Soạn bài Tóm tắt nội dung thuyết trình giải thích một hiện tượng tự nhiên (trang 80) - Ngắn nhất Ngữ văn 8 Cánh diều

Với soạn bài Tóm tắt nội dung thuyết trình giải thích một hiện tượng tự nhiên (trang 80) Ngữ văn lớp 8 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng Soạn văn 8.

1 42 27/03/2025


Soạn bài Tóm tắt nội dung thuyết trình giải thích một hiện tượng tự nhiên

1. Định hướng

1.1. Khi nghe người khác thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên, để nắm được nội dung thông tin, cần biết tóm tắt ý chính của người nói. Tóm tắt ý chính của nội dung bài nói cũng giống như tóm tắt ý chính của một văn bản viết; về độ dài có thể khác nhau, nhưng yêu cầu bắt buộc là nêu được các ý chính của bài trình bày. Kĩ năng tóm tắt văn bản có tác dụng rất lớn trong việc giúp các em nắm bắt nội dung chính của bài nói; rèn luyện kĩ năng tìm ý, lập dàn ý khi thực hành nói hoặc viết kiểu bài này.

1.2. Muốn tóm tắt được ý chính của bài trình bày, các em cần chú ý:

- Chú ý nghe kĩ nội dung thuyết minh giải thích mà người nói đã trình bày.

- Tùy theo yêu cầu tóm tắt để lựa chọn và ghi lại các ý chính theo hệ thống: ý lớn, ý nhỏ, các ví dụ minh họa tiêu biểu,…

2. Thực hành

Bài tập: Nghe bạn thuyết minh giải thích hiện tượng núi lửa, ghi lại các ý chính của bài thuyết trình đó.

a) Chuẩn bị

- Xem lại nội dung thuyết minh giải thích hiện tượng núi lửa đã làm trong phần Viết.

- Chú ý các hướng dẫn trong mục 1. Định hướng để nắm được cách tóm tắt ý chính khi nghe.

b) Nói và nghe

- Người nói trình bày vấn đề theo dàn ý đã chuẩn bị.

- Các bạn khác thực hành nghe và ghi lại các ý chính của bài thuyết trình.

- Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 1, phần Nói và nghe, mục c (trang 35). Ở bài này, chú ý rèn luyện kĩ năng nghe nhiều hơn.

Bài nói tham khảo

Xin chào thầy cô và các bạn, sau đây em sẽ giới thiệu về một hiện tượng tự nhiên, đó là hiện tượng núi lửa.

Trong đời sống, chúng ta có thể biết đến rất nhiều hiện tượng tự nhiên thú vị. Một trong số đó có thể kể đến hiện tượng núi lửa.

Núi lửa là một vết đứt gãy của lớp vỏ trái đất, cho phép dung nham, tro núi lửa và khí thoát ra ngoài. Núi lửa khác với núi thông thường là sẽ có miệng ở đỉnh, qua từng thời kỳ, khoáng chất nóng chảy với nhiệt độ và áp suất cao sẽ phun ra ngoài thông qua miệng núi.

Về cơ chế hình thành, núi lửa được hình thành là do nhiệt độ bên dưới bề mặt Trái Đất rất nóng. Khi càng đi sâu về phía tâm Trái Đất, nhiệt độ sẽ càng tăng lên. Ở độ sâu khoảng 20 dặm trong lòng đất, nhiệt độ có thể lên tới 6000 độ C, có thể làm tan chảy mọi thứ, ngay cả các loại đá cứng nhất. Khi đá nóng chảy, chúng giãn nở và cần nhiều không gian hơn. Tại một số khu vực trên Trái Đất, các dãy núi liên tục được nâng lên. Áp suất ở bên dưới những ngọn núi này không lớn nên một hồ chứa đá nóng chảy hay còn gọi là mắc ma hình thành bên dưới. Đá nóng chảy liên tục được đẩy lên trên và kết quả là những ngọn núi liên tục tăng độ cao. Khi áp lực trong các hồ mắc ma cao hơn áp lực được tạo bởi lớp đá bên trên, mắc ma sẽ phụt lên và tạo thành núi lửa.

Việc phân loại núi lửa dựa vào nhiều tiêu chí. Xét về hình dáng có núi lửa hình chóp, núi lửa hình khiên. Còn xét về dạng thức hoạt động có núi lửa phun trào đang hoạt động (hay núi lửa thức), núi lửa đang phục hồi dung nham (hay núi lửa ngủ, núi lửa không còn khả năng hoạt động nữa (hay núi lửa chết). Theo Chương trình nghiên cứu Núi lửa toàn cầu của Viện Smithsonian (Mỹ), hiện nay đang có 47 ngọn núi lửa đang trong tình trạng “tiếp tục phun trào”. Một số quốc gia có núi lửa hoạt động như: Mỹ, In-đô-nê-xi-a, Nhật Bản, Nga…

Lợi ích của núi lửa mang lại một mỏ khoáng sản phong phú, giúp đất đai tươi xốp, màu mỡ và cung cấp năng lượng địa nhiệt hoặc thúc đẩy phát triển du lịch. Tuy vậy, tác hại của núi lửa gây ra lại lớn hơn. Núi lửa phun trào với dòng dung nham có thể phá hoại mọi vật, thậm chí là tính mạng của con người. Ngoài ra, núi lửa cũng gây ô nhiễm môi trường do số lượng lớn tro bụi sinh ra sau mỗi đợt núi lửa phun trào, gây ra cháy rừng, làm biến đổi môi trường sinh thái cũng như suy giảm tài nguyên thiên nhiên. Các ngọn núi lửa thường hoạt động ở dưới biển hoặc hoạt động xung quanh biển. Điều đó dẫn đến việc hình thành các cột sóng, cột nước cao khủng khiếp hay còn được gọi là sóng thần. Chúng tràn qua đại dương và đánh thẳng trực tiếp vào trong đất liền cuốn trôi và phá hủy tất cả.

Như vậy, núi lửa là một hiện tượng tự nhiên, mang đến nhiều lợi ích cũng như tác hại. Con người cần nắm được những kiến thức về hiện tượng này để biết cách phòng tránh và khắc phục.

Phần giới thiệu của em đến đây là kết thúc. Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe.

c) Kiểm tra và chỉnh sửa

Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 1, phần Nói và nghe, mục d (trang 36); nội dung kiểm tra đối chiếu với dàn ý đề văn đã làm ở bài này.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Kiến thức ngữ văn trang 58

Sao băng

Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI

Thực hành tiếng Việt trang 68

Lũ lụt là gì? Nguyên nhân và tác hại

Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên

Văn bản kiến nghị về một vấn đề đời sống

Tóm tắt nội dung thuyết trình giải thích một hiện tượng tự nhiên

Vì sao chim bồ câu không bị lạc đường?

Hướng dẫn tự học trang 82

1 42 27/03/2025