Soạn bài Cảnh khuya (trang 47) - Ngắn nhất Ngữ văn 8 Cánh diều

Với soạn bài Cảnh khuya (trang 47) Ngữ văn lớp 8 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng Soạn văn 8.

1 51 27/03/2025


Soạn bài Cảnh khuya

Hồ Chí Minh

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 47 SGK Ngữ Văn 8 Tập 2):

- Đọc trước văn bản Cảnh khuya, tìm hiểu và ghi chép lại những thông tin về Chủ tịch Hồ Chí Minh giúp cho việc đọc hiểu bài thơ này.

- Cảnh khuya là bài thơ được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết ở chiến khu Việt Bắc vào cuối năm 1947, khi quân Pháp ồ ạt tấn công lên đây nhằm tiêu diệt lực lượng chủ lực và cơ quan đầu não lãnh đạo kháng chiến của Đảng và Chính phủ. Chiến dịch Việt Bắc của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm thất bại âm mưu của địch.

Hồ Chí Minh không chỉ là lãnh tụ thiên tài mà còn là nhà thơ, nhà văn hóa lớn của dân tộc. Năm 1990, UNESCO đã vinh danh và tổ chức kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất.

Trả lời:

- Hồ Chí Minh (1890 – 1969), tên khai sinh: Nguyễn Sinh Cung, sau đổi thành Nguyễn Tất Thành, Hồ Chí Minh…

- Quê: Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An

- Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, là người tìm ra con đường cứu nước và giải phóng dân tộc.

- Người còn là nhà thơ lớn của dân tộc.

- Hồ Chí Minh được Unesco vinh danh là anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam.

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính: Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, trong trẻo của đêm trăng núi rừng Việt Bắc. Qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết và lòng yêu nước sâu nặng, thường trực trong tâm hồn Bác.

Soạn bài Cảnh khuya - Ngắn nhất Ngữ văn 8 Cánh diều (ảnh 1)

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 47 SGK Ngữ Văn 8 Tập 2): Xác định thể loại và các câu mang vần của bài Cảnh khuya. Nêu chủ đề của tác phẩm.

Trả lời:

- Từ ngữ được sử dụng độc đáo, hiệu quả.

- Các biện pháp tu từ so sánh, điệp ngữ.

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 47 SGK Ngữ Văn 8 Tập 2): Xác định thể loại và các câu mang vần của bài Cảnh khuya. Nêu chủ đề của tác phẩm.

Trả lời:

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

- Các câu mang vần: Câu 1,2,4: xa-hoa-nhà.

- Chủ đề: Tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước và phong thái ung dung của Bác.

Câu 2 (trang 47 SGK Ngữ Văn 8 Tập 2): Qua hai câu thơ đầu, cảnh khuya của núi rừng Việt Bắc hiện lên như thế nào? Cảnh khuya ấy thể hiện được điều gì trong tâm hồn nhà thơ?

Trả lời:

Cảnh khuya của núi rừng Việt Bắc hiện lên với tiếng suối xa, với cảnh núi rừng VB trong đêm trăng thật đẹp và thơ mộng, trong trẻo, tràn đầy sức sống. Qua đó gợi sự bình yên và tình yêu thiên nhiên trong tâm hồn nhà thơ.

Câu 3 (trang 47 SGK Ngữ Văn 8 Tập 2): Phân tích hai câu thơ cuối bài. Qua đó, em hiểu thêm được gì về con người tác giả?

Trả lời:

Điệp ngữ “chưa ngủ” như một bản lề mở ra hai phía trong tâm trạng, tâm hồn của Hồ Chí Minh: Chưa ngủ vì bâng khuâng, xao xuyến trước vẻ đẹp của thiên nhiên; chưa ngủ vì lo nghĩ đến vận mệnh đất nước trong giai đoạn đầu cuộc kháng chiến chống Pháp đầy khó khăn, gian khổ. Đó cũng là chất thi sĩ, chiến sĩ trong tâm hồn Hồ Chí Minh.

Câu 4 (trang 48 SGK Ngữ Văn 8 Tập 2): Tìm biện pháp tu từ so sánh trong bài thơ. Nêu tác dụng miêu tả và biểu cảm của biện pháp tu từ đó.

Trả lời:

- Biện pháp tu từ so sánh: Tiếng suối như tiếng hát xa.

- Tác dụng: Làm cho tiếng suối (thiên nhiên) trở nên gần gũi, thân mật như giống như con người trẻ trung, trong trẻo đầy sức sống.

Câu 5 (trang 48 SGK Ngữ Văn 8 Tập 2): Viết một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng) nêu cảm nghĩ của em về lí do Bác Hồ không ngủ được thể hiện trong bài thơ Cảnh khuya.

Trả lời:

Đoạn văn tham khảo

Trong bài thơ Cảnh khuya, Bác Hồ không ngủ được vì lẽ: “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ/ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. Biện pháp so sánh và điệp từ “chưa ngủ” một phần thể hiện nỗi bâng khuâng, xao xuyến trước vẻ đẹp của thiên nhiên, phần còn lại Bác chưa ngủ ngủ vì lo nghĩ đến vận mệnh đất nước. Tấm lòng yêu nước, thương dân của Bác Hồ thật cao cả và xúc động! Người đã hi sinh cả cuộc đời mình cho độc lập, tự do. Người trong bất kì hoàn cảnh nào cũng luôn một lòng, một dạ nghĩ tới đất nước và đồng bào.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Kiến thức ngữ văn trang 38

Mời trầu

Vịnh khoa thi Hương

Thực hành tiếng Việt trang 43

Xa ngắm thác núi Lư

Cảnh khuya

Phân tích một tác phẩm thơ

Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình một tác phẩm thơ

Qua Đèo Ngang

Hướng dẫn tự học trang 53

1 51 27/03/2025