3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án (Phần 16)

Bộ 3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án Phần 16 hay nhất được biên soạn và chọn lọc giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi môn Vật lí. 

1 625 06/02/2024


3000 câu hỏi ôn tập Vật lí (Phần 16)

Câu 1: Nguồn phát sóng S trên mặt nước tạo dao động với tần số f = 100 Hz gây ra các sóng có biên độ A = 0,04 cm. Biết khoảng cách giữa 7 gợn lồi liên tiếp là 3 cm.

Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là:

A. 150 cm/s.

B. 50 cm/s.

C. 100 cm/s.

D. 25 cm/s.

Lời giải:  

Đáp án B

7 gợn lồi liên tiếp tương ứng với 6 bước sóng.

λ=36=0,5cm

Tốc độ truyền sóng: v=λf=0,5.102.100=0,5m/s

Câu 2: Một vật có khối lượng m = 2 kg rơi tự do từ độ cao h = 10 m. Bỏ qua sức cản của không khí, lấy g=10  m/s2. Hỏi sau thời gian 1,2 s trọng lực đã thực hiện một công bằng bao nhiêu? Tính công suất trung bình của trọng lực trong thời gian 1,2 s và công suất tức thời của trọng lực tại thời điểm t = 1,2 s.

Lời giải:  

Quãng đường rơi sau 1,2 s: s=12gt2=7,2  m

Công của trọng lực: A=Pscos00=mgs=144  J

Công suất trung bình: Ptb=At=120  W

Công suất tức thời tại thời điểm t = 1,2 s:

v=gt=12  m/s;Ptt=mgv=240W

Câu 3: Hai điện tích điểm q1 và q2 đặt cách nhau trong không khí một khoảng 30 cm, thì lực tương tác giữa chúng là F. Nếu đặt chúng trong dầu thì lực tương tác này giảm đi 2,25 lần. Hỏi phải dịch chuyển khoảng cách giữa chúng lại gần nhau một đoạn bao nhiêu để lực tương tác vẫn là F.

A. 10 cm.

B. 15 cm.

C. 20 cm.

D. 30 cm.

Lời giải:  

Đáp án A

ε=2,25

F1F2=kq1q2r12kq1q2εr22=εr22r121=2,25.r22302r2=20cmΔr=3020=10cm

Câu 4: Một vận động viên ném lao hướng lên với vận tốc đầu có độ lớn 40 m/s theo phương hợp với phương ngang một góc 45o. Xem như cây lao được ném từ mặt đất. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy gia tốc trọng trường g = 10m/s2

a. Lập phương trình trình chuyển động và phương trình quỹ đạo của cây lao.

b. Xác định độ cao cực đại của cây lao so với mặt đất.

c. Tìm tốc độ của vật khi vận tốc cây lao hợp với phương nằm ngang một góc 300.

Lời giải:  

a) Phương trình chuyển động:

y=12gt2+vo.sinαt=12.10.t2+40.sin450t

y=5t2+202t

Phương trình quỹ đạo:

y=gx22v02.cos2α+x.tanα=10x2(2.402.cos245)+xtan45y=1160x2+x

b) Độ cao cực đại: H=vo2sin2α2g=402sin2452.10=40m

Câu 5: Một mạch điện có sơ đồ hình 11.2, trong đó nguồn điện; bóng đèn Đ1; bóng đèn Đ2; Rb là một biến trở.

Tài liệu VietJack

Hãy nhận dạng các đèn Đ1, Đ2 và biến trở Rb của mạch điện có sơ đồ như hình 11.2 được mắc với nhau như thế nào?

Lời giải:  

Ta thấy hình 11.2: [(Rb nối tiếp với Đ2) song song với Đ1].

Câu 6: Một vật khối lượng 20 kg nằm yên trên mặt sàn nhẵn nằm ngang và được giữ bởi một sợi dây nằm ngang nối vào tường.tác dụng vào vật lực kéo F = 100 N hướng chếch lên một góc 600 so với phương ngang thì vật vẫn nằm yên. Tính lực căng dây khi đó.

Lời giải:

Áp dụng định luật II Niu tơn: F+T+N+P=0

Trên phương ngang Ox:Fcos600T=0T=Fcos600=100.cos600=50N

Câu 7: Dựa vào đồ thị quãng đường – thời gian của ô tô (hình bên) để trả lời các câu hỏi sau:

Tài liệu VietJack

a) Sau 40 giây, xe đi được bao nhiêu mét?

b) Trên đoạn đường nào xe chuyển động nhanh hơn? Xác định tốc độ của xe trên mỗi đoạn đường.

Lời giải:

a) Từ đồ thị ta thấy t = 40 s, thì xe đi được quãng đường là s = 450 m

b) Tốc độ trung bình trên đoạn đường (1) là: vtb1=Δs1Δt1=45040=11,25(m/s)

Tốc độ trung bình trên đoạn đường (2) là: vtb2=Δs2Δt2=90045020=22,5(m/s)

=> Trên đoạn đường (2), xe chuyển động nhanh hơn

Câu 8: Khi sử dụng quy tắc nắm tay phải để xác định chiều của đường sức từ trong ống dây, thì chiều của đường sức từ là chiều

A. xuyên vào lòng bàn tay.  

B. Từ cổ tay đến ngón tay.

C. của ngón tay cái 

D. của 4 ngón tay.

Lời giải:

Đáp án C

Ta có, quy tắc nắm tay phải: Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.

Câu 9: Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ có độ cứng 100 N/m và vật nhỏ khối lượng m. Con lắc dao động điều hòa theo phương ngang với chu kì T. Biết ở thời điểm t vật có li độ 5 cm, ở thời điểm t + T/4 vật có tốc độ 50 cm/s. Giá trị của m bằng

A. 0,5 kg.

B. 1,2 kg.

C. 0,8 kg.

D. 1,0 kg.

Lời giải:

Từ thời điểm t thì vật ở li độ 5 cm cosφ=5A

Sau thời gian t+T4 vật có tốc độ 50 cm/s

cosφ=50Aω5A=50Aωω=10(rad/s)m=kω2=1kg

Câu 10: Một lò xo khi treo vật 100 g sẽ dãn ra 5 cm. Cho g = 10 m/s2.

a. Tìm độ cứng của lò xo.

b. Khi treo vật m’ lò xo dãn ra 3 cm. Tìm m’.

Lời giải:

5 cm = 0,05 m

100 g = 0,1 kg

a) Khi cố định một đầu của lò xo, đầu còn lại treo vật

Fđh=Pk.Δl=m.gk.0,05=0,1.10k=20N/m

b) Khi treo m' (3 cm = 0,03 m)

Fđh=P'k.Δl'=m'.g20.0,03=m'.10m'=0,06kg

Câu 11: Một bóng đèn có ghi 110 V – 50 W. Mắc bóng đèn trên vào mạng điện với hiệu điện thế 110 V.

a. Tính điện trở của bóng đèn

b. Cường độ dòng điện định mức là bao nhiêu để đèn sáng bình thường

c. Nếu thời gian thắp sáng bóng đèn là 2h hãy tính năng lượng đã cung cấp cho đèn

Lời giải:

a. Điện trở của bóng đèn: Rđ=U2P=110250=242  Ω

b. Cường độ dòng điện định mức là: Iđm=110242=511  A

c. Năng lượng đã cung cấp cho đèn: A=U.I.t=110.511.2=100  Wh

Câu 12: Trên một bóng đèn có ghi 110V – 50W. Ý nghĩa của số liệu 50 W là:

A. Điện áp định mức.

B. Công suất định mức.

C. Dung tích bóng.

D. Dòng điện định mức.

Lời giải:

Đáp án B

Ý nghĩa của số liệu 50 W là công suất định mức.

Câu 13: Một bàn là điện có ghi 220V – 1000 W

a) Tính cường độ dòng điện định mức chạy qua dây nung của bàn là.

b) Tính điện trở dây nung của bàn là khi nó hoạt động bình thường.

c) Nếu một ngày dùng 30 phút thì trong 1 tháng (30 ngày) tiền điện phải trả là bao nhiêu biết 1kWh là 800 đồng.

