.ZL2+0,32I02=152I02.ZL2+0,52I02400ZL2=425ZL= 50Ω

Chọn đáp án B

1 396 29/02/2024


Xem thêm các chương trình khác: