Soạn bài Đánh nhau với cối xay gió (trang 63) - Ngắn nhất Ngữ văn 8 Cánh diều

Với soạn bài Đánh nhau với cối xay gió (trang 63) Ngữ văn lớp 8 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng Soạn văn 8.

1 47 27/03/2025


Soạn bài Đánh nhau với cối xay gió

Xéc-van-téc

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 63 - 64 SGK Ngữ Văn 8 Tập 2): Đọc trước truyện Đánh nhau với cối xay gió; tìm hiểu thêm thông tin về nhà văn Mi-ghen đơ Xéc-van-tét (Miguel de Cervantes) và tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê (Don Quixote).

Trả lời:

- Xéc - van - tét là nhà văn xuất sắc của Tây Ban Nha thời Phục Hưng.

- Văn phong giàu chất hiện thực, ngợi ca phần trong trẻo tốt lành, phẩm hạnh của lớp bình dân.

- Sáng tác văn học của ông thuộc nhiều thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, kịch.

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính: Kể câu chuyện về sự thất bại của Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió từ đó phê phán thói thực dụng thiển cận của con người trong đời sống xã hội.

Soạn bài Đánh nhau với cối xay gió - Ngắn nhất Ngữ văn 8 Cánh diều (ảnh 1)

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 64 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Hai thầy trò đã phát hiện ra điều gì và nhận định ra sao?

Trả lời:

Hai thầy trò phát hiện ra những chiếc cối xay gió và tưởng đó là những gã khổng lồ ghê gớm.

Câu 2 (trang 64 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Diễn biến sự việc như thế nào? Hậu quả ra sao?

Trả lời:

Đôn Ki-hô-tê lao vào cuộc đấu với dũng khí của 1 hiệp sĩ nhưng bị thất bại nặng nề, người và ngựa ngã như trời giáng vẫn không cam nhận thất bại.

Câu 3 (trang 65 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Quan điểm của Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô về vấn đề bị thương như thế nào?

Trả lời:

Đôn Ki-hô-tê

Xan-chô

Không được rên rỉ, dù xổ cả gan ruột ra ngoài.

Chỉ cần hơi đau một chút là tôi rên rỉ ngay.

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 66 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Xác định nội dung chính của mỗi phần trong đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió. Theo em, cốt truyện trong đoạn trích này là cốt truyện đơn tuyến hay đa tuyến? Vì sao?

Trả lời:

- Nội dung chính: 3 phần

+ P1: Trước khi Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió.

+ P2: Trong khi Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió.

+ P3: Sau khi đánh nhau với cối xay gió.

- Đây là cốt truyện đơn tuyến vì nó chỉ xoay quanh nhân vật Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió, các nhân vật khác cũng đều xoay quanh nhân vật này.

Câu 2 (trang 66 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa được tác giả khắc họa như thế nào? Hãy liệt kê những đặc điểm của hai nhân vật này (dáng vẻ bên ngoài, suy nghĩ, sở thích, lời nói và hành động).

Trả lời:

Đôn-ki-hô-tê

Xan- chô Pan- xa

+ Xuất thân: Quý tộc nghèo

+ Dáng vẻ: Gầy gò, cao lênh khênh

+ Trang bị: Một con ngựa còm, mũ, áo, giáp đều bằng sắt đã han rỉ

+ Sở thích: Làm hiệp sĩ, trừ gian tà, cứu người lương thiện

+ Suy nghĩ: viển vông xa vời thực tế

+ Xuất thân: nông dân

+ Dáng vẻ: béo lùn

+ Trang bị: Một con lừa thấp lè tè, một túi thức ăn, một bầu rượu

+ Sở thích: làm giám mã, mong hưởng chiến lợi phẩm để làm giàu

+ Suy nghĩ: tỉnh táo, thực dụng

Câu 3 (trang 67 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Vì sao Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió? Xan-chô nhìn nhận về cối xay gió có gì khác với Đôn Ki-hô-tê?

Trả lời:

- Đôn Ki-hô-tê tưởng cối xay gió là những gã khổng lồ nên đã dũng cảm quyết giao chiến giết hết bọn chúng.

- Xan-cho thì tỉnh táo và thực tế cho rằng đầu óc Đôn Ki-hô-tê cũng quay cuồng như chiếc cối xay gió.

Câu 4 (trang 67 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Qua đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió, em có nhận xét gì về cách xây dựng hai nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô của tác giả?

Trả lời:

Xây dựng cặp nhân vật tương phản là dụng ý nghệ thuật của nhà văn muốn làm nổi rõ chân dung, tính cách của từng nhân vật. Sự hoàn thiện chỉ có trong sự đối chiếu và bổ sung cho nhau.

Câu 5 (trang 67 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Theo em, việc Đôn Ki-hô-tê say mê, muốn trở thành hiệp sĩ giang hồ và hành động của nhân vật này có những điểm nào tốt và không tốt? Câu chuyện nhằm ca ngợi hay phê phán điều gì?

Trả lời:

Đôn Ki-hô-tê say mê, muốn trở thành hiệp sĩ giang hồ và hành động của nhân vật này có:

- Điểm tốt: Yêu tự do, chuộng công bằng, quyết ra tay cứu khổ, trừ gian.

- Điểm không tốt: Đầu óc quá hoang tưởng, hão huyền

=> Nhà văn chế giễu lí tưởng hiệp sĩ phiêu lưu, hão huyền; phê phán thói thực dụng thiển cận của con người trong đời sống xã hội.

Câu 6 (trang 67 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió gợi cho người đọc hai lối sống: mơ mộng và thực dụng. Theo em, nên chọn lối sống nào? Vì sao?

Trả lời:

Em sẽ hài hòa cả hai lối sống bởi sống mộng mơ là tốt nhưng không nên quá đắm chìm trong nó mà phải ước mơ đó phải phù hợp với thực tế.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Kiến thức ngữ văn trang 54

Quang Trung đại phá quân Thanh

Đánh nhau với cối xay gió

Thực hành tiếng Việt trang 67

Bên bờ Thiên Mạc

Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một nhân vật lịch sử hoặc tác phẩm văn học

Tức nước vỡ bờ

Hướng dẫn tự học trang 80

1 47 27/03/2025