Lời giải:

a) Cường độ dòng điện định mức chạy qua dây nung của bàn là là:

Idm=PdmUdm=1000220=5011A

b) Điện trở của dây nung là: R=UdmIdm=2205011=48,4Ω

c) Điện năng tiêu thụ trong 30 ngày là:

A = 30.P.t = 30.1000.0,5 = 15000 Wh = 15kWh

Tiền điện phải trả là: T = 800.A = 800.15 = 12000 đồng.

Câu 14: Một bếp điện gồm hai dây điện trở R1 và R2. Nếu chỉ dùng R1 thì thời gian đun sôi nước là 15 phút, nếu chỉ dùng R2 thì thời gian đun sôi nước là 30 phút. Hỏi khi dùng R1 song song R2 thì thời gian đun sôi nước là (coi nhiệt lượng trong các trường hợp là không đổi)

A. 15 phút.

B. 22,5 phút.

C. 30 phút.

D. 10 phút.

Lời giải:

Đáp án D.

Gọi U là hiệu điện thế, Q là nhiệt lượng cần thiết để đun sôi ấm nước

Q=U2R1t1  1 hoặc Q=U2R2t2  (2)

Gọi t3 là thời gian đun sôi ấm nước khi mắc R1; R2 song song

Q=U2R1.R2R1+R2.t3  (3)

Từ (1), (2) và (3), suy ra: t3=t1t2t1+t2=10 phút

Câu 15: Một bếp điện gồm hai dây điện trở R1 và R2. Nếu chỉ dùng R1 thì thời gian đun sôi nước là 10 phút, nếu chỉ dùng R2 thì thời gian đun sôi nước là 20 phút. Khi dùng R1 nối tiếp R2 thì thời gian đun sôi nước là(coi nhiệt lượng trong các trường hợp là không đổi)

Lời giải:

Đáp án C.

Gọi U là hiệu điện thế, Q là nhiệt lượng cần thiết đế đun sôi ấm nước

Q=U2R1t1=U2R2t2(1)

Gọi t3 là thời gian đun sôi ấm nước khi mắc 2 dây song song

Q=U2R1+R2t3(2)

Từ (1) và (2) suy ra t3=t1+t2=30 phút

Câu 16: Một hòn đá có trọng lượng P = 100 N rơi từ độ cao 3 m xuống đất mềm và đào trong đó một hố có chiều sâu 30 cm. Coi chuyển động của hòn đá trong không khí và trong đất là biến đổi đều, lực cản của không khí là 40 N. Hãy tìm độ lớn lực cản trong đất? Lấy g = 10 m/s2.

Lời giải:

Áp dụng định lí động năng khi vật rơi trong không khí

WdmaxWd1=A112mv20=P.h1+F.h1.cos180012mv2=PF1h1   1

Áp dụng định lí động năng từ khi chạm đất đến khi dừng lại trong đất:

Wd2Wdmax=A2012mv2=P.h2+F.h2.cos180012mv2=F2Ph2   2

Từ (1) và (2):

PF1h2=F2Ph2F2=PF1.h1h2+P=10040.30,3+100=700N

Câu 17: Một kim nam châm được đặt tự do trên trục thẳng đứng. Đưa nó đến các vị trí khác nhau xung quanh dây dẫn có dòng điện. Có hiện tượng gì xảy ra với kim nam châm.

A. Kim nam châm lệch khỏi hướng Nam - Bắc.

B. Kim nam châm luôn chỉ hướng Nam - Bắc.

C. Kim nam châm không thay đổi hướng.

D. Kim nam châm mất từ tính.

Lời giải:

Đáp án A

Câu 18: Một điện trường đều cường độ 4000 V/m, có phương song song với cạnh huyền BC của một tam giác vuông ABC có chiều từ B đến C, biết AB = 6 cm, AC = 8 cm. Tính hiệu điện thế giữa hai điểm BA: 

A. 144 V.

B. 120 V.

C. 72 V.

D. 44 V.

Lời giải:

Đáp án A

BC=AB2+AC2=10cmcosB^=ABBCUBA=E.BA.cosB^=4000.0,06.610=144V

Câu 19: Nêu các tác dụng của lực. Hãy nêu một ví dụ về tác dụng của lực làm biến đổi chuyển động của vật chậm dần? Trọng lực là gì? Đơn vị đo của lực là gì?

Lời giải:

- Lực có 2 tác dụng: Làm biến đổi chuyển động và làm biến dạng vật.

Chẳng hạn như: Khi ta đang đi xe đạp, nếu ta bóp phanh, tức là tác dụng lực cản vào xe đạp, thì xe đạp sẽ chuyển động chậm dần, rồi dừng lại.

- Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng.
- Đơn vị đo của lực là Niutơn (N).

Câu 20: Lực là gì? Nêu kết quả tác dụng của lực?

A. - Lực là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác. 

     - Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật hoặc làm cho vật bị biến dạng.

B. - Lực là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác. 

     - Lực tác dụng lên một vật chỉ làm biến đổi chuyển động của vật, không thể làm cho vật bị biến dạng.

C. - Lực là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác. 

    - Lực tác dụng lên một vật không thể làm biến đổi chuyển động của vật.

D. - Lực là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác. 

    - Lực tác dụng lên một vật không thể làm cho vật bị biến dạng.

Lời giải:

Đáp án A

- Lực là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác.

- Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật hoặc làm cho vật bị biến dạng.

Câu 21: Một kilomol khí được đốt nóng đẳng áp tăng nhiệt độ từ 17°C  đến 75°C, khi đó khí hấp thụ một nhiệt lượng là 1,2.106J.

a. Hệ số Poát xông.

b. Độ tăng nội năng của khối khí đó.

c. Công mà khối khí đó thực hiện được.

Lời giải:

a. Ta có: Q=mμ.Cp.ΔT=CpΔT

              Cp=QΔT=i+22Ri=3

              γ=i+2i=1,67

b. ΔU=i2.R.ΔT=0,72MJ

c. A=ΔUQ=0,48MJ( sinh công )

Câu 22: Một viên đạn được bắn theo phương ngang ở độ cao 180 m phải có vận tốc ban đầu bao nhiêu để ngay lúc chạm đất có v = 100 m/s. Tính tầm xa của vật khi chạm đất.

Lời giải:

Thời gian rơi của vật là: t=2hg=2.18010=6(s)

Gọi vận tốc đầu của vật là v0.

Ta có: v=v02+(g.t)2=v02+(10.6)2=100v0=80(m/s)

Tầm xa của vật: L=v0.t=80.6=480(m)

Câu 23: Một chất điểm chuyển động thẳng biến đổi đều, khi t = 4 s thì x = 3 m. Khi t = 5 s thì x = 8 m và v = 6 m/s. Gia tốc của chất điểm là

Lời giải:

Ta có: x=x0+v0t+12.a.t2 và v = v0 + at

Giải hệ: 3=x0+v04+12.a.428=x0+v05+12.a.526=v0+a.5x0=3mv0=4m/sa=2m/s2

Gia tốc là: a=2m/s2

Câu 24: Các hiện tượng vật lí nào sau đây liên quan đến phương pháp lí thuyết

A. Ô tô khi chạy đường dài có thể xem ô tô như là một chất điểm.

B. Thả rơi một vật từ trên cao xuống mặt đất.

C. Kiểm tra sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình nóng chảy hoặc bay hơi của một chất.

D. Ném một quả bóng lên trên cao.

Lời giải:

Đáp án A

Vì A liên quan đến lí thuyết còn B, C, D là thực nghiệm.

Câu 25: Hãy mô tả chuyển động của một người đi xe máy dựa vào đồ thị vận tốc theo thời gian như hình vẽ bên

Tài liệu VietJack

Lời giải:

Từ 0 đến 2 s: chất điểm chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc:

a1=202=1m/s2

Từ 2s đến 6s: chất điểm chuyển động thẳng đều với vận tốc v = 2 m/s; a = 0.

Từ 6s đến 7s: chất điểm chuyển động thẳng chậm dần đều với gia tốc:

a2=021=2m/s2

Câu 26: Một điện kế có thể đo được dòng điện tối đa là 10 mA để dùng làm vôn kế có thể đo tối đa 25V thì người ta sẽ dùng thêm.

A. Điện trở nhỏ hơn 2Ω mắc song song với điện thế đó.

B. Điện trở lớn hơn 2Ω mắc song song với điện thế đó.

C. Điện trở nhỏ hơn 2Ω mắc nối tiếp với điện thế đó.

D. Điện trở lớn hơn 2Ω mắc nối tiếp với điện thế đó.

Lời giải:

Đáp án B

Câu 27: Một con lắc lò xo m = 0,2 kg; k = 80 N/m  đặt trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát. Kéo quả nặng đến vị trí lò xo giãn 2 cm và thả nhẹ. Trong quá trình dao động, động năng cực đại của con lắc là:

A. 32 mJ.

B. 4 mJ.

C. 16 mJ.

D. 8 mJ.

Lời giải:

Đáp án C

Động năng cực đại: Wdmax=12kA2=12.80.0,022=0,016J=16mJ

Câu 28: Trên một tụ điện có ghi 220 V – 1000 pF. Các thông số này cho ta biết điều gì?

A. Điện áp định mức và dung kháng của tụ điện.

B. Điện áp định mức của tụ 220 V và trị số điện dung của tụ điện là 1000 pF.

C. Điện áp đánh thủng và dung lượng của tụ điện.

D. Điện áp cực đại và khả năng tích điện tối thiểu của tụ điện.

Lời giải:

Đáp án B

Điện áp định mức của tụ 220 V và trị số điện dung của tụ điện là 1000pF.

Câu 29: Nêu tính chất chuyển động của từng giai đoạn

Tài liệu VietJack

Lời giải:

Giai đoạn từ A đến B là chuyển động nhanh dần đều.

Giai đoạn từ B đến C là chuyển động đều.

Giai đoạn từ C đến D là chuyển động chậm dần đều.

Câu 30: Để ước lượng độ sâu của một giếng cạn nước, một người dùng đồng hồ bấm giây, ghé sát tai vào miệng giếng và thả một hòn đá rơi tự do từ miệng giếng, sau 4 s thì người đó nghe thấy tiếng hòn đá đập vào đáy giếng. Giả sử tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s, lấy g = 9,9 m/ s2. Độ sâu ước lượng của giếng là:

A. 63 m.

B. 95 m.

C. 79 m.

D. 71 m.

Lời giải:

Sau 4 h từ khi thả hòn đá đến khi người đó nghe thấy tiếng hòn đá đp vào đáy giếng → 4 s chính là thời gian hòn đá rơi + thời gian âm thanh do hòn đá va chạm với đáy giếng tạo ra truyền đến tai người đó.

Thời gian hòn đá rơi: t1=2hg

Thời gian âm thanh truyền từ đáy giếng đến tai người: t2=hv=h340

4=h340+2hgh71  m

Câu 31: Khi mắc 2 đầu dây dẫn kim loại vào một hiệu điện thế U = 15 V có các electron tự do chạy qua và tạo thành dòng điện không đổi, trong thời gian 10 s có điện lượng q = 9,6 C đi qua. Tìm:

a. Cường độ dòng điện qua dây dẫn.

b. Sơ electron đã đi qua tiết diện ngang dây dẫn trong 10 s.

Lời giải:

a. Cường độ dòng điện qua dây dẫn là: I=qt=9,610=0,96A

b. Số electron đi qua tiết diện trong 10s: N=qe=9,61,6.1019=6.1019

Câu 32: Một ô tô chuyển động dừng hẳn sau 10 s, biết sau 5 s kể từ lúc tắt máy thì ôtô đi được 37,5 m. Tính gia tốc?

Lời giải:

Do xe chuyển động chậm dần nên gia tốc a có giá trị âm.

Gọi vận tốc ban đầu là v0, vận tốc sau 5 s là v1, khi dừng lại vận tốc bằng 0, ta có:

0=v0+a.tv0​ =a.t=10.a

v1​ =v0+a.t'=10.a+a.5=5a

Áp dụng công thức độc lập:

v12v02=2aS(5a)2(10a)2=2aS75a=2.37,5a=1m/s2

Câu 33: Lúc 7 h một người đi xe đạp với vận tốc là 10 km/h và xuất phát từ A. Đến 8 h một người đi xe máy đi với vận tốc 30 km/h xuất phát từ A. Đến 9 h một ôtô đi với vận tốc 40 km/h xuất phát từ A. Tìm thời điểm và vị trí 3 xe cách đều nhau lần đầu tiên (họ đi cùng chiều).

Lời giải:

Quãng đường người đi xe đạp đi được: s1=2.10=20  km

Quãng đường người đi xe máy đi được: s2=1.30=30  km

Quãng đường người đi xe máy cách người đi xe đạp: s=s2s1=3020=10  km

Từ lúc ô tô xuất phát, xe đạp đã ở giữa xe máy và ô tô, nên lần đầu tiên 3 xe cách đều nhau có thứ tự là: ô tô - xe đạp - xe máy.

Thời điểm lúc 3 xe cách đều nhau:

s1t(v3v1)=t(v2v1)+s2030t=20t+10t=15h=12phút.

Vậy vào lúc 9h12 phút thì 3 xe cách đều nhau lần đầu tiên theo thứ tự: oto – xe đạp – xe máy.

Câu 34: Một con lắc lò xo dao động với biên độ A = 8 cm, chu kì T = 0,5 s, khối lượng quả nặng m = 0,4 kg. Lực hồi phục cực đại?

A. 4 N.                                                                    

B. 5,12 N.

C. 5 N.                                                                                        

D. 0,512 N.

Lời giải:

Đáp án C

Fmax=kA=mω2A=m4π2T2A=0,4.4π20,52.0,08=5,05N

Câu 35: Một con lắc lò xo dao động với biên độ A = 8 cm chu kì T = 0,5 s, đặt trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát. Khối lượng quá nặng là 100 g. Giá trị lớn nhất của lực đàn hồi tác dụng vào quả nặng là:

A. 2,20 N.                                           

B. 0,63 N.

C. 1,26 N.                                                     

D. 4,00 N.

Lời giải:

Đáp án C

T=0,5s=>ω=4π rad/s

ω=km=>k=ω2.m=(4π)2.0,1=15,79 N/m

=>Fmax=k.A=15,79.0,08=1,26 N

Câu 36: Cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn là I = 0,5 A. Tính điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc trong 10 phút và số electron dịch chuyển qua dây tóc.

Lời giải:

a. Áp dụng công thức: I=qtq=It

Thay số: q=0,5×10×60=60C

b. Số êlectron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc:

N=qe=601,6.1019=3,75.1020

Câu 37: Một người đi xe máy lên dốc có độ nghiêng 5° so với phương ngang với vận tốc trung bình lên dốc là 18 km/h. Hỏi người đó mất bao lâu để lên tới đỉnh dốc? Biết đỉnh dốc cách mặt đất 18 m.

Lời giải:

Tài liệu VietJack

Xét ∆ABC vuông tại B có góc A =

=> AC=18sin50=206,5m

18 km/h = 5 m/s

Thời gian người đó đi mất là: t=206,55=41,3(s)

Câu 38: Một người đi xe máy lên dốc có độ nghiêng 4° so với phương ngang với vận tốc trung bình lên dốc là 9 km/h . Hỏi người đó mất bao lâu để lên tới đỉnh dốc ? Biết đỉnh dốc đó cao khoảng 15 m.

Lời giải:

Độ dài dốc là: 15sin40=215(m)=0,215(km)

Vậy thời gian người đó lên tới đỉnh dốc là:

0,2159=431800(h)=1  phút  26  giây

Câu 39: Năng lượng của con lắc lò xo tỉ lệ với bình phương của

A. khối lượng của vật nặng.

B. độ cứng của lò xo.

C. chu kỳ dao động.

D. biên độ dao động.

Lời giải:

Đáp án D

Năng lượng của con lắc lò xo: W=12kA2=12mω2A2

Câu 40: Một vật nặng 312 g đang chuyển động theo phương ngang với vận tốc 108 km/h thì bị hãm phanh sau một khoảng thời gian thì còn 18 km/h. Tính công của tổng hợp lực tác dụng lên vật.

A. -136,5 J.

B. -89,3 J.

C. -125,6 J.

D. -153,2 J.

Lời giải:

Đáp án A

108 km/h = 30 m/s

18 km/h = 5 m/s

Xe chuyển động theo phương ngang, xe hãm phanh, nên công của trọng lực bằng 0, công của phản lực bằng 0, công của lực hãm bằng độ biến thiên động năng:

A=Wd2Wd1=12mv22v12=136,5J

Câu 41: Một bếp điện có hai dây điện trở R1 = 10 W; R2 = 20 W được dùng để đun sôi một ấm nước. Nếu chỉ dùng dây thứ nhất thì thời gian cần thiết để đun sôi nước là
t1 = 10 phút.
Nếu chỉ dùng dây có điện trở R2 thì thời gian t2 cần thiết để đun sôi nước là bao nhiêu? (Cho U = không đổi).

A. 25 phút.

B. 20 phút.

C. 40 phút.

D. 30 phút.

Lời giải:

Đáp án B

Nhiệt lượng cần cung cấp cho ấm nước sôi là Q

Nếu chỉ dùng điện trở R1 thì nhiệt lượng do bếp tỏa ra là: Q1=I12R1t1=U2R1t1

Nếu chỉ dùng điện trở R2 thì nhiệt lượng do bếp tỏa ra là: Q2=I22R2t2=U2R2t2

Bỏ qua sự mất nhiệt thì nhiệt lượng do bếp tỏa ra đều được cung cấp cho việc đun sôi nước  Q = Q1 = Q2.

U2R1t1=U2R2t2t1R1=t2R21010=t220t2=20 (phút) 

Câu 42: Nhiệt kế là gì? Nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế dựa vào đâu? Kể tên một số loại nhiệt kế thường dùng?

Lời giải:

Nhiệt kế là dụng cụ dùng để đo nhiệt độ. Nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế dựa vào sự giãn nở vì nhiệt của chất lỏng trong nhiệt kế, và độ cao của chất lỏng trong nhiệt kế thay đổi phụ thuộc vào chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hay ít (bầu nhiệt kế). Một số loại nhiệt kế thường gặp là: nhiệt kế rượu (đo nhiệt độ môi trường xung quanh), nhiệt kế y tế  đo thân nhiệt của con người),... Ngoài ra còn có một số loại nhiệt kế hiện đại như nhiệt kế hồng ngoại, sử dụng cảm biến hồng ngoại để xác định nhiệt độ.

Câu 43: Khi ô tô đang chạy với vận tốc 15 m/s trên một đoạn đường thẳng thì người lái xe hãm phanh cho ô tô chạy chậm dần đều. Sau khi chạy thêm 125 m thì vận tốc của ô tô chỉ còn 10 m/s. Hãy tính :

a) Gia tốc của ô tô.

b) Thời gian ô tô chạy thêm được 125 m kể từ khi bắt đầu hãm phanh.

c) Thời gian chuyển động cho đến khi xe dừng hẳn.

Lời giải:

a. Áp dụng công thức: v2v02=2as102152=2a.125a=0,5m/s2

b. Phương trình vận tốc của ôtô: v=v0+at=150,5t

Sau khi chạy 125 m thì vận tốc oto còn 10 m/s.

10=150,5tt=10s

c. Khi xe dừng hẳn: v=00=150,5tt=30s

Câu 44: Đồ thị chuyển động của hai xe được biểu diễn như hình vẽ.

a) Lập phương trình chuyển động của mỗi xe.

b) Dựa trên đồ thị xác định vị trí và khoảng cách giữa hai xe sau thời gian 1,5 giờ kể từ khi xuất phát.

Tài liệu VietJack

Lời giải:

a. Phương trình chuyển động của hai xe

Xe 1 (ứng với đường d1): x1 = 40t

Xe 2 (ứng với đường d2): x2 = 60 - 20t

b. Sau thời gian 1,5 giờ thì vị trí của hai xe là:

x1 = 40t = 40.1,5 = 60 km

x2 = 60 - 20t = 60 – 20.1,5 = 30 km.

Khoảng cách của hai xe là 30 km.

Xem thêm các câu hỏi ôn tập Vật lí chọn lọc, hay khác:

3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án (Phần 11)

3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án (Phần 12)

3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án (Phần 13)

3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án (Phần 14)

3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án (Phần 15)

1 625 06/02/2024


Xem thêm các chương trình khác: